Đại Đạo trị quốc (15): Cội nguồn Đạo Đức



Tác giả: Lý Đạo Chân

[ChanhKien.org]

15. Cội nguồn Đạo Đức

Căn cứ vào lịch trình phát triển lâu dài của lịch sử Trung Hoa, tác giả tiến hành tập hợp và chắt lọc các mô hình trị quốc của các gia phái, đưa ra mô hình trị quốc cuối cùng của Trung Hoa, tức là mô hình lập thể ba tầng lấy Đạo Đức làm hạt nhân, Lễ Nhạc làm tầng giữa, Hình Pháp là tầng ngoài cùng.

Giữa ba tầng của mô hình này được kết nối liên tiếp với nhau, hình thành hướng vận chuyển theo tầng, nó xuyên qua từng tầng với quy luật tràn ra từ trong ra ngoài, hình thành xu thế vận chuyển liên tục tràn ra từ trong ra ngoài. Vì vậy phương hướng vận chuyển của mô hình này phải luôn hướng về tầng cốt lõi của Đạo Đức, như vậy mới khắc chế được sự tràn ra, nếu không như vậy, khi tầng pháp luật ngoài cùng nhất không đủ để chế ước bách tính, thì ngày hủy diệt sẽ đến.

Vì pháp luật là tầng ngoài cùng nhất, so với các tầng diện khác mà nói, pháp luật là những điều khoản chết, nó không có hình hài, nhưng con người thì sống, thứ sống thì nhất định có hình hài. Nếu nhân loại cứ theo xu thế tràn ra ngoài, một mực phát triển hướng ra tầng ngoài cùng, một mực hoàn thiện pháp luật, coi trọng pháp luật mà coi nhẹ Đạo Đức, dùng thứ chết cứng này để chế ước người sống, thì sẽ dần dần phong kín hình hài của nhân loại đến chết, khiến nhân loại hoàn toàn mất đi không gian sinh tồn. Như vậy sẽ tạo thành hiện tượng tràn ra liên tục, nhân loại sẽ không ngừng phóng túng, len vào chỗ sơ hở của pháp luật, pháp luật cũng chỉ còn cách không ngừng hoàn thiện, gia tăng, như vậy sẽ tạo thành vòng tuần hoàn ác tính, khiến không gian hoạt động của nhân loại càng ngày càng thiếu càng nhỏ hẹp, phát triển đến cuối cùng, sẽ làm nhân loại không còn lối thoát, bị pháp luật phong kín cứng lại.

Như pháp luật ngày nay càng ngày càng hoàn thiện, những điều khoản pháp luật nhiều tới mức không thể tính được, đồng thời còn tăng thêm hàng năm, nhiều tới mức không có bất kỳ một luật sư và thẩm phán nào trên thế giới có thể nhớ hết. Nó dường như bao hàm toàn bộ các phương diện trong cuộc sống của nhân loại, giống như một cái lồng, nhốt toàn nhân loại vào trong, đồng thời các điều khoản pháp luật vẫn còn đang gia tăng điên cuồng, không gian hoạt động của nhân loại càng ngày càng thu hẹp, cứ theo xu hướng này mà phát triển, thì cuối cùng nhân loại sẽ tự dồn mình vào chỗ chết, không có đường thoát, khiến cho bất kỳ hoạt động nào của con người cũng đều có khả năng vi phạm pháp luật, luôn luôn sống trong sợ hãi. Ví dụ hiện nay có rất nhiều người vô ý phạm pháp, tự mình không biết, thậm chí ngay luật sư phạm pháp mà tự mình không biết, đây là con đường tự hủy diệt của nhân loại.

Bởi vì pháp luật chỉ là thủ đoạn để cai trị con người một cách thuần túy, không có hình hài, không có tâm pháp, cho nên tuyệt đối không sử dụng pháp luật một cách đơn độc cô lập, pháp luật vĩnh viễn không thể đơn độc trở thành một gia phái, nếu không nhất định sẽ thành tà pháp, nhất định phải dựa vào tâm pháp, nhất định phải đặt pháp luật trong nội hàm Đạo Đức, truyền cho nó hình hài, làm cho nó trở thành một thực thể sống.

Ví dụ Đạo gia giảng phạt kẻ vô Đạo, lấy Thiên Đạo làm chuẩn tắc, lưới Trời lồng lộng thưa nhưng khó lọt, vô Đạo tất vong, đây là Thiên Pháp của Đạo gia. Pháp luật nhân gian phải theo Thiên Pháp mà kiến lập, biểu thị của quẻ Phệ Hạp trong Chu Dịch chính là quá trình Thiên Pháp sinh thành ra nhân pháp. Nho gia giảng Lễ nhập Hình (Lễ phải phù hợp với Hình), làm cho Lễ và Hình kết hợp với nhau, đặt ra pháp luật dựa trên cơ sở lễ nghĩa của Nho gia. Như vậy pháp luật được dựa vào tầng diện sâu hơn, có hình hài, trở thành sống động, có đủ không gian phát triển vô hạn, chứ không phải là những điều khoản chết cứng, không đến nỗi nhốt nhân loại đến chết trong ngõ cụt.

Pháp luật hiện nay đều theo xu thế tràn ra, hướng ra bề mặt, hoàn toàn là để đạt mục đích trị người, lấy lợi ích làm cốt lõi, chứ không phải để duy trì Đạo Đức, xa rời ý nghĩa tồn tại của nó. Nếu cứ theo xu thế đó mà phát triển, pháp luật sẽ càng ngày càng nhiều, càng ngày càng nghiêm khắc, nhưng tỷ lệ tội phạm càng ngày càng tăng cao, các vấn đề xã hội càng ngày càng nhiều. Sự thật cũng đang là như vậy, nhân loại hiện nay đều đang nếm quả đắng này, càng về sau càng đáng sợ.

Lão Tử nói: Càng nhiều cấm kỵ, bách tính càng bần cùng; biện pháp, thủ đoạn càng nhiều, quốc gia càng hỗn loạn; tâm cơ trí xảo càng nhiều, tà đạo càng thịnh hành, chế độ pháp luật càng nhiều càng hà khắc, thì đạo tặc xuất hiện càng lắm. Từ đây có thể thấy rõ, thi hành vô vi nhi trị mới là chính Đạo trị quốc.

Cho nên pháp luật vĩnh viễn chỉ có thể là phương tiện bổ trợ cho Đạo Đức, chỉ là phương tiện tạm thời, cuối cùng nhất định phải dẫn dắt thiên hạ đi vào tầng diện Đạo Đức.

Khi pháp luật là biện pháp bổ trợ tạm thời cho Đạo Đức, thì nhất định luôn vận hành xoay quanh tầng diện cốt lõi của Đạo Đức, lấy Đạo Đức làm tâm pháp, tuyệt không thể xa rời, đây là chính đạo của pháp luật. Cũng như con đê, phải bao quanh dòng sông thật chặt chẽ để ngăn chặn nước lũ tràn ra, nếu tách khỏi dòng sông, con đê sẽ mất đi ý nghĩa và tác dụng.

Việc định ra pháp luật phải lấy Đại Đạo làm tôn chỉ, lấy việc duy trì Đạo Đức làm căn bản, khởi được tác dụng trừng phạt cái ác biểu dương cái thiện. Không được lấy lợi ích làm cốt yếu, không lấy sự lớn nhỏ của lợi ích bị tổn hại làm tiêu chuẩn đo lường, mà là nên lấy ảnh hưởng mà nó tạo ra đối với đạo đức xã hội để làm tiêu chuẩn đo lường. Pháp luật không phải ở chỗ bảo vệ sự công bằng đối với lợi ích của sinh mệnh, mà là ở chỗ giữ vững sự công bằng của Đạo Đức nhân tâm, do đó pháp luật nhất định phải tiếp xúc đến được tầng diện Đạo Đức của nhân loại, có thể đối chiếu với phẩm hạnh Đạo Đức cơ bản của một người mà tiến hành tuyên phán, xử phạt, chứ không phải là những điều khoản chết cứng không hề dính dáng gì đến Đạo Đức của nhân loại.

Mô hình trị quốc ba tầng lập thể của Trung Hoa này từ xưa đến nay đều là tràn ra từng tầng từ trong ra ngoài, nó hình thành nên một loại “Thế” (xu thế), đó là “Thế” chuyển động từ trong ra ngoài, kéo theo sự chuyển động từng tầng của mô hình lập thể này. Khi nhân loại ở trong mô hình này, đi theo sự điều khiển của xu thế tràn ra này mà chuyển động, thì sẽ không ngừng tràn ra phía tầng ngoài. Khi tầng ngoài cùng nhất không thể chế ước được sự tràn ra liên tục của nhân loại, thì nhân loại đã đi đến điểm cuối cùng rồi.

Do vậy ở trong mô hình này, nhân loại nhất định phải đi ngược lại với xu thế tràn ra đó, hướng về tầng diện Đạo Đức cốt lõi, hình thành sự chuyển động ngược lại. Có như vậy xã hội nhân loại mới không ngừng thăng hoa, hồi quy, càng ngày càng hạnh phúc mỹ hảo, có tương lai tươi sáng vô hạn.

Nhân loại làm thế nào có thể ngược dòng xu thế tràn ra mạnh mẽ này? Đáp án mà tác giả tìm thấy chính là dẫn nhập về với cội nguồn Đạo Đức, dẫn nhập vào sức mạnh to lớn của cội nguồn Đạo Đức, làm cho nhân loại chống lại xu thế tràn ra từ trong ra ngoài, đi ngược dòng nước.

Vậy thì cội nguồn Đạo Đức là gì? Đó là chính tín của nhân loại đối với Thần linh Thiên địa, Đạo Đức của nhân loại chính là bắt nguồn từ đây, chảy từ cao tầng vũ trụ vào nhân gian, do Thần linh dẫn đến nhân loại. Chỉ có sức mạnh tín ngưỡng đến từ cội nguồn Đạo Đức mới có thể tịnh hóa nhân loại, tiêu trừ xu thế tràn ra, đưa nhân loại quay về trong sự bao bọc của Thần, quay về với bản tính tiên thiên thuần chân vô tà (trong sáng ngay thật). Ngoài điều này ra, không có bất kỳ một lực lượng nào có thể cứu vãn được nhân loại, đây cũng là con đường quay về duy nhất của nhân loại.

Đạo gia nhập thế giảng trị quốc làm người, xuất thế giảng tu Chân thành Tiên, vì vậy bản thân Đạo và Thiên địa Thần linh là nhất thể, đã dẫn nhập vào sức mạnh của đạo đức, duy trì nền văn minh Trung Hoa mấy nghìn năm. Vào thời Tây Hán, Phật giáo được truyền nhập vào Trung thổ, và phát triển đến đỉnh cao vào thời Nam Bắc triều, do đó được hòa nhập vào hệ thống văn hóa Trung Hoa và trở thành một trụ cột khác để duy trì đạo đức của nền văn minh Trung Hoa.

Tuy nhiên tín ngưỡng từ xưa đến nay đều có thể được chia thành hai bộ phận xuất thế và nhập thế, bộ phận xuất thế có sức mạnh quay về với Đạo Đức, nhưng ngưỡng rất cao, chỉ nhằm vào một số rất ít người trong xã hội; bộ phận nhập thế ngưỡng rất thấp, nhưng sức mạnh quá nhỏ, không đủ khả năng để đưa con người quay về Đạo Đức, chỉ có thể ức chế sự tràn ra ở một mức độ nhất định.

Bộ phận xuất thế tu Tiên của Đạo gia chú trọng tu luyện đơn độc, có yêu cầu rất cao đối với ngộ tính và căn cơ của con người, người bình thường không có căn cơ và ngộ tính như vậy thì không thể đắc Đạo. Nếu không đắc Đạo thì không thể phát huy được sức mạnh quay trở về Đạo Đức của Đạo gia. Xã hội là do những người bình thường hợp thành, những người đại đức thực sự có căn cơ tốt và ngộ tính cao chỉ chiếm số ít trong xã hội, vì vậy Đạo gia đã phải hạ thấp ngưỡng, mở rộng thêm bộ phận nhập thế, để phù hợp với đại chúng, quy chuẩn xã hội lòng người, đó chính là Nho gia. Nho gia và Đạo gia là nhất thể, xuất thế là Đạo, nhập thế là Nho, ngoại Nho nội Đạo.

Tế lễ là lễ tối thượng của Nho gia, chính là nghi thức tín ngưỡng đối với Thiên địa Thần linh. Quan điểm Thiên Nhân hợp nhất của Nho gia cũng chính là tín ngưỡng với Thiên địa Thần linh. Đạo gia hạ thấp ngưỡng, nhập thế là Nho gia, nhưng sức mạnh của đạo đức đã suy yếu rất nhiều, chỉ có thể kiềm chế xu thế tràn ra đến một mức độ nhất định chứ không thể đảo ngược nó.

Phật giáo tuy giảng phổ độ chúng sinh, nhưng cũng yêu cầu con người phải xuất gia chuyên tu, cũng có yêu cầu cao như thế đối với ngộ tính và căn cơ của con người, người nào không đáp ứng được yêu cầu thì cho dù đã xuất gia cũng tu không thành. Nếu tất cả mọi người đều xuất gia chuyên tu, thì xã hội loài người sẽ giải thể không còn tồn tại nữa, tình trạng này cũng không thể xảy ra. Cho nên để Phật giáo thích hợp với đại chúng, Phật giáo đã phát triển thành hai bộ phận lớn là tăng ni chuyên tu xuất gia và tín đồ thế tục tín ngưỡng nhập thế. Bộ phận thế tục của nó không có sức mạnh để quay về Đạo Đức, cũng chỉ có thể kiềm chế xu thế tràn ra ở một mức độ nhất định. Tín ngưỡng chính giáo khác trong lịch sử như Cơ Đốc giáo cũng như thế. Bởi vì họ không cách nào tiến hành chỉnh thể việc đưa chúng sinh phổ thông trong thế tục trở về với đạo đức, do vậy thuận theo việc đạo đức của nhân loại ngày một bại hoại, những hình thế tôn giáo hữu hình ấy, sẽ không ngừng bị nhân loại không ngừng bại hoại đó phá hoại, từ đó tiến vào thời kỳ mạt Pháp, thậm chí cuối cùng phát triển thành tà giáo.

Khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài đã tiên đoán với các đệ tử của mình về tình huống Phật giáo sẽ bị suy đồi trong tương lai, sẽ đi vào thời kỳ mạt pháp và không thể tiếp tục độ nhân.

Khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài đã nói rõ ràng với A-nan-đà: “Chính Pháp chỉ có thể duy trì được 500 năm!”

Đức Thích Ca Mâu Ni cũng đã chỉ rõ rằng: Phật giáo sau khi trải qua năm lần 500 năm, tức là sau 2500 năm, chính là ngày nay, Phật giáo sẽ chỉ còn cái vỏ ngoài, đến lúc đó các tăng nhân “ở trong Pháp của ta, dù cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà sa”, nhưng họ “phá bỏ giới cấm, không hành xử theo Pháp”, họ đều là “những nhà sư giả danh”.

Trong Phật giáo cũng ghi lại câu chuyện của Thích Ca Mâu Ni và Ma Vương Ba Tuần. Khi Thích Ca Mâu Ni sắp nhập Niết Bàn, Ba Tuần nói với Thích Ca Mâu Ni: “Khi ngươi còn tại thế, ta không thể phá Pháp của ngươi, sau khi ngươi niết bàn, ta sẽ cho đồ tử đồ tôn của ta xuất gia làm hòa thượng, ở trong chùa của ngươi, khoác áo cà sa của ngươi, đọc kinh sách của ngươi để phá hoại Phật Pháp của ngươi!” Nghe vậy Thích Ca Mâu Ni đã rơi lệ.

Phật giáo phát triển cho đến nay quả thực đã ứng nghiệm với lời tiên tri của Thích Ca Mâu Ni và lời của Ma Vương Ba Tuần, có nơi các nhà sư đi đầu phá hoại Phật Pháp từ trong nội bộ, lợi dụng Phật giáo để kiếm tiền bất chính, nuôi nhân tình, vì danh lợi mà tùy tiện giải thích bóp méo kinh sách, ăn uống, gái gú, cờ bạc loại nào cũng có, đã phá hoại Phật giáo từ bên trong. Ngày nay người ta đi lễ Phật ở chùa, không còn là thành tâm kính Phật, cầu sự thăng hoa đạo đức, cầu sự thăng hoa của cảnh giới, để sinh mệnh có được chốn đi về tốt đẹp nhất, mà là cầu Thần Phật phù hộ cho mình tiêu tai giải nạn, thăng quan phát tài, lấy vợ sinh con để thỏa mãn dục vọng của bản thân.

Các chính giáo khác cũng đều như thế, đây là do những tôn giáo này quá nhỏ, sức mạnh vốn có quá nhỏ, không thể nào nhắm vào đại chúng, không cách nào đạt được “Đại Đạo vô hình”, không thể lấy môi trường của toàn xã hội loài người làm nơi tu luyện, để con người quay về với Đạo Đức trong thế tục và trong các ngành các nghề của xã hội.

Thế thì suy cho cùng có niềm tín ngưỡng nào như vậy không, tức có thể nhằm vào đại chúng, làm cho nhân loại được đề cao và quay trở về khi ở ngay trong thế tục hay không?

Có một lời tiên tri như vậy trong Phệ Đà bản tập và trong lịch sử Phật giáo của Ấn Độ cổ đại: Chuyển Luân Thánh Vương là độc tôn cao nhất của Vạn Vương trong vũ trụ, Ngài sẽ giáng thế xuống nhân gian trong tương lai để cứu độ chúng sinh. Đặc điểm của Chuyển Luân Thánh Vương là thành Phật tại gia, tu luyện không thoát ly thế tục.

Trong Pháp Hoa Văn Cú có nói: “Hoa Ưu Đàm ba nghìn năm mới nở một lần, khi hoa nở thì Chuyển Luân Thánh Vương sẽ xuất hiện”. (107)

Trong Tuệ Lâm Âm Nghĩa cũng đã ghi chép: “Hoa Ưu Đàm là điềm lành thần kỳ đến từ Thiên thượng, trên thế gian không có hoa này. Khi Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân, với lòng từ bi và phúc đức vô biên của Ngài, con người sẽ thấy loài hoa này xuất hiện tại thế gian”. (108)

Kể từ khi hoa Ưu Đàm Bà La được phát hiện lần đầu tiên tại chùa Cheonggye-sa (Thanh Khê) ở Hàn Quốc vào năm 1997, nó đã lần lượt xuất hiện ở nhiều nơi và hiện nay hoa Ưu Đàm Bà La đã nở rộ trên khắp thế giới. Trong nhà của tác giả cũng đã nhiều lần nở loài hoa này, không cần đất và nước, không hấp thụ bất kỳ chất dinh dưỡng nào trên đời, trong vắt long lanh và có mùi thơm nhẹ.

Chuyển Luân Thánh Vương chính là Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, cuốn kinh sách quan trọng nhất của Pháp Luân Đại PhápChuyển Pháp Luân. Pháp Luân Đại Pháp chú trọng rằng Đại Đạo là vô hình, không có bất kỳ hình thức tôn giáo nào, hoàn toàn tu hành trong thế tục, biến toàn bộ xã hội loài người thành một trường tu luyện, người tu luyện đến từ mọi giai tầng và các ngành các nghề trong xã hội. Pháp Luân Đại Pháp lấy đặc tính tối cao của vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” làm tiêu chuẩn tu luyện, đồng thời còn thực hành năm bài công pháp đơn giản và đẹp mắt, để người học nơi thế tục có thể sử dụng các môi trường thế tục khác nhau để đề cao bản thân, không ngừng thăng hoa, để cuối cùng đạt được kết quả công thành viên mãn. Pháp Luân Đại Pháp được Ngài Lý Hồng Chí truyền xuất ra từ Trường Xuân Trung Quốc vào tháng 5 năm 1992, chỉ trong vài năm ngắn ngủi đã truyền khắp Trung Hoa đại lục, khiến gần 100 triệu người ở Trung Quốc vào thời điểm đó học và tập Pháp Luân Công, trong một thời gian, các chuẩn mực đạo đức của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ đã được hồi sinh, tâm truyền tâm người truyền người.

Tuy nhiên vào tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, người đứng đầu ĐCSTQ, vì đố kỵ tột độ đã phát động một cuộc bức hại tàn bạo chưa từng có trong lịch sử đối với Pháp Luân Đại Pháp, tuyên bố rằng “sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng”. Kể từ đó Trung Cộng đã mở rộng bộ máy nhà nước hoạt động xoay quanh Pháp Luân Công, ra lệnh “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” của các học viên Pháp Luân Công. Do đó làm cho hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công đã bị tịch thu tài sản, bắt cóc, kết án và hầu như tất cả các hình phạt tàn khốc nhất trên thế giới từ xưa đến nay đã được sử dụng để hành hạ tra tấn tàn khốc những người tu luyện không chịu từ bỏ đức tin, khiến hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết, đến tàn tật, ngay cả trong tình huống không gây mê, nội tạng của các học viên Pháp Luân Công vẫn bị lấy ra từ cơ thể sống để kiếm lợi nhuận khổng lồ. Những điều này đã được vạch trần ra ánh sáng và chứng thực trên quốc tế, đã gây chấn động thế nhân!

Tuy nhiên trong hai thập kỷ bức hại vừa qua, cuộc bức hại chẳng những không dẹp bỏ được Pháp Luân Công, mà còn làm cho Pháp Luân Đại Pháp đã được hồng truyền đến hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới, người tín ngưỡng Pháp Luân Công càng ngày càng tăng. Và ngược lại trong cuộc bức hại này Trung Cộng sẽ tiến tới diệt vong, đồng thời nó cũng đang trong điên cuồng không từ thủ đoạn nào để bức hại chính tín của nhân loại, mà triệt để phá hủy đạo đức cuối cùng của người Trung Quốc. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trong hai thập kỷ qua, đã mạo hiểm mạng sống của mình, ngăn chặn cuộc bức hại dưới áp lực vô cùng to lớn, giảng chân tướng một cách ôn hòa và có lý trí cho con người trên thế giới, đã giành được sự ủng hộ ngày càng nhiều của các nhân sĩ lương thiện chính nghĩa ở Trung Quốc đại lục và các nước trên thế giới.

Cho đến nay, Pháp Luân Đại Pháp đã phổ truyền đến hơn 100 quốc gia và khu vực trên sáu lục địa; các tác phẩm chính của Pháp Luân Đại Pháp cũng đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và đã được xuất bản phát hành và phổ biến rộng rãi tại các quốc gia dân tộc trên thế giới; chính phủ của nhiều quốc gia đã nhiệt tình bày tỏ sự ủng hộ bằng cách trao giải thưởng, thông qua các kiến nghị ủng hộ và công bố “Tháng Pháp Luân Đại Pháp”, “Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp” và “Ngày Pháp Luân Đại Pháp”. Cho đến nay Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được 1832 giải thưởng từ các giới, 373 chương trình nghị sự ủng hộ và 1180 bức thư ủng hộ.

Liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công do Trung Cộng phát động vào tháng 7 năm 1999, sớm đã có những lời tiên tri trong lịch sử. Nhà tiên tri nổi tiếng thế giới Nostradamus có một lời tiên tri nổi tiếng trong Các Thế Kỷ rằng:

“Vào năm 1999, tháng 7,

Để Đại vương Angoulmois phục sinh,

Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống,

Đến thời trước và sau khi Mars thống trị thiên hạ,

Nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người”.

Năm 1999, vệ tinh NASA của cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ đã chụp được một bức ảnh khuôn mặt của quỷ trên Trái Đất, sau khi nhìn thấy nó, Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Clinton nhất quyết muốn gửi bản sao bức ảnh cho Giáo hoàng và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác.

Những điều này là sự trùng hợp đáng kinh ngạc. Ma vương Khủng bố tức là Trung Cộng, “Mars” tức là Các-mác. Chủ nghĩa mà nó tạo ra không chỉ làm hại các nước cộng sản mà còn xâm nhập và xuất khẩu toàn diện ra toàn thế giới, thâm nhập vào từng trường học, cộng đồng, phá hoại gia đình, hủy hoại tín ngưỡng và đạo đức của con người trên thế giới! Nào là chủ nghĩa tiến bộ, phong trào bảo vệ môi trường, phong trào nữ quyền, v.v… kỳ thực đều là các hình thái ý thức chủ nghĩa cộng sản khoác lên chiếc mặt nạ trá hình, nên mới nói là nó thống trị thế giới. Nó đeo một chiếc mặt nạ quyến rũ, dùng những lời dối trá mê hoặc nhân loại, nói là để giúp mọi người có được cuộc sống hạnh phúc, nhưng kỳ thực đang dẫn nhân loại đến địa ngục vạn kiếp không trở lại được!

Pháp Luân Đại Pháp sẽ trở thành tâm pháp của con người mới trong tương lai, canh tân con người và vũ trụ, làm cho cảnh giới của sinh mệnh trở lại một tầm cao hoàn toàn mới. Theo một số lời tiên tri, loài người hiện đang ở trong thời khắc đặc biệt nhất của cuộc đại canh tân vũ trụ, mỗi sinh mệnh đều phải lựa chọn một tương lai cho mình vào thời khắc đặc biệt này. Hy vọng rằng mọi người có thể nhận rõ chính tà, giữ vững lý trí, dùng đạo đức và lương tri để cân nhắc, thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của tà ma cộng sản, không làm bạn với ma quỷ và lựa chọn cho mình một tương lai tươi sáng và tốt đẹp.

Tác giả đã trình bày một cách rõ ràng sự phát triển của lịch sử nhân loại và mô hình trị quốc của Trung Hoa để làm cho thế giới thấy rõ và hiểu rõ. Hy vọng rằng có thể có tác dụng cảnh tỉnh đối với thế giới loài người ngày nay, có thể đưa ra sự lựa chọn quyết đoán và sáng suốt cho chính mình vào thời khắc lịch sử quan trọng nhất này. Thời gian không còn nhiều, bây giờ là lúc để tỉnh ngộ, đưa ra sự lựa chọn, vẫn còn cơ hội cuối cùng. Một khi do dự, đánh mất cơ hội, bạn sẽ vĩnh viễn đánh mất tương lai!

Sự phát triển của lịch sử loài người kỳ thực là do Thần sớm đã an bài, mỗi triều đại đều có vận mệnh của nó, thực ra kết quả được đặt định cuối cùng người phàm trần không ai có thể chi phối được. Các đế vương cổ đại phải đêm đêm quan trắc thiên tượng, để tuân theo ý Trời, thuận theo ý Trời mà làm, không dám làm trái ý Trời. Ai thuận theo ý Trời, Thần sẽ ban cho người đó vinh diệu và sức mạnh, đồng thời cũng cho phép chọn cho mình một tương lai tốt đẹp nhất. Kẻ nào cứ khăng khăng làm trái ý Trời, tất yếu sẽ bị bánh xe lịch sử nghiến chết, bị Trời đất Thần linh khinh bỉ, nhập vào cửa vô sinh!

Chú thích:

(107): Nguyên văn:《法华文句》四上:“优昙花者,此言灵瑞。三千年一现,现则金轮王出。”

(108): Nguyên văn:《慧琳音义》卷八:“优昙花,梵语古译讹略也,梵语正云乌昙跋罗花。此云祥瑞灵异,天花也。世间无此花。若如来下世,金轮王出现世间,以大福德力故,感得此花出现。”

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/242741



Ngày đăng: 28-02-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.