Vui hay buồn



Tác giả: Một đệ tử tại hải ngoại

[Chanhkien.org] Khi tôi phát chính niệm hôm nay, rất nhiều việc xảy ra hằng ngày xuất hiện trong tâm tôi và tôi không định tĩnh được. Sau khi thời gian phát chánh niệm xong, những ý niệm này đều biến mất ngay tức khắc.

Tôi biết đó là do can nhiễu. Nhưng tại sao chúng lại chen vào khi tôi phát chánh niệm?

Dường như tôi có nhiều chấp trước vào nhiều việc. Nhiều việc mà chúng ta gặp trong tu luyện trong thời Chính Pháp là để cho chúng ta nâng cao hay cho chúng ta giảng rỏ sự thật và chúng ta cần phải giải quyết chúng bằng chánh niệm. Khi chúng ta làm những điều mà chúng ta cần làm, thì chúng chấm dứt ngay lúc đó. Nếu chúng ta không thể trừ dứt chúng hay thậm chí còn giữ lại trong tâm, thì chắc chắn là chúng sẽ can nhiễu và chúng ảnh hưởng vào những việc mà chúng ta làm.

Những loại việc này thường xảy ra trong đời sống hiện tại hằng ngày, như là gặp một số người hay trong một số hoàn cảnh nhất định nào đó, có thể là điều hay hay cũng có thể là buồn. Nếu chúng ta những điều hay, chúng ta có thể giữ nó để nhớ lại và cứ suy nghĩ hoài. Nếu nó là điều buồn thì chúng ta có thể nhớ trở lại nhiều lần nữa.

Chúng thật ra là phản ảnh của tâm trí chúng ta. Khi một hoàn cảnh đúng với chấp trước của chúng ta, chúng ta vui vẻ. Ngược lại, chúng ta buồn. Một thần không thể như thế được. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng từ góc cạnh khác, chúng ta thấy rằng không có sự liên hệ gì giữa những chấp trước của chúng ta được thoả mãn và cũng không có những điều kiện làm ba việc được tốt.

Một người đó có thể không quan tâm đến loại thức ăn gì để ăn và một người khát nước không quan tâm đến loại ly nào hay loại thức uống gì, chỉ cần làm cho người đó hết khát. Tương tự như thế, khi một người tu luyện cảm thấy sự vĩ đại và từ bi của Pháp và quyết định cứu độ chúng sinh, thì không có điều kiện nào bên ngoài cản trở được.

Có một câu chuyện trong sách cổ: Có hai thầy tu tại Shu, một người giàu và một người nghèo. Người thầy tu nghèo nói với thầy tu giàu: “Tôi muốn đi vùng Biển Nam Hải. Ông nghĩ sao?”Thầy tu giàu có nói: “Tôi muốn mua một chiếc thuyền đi đến đó trong mấy năm qua, nhưng cũng chưa làm được.Làm sao thầy lại đi được đến đó?” Thầy tu nghèo đi Biển Nam Hải về trong năm sau và nói với thầy tu giàu.Thầy tu giàu cảm thấy xấu hổ.

Chúng ta có thể học và nghe theo Pháp chỉ cần chúng ta thấy và nghe được. Chúng ta có thể giảng rỏ sự thật cho người khác chỉ cần chúng ta có miệng và tay. Chúng ta có thể nhìn vào trong và phát chánh niệm nếu chúng ta có ý như thế.

Nếu tình ý chúng ta bị chấp trước của mình khống chế và chúng ta không thể làm ba điều tốt, chúng ta có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội thiên duyên và đó là những gì chúng ta cần phải quan tâm.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/3/31/52075.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=5302



Ngày đăng: 16-04-2008

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.