Thành ngữ | Tag | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnSat, 03 Aug 2024 23:56:29 +0000en-UShourly1Thành ngữ điển cố: Tâm khoáng thần dihttps://chanhkien.org/2024/08/thanh-ngu-dien-co-tam-khoang-than-di.htmlFri, 02 Aug 2024 23:51:35 +0000https://chanhkien.org/?p=33673Tác giả: Đệ tử Đại Pháp – Thiên Nguyên [ChanhKien.org] Giải thích: Khoáng: Rộng mở; Di: Vui vẻ. Tâm tình rộng mở, thì tinh thần vui vẻ. Xuất xứ: Trong bài ký “Nhạc Dương lâu ký” của Phạm Trọng Yêm thời nhà Tống viết: “Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng […]

The post Thành ngữ điển cố: Tâm khoáng thần di first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp – Thiên Nguyên

[ChanhKien.org]

Giải thích:

Khoáng: Rộng mở; Di: Vui vẻ. Tâm tình rộng mở, thì tinh thần vui vẻ.

Xuất xứ:

Trong bài ký “Nhạc Dương lâu ký” của Phạm Trọng Yêm thời nhà Tống viết: “Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kỳ hỷ dương dương giả dã”. (Tạm dịch: Lên lầu Nhạc Dương vào lúc này, ắt sẽ thấy tâm hồn rộng mở, tinh thần vui vẻ thoải mái, vinh nhục đều quên hết, nâng chén rượu lên trước gió uống thỏa thích, đây là lý do khiến niềm vui tràn ngập).

Điển cố:

Đằng Tử Kinh và Phạm Trọng Yêm là bằng hữu tốt, cả hai người đều đỗ tiến sĩ vào năm 1015. Năm 1044 (tức năm Khánh Lịch thứ tư thời Tống Nhân Tông) Đằng Tử Kinh đảm nhận chức Tri Châu phủ Nhạc Châu, năm sau thì tu sửa lại lầu Nhạc Dương, ông còn mời người bạn tốt là Phạm Trọng Yêm viết bài văn cho ông ta để ghi lại sự kiện này. Phạm Trọng Yêm đã vui vẻ tiếp nhận thỉnh cầu của người bạn tốt và đã viết bài ký “Nhạc Dương lâu ký” và trở thành tác phẩm văn chương được truyền tụng thiên cổ. Trong bài ký viết về cảm thụ khác nhau và hết thảy cảnh sắc nhìn thấy được khi bước lên lầu Nhạc Dương dưới điều kiện khí hậu và các mùa khác nhau. “Đăng tư lâu dã, tắc hữu tâm khoáng thần di, sủng nhục giai vong, bả tửu lâm phong, kỳ hỷ dương dương giả hỹ”. Điều được viết ở đây chính là cảnh sắc nhìn thấy được khi bước lên lầu Nhạc Dương vào lúc gió xuân ấm áp, bầu trời quang đãng tươi đẹp. Ông còn viết thêm một đoạn về cảnh tượng thiên nhiên như sau: “Nhược phù dâm vũ phi phi… đăng tư lâu dã, tắc hữu khứ quốc hoài hương, ưu sàm uý cơ, mãn mục tiêu nhiên, cảm cực nhi bi giả hĩ” (tạm dịch: Dường như những cơn mưa phùn nối tiếp nhau rơi… lúc này lên lầu Nhạc Dương sẽ có những hoài niệm về quê hương, lo lắng người ta nói xấu, sợ bị chế giễu, đâu đâu cũng thấy tiêu điều vắng vẻ, cảm thấy vô cùng bi thương). Điều đó đã hình thành một sự tương phản. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy tấm lòng rộng mở, sáng tỏ thông suốt, tinh thần ngập tràn vui vẻ; hết thảy vinh nhục được mất đều quên hết, lúc này hãy đưa chén rượu lên trước làn gió mát, nâng chén uống thỏa thích, thú vui này, quả thực là vô cùng vô tận!

Chú giải:

Tâm khoáng thần di, tâm khoáng (trong lòng khoan khoái rộng mở) là tiền đề, thần di (tinh thần vui vẻ) là kết quả. Chỉ có tấm lòng rộng mở, tinh thần mới có thể vui vẻ. Điều này cũng rất có đạo lý. Người tu luyện đều biết tác dụng của tâm, còn có đạo lý rằng cầu được ước thấy, tinh thần của con người thường ở trong tâm, tâm mà rộng mở thì tinh thần tự nhiên sẽ thoải mái.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/129790

The post Thành ngữ điển cố: Tâm khoáng thần di first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Điển cố Trung Hoa: Nhất phó chúng hưuhttps://chanhkien.org/2021/10/dien-co-trung-hoa-nhat-pho-chung-huu.htmlSun, 17 Oct 2021 09:16:40 +0000https://chanhkien.org/?p=27999Tác giả: Vân Khai [ChanhKien.org] Điển cố “nhất phó chúng hưu” này xuất phát từ sách “Mạnh Tử – Đằng Văn Công hạ – Chương 6”. “Phó” nghĩa là chỉ dạy; “hưu” nghĩa là huyên náo, nhiễu động. Điển cố này có liên quan đến câu chuyện như sau. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Mạnh […]

The post Điển cố Trung Hoa: Nhất phó chúng hưu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Vân Khai

[ChanhKien.org]

Điển cố “nhất phó chúng hưu” này xuất phát từ sách “Mạnh Tử – Đằng Văn Công hạ – Chương 6”. “Phó” nghĩa là chỉ dạy; “hưu” nghĩa là huyên náo, nhiễu động. Điển cố này có liên quan đến câu chuyện như sau.

Thời Xuân Thu Chiến Quốc, Mạnh Tử tới nước Tống, nhận thấy vua nước Tống có rất ít hiền thần ở bên, thế nên ông bèn chuẩn bị rời khỏi nước Tống. Đại thần nước Tống là Đới Bất Thắng muốn giữ Mạnh Tử lại, liền thổ lộ rằng sẽ tiến cử một vị hiền sỹ là Tiết Cư Châu lên cho vua Tống, mọi người cùng nhau nỗ lực phò tá Quốc quân.

Mạnh Tử từ chối ý tốt của ông ta, nói với ông ta rằng: “Ông hy vọng quân vương của ông hiền minh sao? Để tôi làm rõ cho ông nhé, nếu có một đại thần nước Sở muốn con trai ông ta biết nói tiếng nước Tề, như vậy nên tìm người nước Tề đến dạy nó, hay tìm người nước Sở đến dạy nó?” Đới Bất Thắng đáp: “Mời người nước Tề đến dạy”.

Mạnh Tử bèn nói tiếp: “Chính là mời một người nước Tề dạy nó nói tiếng nước Tề, thế nhưng nếu nhiều người nước Sở lại nói tiếng nước Sở ồn ào can nhiễu nó. Như thế, cho dù mỗi ngày dùng roi đánh nó, muốn cho nó học giỏi tiếng nước Tề cũng không thể được. Nhưng nếu đưa nó đến phố lớn ngõ nhỏ nước Tề ở mấy năm, cho dù hàng ngày đánh nó, muốn nó nói tiếng nước Sở cũng không thể được. Ông nói Tiết Cư Châu chỉ là một hiền sĩ ở bên quốc vương. Nếu như người bên cạnh quốc vương, bất kể tuổi tác lớn nhỏ, địa vị cao thấp đều là hiền sĩ như Tiết Cư Châu. Như vậy quốc vương có thể làm chuyện xấu cùng ai được? Nhưng nếu như người bên cạnh quốc vương bất kể tuổi tác lớn nhỏ, địa vị cao thấp đều không phải là người hiền như Tiết Cư Châu, quốc vương có thể làm việc tốt cùng ai đây? Một Tiết Cư Châu thì có thể làm được gì cho vua Tống chứ?” Đới Bất Thắng nghe xong, đành gật đầu nói phải.

“Nhất phó chúng hưu” là cách nói giản lược từ câu nói “nhất Tề nhân phó chi, chúng Sở nhân hưu chi” (một người nước Tề dạy dỗ, nhiều người nước Sở gây huyên náo) của Mạnh Tử mà ra. Nguyên để chỉ khi một người đang dạy dỗ người khác thì lại có nhiều người ở bên cạnh gây ồn ào, huyên náo; sau này dùng để tỉ dụ khi học tập hoặc làm việc mà bị can nhiễu thì không thể có thành tựu; hoặc giả dùng để ví hoàn cảnh tiêu cực ảnh hưởng rất lớn đến người ta.

Điển cố thành ngữ này trong lịch sử còn có vài cách viết khác: “chúng Sở quần hưu”, “nhất Tề chúng Sở”, “Tề phó Sở hưu”, ý nghĩa và cách dùng hoàn toàn tương đồng với thành ngữ “nhất phó chúng hưu”.

Đọc xong câu chuyện này tôi nghĩ rằng hoàn cảnh xã hội, đặc biệt là lời nói và việc làm của đa số những người xung quanh có tác động rất lớn đến mỗi người, đặc biệt là với trẻ vị thành niên, không chỉ trong việc học tiếng mà còn trong việc tu dưỡng đạo đức. Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay đầy rẫy những nhân tố không tốt, mỗi người nếu muốn đề cao tâm tính của bản thân thì chỉ có thể hết sức cố gắng giữ vững chính niệm, cố gắng không tiếp xúc với các thứ bất hảo mới có thể giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của các nhân tố không tốt lên mình. Làm cha mẹ cũng phải cố gắng hết sức tạo môi trường tốt cho con trẻ, nỗ lực trau dồi phẩm chất đạo đức của trẻ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/61240

The post Điển cố Trung Hoa: Nhất phó chúng hưu first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: Hưu thích tương quanhttps://chanhkien.org/2021/10/thanh-ngu-dien-co-huu-thich-tuong-quan.htmlTue, 12 Oct 2021 11:08:12 +0000https://chanhkien.org/?p=27984Tề Chỉnh Thăng chỉnh lý [ChanhKien.org] [Giải nghĩa] “Hưu thích tương quan”. Hưu: vui sướng. Thích: ưu sầu. Ý nói hai bên cùng nhau chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, diễn tả vận mệnh của hai bên có liên quan chặt chẽ với nhau. [Xuất xứ] Câu thành ngữ này bắt nguồn từ cuốn […]

The post Thành ngữ điển cố: Hưu thích tương quan first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tề Chỉnh Thăng chỉnh lý

[ChanhKien.org]

[Giải nghĩa]

“Hưu thích tương quan”. Hưu: vui sướng. Thích: ưu sầu. Ý nói hai bên cùng nhau chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, diễn tả vận mệnh của hai bên có liên quan chặt chẽ với nhau.

[Xuất xứ]

Câu thành ngữ này bắt nguồn từ cuốn “Quốc ngữ – Chu ngữ hạ” của Tả Khâu Minh thời Xuân Thu

Thời kỳ Xuân Thu, công tử Chu Tử nước Tấn bị người khác hãm hại phải bỏ nước đi lưu vong, đại phu Đan Tương Công nước Chu hết sức kính trọng ông, mời ông đến nhà, đối đãi như thượng khách.

Chu Tử rất lễ độ, phép tắc, lúc nói chuyện đều luôn nhớ đến trung hiếu, nhân ái, đối nhân xử thế rất thân thiện, hòa nhã. Mặc dù đang ở đất Chu, thế nhưng ông nghe chuyện nước Tấn của mình gặp tai hoạ gì liền ưu sầu; nghe nói nước Tấn có chuyện đáng mừng liền vui vẻ. Đan Tương Công tận mắt thấy được tình huống như vậy, thì rất lấy làm hài lòng. Không lâu sau, Đan Tương Công ngã bệnh, tự biết ngày mất đã cận kề, liền dặn dò con trai là Đan Khoảnh Công: “Chu Tử là một người hiền minh, tài đức, ông ấy lúc nào cũng nhớ đến đất nước của mình, lo lắng cho vận nước, tương lai quốc quân nước Tấn khả năng chính là ông ấy. Con phải đối đãi tốt với ông ấy mới được”.

Không lâu sau đó, trong nội bộ nước Tấn phát sinh biến cố, Tấn Lệ Công bị giết chết, các đại phu nước Tấn phái người tới đón Chu Tử quay về, tôn ông lên làm quốc quân nước Tấn, hiệu là Tấn Điệu Công.

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/129435

The post Thành ngữ điển cố: Hưu thích tương quan first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Điển cố Trung Hoa: Thiên y vô phùnghttps://chanhkien.org/2021/10/dien-co-trung-hoa-thien-y-vo-phung.htmlSat, 02 Oct 2021 14:12:03 +0000https://chanhkien.org/?p=27921Tác giả: Như Chi [ChanhKien.org] “Thiên y vô phùng” xuất xứ từ “Linh quái lục – Quách Hàn”. Câu chuyện kể về thời xưa có một người tên Quách Hàn, một đêm trăng sáng sao thưa, anh ta nằm ở trong đình viện hóng mát. Giữa lúc anh ta đang ngắm trời, một tiên nữ […]

The post Điển cố Trung Hoa: Thiên y vô phùng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Như Chi

[ChanhKien.org]

“Thiên y vô phùng” xuất xứ từ “Linh quái lục – Quách Hàn”.

Câu chuyện kể về thời xưa có một người tên Quách Hàn, một đêm trăng sáng sao thưa, anh ta nằm ở trong đình viện hóng mát. Giữa lúc anh ta đang ngắm trời, một tiên nữ từ không trung từ từ hạ xuống, nói với anh ta: “Ta là Chức Nữ trên trời”.

Quách Hàn nhìn kỹ y phục của nàng, thì thấy một chút đường may đường nối cũng không có, bèn hỏi: “Y phục của nàng vì sao không có đường nối?” Chức Nữ đáp: “Y phục trên trời vốn không phải là dùng kim may mà thành, đương nhiên không có đường nối rồi”.

Người đời sau dùng “thiên y vô phùng” tỉ dụ sự vật chu đáo chặt chẽ, hoàn mỹ tự nhiên.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/49634

The post Điển cố Trung Hoa: Thiên y vô phùng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: “Trừng tiền bí hậu”https://chanhkien.org/2021/08/thanh-ngu-dien-co-trung-tien-bi-hau.htmlFri, 20 Aug 2021 14:01:44 +0000https://chanhkien.org/?p=27788Trịnh Trọng chọn lọc giới thiệu [ChanhKien.org] ‘Trừng tiền bí hậu’ xuất phát từ câu ‘Tử kỳ trừng nhi bí hậu hoạn’ trong “Kinh Thi • Chu Tụng • Tiểu Bí”. Trừng là khuyên răn, bí là cẩn thận. Thành ngữ này có ý là rút ra bài học từ sai lầm trước đây, cẩn […]

The post Thành ngữ điển cố: “Trừng tiền bí hậu” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Trịnh Trọng chọn lọc giới thiệu

[ChanhKien.org]

‘Trừng tiền bí hậu’ xuất phát từ câu ‘Tử kỳ trừng nhi bí hậu hoạn’ trong “Kinh Thi • Chu Tụng • Tiểu Bí”. Trừng là khuyên răn, bí là cẩn thận. Thành ngữ này có ý là rút ra bài học từ sai lầm trước đây, cẩn thận xử lý mọi việc, thì sẽ không đến nỗi tái phạm kiểu sai lầm đó nữa.

Vị vua khai quốc nhà Chu là Chu Vũ Vương đăng cơ thời gian không lâu thì qua đời. Con ông là Chu Thành Vương kế vị. Bởi vì Thành Vương tuổi còn quá nhỏ, nên mọi việc do em trai Vũ Vương là Chu Công Cơ Đán hiệp trợ, xử lý việc quốc gia đại sự.

Hai em trai khác của Vũ Vương là Quản Thúc Tiên và Thái Thúc Độ đều rất bất mãn về việc này. Họ đi khắp nơi đồn đại, vu tội Chu Công giúp việc cho Thành Vương nhằm mục đích là muốn thừa cơ hội phế trừ Thành Vương, cướp đoạt vương vị.

Chu Công là người đối đãi với người khác trung tín thành thực, bụng dạ rộng rãi, sau khi nghe xong những lời đồn thổi đó, để không chiêu mời thị phi, liền rời khỏi kinh đô, ra ở vùng đất bên ngoài để tránh hiềm nghi.

Thành Vương tuổi nhỏ không hiểu chuyện, còn cho rằng Chu Công muốn cướp quyền, cũng không giữ lại, để ông rời ra vùng đất bên ngoài.

Quản Thúc Tiên và Thái Thúc Độ thấy Chu Công rời khỏi Thành vương, liền âm thầm cấu kết với con trai vua Trụ nhà Ân là Võ Canh phát động phản loạn, ý đồ cướp vương vị. Chu Thành Vương nhận được mật cáo, vội vàng triệu tập đại thần thương nghị, ai cũng không tìm ra biện pháp. Thành Vương sốt ruột ở trong cung đứng ngồi không yên, chẳng biết làm thế nào mới được.

Lúc này, một đại thần nảy ra ý kiến, tâu: “Việc này, chỉ có Chu Công mới có biện pháp xử lý!” Thành Vương nghe xong, mắt sáng bừng: “Đúng vậy! Cần nhanh đến mời Chu Công về!”

Chu Công về tới, Thành Vương lập tức mệnh lệnh Chu Công mang binh đông chinh, thảo phạt phản tặc. Sau ba năm gian khổ chinh chiến, phản loạn rốt cục bị Chu Công dẹp xong. Tiếp theo, Chu Công lại trung thành tận tụy thay Thành vương xử lý quốc gia đại sự vài năm, suốt cho đến khi Thành Vương trưởng thành, liền đem chính quyền giao trả lại cho Thành Vương, để Thành Vương tự gánh vác triều chính.

Vào ngày chính thức tiếp quản triều chính, Chu Thành Vương đến tông miếu làm lễ tế tổ tiên. Khi thực hiện nghi thức tế tự, Chu Thành Vương hướng về văn võ đại thần. Ông nhớ lại bài học lịch sử trước đây, bèn nói: “Ta nhất định phải ‘trừng tiền bí hậu’ (từ bài học trước đây, tiếp thu giáo huấn, cẩn thận xử lý mọi việc, để tránh lại gặp tai họa).”

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/75335

The post Thành ngữ điển cố: “Trừng tiền bí hậu” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: “Hân hân hướng vinh”https://chanhkien.org/2021/07/thanh-ngu-dien-co-han-han-huong-vinh.htmlSun, 25 Jul 2021 10:36:38 +0000https://chanhkien.org/?p=27678La Nhẫn chỉnh lý [ChanhKien.org] [Giải nghĩa] Hân hân: hình tượng cây cỏ sinh trưởng tươi tốt. Vinh: Tươi tốt, nguyên vốn là hình tượng cây cỏ sinh trưởng tươi tốt. Hiện dùng tỉ dụ sự nghiệp phát triển mạnh mẽ, phồn vinh thịnh vượng. [Câu ví dụ] Sự phát triển mạnh mẽ của Pháp […]

The post Thành ngữ điển cố: “Hân hân hướng vinh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
La Nhẫn chỉnh lý

[ChanhKien.org]

[Giải nghĩa] Hân hân: hình tượng cây cỏ sinh trưởng tươi tốt. Vinh: Tươi tốt, nguyên vốn là hình tượng cây cỏ sinh trưởng tươi tốt. Hiện dùng tỉ dụ sự nghiệp phát triển mạnh mẽ, phồn vinh thịnh vượng.
[Câu ví dụ] Sự phát triển mạnh mẽ của Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại sự thịnh vượng cho Đoàn Nghệ thuật Thần Vận.

[Cận nghĩa; phản nghĩa]: triêu khí bồng bột (tràn trề sức sống), phương hưng vị ngải (sự vật đang phát triển, không có dấu hiệu dừng lại); nhật mộ đồ cùng (Nghĩa đen: Trời đã tối mà đường còn xa thẳm, mình vẫn nghèo khổ. Nghĩa bóng: Nói về một người ở vào hoàn cảnh bó buộc phải hành động trái lẽ), đại thế dĩ khứ (Thế lớn qua rồi).

Câu thành ngữ xuất xứ từ bài phú “Quy khứ lai từ” của Đào Uyên Minh đời Tấn. Đào Uyên Minh là đại thi hào đời Đông Tấn, từng làm chức huyện lệnh Bành Trạch, bởi vì vô cùng bất mãn trước hiện trạng thời đó, nên năm ông 41 tuổi, đã dứt khoát từ quan hồi hương, sống cuộc sống ẩn cư. Trên đường về nhà, ông vừa đi vừa ngẫm nghĩ, không ngờ từ quan hồi hương thật tuyệt! Nếu không thì, vì tránh nghèo đói khổ sở mà ra làm quan, ấy đã là trái với tâm nguyện làm quan của bản thân, để lương tâm của mình cho cơ thể điều khiển, làm sao có thể không sầu muộn, không bi thương cho được? Hiện tại nếu đã nhận thức được việc làm sai lầm quá khứ, thì không nên tiếp tục sai thêm nữa, cần phải kiên quyết sửa sai thì mới được. Ông về đến nhà, được người nhà vui mừng chào đón. Ông bèn lấy rượu ra, vừa tự rót tự uống, vừa ngắm nhìn cây cối tươi tốt trong sân, lúc này lòng ông cảm thấy vui vẻ biết bao! Sau khi cơm rượu no say, ông đã quên luôn mệt nhọc trên đường đi, lại đi ra thăm thú điền viên.

Trong “Quy khứ lai từ” ông miêu tả cảnh sắc mùa xuân của chốn điền viên: “Mộc hân hân dĩ hướng vinh, tuyền quyên quyên nhi thủy lưu”. Ý là muốn nói: mùa xuân đã tới, cây cối sinh trưởng muôn phần tươi tốt, nước từ trong khe núi bắt đầu róc rách chảy không ngừng.

Về sau, “Mộc hân hân dĩ hướng vinh” được rút gọn thành câu thành ngữ: “Hân hân hướng vinh”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/120165

The post Thành ngữ điển cố: “Hân hân hướng vinh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cổ: “Hoa phong tam chúc”https://chanhkien.org/2021/06/thanh-ngu-dien-co-hoa-phong-tam-chuc.htmlWed, 16 Jun 2021 10:35:52 +0000https://chanhkien.org/?p=27568Xuất xứ điển cố thành ngữ này là từ ghi chép trong “Trang Tử • Thiên địa” về Thánh vương Đường Nghiêu thời thượng cổ, Đường Nghiêu chính là vua Nghiêu trong "Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang", khi ông đi tuần tới Hóa Châu (nay là huyện Hóa, Thiểm Tây và phụ cận). Có một “Phong nhân” nhìn thấy ông. "Phong nhân" là tên một chức quan cổ đại, chưởng quản việc xây dựng gò đất và trồng cây làm giới mốc bốn phía quanh kinh đô, đất phong và thái ấp. Vị Phong nhân này bày tỏ sự tôn kính với Đường Nghiêu và chúc: "Xin chúc thánh nhân, chúc ngài giàu có, chúc ngài trường thọ, chúc ngài nhiều con trai", ý tứ chính là xin Trời ban phúc cho Thánh vương Đường Nghiêu, cho ông nhiều của cải, sống lâu, nhiều con cái.

The post Thành ngữ điển cổ: “Hoa phong tam chúc” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Đức Huệ

[ChanhKien.org]

Xuất xứ điển cố thành ngữ này là từ ghi chép trong cuốn Thiên địa của Trang Tử về Thánh vương Đường Nghiêu thời thượng cổ, Đường Nghiêu chính là vua Nghiêu trong “Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang”, khi ông đi tuần tới Hóa Châu (nay là huyện Hóa, Thiểm Tây và phụ cận). Có một “phong nhân” nhìn thấy ông. “Phong nhân” là tên một chức quan cổ đại, chưởng quản việc xây dựng gò đất và trồng cây làm giới mốc bốn phía quanh kinh đô, đất phong và thái ấp. Vị Phong nhân này bày tỏ sự tôn kính với Đường Nghiêu và chúc: “Xin chúc thánh nhân, chúc ngài giàu có, chúc ngài trường thọ, chúc ngài nhiều con trai”, ý tứ chính là xin Trời ban phúc cho Thánh vương Đường Nghiêu, cho ông nhiều của cải, sống lâu, nhiều con cái.

Không ngờ Đường Nghiêu lập tức từ chối: “xin không nên cầu khấn Trời như vậy”. Phong nhân không rõ liền hỏi: “Giàu có, trường thọ, đông con đều là điều mọi người hy vọng, vì sao ngài lại một mực không thích?” Đường Nghiêu đáp: “Con trai nhiều thì lắm lo sợ; giàu có thì lắm phiền phức; sống lâu thì chịu lắm thứ nhục nhã. Ba thứ đó đều không dùng để dưỡng đức của con người, nên từ chối vậy”. Đoạn ghi chép này tuy rằng giản đơn, lại ẩn chứa đạo lý rất sâu sắc, tư tưởng của Thánh vương Đường Nghiêu cùng vị phong nhân kia rõ ràng không ở cùng một cảnh giới, điều Đường Nghiêu quan tâm là “dưỡng đức”, vị phong nhân lại cầu mong những lợi ích thế gian mà người đời vẫn hay mong cầu như giàu có, sống lâu v.v… Tuy rằng Đường Nghiêu đặt chí hướng ở đạo đức, nhưng cũng không cấm đoán những khát vọng giàu có, sống lâu, đông con của vị phong nhân. Dần dà về sau, câu nói “hoa phong tam chúc” {vốn âm ban đầu là Hóa, âm Hoa là người sau này đọc} trở thành thành ngữ với ý nghĩa là chúc cho người khác có thể đạt được những nguyện vọng tốt đẹp ở nhân gian như giàu có, sống lâu, đông con v.v…

Tỷ như thời cuối Nguyên đầu Minh thi nhân Dương Duy Trinh đã vận dụng điển cố này viết câu thơ “Nguyện hiệu Hoa phong trần kính chúc” (dịch nghĩa: xin được học theo chuyện Hoa phong xưa mà kính chúc). Ngoài ra hội họa cũng dựa theo điển cố này, về sau trở thành một trong những hình vẽ cát tường truyền thống của Trung Quốc. Thông thường dùng hình ảnh cây trúc đồng âm với chữ “chúc”, kết hợp với thêm hai loại hoa cỏ cát tường khác, vẽ sao cho có số lượng là ba để diễn tả ngụ ý “tam chúc”; hoặc vẽ ba cây trúc, ngụ ý “tam chúc”, tỷ như văn nhân Trịnh Bản Kiều đời Thanh từng đề thơ trong tranh: “Tả lai tam chúc nãi tam trúc, họa xuất hoa phong thị lưỡng phong” – “Viết tam chúc thành ba cây trúc, vẽ ra hoa phong thành hai ngọn núi”.

Ngoài ra, trong điển cổ này có thể thấy được Đường Nghiêu là vị Thánh nhân xem trọng đức hạnh. Ông cũng là một trong những Thánh nhân đặt nền móng cho văn hóa Trung Hoa, văn hóa Trung Hoa từ buổi ban đầu đã chính là văn hóa coi trọng đạo đức. Đương nhiên nếu là người thường không làm chuyện xấu, với tiền đề là không làm tổn đức, thì truy cầu lợi ích nhân gian cũng không có gì là sai, “Quân tử ái tài thủ chi hữu đạo” (nghĩa là người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý). Còn Trung Cộng ở đây lại hoàn toàn tương phản, nó mang tới thuyết vô thần làm cho con người không kính Trời, không tin Thần, khiến cho người ta đánh mất đi sự kính sợ đối với Thần linh cũng như đạo đức, sau đó lại lợi dụng việc con người truy cầu đối với lợi ích thế gian, khiến người ta dùng tiền bạc để đo lường mọi việc, trong mắt chỉ toàn là tiền, vì tiền vì lợi ích mà không việc ác nào không làm, cuối cùng hủy diệt triệt để đạo đức của con người. Có thể thấy Trung Cộng là tổ chức tà ác hoàn toàn đi ngược lại văn minh Trung Hoa.

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/255830

The post Thành ngữ điển cổ: “Hoa phong tam chúc” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: “Phạt một người răn dạy trăm người”https://chanhkien.org/2021/06/thanh-ngu-dien-co-phat-mot-nguoi-ran-day-tram-nguoi.htmlTue, 15 Jun 2021 10:24:46 +0000https://chanhkien.org/?p=27564Trịnh Trọng chọn lọc giới thiệu [ChanhKien.org] “Làm theo lẽ lấy một mà cảnh tỉnh trăm người, quan lại dân chúng đều phục, biết sợ mà sửa đổi hành vi, ăn năn hối lỗi.” “Hán Thư • Doãn Ông Quy truyện” của Ban Cố thời Đông Hán “Cảnh”, cảnh tỉnh, khuyên giải. Ý nghĩa thành […]

The post Thành ngữ điển cố: “Phạt một người răn dạy trăm người” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trịnh Trọng chọn lọc giới thiệu

[ChanhKien.org]

“Làm theo lẽ lấy một mà cảnh tỉnh trăm người, quan lại dân chúng đều phục, biết sợ mà sửa đổi hành vi, ăn năn hối lỗi.”

“Hán Thư • Doãn Ông Quy truyện” của Ban Cố thời Đông Hán

“Cảnh”, cảnh tỉnh, khuyên giải. Ý nghĩa thành ngữ này là: công chính, nghiêm minh trừng phạt một người, để mà cảnh tỉnh, khuyên răn mọi người.

Thời Tây Hán, đại thần Hoắc Quang, tuân theo di chiếu của Hán Vũ Đế mà phụ chính, nhận chức Đại tư mã Đại tướng quân, quyền thế rất lớn. Hoắc Quang nguyên quán ở Bình Dương, kẻ ở trong nhà ông ta, ỷ vào thế lực chủ, thường xuyên cầm hung khí làm xằng làm bậy ở chợ, thậm chí cưỡng ép cướp của. Bách tính tức giận nhưng không dám nói, quan địa phương cũng lặng thinh để cho chúng mặc sức hoành hành.

Về sau, có một người tên Doãn Ông Quy, được bổ nhiệm làm chức quan quản lý chợ. Doãn Ông Quy lúc còn trẻ, từng làm tiểu lại trong ngục, hiểu rõ hình pháp, ông còn ham võ nghệ, kiếm thuật rất cao minh, là người có danh tiếng ở Bình Dương. Sau khi Doãn Ông Quy đến nhận chức, nghiêm ngặt chiểu theo pháp luật mà xử lý mọi việc. Đám kẻ ở trong nhà họ Hoắc, đã sớm biết Doãn Ông Quy lợi hại, từ đó về sau cũng không dám hoành hành ở chợ nữa.

Có một năm, Thái thú Hà Đông là Điền Diên Niên đi tuần sát Bình Dương, triệu kiến quan lại địa phương, Doãn Ông Quy cũng ở trong nhóm được gọi đến. Điền Diên Niên nói với mọi người: “Người có tài văn đứng ở bên đông, người biết võ nghệ đứng ở bên tây.” Mọi người đều theo yêu cầu của Thái thú mà chọn vị trí đứng, chỉ có Doãn Ông Quy đứng ở chính giữa. Điền Diên Niên hỏi: “Vì sao không chọn một bên mà đứng?” Doãn Ông Quy quỳ xuống bẩm: “Tôi văn võ đều biết, xin chờ Thái thú sắp xếp.”

Điền Diên Niên vừa nghe lời này, đã cảm thấy Doãn Ông Quy không tầm thường. Qua một hồi nói chuyện, Thái Thú đã xác nhận Doãn Ông Quy quả thực văn võ kiêm toàn, hơn nữa rất có năng lực, liền điều Doãn Ông Quy đến chỗ thủ hạ của mình để nhậm chức. Doãn Ông Quy không phụ kỳ vọng của Điền Diên Niên, xử án công bằng, chấp pháp nghiêm minh. Điền Diên Niên rất coi trọng ông.

Bởi vì chính tích rất tốt, về sau, Doãn Ông Quy được thăng chức Thái thú Đông Hải. Sau khi đến nhận chức, phát hiện nơi này rất không yên ổn, liền lệnh cho các huyện bên dưới lập hồ sơ sổ sách đưa lên, yêu cầu: khôi phục chân tướng sự thực, nghiêm túc thu thập, ghi chép các tài liệu quan trọng của các phương diện. Những lúc rảnh rỗi ông xem xét cẩn thận những hồ sơ tài liệu này, bởi vậy rất nhanh quen thuộc chân tướng trong quận.

Lúc đó, trong quận có tay cường hào tên Hứa Trọng Tôn, bình thường ức hiếp bách tính, sát hại người vô tội, kẻ xa người gần đều hận hắn thấu xương. Nhưng vì hắn thế lực mạnh, quan hệ rộng, Thái thú tiền nhiệm cũng không dám đắc tội với hắn. Bởi vậy, hắn ta luôn nằm ngoài vòng pháp luật, mặc sức làm càn.

Doãn Ông Quy sau khi đến nhận chức, cấp tốc tra rõ tội trạng của Hứa Trọng Tôn. Ông áp chọn dùng phương pháp “phạt một người răn dạy trăm người”, đầu tiên bắt giữ kẻ ác này, sau đó đem hắn ra chỗ chợ đông người chặt đầu thị chúng.

Sau khi nghiêm trừng Hứa Trọng Tôn, quan lại và bách tính đều rất kính phục Doãn Ông Quy. Những kẻ cường hào khác trong lòng run sợ, không dám tiếp tục làm ác. Doãn Ông Quy cuối cùng cũng làm cho quận Đông Hải yên bình trật tự trở lại.

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/75306

The post Thành ngữ điển cố: “Phạt một người răn dạy trăm người” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: Gương vỡ lại lànhhttps://chanhkien.org/2021/06/thanh-ngu-dien-co-guong-vo-lai-lanh.htmlTue, 01 Jun 2021 13:59:37 +0000https://chanhkien.org/?p=27501Chỉnh lý: Thái Bình [ChanhKien.org] Câu chuyện thành ngữ “Gương vỡ lại lành” không chỉ nói về một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, mà còn phản ánh ra mỹ đức của người thời xưa trong việc giúp đỡ người khác hoàn thành ước nguyện của họ. Nhạc Xương công chúa, vợ của môn khách […]

The post Thành ngữ điển cố: Gương vỡ lại lành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Chỉnh lý: Thái Bình

[ChanhKien.org]

Câu chuyện thành ngữ “Gương vỡ lại lành” không chỉ nói về một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, mà còn phản ánh ra mỹ đức của người thời xưa trong việc giúp đỡ người khác hoàn thành ước nguyện của họ.

Nhạc Xương công chúa, vợ của môn khách thái tử Trần triều (Nam Trần) là Từ Đức Ngôn, là em gái của Trần hậu chủ Trần Thúc Bảo, bà có tài năng và dung mạo đều cực kỳ xuất sắc. Khi Từ Đức Ngôn còn là môn khách của thái tử, cũng chính là lúc nhà Trần suy yếu, là lúc thế cục nước Trần hỗn loạn, ông không thể bảo đảm an toàn cho bản thân và quốc gia.

Từ Đức Ngôn bèn nói với vợ: “Với tài năng và dung mạo của nàng, nếu như đất nước rơi vào diệt vong, nàng nhất định sẽ lưu lạc đến một gia đình giàu có và quyền lực, lo sợ rằng chúng ta sẽ mãi xa rời, nếu như duyên phận chúng ta chưa hết thì còn có thể gặp nhau, thì nên có một tín vật”. Thế là Từ Đức Ngôn bẻ gãy một bên của tấm gương đồng, hai vợ chồng mỗi người cầm một nửa. Anh ta hẹn ước với vợ mình rằng: “Sau này đến ngày rằm tháng giêng, nàng nhất định phải đem tấm gương này bán ra ngoài chợ, nếu như ta nhìn thấy nó, thì ta sẽ đi tìm nàng”.

Đến khi nhà Trần diệt vong, vợ của Từ Đức Ngôn quả nhiên lưu lạc vào nhà Việt Công tên là Dương Tố, Dương Tố rất sủng ái nàng. Từ Đức Ngôn sống cuộc sống lang bạt, vất vả lắm mới quay lại được kinh thành. Anh ta vào ngày rằm tháng giêng đã đến chợ để tìm kiếm, quả nhiên có một ông lão dáng vẻ giống một người hầu đang bày bán một nửa tấm gương, hơn nữa còn rao giá rất cao, mọi người đều chê cười ông ta. Từ Đức Ngôn dẫn ông lão tới chỗ ở của mình, mang cho ông ấy đồ ăn, thuật lại những gì mình đã trải qua, rồi lấy ra một nửa tấm gương của mình ghép lại với một nửa tấm gương mà ông lão đó bán, sau đó đề lên đó một bài thơ: “Kính dữ nhân câu khứ, kính quy nhân bất quy, vô phục Thường Nga ảnh, không lưu minh nguyệt huy” (Dịch nghĩa: Người đi gương cũng đi, gương về người không về, Hằng Nga đâu chẳng thấy, chỉ thấy ánh trăng lòe).

Nhạc Xương công chúa sau khi nhìn thấy bài thơ, đã khóc lóc sướt mướt mà không chịu ăn uống gì. Dương Tố sau khi hiểu chuyện cũng rất thương cảm, liền phái người đi tìm Từ Đức Ngôn tới, quyết định trả lại vợ cho anh ta, còn tặng cho hai người rất nhiều tiền vật. Mọi người sau khi nghe câu chuyện này không ai không khen ngợi.

Dương Tố làm tiệc rượu tiễn biệt Từ Đức Ngôn và Nhạc Xương công chúa, và còn bảo Nhạc Xương công chúa làm một bài thơ: “Linh nhật hà thiên thứ, tân quan đối cựu quan, tiếu đề câu bất cảm, phương nghiệm tác nhân nan” (Dịch nghĩa: Hôm nay là ngày gì lạ thế, phu quân mới ngồi đối mặt với phu quân cũ, ngồi ở đây không biết nên vui hay buồn, lúc này mới hiểu rằng làm người khó lắm). Sau đó Nhạc Xương công chúa và Từ Đức Ngôn quay trở về Giang Nam, hai người chung sống với nhau cho đến khi đầu bạc răng long.

(Nguồn tư liệu: Bản sự thi

Dịch từ:

http://www.epochtimes.com/b5/8/2/7/n2004438.htm

http://pureinsight.org/pi/index.php?news=5223

The post Thành ngữ điển cố: Gương vỡ lại lành first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: Thống định tư thốnghttps://chanhkien.org/2021/04/thanh-ngu-dien-co-thong-dinh-tu-thong.htmlMon, 19 Apr 2021 15:38:02 +0000https://chanhkien.org/?p=27421Trình Thực chỉnh lý [ChanhKien.org] [Giải nghĩa] “Thống định tư thống” – biểu thị tâm trạng bi thương, sau khi bình tĩnh lại, nghĩ về nỗi đau khổ gặp phải trước đây, lại thấy còn thương tâm gấp bội. [Ví dụ] Tài xế Tiểu Vương nhìn lại bức ảnh chụp hiện trường tai nạn của […]

The post Thành ngữ điển cố: Thống định tư thống first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Trình Thực chỉnh lý

[ChanhKien.org]

[Giải nghĩa] “Thống định tư thống” – biểu thị tâm trạng bi thương, sau khi bình tĩnh lại, nghĩ về nỗi đau khổ gặp phải trước đây, lại thấy còn thương tâm gấp bội.

[Ví dụ] Tài xế Tiểu Vương nhìn lại bức ảnh chụp hiện trường tai nạn của mình, thống định tư thống, càng thêm thấy hối hận.

[Đồng nghĩa/trái nghĩa] “Tật thủ túc ngạch, chuy tâm khấp huyết” (cau mày, đấm ngực bi thương không nói nên lời)/“Du nhiên tự đắc, vô quan thống dương” (an nhàn thoải mái, không đáng đau khổ)

Thành ngữ này bắt nguồn từ cuốn “Chỉ nam lục hậu tự” của Văn Thiên Tường thời Tống. Năm 1275, quân Nguyên của tộc người Mông Cổ phương Bắc, vô cớ bắt giữ Văn Thiên Tường khi ông đi làm sứ giả đến doanh trại Nguyên. Văn Thiên Tường trên đường bị áp giải lên phía bắc, đã thừa cơ đào thoát, khi ông đi tới khu vực Chân Châu đã cùng tướng Miêu Tái Thành bàn kế lui địch. Không ngờ, tướng giữ vùng Hoài Đông đang đóng quân ở Dương Châu là Lý Đình Chi hiểu lầm Văn Thiên Tường muốn đầu hàng quân Nguyên, liền lệnh cho Miêu Tái Thành diệt trừ ông. Miêu Tái Thành không nỡ ra tay, bèn đưa Văn Thiên Tường ra khỏi thành. Để xóa bỏ hiểu lầm của Lý Đình Chi, Văn Thiên Tường đi đến Dương Châu, nhưng Lý Đình Chi phát lệnh truy nã Văn Thiên Tường. Văn Thiên Tường biết khó mà giải thích rõ ràng được, liền rời khỏi Dương Châu. Khi ông nghe được tin em trai của Cung Đế là Đoan Tông đã lên ngôi ở Phúc Châu, ông bèn đi thuyền theo đường biển đến Phúc Châu. Trên đường đi, Văn Thiên Tường đã viết rất nhiều bài thơ cảm động lòng người để biểu đạt lòng ái quốc của mình. Ông đã biên tập những bài thơ này thành một tập thơ, rồi dùng ý tứ của câu thơ “Thần tâm nhất phiến từ châm thạch, bất chỉ nam phương thệ bất hưu” (dịch nghĩa: Lòng hạ thần là kim la bàn, không hướng về phương nam quyết không nghỉ”) để đặt tên cho tập thơ là “Chỉ nam lục”, biểu lộ lòng trung của ông đối với nhà Tống. Trong lời tựa của ông cho “Chỉ nam lục”, có câu “thống định tư thống, thống hà như tai” (càng nghĩ càng đau, đau đớn xiết bao), để nói lên hồi ức của ông về nỗi đau thương tột cùng trong hiểm cảnh lúc bấy giờ, cũng lấy đó mà khích lệ chính mình, giãi bày với hậu thế.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/119291

The post Thành ngữ điển cố: Thống định tư thống first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Loạt bài: Thành ngữ điển cốhttps://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-thanh-ngu-dien-co.htmlSun, 07 Mar 2021 20:41:10 +0000https://chanhkien.org/?p=27235Tề Chỉnh Thăng chỉnh lý [Chanhkien.org] Thành ngữ điển cố: “Sư xuất vô danh” Thành ngữ điển cố: “Ngoài mạnh trong suy” Thành ngữ điển cố: “Ngựa xe như nước” Thành ngữ điển cố: “Mọi người quay lưng” Thành ngữ điển cố: “Cố tình phạm pháp” Thành ngữ điển cố: “Quăng roi chặn dòng” Thành […]

The post Loạt bài: Thành ngữ điển cố first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tề Chỉnh Thăng chỉnh lý

[Chanhkien.org]

Thành ngữ điển cố: “Sư xuất vô danh”

Thành ngữ điển cố: “Ngoài mạnh trong suy”

Thành ngữ điển cố: “Ngựa xe như nước”

Thành ngữ điển cố: “Mọi người quay lưng”

Thành ngữ điển cố: “Cố tình phạm pháp”

Thành ngữ điển cố: “Quăng roi chặn dòng”

Thành ngữ điển cố: “Ngàn dặm một ngày”

Thành ngữ điển cố: “Thiên la địa võng”

Thành ngữ điển cố: “Cưỡng từ đoạt lý”

Thành ngữ điển cố : “Tuế tại long xà”

Thành ngữ điển cố: “Nhục thực giả bỉ”

The post Loạt bài: Thành ngữ điển cố first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Loạt bài: Câu chuyện thành ngữhttps://chanhkien.org/2021/03/loat-bai-cau-chuyen-thanh-ngu.htmlSun, 07 Mar 2021 20:40:14 +0000https://chanhkien.org/?p=27234Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến [Chanhkien.org] Câu chuyện thành ngữ: “Vứt bút tòng quân” Câu chuyện thành ngữ: “Người mù sờ voi” Câu chuyện thành ngữ: “Đông song sự phát” Câu chuyện thành ngữ : “Túc thế oan gia”

The post Loạt bài: Câu chuyện thành ngữ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Câu chuyện thành ngữ: “Vứt bút tòng quân”

Câu chuyện thành ngữ: “Người mù sờ voi”

Câu chuyện thành ngữ: “Đông song sự phát”

Câu chuyện thành ngữ : “Túc thế oan gia”

The post Loạt bài: Câu chuyện thành ngữ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: “Ngàn dặm một ngày”https://chanhkien.org/2021/01/thanh-ngu-dien-co-ngan-dam-mot-ngay.htmlTue, 19 Jan 2021 15:42:34 +0000https://chanhkien.org/?p=26987Đường Liên chỉnh lý [ChanhKien.org] [Giải nghĩa] Hình dung sự tiến bộ hoặc phát triển cực kỳ cấp tốc. [Câu ví dụ] Học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng cứu độ chúng sinh tốc độ rất nhanh, đạt được đà ngàn dặm một ngày, số người làm tam thoái đã vượt 160 triệu người. […]

The post Thành ngữ điển cố: “Ngàn dặm một ngày” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Đường Liên chỉnh lý

[ChanhKien.org]

[Giải nghĩa]

Hình dung sự tiến bộ hoặc phát triển cực kỳ cấp tốc.

[Câu ví dụ]

Học viên Pháp Luân Công giảng chân tướng cứu độ chúng sinh tốc độ rất nhanh, đạt được đà ngàn dặm một ngày, số người làm tam thoái đã vượt 160 triệu người.

[Cận nghĩa / phản nghĩa]

Thuấn tức thiên lý / Đình chỉ bất tiền

Thành ngữ này xuất xứ từ “Trang Tử • Thu Thủy”.

Tương truyền, có người được gọi là Tạo Phụ, rất giỏi việc khống chế những con ngựa dữ. Tạo Phụ tìm được cho Tây Chu thiên tử Chu Mục Vương tám con ngựa tốt. Mục Vương có được đám ngựa tốt này liền gọi chung là “bát tuấn”. Mục Vương cho Tạo Phụ đem tám con tuấn mã này thắng vào xe, chuẩn bị đi chơi đến vùng xa xôi phía tây. Một hôm, Mục Vương đem việc triều chính giao lại cho mấy vị đại thần thân tín, còn mình thì ngồi trên xe ngựa do Tạo Phụ điều khiển, nhắm hướng tây xuất phát. Tạo Phụ quất dây cương, hô nhẹ một tiếng, tám con tuấn mã liền tung bốn vó chạy về phía trước. Chỉ thấy cảnh vật hai bên trái phải rất nhanh lui về phía sau. Bọn họ đi tới dưới chân núi Côn Lôn thuộc nước Tây Vương Mẫu.

Tây Vương Mẫu cùng Mục Vương đi ngắm cảnh đẹp trong nước, Mục Vương thưởng cảnh lòng dạ vui sướng, chớp mắt đã một tháng trôi qua. Sẩm tối một ngày nọ, Tạo Phụ đột nhiên dẫn đến một võ sĩ mồ hôi đầm đìa, đem tới một phong mật thư. Trung thư viết rằng, Từ Yển Vương ở phía đông biết thiên tử rời Cảo Kinh lâu ngày, liền thừa cơ khởi binh tạo phản. Mục Vương lập tức lệnh cho Tạo Phụ chuẩn bị xe, tức khắc lên đường về đông. Tạo Phụ thấy Mục Vương nhìn Tây Vương Mẫu lưu luyến không rời, sợ ông đổi ý, liền giơ roi lên quất mạnh, bát tuấn nhất thời tung vó, phi ngàm dặm một ngày hướng về phía đông, chỉ đi hết ba ngày ba đêm đã về đến Cảo Kinh.

Từ Yển Vương thấy thiên tử đã hồi kinh lại còn thân chinh chiến đấu, thì không khỏi tâm thần đại loạn, bị đánh tan tác tơi bời, chết trong đám loạn quân.

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/129428

The post Thành ngữ điển cố: “Ngàn dặm một ngày” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: “Sư xuất vô danh”https://chanhkien.org/2021/01/thanh-ngu-dien-co-su-xuat-vo-danh.htmlWed, 13 Jan 2021 15:47:38 +0000https://chanhkien.org/?p=26949Tề Chỉnh Thăng chỉnh lý [Chanhkien.org] [Giải nghĩa] Nguyên chỉ việc xuất binh không có lý do gì. Hiện phiếm chỉ làm việc không có lý do chính đáng. [Xuất xứ] “Hán Thư • Cao Đế kỷ thượng” của Ban Cố đời Hán. Sở Hoài Vương có ước hẹn trước với các tướng lĩnh quân […]

The post Thành ngữ điển cố: “Sư xuất vô danh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tề Chỉnh Thăng chỉnh lý

[Chanhkien.org]

[Giải nghĩa]

Nguyên chỉ việc xuất binh không có lý do gì. Hiện phiếm chỉ làm việc không có lý do chính đáng.

[Xuất xứ]

“Hán Thư • Cao Đế kỷ thượng” của Ban Cố đời Hán.

Sở Hoài Vương có ước hẹn trước với các tướng lĩnh quân khởi nghĩa, ai tiến vào Hàm Dương trước thì làm vua Tần. Hạng Vũ tiến vào Hàm Dương sau, nhưng lại tự phong mình là Tây Sở Bá Vương, phong cho Lưu Bang vốn là người vào Hàm Dương trước là Hán Vương, khiến Lưu Bang phải chạy sang Ba Thục. Hạng Vũ ôm hận Sở Hoài Vương, bí mật phái người giết chết ông.

Những việc làm này của Hạng Vũ khiến cho các chư hầu vô cùng bất mãn. Hán Vương Lưu Bang lĩnh binh đến Lạc Dương, Đổng Công nói với Lưu Bang: “Tôi nghe nói thuận theo đạo đức làm người, thì hưng thịnh, trái ngược với đạo đức làm người, thì diệt vong. Không có lý do chính đáng, làm đại sự không thể thành công. Hạng Vũ giết quân vương, làm cho người thiên hạ đều oán ghét. Ngài sao không mượn cơ hội này, lĩnh binh thảo phạt Hạng Vũ, bốn biển đều ngưỡng mộ đức hạnh của ngài. Như vậy, ngài cũng giống như Chu Vũ Vương thảo phạt Trụ Vương, dấy quân nhân nghĩa.”

Lưu Bang lập tức vì Nghĩa Đế phát tang, lệnh cho ba quân tất cả đều mặc áo trắng, còn mình thì để trần tay trái, cất tiếng khóc lớn, cúng tế liền ba ngày. Tiếp theo, Lưu Bang lại phái sứ giả truyền tin cho các chư hầu khác: “Thiên hạ đồng thuận lập Nghĩa Đế, chúng ta làm thần tử tôn ngài làm vua. Hiện tại Hạng Vũ sát hại Nghĩa Đế, thật là đại nghịch bất đạo. Ta phải dấy quân nhân nghĩa, cùng các ông thảo phạt kẻ sát hại Nghĩa Đế.” Sở Hán tranh hùng bắt đầu từ đó.

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/129438

The post Thành ngữ điển cố: “Sư xuất vô danh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: “Ngoài mạnh trong suy”https://chanhkien.org/2020/12/thanh-ngu-dien-co-ngoai-manh-trong-suy.htmlWed, 16 Dec 2020 15:34:35 +0000https://chanhkien.org/?p=26897[Chanhkien.org] [Giải nghĩa] “Ngoại cường trung càn”, tỉ dụ bề ngoài thoạt nhìn rất cường đại, kỳ thực bên trong rất suy yếu. [Cận nghĩa / phản nghĩa] “Sắc lệ nội nhẫm”, “ngoại cương nội nhu” / “đại dũng nhược khiếp đại trí nhược ngu” Thành ngữ này xuất xứ từ “Tả truyện • Hi […]

The post Thành ngữ điển cố: “Ngoài mạnh trong suy” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org]

[Giải nghĩa] “Ngoại cường trung càn”, tỉ dụ bề ngoài thoạt nhìn rất cường đại, kỳ thực bên trong rất suy yếu.

[Cận nghĩa / phản nghĩa] “Sắc lệ nội nhẫm”, “ngoại cương nội nhu” / “đại dũng nhược khiếp đại trí nhược ngu”

Thành ngữ này xuất xứ từ “Tả truyện • Hi công thập ngũ niên”. Năm 645 TCN, nước Tần cử đại binh tấn công nước Tấn, quân đội hai nước Tần Tấn quyết chiến tại Hàn Thành. Ngựa trắng kéo chiến xa của Tấn Huệ Công không nghe theo chỉ huy, khiến chiến xa nghiêng đổ vào hào rãnh, Tấn Huệ Công bị thương, bị Tần bắt làm tù binh.

Vì sao trong trận đánh lớn mà lại thua vì con ngựa? Nguyên nhân là Tấn Huệ Công phạm sai lầm: trước khi đánh trận, Tấn Huệ Công lệnh cho người thắng ngựa trắng của nước Trịnh vào chiến xa của ông, loại ngựa chiến thể hình cao to, tỏ ra đặc biệt mạnh mẽ. Đại thần nước Tấn là Khánh Trịnh nhìn ra tình huống này, bèn nói với Tấn Huệ Công: “Thời cổ đánh trận, đều dùng ngựa chiến bản địa, bởi vì ngựa chiến bản địa quen với thực địa nơi ấy, lại được thông qua huấn luyện, vì vậy sẽ nghe theo mệnh lệnh của chủ nhân. Ngài nên dùng ngựa của nước Tấn, chớ nên dùng ngựa của nước Trịnh.”

Tấn Huệ Công nghe xong, không cho đây là việc đương nhiên, liền cười rồi nói: “Ngựa nước Trịnh, bề ngoài cường tráng mạnh mẽ, so với ngựa nước Tấn thì mạnh hơn nhiều, tại sao lại muốn dùng ngựa nước Tấn chứ?”

Khánh Trịnh nói: “Ngựa Trịnh tuy rằng bên ngoài cường tráng, nhưng có thể nói là ngoài mạnh trong yếu, nếu mà đánh trận ở đây, ngựa bị căng thẳng, sẽ mất đi trạng thái bình thường, mà trở nên không nghe chỉ huy, đá loạn kêu loạn. Đến lúc đó, sợ rằng đại vương ngài sẽ phải hối hận mất!” Tấn Huệ Công vẫn đang không nghe Khánh Trịnh khuyến cáo, khăng khăng sử dụng ngựa nước Trịnh để kéo xe, để rồi thất bại hoàn toàn.

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/116400

The post Thành ngữ điển cố: “Ngoài mạnh trong suy” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: “Ngựa xe như nước”https://chanhkien.org/2020/12/thanh-ngu-dien-co-ngua-xe-nhu-nuoc.htmlWed, 16 Dec 2020 15:33:23 +0000https://chanhkien.org/?p=26896Trần Tất Khiêm chỉnh lý [Chanhkien.org] [Giải nghĩa] “Xa thủy mã long” – xe nối nhau đi giống như nước chảy, ngựa nhiều đến mức rồng rắn nối đuôi nhau xếp thành hàng dài. Xe ngựa qua lại không ngừng. Hình dung cảnh tượng phồn hoa náo nhiệt. [Câu ví dụ] Thượng Hải vốn là […]

The post Thành ngữ điển cố: “Ngựa xe như nước” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trần Tất Khiêm chỉnh lý

[Chanhkien.org]

[Giải nghĩa] “Xa thủy mã long” – xe nối nhau đi giống như nước chảy, ngựa nhiều đến mức rồng rắn nối đuôi nhau xếp thành hàng dài. Xe ngựa qua lại không ngừng. Hình dung cảnh tượng phồn hoa náo nhiệt.

[Câu ví dụ] Thượng Hải vốn là thành phố thương nghiệp phồn hoa, quanh năm ngựa xe như nước, vô cùng náo nhiệt, làm người ta ai cũng muốn ghé. Ngày nay do Trung cộng tham lam hủ bại, ô uế không có điểm dừng, khiến cho người ta ghê tởm.

[Cận nghĩa / phản nghĩa] Môn đình nhược thị, xa mã huyên điền / Môn khả la tước, môn đình lãnh lạc

Thành ngữ này xuất xứ từ “Hậu Hán Thư • Minh Đức Mã Hoàng hậu kỷ”. Vào thời Đông Hán, con gái của Phục Ba tướng quân Mã Viện là Mã Thị năm 13 tuổi thì được chọn tiến cung. Năm 60, bà được lập làm hoàng hậu của Hán Minh Đế. Mã hoàng hậu trung thành với triều đình, hơn nữa yêu cầu đối với tự mình rất nghiêm khắc. Sau khi Hán Minh Đế qua đời, Hán Chương Đế lên thay, Mã hoàng hậu được tôn làm hoàng thái hậu. Hán Chương Đế rất kính yêu Mã hậu, muốn phong quan gia tước cho các anh em của bà. Mã hậu biết được việc này, khuyên can Chương Đế, phản đối làm như vậy. Không ngờ năm thứ hai thời Hán Chương Đế, trời gây đại hạn, có mấy kẻ siểm nịnh, ton hót a dua tâu với Chương Đế: Bởi vì hoàng thượng không phong quan gia tước cho anh em Mã hậu, cho nên trời mới giáng đại hạn.

Mã hoàng hậu nghe được, lập tức khuyến cáo hoàng thượng: “Mấy anh em nhà ta, cậy vào quyền thế, truy cầu hưởng lạc. Mấy ngày hôm trước, đi ngang qua nhà mẹ đẻ, ta thấy ngoài cửa lớn thì ‘xe như nước chảy, ngựa tựa rồng bơi’, hỏi thăm, tiếp khách, nối liền không dứt. Người giúp việc ở đấy thảy đều mặc quần áo đẹp đẽ lộng lẫy, hơn nữa đều là loại không đâu bì được. Nếu như thêm chức thêm tước cho họ, tuyệt chẳng có chỗ gì tốt cho triều đình.” Hán Chương Đế nghe theo Mã thái hậu khuyến cáo, không phong quan gia tước cho người nhà Mã hậu nữa.

Phong thái đạo đức cao thượng đó của Mã hoàng hậu đã nhận được ngợi khen từ mọi người.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/117469

The post Thành ngữ điển cố: “Ngựa xe như nước” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: “Mọi người quay lưng”https://chanhkien.org/2020/12/thanh-ngu-dien-co-moi-nguoi-quay-lung.htmlWed, 09 Dec 2020 15:42:41 +0000https://chanhkien.org/?p=26879Trần Tất Khiêm chỉnh lý [Chanhkien.org] [Giải nghĩa] Thành ngữ “Chúng bạn thân ly” là chỉ bị mọi người quay lưng lại, người thân bỏ đi, bạn bè xa lánh. Cũng dùng để diễn tả việc không được lòng người, tình cảnh cực kỳ cô lập. [Câu ví dụ] Quan chức chính là công bộc […]

The post Thành ngữ điển cố: “Mọi người quay lưng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trần Tất Khiêm chỉnh lý

[Chanhkien.org]

[Giải nghĩa] Thành ngữ “Chúng bạn thân ly” là chỉ bị mọi người quay lưng lại, người thân bỏ đi, bạn bè xa lánh. Cũng dùng để diễn tả việc không được lòng người, tình cảnh cực kỳ cô lập.

[Câu ví dụ] Quan chức chính là công bộc của nhân dân, ai ỷ vào quyền thế, tác uy tác phúc, thì sẽ bị mọi người quay lưng, thân bại danh liệt.

[Cận nghĩa / phản nghĩa] Tứ diện sở ca, cô gia quả nhân / Nhân tâm sở hướng, chúng vọng sở quy

Thành ngữ này xuất xứ từ “Tả truyện • Ẩn Công tứ niên”. Thời Xuân Thu, vua thứ 13 nước Vệ là Vệ Hoàn Công có hai người anh em, một là Tấn, một là Châu Dụ. Châu Dụ có chút võ nghệ, thích việc đánh trận. Ông ta thấy anh trai Hoàn Công là một người hiền lành, liền âm mưu cướp ngôi.

Sau khi Vệ Hoàn Công chết, Châu Dụ làm quốc quân nước Vệ. Ông ta sợ người trong nước phản đối, liền mượn cách gây chiến với bên ngoài để chuyển hướng quan tâm của dân chúng. Ông ta lôi kéo nước Trần, nước Tống, nước Thái cùng đi đánh nước Trịnh. Nhưng nước Trịnh nghiêm mật phòng thủ, rốt cuộc việc tấn công bị thất bại.

Vua Ẩn Công nước Lỗ, sau khi nghe biết chuyện này, liền hỏi đại phu Chúng Trọng: “Châu Dụ làm như vậy, có thể dài lâu được không?” Chúng Trọng đáp: “Châu Dụ chỉ biết ỷ vào vũ lực, chốn nào cũng làm loạn, dân chúng chắc là sẽ không ủng hộ ông ta; thái độ làm người của ông ta thì thập phần tàn nhẫn, giết chóc vô cớ, ai còn dám ở gần ông ta đây? Như vậy, dân chúng phản đối ông ta, kẻ thân tín cũng sẽ từ từ ly khai ông ta, mọi người quay lưng, chính quyền ông ta làm thế nào mà lâu dài cho được?”

Chúng Trọng còn nói thêm: “Binh cũng tựa như lửa. Một mực dùng binh, mà không biết kiềm lại và tiết chế, thì kết quả tất là như chơi với lửa có ngày chết cháy. Theo tôi thấy, số mệnh thất bại là đang đợi ông ta đó!”

Quả nhiên, không tới một năm, cựu thần nước Vệ là Thạch Bội, mượn thế lực nước Trần, giết chết Châu Dụ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/117136

The post Thành ngữ điển cố: “Mọi người quay lưng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: “Cố tình phạm pháp”https://chanhkien.org/2020/12/thanh-ngu-dien-co-co-tinh-pham-phap.htmlWed, 09 Dec 2020 15:38:01 +0000https://chanhkien.org/?p=26878Trần Tất Khiêm chỉnh lý [Chanhkien.org] [Giải nghĩa] “Dĩ thân thí pháp” – ý là biết rõ pháp luật cấm, thế nhưng bản thân vẫn làm việc phạm pháp, mưu đồ đạt được lợi ích cho mình. [Cận nghĩa / phản nghĩa] Tri pháp phạm pháp, minh tri cố phạm / Tuân kỷ thủ pháp […]

The post Thành ngữ điển cố: “Cố tình phạm pháp” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trần Tất Khiêm chỉnh lý

[Chanhkien.org]

[Giải nghĩa] “Dĩ thân thí pháp” – ý là biết rõ pháp luật cấm, thế nhưng bản thân vẫn làm việc phạm pháp, mưu đồ đạt được lợi ích cho mình.

[Cận nghĩa / phản nghĩa] Tri pháp phạm pháp, minh tri cố phạm / Tuân kỷ thủ pháp

Câu thành ngữ này xuất xứ từ “Hán Thư • Vương Tôn truyện”. Thời Tây Hán, ở vùng Cao Dương (nay thuộc Hà Bắc) có một vị quan liêm khiết tên là Vương Tôn. Ông từ nhỏ đã mất phụ thân, được bác phụ (anh của cha) nuôi nấng.

Vương Tôn đam mê đọc sách, ông rất có lòng tôn kính đối với những vị quan lại chấp pháp nghiêm minh được ghi lại trong sử sách. Có một ngày, ông thỉnh cầu bác phụ: xin được đến nhà tù trong quận làm mấy việc vặt, bác phụ khuyên Vương Tôn không thành, đành chuẩn bị lễ vật sai người đưa ông đến gặp trưởng ngục, trưởng ngục liền nhận Vương Tôn ở bên sai bảo.

Vài năm sau, Vương Tôn thăng tiến rất nhanh. Có một lần, ông theo trưởng ngục đến phủ Thái thú làm việc, được Thái thú để mắt tới, liền giữ Vương Tôn ở trong phủ lo việc văn thư. Về sau, Vương Tôn được triều đình phân công làm Thái thú ở An Định. Lúc đó, quan trường vùng An Định cực kỳ hỗn loạn, một số quan viên lợi dụng chức quyền, hoành hành ngang ngược, ức hiếp bách tính. Vương Tôn sau khi đến nhận chức, lập tức chỉnh đốn quan lại, nói rõ cho quan lại các huyện phải làm tốt chức trách của mình.

Trong quận có viên quan dưới quyền nọ, thủ đoạn độc ác, cướp đoạt một lượng lớn của cải mồ hôi xương máu của người dân khiến dân chúng vô cùng phẫn nộ. Sau khi Vương Tôn đăng bảng bố cáo, ông ta vẫn chẳng hối cải, cố tình phạm pháp. Vì vậy Vương Tôn bắt nhốt ông ta quy án. Tiếp theo, Vương Tôn còn trừng phạt một nhóm cường hào ác bá không chịu tỉnh ngộ, từ đó xã hội an định, đời sống dân chúng thái bình trở lại.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/116894

The post Thành ngữ điển cố: “Cố tình phạm pháp” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ: “Đông song sự phát”https://chanhkien.org/2020/12/cau-chuyen-thanh-ngu-dong-song-su-phat.htmlThu, 03 Dec 2020 15:32:10 +0000https://chanhkien.org/?p=26855Tác giả: Lý Kiếm [Chanhkien.org] Thành ngữ “Đông song sự phát” dùng để tỉ dụ một âm mưu đã bại lộ, sắp bị trừng trị. Xuất xứ của thành ngữ này là từ tác phẩm “Tây hồ du lãm chí dư” của Điền Nhữ Thành đời Minh: “Tần Cối muốn giết Nhạc Phi, ở cửa […]

The post Câu chuyện thành ngữ: “Đông song sự phát” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Lý Kiếm

[Chanhkien.org]

Thành ngữ “Đông song sự phát” dùng để tỉ dụ một âm mưu đã bại lộ, sắp bị trừng trị. Xuất xứ của thành ngữ này là từ tác phẩm “Tây hồ du lãm chí dư” của Điền Nhữ Thành đời Minh: “Tần Cối muốn giết Nhạc Phi, ở cửa sổ phía đông cùng vợ là Vương Thị bàn mưu… Tần Cối nói: “Khả phiền nói với phu nhân, việc ở cửa sổ phía đông đã bị lộ.”

Tần Cối là tể tướng của Nam Tống, chủ trương đầu hàng nhà Kim, Cối cho rằng Nhạc Phi là cản trở lớn nhất trong việc nghị hòa liền giật dây người khác vu cáo Nhạc Phi mưu phản, bắt giữ Nhạc Phi giam vào ngục. Thế nhưng, Nhạc Phi thà chết chứ không chịu khuất phục, không chịu nhận tội, Tần Cối vì vậy không cách nào định tội cho Nhạc Phi. Tần Cối cùng vợ là Vương Thị ở dưới cửa sổ phía đông trong phòng kín bày mưu tính kế, Vương Thị nham hiểm nói: “Tướng công, bắt hổ dễ thả hổ khó. Nếu như bây giờ không nghĩ biện pháp đem Nhạc Phi khép tội chết, tương lai hậu hoạn vô cùng.” Tần Cối cảm thấy Vương Thị nói có lý, liền không thèm để ý gì nữa liền đem Nhạc Phi khép tội chết. Ông ta bày cho bộ hạ giả tạo chứng cứ, vu cáo đặt tội cho Nhạc Phi và con trai Nhạc Vân cùng bộ tướng Trương Hiến, lấy tội danh “mạc tu hữu” (có thể có, có thể không) nhằm sát hại cha con Nhạc Phi. Vị tướng lĩnh một đời trung trinh ái quốc đã chết thảm trong tay gian thần như vậy.

Không lâu sau Tần Cối qua đời. Ít ngày sau, con Tần Cối là Tần Hi cũng chết. Vương Thị cả ngày tâm thần không yên, liền thỉnh một đạo sĩ đến làm phép. Đạo sĩ kia gặp Tần Hi ở cõi âm, thấy trên đầu anh ta đeo một cái gông nặng, liền hỏi: “Phụ thân ngươi ở chỗ nào?” Tần Hi đáp: “Ở địa ngục Phong Đô.” Đạo sĩ chạy tới Phong Đô, quả nhiên thấy Tần Cối và các ác nhân bức hại Nhạc Phi đều mang gông sắt, bị các loại hình phạt thống khổ. Lúc gần rời đi, đạo sĩ hỏi Tần Cối muốn nhắn gì cho Vương Thị. Tần Cối mặt buồn rười rượi nói: “Thỉnh cầu nhắn cho phu nhân tôi, việc ở cửa sổ đông đã bị lộ rồi.” Sau khi đạo sĩ trở lại dương thế, liền đem lời Tần Cối nói lại cho Vương Thị, Vương Thị sợ ngây người, không lâu sau bà ta cũng chết.

Ngày hôm nay, Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế gian, từ bi cứu độ chúng sinh. Thế nhưng Trung Cộng tà ác lại làm cho rất nhiều người trong thiên hạ nhận thức không đúng, biên tạo ra những lời dối trá vô sỉ phỉ báng Đại Pháp, lấy tội danh “mạc tu hữu” tàn hại đệ tử Đại Pháp đang đi trên con đường của Thần, tội ác lớn vô biên, sắp bị chúng Thần nghiêm khắc thẩm phán. Hệ thống tà ác Phòng 610 cũng ý thức được “việc ở cửa sổ phía đông đã bị lộ”, cho nên nóng lòng tiêu hủy các loại chứng cứ phạm tội.

Kỳ thực trên đầu ba thước có thần linh, mắt thần như điện. Mỗi lời nói hành động của con người, làm mỗi việc thiện, việc ác, chúng Thần đều nhất nhất ghi lại toàn bộ. Ác nhân ngu xuẩn cho rằng tiêu hủy chứng cứ là có thể thoát khỏi thẩm phán của chính nghĩa, Thần không biết, quỷ không hay, điều này làm sao có thể được? Thiện ác hữu báo, đây là quy luật vĩnh hằng của vũ trụ. Như Tần Cối là ác nhân hãm hại bậc trung lương, lúc hành ác thì ngông cuồng tự đại, càn rỡ vô cùng, đợi đến ngày thanh toán đến, mới biết được nhân quả báo ứng không sai chạy mảy may, hối hận thì đã muộn.

Xin khuyên những kẻ tà ác bức hại đệ tử Đại Pháp, lúc này vội vàng tiêu hủy chứng cứ phạm tội là ngu xuẩn mà phí công, hãy mau chóng dừng cương trước vực, bỏ ác theo thiện, lập công chuộc tội, đó là con đường duy nhất giảm nhẹ ác báo lên bản thân mình, bằng không chắc chắn sẽ bị pháp luật nhân gian và thiên lý nghiêm khắc trừng phạt, giống như Tần Cối vĩnh viễn bị người đời phỉ nhổ!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/38863

The post Câu chuyện thành ngữ: “Đông song sự phát” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ : “Túc thế oan gia”https://chanhkien.org/2020/11/cau-chuyen-thanh-ngu-tuc-the-oan-gia.htmlWed, 04 Nov 2020 10:31:31 +0000https://chanhkien.org/?p=26757Tác giả: Đức Huệ Thời Bắc Tống có viên quan tên Bành Nhữ Lệ (Công Nguyên năm 1041 – năm 1095), tự là “Khí Tư”, người Bà Dương, Nhiêu Châu (nay là Bà Dương, Giang Tây), đỗ Trạng nguyên vào năm Trị Bình thứ hai thời Tống Anh Tông (Công Nguyên năm 1065). Ông đậu […]

The post Câu chuyện thành ngữ : “Túc thế oan gia” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đức Huệ

Thời Bắc Tống có viên quan tên Bành Nhữ Lệ (Công Nguyên năm 1041 – năm 1095), tự là “Khí Tư”, người Bà Dương, Nhiêu Châu (nay là Bà Dương, Giang Tây), đỗ Trạng nguyên vào năm Trị Bình thứ hai thời Tống Anh Tông (Công Nguyên năm 1065). Ông đậu Trạng nguyên rồi làm các chức quan lớn như Thị lang, Thượng thư, dám nói những điều người khác không dám nói, nổi tiếng chính trực vô tư, không tính toán hiềm khích cũ.

Đến lúc trung niên, ông gặp được một người goá phụ họ Tống, có ý muốn lấy bà làm vợ, nhưng vì quá bận nên không thành. Mười hai năm sau, ông gặp lại người phụ nữ họ Tống này, lần này rốt cục cũng cưới được bà. Người phụ nữ họ Tống rất xinh đẹp, Bành Nhữ Lệ sau khi kết hôn thì hết sức lấy lòng và chiều chuộng bà. Giữa những năm Thiệu Thánh đời vua Tống Triết Tông, ông được phái đến Giang Châu (nay là Cửu Giang) nhậm chức, trong lúc đương nhiệm thì mắc trọng bệnh không qua khỏi, liền gọi người đem giấy bút đến viết mấy dòng di ngôn:

“Túc thế oan gia, ngũ niên phu phụ, tùng kim dĩ vãng, bất đả giá cổ” (Oan gia kiếp trước, vợ chồng năm năm, từ nay dĩ vãng, không còn liên quan), viết xong thì qua đời. Có lẽ vào lúc ông lâm chung, có sinh mệnh ở không gian khác nói ra quan hệ nhân duyên của ông cùng với người phu nhân họ Tống, nên mới có mấy câu di ngôn như vậy.

Vậy là “Túc thế oan gia” trở thành một câu thành ngữ, chỉ thù oán kiếp trước giữa các sinh mệnh, thường hay hình dung như oán hận chất chứa rất sâu, rất khó hóa giải. Đôi khi giữa vợ và chồng, người thân cũng dùng những từ như “oan gia”, “tiểu oan gia”, “túc thế oan gia” làm biệt danh gọi nhau, có điều cách nói này không mang ác ý gì. Kỳ thực, giữa vợ chồng, giữa người thân bạn bè, giữa người với người trong xã hội đều có mối quan hệ nhân duyên, có báo ân, trả nợ, có báo thù, đòi nợ, còn có hoàn thành nguyện vọng, đủ các loại tình huống, bất kể là tình huống gì, đều phải tận lực làm tròn bổn phận của mình, đối xử tử tế với đối phương. Như vậy thì mới có thể thu được tương lai tốt đẹp trong luân hồi của sinh mệnh. Thực ra câu thành ngữ “túc thế oan gia” có thể trở thành câu nói thường dùng hàng ngày như vậy, cũng nói lên một điều rằng người xưa tín ngưỡng vào Thần một cách phổ biến, tin tưởng luân hồi, tin tưởng nhân quả báo ứng, qua đó có thể thấy được vô thần luận hoàn toàn không phải là văn hoá truyền thống Trung Quốc.

Nguồn: “Hoạ Mạn Lục”

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/255356

The post Câu chuyện thành ngữ : “Túc thế oan gia” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Điển cố Trung Hoa : “Thực vạn dương”https://chanhkien.org/2020/10/dien-co-trung-hoa-thuc-van-duong.htmlFri, 16 Oct 2020 16:31:57 +0000https://chanhkien.org/?p=26715Tác giả: Đường Vân [Chanhkien.org] Lý Đức Dụ, tự Văn Nhiêu, người Tán Hoàng, Triệu Quận thời Đường (nay là huyện Tán Hoàng, Hà Bắc), làm quan qua 6 đời vua Hiến Tông, Mục Tông, Kính Tông, Văn Tông, Võ Tông, Tuyên Tông, từng hai lần được phong làm tể tướng, là nhân vật chính […]

The post Điển cố Trung Hoa : “Thực vạn dương” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đường Vân

[Chanhkien.org] Lý Đức Dụ, tự Văn Nhiêu, người Tán Hoàng, Triệu Quận thời Đường (nay là huyện Tán Hoàng, Hà Bắc), làm quan qua 6 đời vua Hiến Tông, Mục Tông, Kính Tông, Văn Tông, Võ Tông, Tuyên Tông, từng hai lần được phong làm tể tướng, là nhân vật chính trị nổi tiếng vào cuối đời nhà Đường.

Vào lúc Lý Đức Dụ làm chức Thái Tử Thiếu Bảo phụ trách Đông Đô Lạc Dương, nghe nói có vị cao tăng dự đoán cát hung rất linh nghiệm, liền tìm đến vị tăng nhân này, hỏi xem tương lai của mình như thế nào. Vị cao tăng nhìn ông một chút rồi nói: “Tướng quốc bị cách chức biếm đi xa vạn dặm về phía nam. Mà thời gian của chuyến đi về phía Nam sẽ đến rất nhanh, mệnh lý đã định trước, không chạy thoát được.” Lý Đức Dụ rất không vui, hỏi tiếp: “Tôi còn có thể trở về không?” Cao tăng đáp: “Ông có thể trở về. Tướng quốc bình sinh [trong mệnh] sẽ ăn một vạn con cừu, hiện tại mới ăn chín ngàn năm trăm con, còn năm trăm con chưa ăn.” Lý Đức Dụ kinh ngạc vô cùng: “Sư phụ quả nhiên là cao nhân! Năm Nguyên Hoà thứ mười ba, tôi từng mơ thấy rất rõ ràng. Trong mơ đi tới Tấn Sơn, thấy khắp núi đều là cừu, có mười mấy người chăn cừu đến bái kiến tôi. Tôi liền hỏi thăm bọn họ. Người chăn cừu nói: ‘Những thứ này chính là số cừu ngài sẽ ăn trong đời.’ Tôi vẫn luôn ghi nhớ giấc mơ này, chưa từng kể với bất kỳ ai. Hôm nay quả đúng như lời thầy nói, xem ra chuyện âm đức là có thật chứ không phải là hư ảo!”

Mười ngày sau, Chấn Vũ Tiết Độ Sứ – Mễ Kỵ phái người đưa thư cho Lý Đức Dụ, và còn tặng cho ông năm trăm con cừu. Lý Đức Dụ kinh hãi, lập tức thỉnh giáo cao tăng. Cao tăng thở dài nói: “Số một vạn con cừu đã đầy đủ, tướng quốc đi về phía Nam sẽ không về nữa.” Lý Đức Dụ nói: “Tôi đem số cừu này trả lại, có thể tránh khỏi không?” Cao tăng đáp: “Cừu đã đưa cho ông rồi, thì đã là của ông, trả lại vô ích.” Lý Đức Dụ nghe xong, mặt mũi âu sầu.

Không lâu sau, ông quả nhiên liên tục bị biếm chức, cuối cùng bị biếm đi Nhai Châu (nay thuộc Hải Nam) làm Ti Hộ Tham Quân (chức quan nhỏ quản lý dân số), cuối cùng bệnh chết ở Nhai Châu, hưởng thọ 63 tuổi.

Trong “Tuyên thất chí” của Trương Độc đời Đường và “Thái Bình quảng ký” đời Tống đều ghi lại việc này. Người đời sau bèn lấy “Ăn một vạn con cừu” làm điển cố, ý chỉ công danh phú quý đều là trong mệnh đã được định trước, không nên cưỡng cầu. Lục Du có một câu thơ “Trượng phu cùng đạt giai thường sự, phú quý hà phương thực vạn dương” (Trượng phu khốn cùng và hiển đạt đều là chuyện thường, phú quý không ngại ăn một vạn con cừu) là dùng đến điển cố này.

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/255511

The post Điển cố Trung Hoa : “Thực vạn dương” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: “Thiên la địa võng”https://chanhkien.org/2020/10/thanh-ngu-dien-co-thien-la-dia-vong.htmlSat, 10 Oct 2020 08:52:02 +0000https://chanhkien.org/?p=26710Trần Tất Khiêm chỉnh lý [Giải nghĩa] Ý nghĩa giống như giăng võng để bắt chim bắt cá. Tỉ dụ võng giăng khắp trời đất, tức bốn phương tám hướng, trên dưới trái phải, đều vây chặt. [Gần nghĩa/phản nghĩa] Thập diện mai phục, thiên võng khôi khôi / Lậu võng chi ngư Thành ngữ […]

The post Thành ngữ điển cố: “Thiên la địa võng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Trần Tất Khiêm chỉnh lý

[Giải nghĩa] Ý nghĩa giống như giăng võng để bắt chim bắt cá. Tỉ dụ võng giăng khắp trời đất, tức bốn phương tám hướng, trên dưới trái phải, đều vây chặt.

[Gần nghĩa/phản nghĩa] Thập diện mai phục, thiên võng khôi khôi / Lậu võng chi ngư

Thành ngữ này xuất xứ từ “Ngũ Viên xuy tiêu” của Lý Thọ Khanh thời Nguyên. Thời Xuân Thu, Sở Bình Vương ngu ngốc vô đạo, nghe gian thần Phí Vô Cực xúi giục, đem người vợ vốn gả cho thái tử Mễ Kiến đổi thành vợ mình. Chuyện này sau truyền ra, triều đình và dân chúng nước Sở đều thấy bê bối.

Thái phó Ngũ Xa, là người chính trực thiện lương, không sợ quyền thế, lại là thầy dạy thái tử. Phí Vô Cực sợ ông tương lai phò tá thái tử trừng trị mình, liền xúi giục cho Sở Bình Vương giết Ngũ Xa và con trai trưởng. Sở Bình Vương sợ thái tử Mễ Kiến biết việc này, liền chuẩn bị phái người đi giết hại Mễ Kiến. May mà Mễ Kiến kịp nhận được tin tức, chạy trốn tới Phàn Thành đang được con thứ hai của Ngũ Xa là Ngũ Tử Tư trấn thủ, đem mọi chuyện nói cho Ngũ Tử Tư biết. Không lâu sau, Phí Đắc Hùng theo lệnh Phí Vô Cực, tới gặp Ngũ Tử Tư: giả truyền rằng bởi vì Ngũ Tử Tư chiến công hiển hách, nên Bình Vương truyền cho ông về triều, lại còn trọng thưởng.

Ngũ Tử Tư không khỏi phẫn nộ, mắng rằng: “Các ngươi là quân gian tặc cấu kết, sát hại cả nhà của ta, còn nói cả nhà của ta đang thịnh vượng à! Nếu không phải Mễ Kiến nói rõ nội tình, lật tẩy lời ma quỷ của ngươi, ta súy chút nữa cũng rơi vào thiên la địa võng của các người rồi.” Nói xong, Ngũ Tử Tư đánh cho Phí Đắc Hùng một trận nặng nề, sau đó bỏ chức quan mà chạy trốn.

Sở Bình Vương phái binh đuổi theo gắt gao, Ngũ Tử Tư trốn tránh vất vả, rốt cục thoát khỏi truy binh, cải trang thay hình đổi dạng, chạy khỏi nước Sở, đi tới nước Ngô, dựa vào thổi tiêu mà sống. Không lâu sau, Ngũ Tử Tư được Ngô vương trọng dụng, dấy binh đánh nước Sở, báo thù rửa nhục.

Dịch từ:

https://www.zhengjian.org/node/116396

The post Thành ngữ điển cố: “Thiên la địa võng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: “Cưỡng từ đoạt lý”https://chanhkien.org/2020/10/thanh-ngu-dien-co-cuong-tu-doat-ly.htmlSun, 04 Oct 2020 01:15:11 +0000https://chanhkien.org/?p=26699Đường Liên chỉnh lý [Chanhkien.org] Giải nghĩa: Ý là cãi chày cãi cối không cần lý lẽ. Ví dụ ngụy biện một cách áp đặt, nhưng vô lý nói cứng để thành có lý. Câu ví dụ: Thời buổi giờ sự thực thắng hùng biện, anh cũng không cần cưỡng từ đoạt lý, kiếm cớ […]

The post Thành ngữ điển cố: “Cưỡng từ đoạt lý” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Đường Liên chỉnh lý

[Chanhkien.org]

Giải nghĩa: Ý là cãi chày cãi cối không cần lý lẽ. Ví dụ ngụy biện một cách áp đặt, nhưng vô lý nói cứng để thành có lý.

Câu ví dụ: Thời buổi giờ sự thực thắng hùng biện, anh cũng không cần cưỡng từ đoạt lý, kiếm cớ ầm ĩ đâu.

Câu gần nghĩa: Hồ thuyết bát đạo, man bất giảng lý

Câu phản nghĩa: Lý trực khí tráng, bất ngôn nhi dụ.

Thành ngữ này xuất xứ từ “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung đời Minh. Cao Dương Ứng là đại phu nước Tống thời Chiến quốc. Ông ta rất thích cùng người khác biện luận. Không cần biết có lý hay không, đều phải cãi chày cãi cối một phen. Có lúc người khác có lý, nhưng ngoài miệng nói không lại ông ta, không thể làm gì khác hơn là nhận thua.

Có một lần, Cao Dương Ứng phải xây một căn phòng. Một vị thợ mộc có kinh nghiệm, nhìn vật liệu xây phòng xong nói với Cao Dương Ứng: “Dùng gỗ ẩm như này mà làm, không lâu sau sẽ sinh ra nứt vỡ. Gỗ nứt vỡ, sẽ không chống đỡ được căn phòng, tương lai phòng sẽ sập. Chi bằng đợi hong gió cho khô gỗ rồi hãy thi công.”

Cao Dương Ứng lại phản bác: “Hoàn toàn ngược lại, dùng gỗ ướt mà làm trụ chống, phòng ốc không chỉ không sập, ngược lại sẽ càng kiên cố. Ngươi xem, gỗ càng khô càng chắc, càng khô lại càng nhẹ. Hiện giờ là lúc gỗ còn ẩm, mà vẫn chống đỡ tốt được mái nhà, qua một thời gian, gạch ngói khô đi, áp lực giảm bớt, gỗ hong gió khô rồi, thì chẳng phải càng chống được sao? Làm sao sập được đây?”

Người thợ mộc bị Cao Dương Ứng bắt bẻ như thế, không biết nói sao, cũng không thể làm gì khác hơn là theo ý kiến của ông ta mà làm, quả thực phòng ốc rất nhanh xây cất xong. Chẳng bao lâu, không ngoài dự tính của người thợ mộc, căn phòng quả nhiên bị sập.

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/119217

The post Thành ngữ điển cố: “Cưỡng từ đoạt lý” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố : “Tuế tại long xà”https://chanhkien.org/2020/10/thanh-ngu-dien-co-tue-tai-long-xa.htmlFri, 02 Oct 2020 23:40:30 +0000https://chanhkien.org/?p=26696Tề Chỉnh Thăng chỉnh lý  [Chanhkien.org] [Giải nghĩa] Thành ngữ “Tuế tại long xà” – “Tuổi thọ khi đến năm rồng năm rắn” – ý nói tuổi thọ đã đến lúc hết. [Xuất xứ] “Hậu Hán Thư • Trịnh Huyền truyện” Trịnh Huyền là bậc thầy kinh học (loại học vấn về kinh điển Nho […]

The post Thành ngữ điển cố : “Tuế tại long xà” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tề Chỉnh Thăng chỉnh lý 

[Chanhkien.org]

[Giải nghĩa]

Thành ngữ “Tuế tại long xà” – “Tuổi thọ khi đến năm rồng năm rắn” – ý nói tuổi thọ đã đến lúc hết.

[Xuất xứ]

“Hậu Hán Thư • Trịnh Huyền truyện”

Trịnh Huyền là bậc thầy kinh học (loại học vấn về kinh điển Nho gia) thời Đông Hán. Ông thuở nhỏ thiên tư thông minh, cần cù hiếu học, mười hai mười ba tuổi là có thể đọc thuộc lòng và giảng giải một ít kinh điển Nho gia. Ông còn thích thiên văn lịch toán, có thể căn cứ vào khí tượng, biến hoá hướng gió mà dự đoán cát hung. Ông thông hiểu sấm vĩ phương thuật (sấm là lời dự đoán, vĩ là sách vở thần học), còn có tài văn chương, đương thời mọi người đều cho rằng ông là kỳ tài hiếm có, gọi ông là “thần đồng”.

Trịnh Huyền từng theo làm học trò của Mã Dung, Mã Dung là nhà cổ văn kinh học gia nổi tiếng đương thời, môn đồ có 400 người, nhưng có thể đăng đường nhập thất, được đích thân nghe ông truyền giảng thì chỉ có hơn 50 người. Trịnh Huyền đến hơn ba năm cũng chưa thấy mặt Mã Dung, chỉ được những bậc cao đồ của ông truyền thụ kiến thức, nhưng Trịnh Huyền không bởi vậy mà chán nản trễ nải, vẫn ngày đêm học hành.

Một lần, Mã Dung và đệ tử thảo luận về sấm vĩ phương thuật, gặp phải vấn đề khó, nghe nói Trịnh Huyền am hiểu môn này, liền triệu kiến ông. Vừa lúc cũng có đệ tử Lư Thực của Mã Dung ở đó, Mã Dung đưa ra bảy vấn đề khó, Trịnh Huyền tại chỗ giải đáp được năm vấn đề, Lư Thực giải đáp được ba, Mã Dung kinh ngạc thán phục không ngớt, cảm thán không thôi.

Trịnh Huyền học xong liền về quê cũ, vừa thu nhận học trò, vừa làm việc chú giải kinh sách. Lúc đó phái kim văn kinh học và phái cổ văn kinh học tranh luận hết sức kịch liệt, thường công kích lẫn nhau. Trịnh Huyền liền thu gom tất cả, đem dung hợp lại thành một hệ thống, tự hình thành một trường phái riêng. Đối với các quan điểm của kinh học gia thời bấy giờ như thiên nhân cảm ứng, khiển trách cảnh cáo, tai hoạ dị thường, điềm báo đế vương v.v… cũng đều được ông đưa vào trong chú thích kinh sách của mình.

Đương thời vùng Yên Tề chính là quê hương sản sinh ra các truyền thuyết thần tiên và các phương sỹ thuật sỹ, Trịnh Huyền từ nhỏ đã chịu nhận ảnh hưởng của điều này, hết lòng tin theo thiên mệnh. Ông tin tưởng sinh tử, phú quý, họa phúc của người ta đều là do thiên mệnh quyết định. Vạn vật trong tự nhiên là do dương khí và âm khí tạo thành, thời điểm này tiểu nhân lộng hành, âm khí cực thịnh, cho nên quân tử phải xử sự cẩn thận, bản thân ông cũng không nguyện ra làm quan. Bình thường mỗi khi ông làm việc, đều phải suy tính một phen, xem thử cát hung ra sao.

Năm Kiến An thứ năm (200) đời vua Hán Hiến Đế, Trịnh Huyền 74 tuổi, mùa xuân năm đó, ông có một giấc mộng. Ở trong mộng, ông tổ Nho học là Khổng Tử nói với ông: “Dậy đi, dậy đi, năm nay là năm Canh Thìn, sang năm là năm Tân Tị.” Giật mình tỉnh dậy, Trịnh Huyền liền dùng sấm ngữ để giải giấc mộng này. Năm Kiến An thứ năm chính là năm Canh Thìn, cũng chính là năm rồng, năm kế tiếp là năm Tân Tị, chính là năm rắn. Có người nói, gặp năm rồng, rắn, thì không có lợi với các bậc thánh hiền. Tính toán như vậy, Trịnh Huyền biết mình thọ hạn sắp tới. Không lâu sau ông ngã bệnh.

Lúc đó, đại quân Viên Thiệu và Tào Tháo đang giằng co ở Quan Độ. Viên Thiệu phái người mời Trịnh Huyền đi theo quân đội của ông ta. Bất đắc dĩ, Trịnh Huyền chỉ còn cách mang theo bệnh tật đi đến Nguyên Thành (nay là Đại Danh, Hà Bắc), nhưng cuối cùng vì bệnh nặng nên không có cách nào đi tiếp, tháng 6 năm ấy thì chết ở Nguyên Thành. Ứng nghiệm với cách nói “Tuế tại long xà”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/129442

The post Thành ngữ điển cố : “Tuế tại long xà” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: “Nhục thực giả bỉ”https://chanhkien.org/2020/09/dien-co-thanh-ngu-nhuc-thuc-gia-bi.htmlSun, 20 Sep 2020 13:58:55 +0000https://chanhkien.org/?p=26584Tác giả: Tề Chỉnh Thăng chỉnh lý [ChanhKien.org] Giải nghĩa: Câu thành ngữ “nhục thực giả bỉ” (kẻ ăn thịt thì thô tục) dùng để chỉ người chức vị cao, hưởng lộc hậu hĩnh, thì nhận thức thường nông cạn. Xuất xứ: Tả truyện – Trang Công thập niên Thời Xuân Thu, Tề Hoàn Công cử […]

The post Thành ngữ điển cố: “Nhục thực giả bỉ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tề Chỉnh Thăng chỉnh lý

[ChanhKien.org]

Giải nghĩa: Câu thành ngữ “nhục thực giả bỉ” (kẻ ăn thịt thì thô tục) dùng để chỉ người chức vị cao, hưởng lộc hậu hĩnh, thì nhận thức thường nông cạn.

Xuất xứ: Tả truyện – Trang Công thập niên

Thời Xuân Thu, Tề Hoàn Công cử đại quân đánh nước Lỗ, Lỗ Trang Công chuẩn bị xuất binh nghênh chiến. Thủ hạ của Lỗ Trang Công có một võ sĩ tên là Tào Quế, người này vừa can đảm vừa mưu lược, sáng suốt. Mấy năm trước, Tào Quế từng đi theo Trang Công đến đất Kha gặp gỡ Tề Hoàn Công, Hoàn Công ngạo mạn, vô lễ đối với Trang Công, Tào Quế giơ kiếm ép Hoàn Công phải lập minh ước, bắt nước Tề trả lại những vùng đất xâm chiếm cho nước Lỗ. Lúc này Tào Quế nghe nói đại binh nước Tề lại xâm phạm, thì lập tức xin tiếp kiến Trang Công, muốn hiến kế cho Trang Công đánh bại quân Tề.

Mấy người đồng hương khuyên ông: “Anh hà tất phải bận tâm việc này, cứ để mấy ông quan lớn ăn thịt tự suy nghĩ kế sách đi”.

“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Các anh tại sao muốn ngăn cản tôi?” Tào Quế nói, “Mấy ông quan lớn ăn thịt đó, ai cũng tầm nhìn thiển cận, không có bản sự gì lớn. Hiện tại quốc gia gặp nạn, tôi lẽ nào phủi tay không quản đây!”

Trước đề nghị của Tào Quế, Lỗ Trang Công đồng ý gặp ông. Tào Quế nói với Trang Công rằng muốn đánh thắng trận chiến này thì phải lấy được lòng tin của người dân, có được sự ủng hộ của người dân, ông thỉnh cầu Trang Công quan tâm đến những khó khăn của dân chúng. Trang Công tiếp thu đề nghị của ông, đã làm rất nhiều việc tốt thiết thực cho dân.

Cuối cùng quân Tề và quân Lỗ lâm chiến ở Trường Thược, Lỗ Trang Công định lập tức xuất kích nhưng bị Tào Quế ngăn lại, đợi cho quân Tề ba lần tiến công thất bại, khi sĩ khí suy giảm, lúc này mới xin Trang Công hạ lệnh phản kích, quân Tề đại bại rút lui.

Dịch từ: http://zhengjian.org/node/129440

The post Thành ngữ điển cố: “Nhục thực giả bỉ” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ: “Vứt bút tòng quân”https://chanhkien.org/2013/12/cau-chuyen-thanh-ngu-vut-but-tong-quan.htmlThu, 19 Dec 2013 10:58:34 +0000http://chanhkien.org/?p=22427Về sau câu chuyện này hình thành câu thành ngữ "Vứt bút tòng quân" (“Đầu bút tòng nhung”), dùng để chỉ việc vứt bỏ văn tòng quân, bảo vệ quốc gia.

The post Câu chuyện thành ngữ: “Vứt bút tòng quân” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Câu chuyện

Thời Đông Hán, có một vị tướng quân rất nổi danh, tên là Ban Siêu, từ nhỏ rất chuyên tâm, lòng đầy nhiệt huyết hy vọng vào tương lai. Nhưng bởi gia cảnh nghèo khó nên làm quan sao chép sách sử kiếm chút tiền lương ít ỏi, lấy đó để nuôi dưỡng mẹ. Có một ngày đang sao chép tài liệu, viết viết, đột nhiên cảm thấy buồn phiền, anh ta liền dừng công việc, đứng lên, ném bút qua một bên, thở dài nói: “Đại trượng phu nên làm theo Phó Giới Tử, Trương Khiên vậy, trên chiến trường lập nhiều công lao, làm sao có thể ở chỗ này làm công việc sao chép nhỏ nhặt lãng phí thời gian như vậy?” Về sau câu chuyện này hình thành câu thành ngữ “Vứt bút tòng quân” (“Đầu bút tòng nhung”), dùng để chỉ việc vứt bỏ văn tòng quân, bảo vệ quốc gia.

Thảo luận

1- Bạn có cảm thấy chí nguyện của Ban Siêu có thể khiến người khác làm theo không? Lúc quốc gia lâm nạn, phải chăng mọi người nên tận sức mình. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn nhé!

2- Ngoại trừ Ban Siêu, trong lịch sử bạn có biết vị anh hùng nào phó thân mình tận sức đền đáp quốc gia không?

Luyện tập đặt câu

Ví dụ: Khi quốc gia lâm nạn, đại trượng phu tự nhiên phải vứt bút tòng quân, vì quốc gia mà cống hiến.

Câu đố kỳ này

Hãy ghép các câu thành ngữ sau đây cho đúng tên nhân vật liên quan:

“Vứt bút tòng quân” (“Đầu bút tòng nhung”)  Lận Tương Như
“Của về chủ cũ” (“Hoàn bích quy Triệu”) Ban Siêu
“Chỉ hươu bảo ngựa” (“Chỉ lộc vi mã”)  Triệu Cao
“Bỏ dở nửa chừng” (“Bán đồ nhi phế”) Nhạc Dương
“Nếm mật nằm gai” (“Ngọa tân thường đảm”) Câu Tiễn

Tham khảo đáp án:

“Vứt bút tòng quân” ——– Ban Siêu
“Của về chủ cũ” ——– Lận Tương Như
“Chỉ hươu bảo ngựa” ——– Triệu Cao
“Bỏ dở nửa chừng” ——– Nhạc Dương
“Nếm mật nằm gai” ——– Câu Tiễn

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/56470

The post Câu chuyện thành ngữ: “Vứt bút tòng quân” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Thành ngữ điển cố: “Quăng roi chặn dòng”https://chanhkien.org/2013/12/cau-chuyen-thanh-ngu-quang-roi-chan-dong.htmlThu, 12 Dec 2013 19:07:11 +0000http://chanhkien.org/?p=22424Sau này câu thành ngữ "Quăng roi chặn dòng" (“Đầu tiên đoạn lưu”) được dùng để ví von quân đội đông đúc, sĩ khí mạnh mẽ, thế trận hùng mạnh phi thường.

The post Thành ngữ điển cố: “Quăng roi chặn dòng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Câu chuyện

Trong những năm Thái Nguyên thời Hiếu Vũ Đế thuộc Đông Tấn, sau khi Phù Kiên thống nhất lưu vực phía Bắc sông Hoàng Hà, đã tạo nên cục diện đối lập với Đông Tấn ở Phía Nam. Vì vậy Phù Kiên có mưu đồ triệu tập trăm vạn đại quân để một lần tiến công tiêu diệt Đông Tấn, thống nhất toàn bộ Trung Quốc.

Lần tiến công này không được các đại thần tán thành, đại thần Thạch Việt trong dòng họ của ông càng khuyên can: “Năm nay xem tinh tượng có điềm báo không thích hợp xuôi Nam đánh Tấn. Huống hồ bản đồ nước Tấn có sông Trường Giang hiểm yếu, quân vương lại được lòng dân. Chi bằng chúng ta tạm thời cố thủ, yên định lòng dân, sau đó tùy thời cơ tiến đánh Tấn.” Phù Kiên lại nói: “Chuyện xem sao không thể tin hoàn toàn được. Sông Trường Giang dẫu hiểm yếu, thì Ngô vương Phù Sai thời Xuân Thu cùng Ngô chủ Tôn Hạo thời Tam Quốc cuối cùng cũng bị diệt vong. Nay ta thống lĩnh trăm vạn đại quân, chỉ cần ra lệnh binh lính quăng roi vào sông Trường Giang, cũng đủ ngăn dòng nước chảy, việc gì phải sợ?”

Vì vậy, Phù Kiên bất chấp phản đối của các đại thần, ồ ạt tiến đánh nước Tấn. Nhưng khi cùng Đông Tấn giao chiến trên sông Phì Hà, bị quân Tấn đánh bại, Tiền Tần từ đó về sau bị diệt vong.

Sau này câu thành ngữ “Quăng roi chặn dòng” (“Đầu tiên đoạn lưu”) được dùng để ví von quân đội đông đúc, sĩ khí mạnh mẽ, thế trận hùng mạnh phi thường.

Chú giải

Phù Kiên: quân vương thành lập nước Tiền Tần (350-394 CN), một nước trong thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc vào cuối thời kỳ nhà Đông Tấn (265-420 CN).

Thảo luận

1- Sau khi Phù Kiên thành lập nước Tiền Tần, Phù Kiên vì mưu đồ thôn tính quốc gia nào mà xảy ra trận chiến trên sông Phì Hà?

2- Các đại thần lúc đó cực lực phản đối đánh nước Tấn, vì sao Phù Kiên vẫn nhất mực giữ ý kiến của mình?

3- Phù Kiên tự cao tự đại, là một trong những nguyên nhân khiến Tiền Tần diệt vong. Và đây là câu hỏi dành cho mỗi chúng ta: Những lúc có người góp ý, làm sao để chúng ta có thể tiếp nhận ý kiến của họ, buông bỏ ý kiến chủ quan của mình, thật lòng vì việc chung mà cân nhắc?

Luyện tập đặt câu

Ví dụ 1: Bên ta binh nhiều tướng mạnh, tuy có khí thế quăng roi chặn dòng, nhưng vẫn không thể khinh địch!

Ví dụ 2: Ban tổ chức tổ chức cuộc thi ma-ra-tông có mười nghìn người tham gia, đưa mắt nhìn lại, thấy đội ngũ đồ sộ, có thể dùng ‘quăng roi chặn dòng’ để hình dung.

Thành ngữ tương tự

“Binh đa tướng quảng” (Binh nhiều tướng mạnh), “Tinh kỳ tế không” (Cờ xí rợp trời), “Trục lô thiên lý” (Tàu bè ngàn dặm), “Bách vạn hùng sư” (Trăm vạn hùng binh).

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/56471

The post Thành ngữ điển cố: “Quăng roi chặn dòng” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ: “Người mù sờ voi”https://chanhkien.org/2013/10/cau-chuyen-thanh-ngu-nguoi-mu-so-voi.htmlSat, 12 Oct 2013 05:31:55 +0000http://chanhkien.org/?p=22420Ngày xưa có một vị quốc vương yêu cầu một vị đại thần triệu tập một số người bị mù đến để sờ voi; sau khi sờ xong, vua hỏi từng người bị mù xem họ đã sờ được gì.

The post Câu chuyện thành ngữ: “Người mù sờ voi” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Câu chuyện

Ngày xưa có một vị quốc vương yêu cầu một vị đại thần triệu tập một số người bị mù đến để sờ voi; sau khi sờ xong, vua hỏi từng người bị mù xem họ đã sờ được gì. Người sờ vòi trả lời: “Con voi sinh ra giống củ cải trắng”, người sờ tai thì bảo: “Con voi sinh ra giống cái ki hốt rác”, người sờ đầu thì nói: “Con voi sinh ra giống như hòn đá”, người sờ mũi thì nói: “Con voi sinh ra giống như cái chày”. Người sờ chân nói: “Con voi sinh ra giống cái cối bằng gỗ”. Người sờ lưng thì nói: “Con voi sinh ra giống như cái giường”. Người sờ bụng thì nói: “Con voi sinh ra giống cái vò gốm”. Bởi vì mỗi người sờ mỗi chỗ khác nhau, nên đối với hình dáng của con voi có cách nhìn bất đồng. Kỳ thực cái mà họ sờ đều là con voi, nhưng là con voi không hoàn chỉnh. Tương tự như Phật tính, người mù là chỉ chúng sinh, nếu người ta quá chấp trước vào một chút sự việc bề ngoài hoặc câu chữ mà cho đó thật sự là Phật tính, thì cũng tương tự người mù sờ voi, chỉ thấy được một phần của Phật tính, liền bám cứng vào điều mình nhận thức được, thậm chí cho rằng điều người khác nhận thức đến không phải là Phật tính, như vậy ngược lại đã bị mất phương hướng và mất đi khả năng xem xét bản chất của Phật tính.

Về sau, câu chuyện này được đúc kết thành thành ngữ “Người mù sờ voi” (“Manh nhân mô tượng”), dùng để ví von lấy cái nhìn thiên vị mà cho rằng đó là toàn bộ sự việc không thể hiểu rõ chân tướng.

Thảo luận

1- Trong cách nhìn của mỗi người đối với mỗi chuyện đều có chỗ chưa rõ, khi bạn không ở trong hoàn cảnh đó, có lẽ sẽ càng không có cùng cách nhìn nhận; khi phát sinh chuyện gì đó, bạn có thể tiếp nhận lời đề nghị của người khác, hay vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình? Có ưu khuyết điểm gì?

2- Vì sao cùng là sờ vào một con voi, mà nhận thức mỗi người về hình dáng của nó đều khác nhau vậy? Trong sinh hoạt hàng ngày, phải chăng có rất nhiều chuyện bạn cùng bạn bè cũng có cách nhìn bất đồng? Hãy cùng mọi người chia sẻ nhé!

Luyện tập đặt câu

Ví dụ 1: Những người có cùng phương pháp nghiên cứu như bạn, giống như người mù sờ voi, rất khó thông hiểu đạo lý.

Ví dụ 2: Anh ta lại nhất mực duy trì ý kiến thiên vị để nói toàn bộ, loại hành vi này giống như người mù sờ voi, sẽ không thể có được hiểu biết đúng đắn đâu.

Thành ngữ tương tự

“Dĩ thiên khái toàn” (Dùng cái nhìn thiên vị mà cho rằng đó là toàn bộ sự việc),
“Dĩ quản khuy thiên” (Lấy tầm nhìn hạn hẹp mà xem xét đạo trời).

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/56472

The post Câu chuyện thành ngữ: “Người mù sờ voi” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ: “Biển rộng trời cao”https://chanhkien.org/2013/10/cau-chuyen-thanh-ngu-bien-rong-troi-cao.htmlSat, 05 Oct 2013 14:23:00 +0000http://chanhkien.org/?p=22320Về sau, câu thành ngữ "hải khoát thiên không" (biển rộng trời cao) từ đó mà có, ví von lòng dạ khoáng đạt, tâm tình thoáng đãng; hoặc hình dung bộ dạng không câu thúc, thênh thang không biên giới.

The post Câu chuyện thành ngữ: “Biển rộng trời cao” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Câu chuyện

Vào thời Nam Bắc Triều của Ngụy Tấn, chiến họa xảy ra liên miên, bình dân bá tánh ăn bữa nay lo bữa mai, cuộc sống khá là nghèo khổ; bởi vậy huyền học (1) bấy giờ thịnh hành, tôn sùng tư tưởng xuất thế vô vi của Đạo gia cùng với phương thuật Thần tiên.

Trong thơ ca thịnh hành thể loại thơ du tiên (2), rất nhiều tác giả nổi danh đã từng sáng tác thể loại này như: Tào Thực, Nguyễn Tịch, Quách Phát, v.v. Thể loại thơ du tiên tôn trọng Thần tiên, đối với nơi ở và thần thái trong sinh hoạt của Thần tiên thì miêu tả hết sức sinh động chân thật.

Trong kỳ 10 của «Đạo sĩ Bộ Hư từ thập thủ», Dữu Tín dùng “hải khoát” (biển rộng) để hình dung tiên sơn lúc ẩn lúc hiện trên biển; dùng “thiên cao” (trời cao) để miêu tả đỉnh Huyền Phố của núi Côn Lôn, cảnh tượng cực kỳ bát ngát bao la, đồng thời tượng trưng cho cảnh sinh hoạt tự do tự tại, không câu thúc của Thần tiên.

Về sau, câu thành ngữ “hải khoát thiên không” (biển rộng trời cao) từ đó mà có, ví von lòng dạ khoáng đạt, tâm tình thoáng đãng; hoặc hình dung bộ dạng không câu thúc, thênh thang không biên giới.

Chú giải

(1) Huyền học: trào lưu triết học duy tâm do Hà Yên, Vương Bật thời Nguỵ Tấn sáng lập bằng cách nhào nặn tư tưởng Lão Trang và tư tưởng Nho gia.

(2) Thơ du tiên: thơ ca cổ mượn cảnh tiên để gửi gắm hoài bão của mình.

Thảo luận

1- Kỳ 10 trong «Đạo sĩ Bộ Hư từ thập thủ» được Dữu Tín thời Bắc Chu viết trong bối cảnh thời đại nào?

2- Nội dung thơ du tiên phần lớn là miêu tả điều gì?

Luyện tập đặt câu

Ví dụ 1: Lùi một bước biển rộng trời cao, mọi việc không cần tính toán quá mức chi li.

Ví dụ 2: Đứng trên đỉnh núi cao, phóng mắt nhìn cảnh vật, thật đúng là biển rộng trời cao.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/118237

The post Câu chuyện thành ngữ: “Biển rộng trời cao” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ: “Đại đồng tiểu dị”https://chanhkien.org/2013/09/cau-chuyen-thanh-ngu-dai-dong-tieu-di.htmlFri, 27 Sep 2013 17:18:02 +0000http://chanhkien.org/?p=22316câu thành ngữ "đại đồng tiểu dị", dùng để hình dung sự vật phần lớn giống nhau mà có một chút khác nhau.

The post Câu chuyện thành ngữ: “Đại đồng tiểu dị” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

Câu chuyện

Huệ Thi (1)—nhà tư tưởng thời Chiến Quốc—là nhân vật đại biểu cho danh gia (2), chủ trương bất luận chuyện gì đều phải danh xứng với thực (3). Danh gia trong mọi chuyện đều chú trọng quan điểm lô-gíc và chủ trương siêu phàm thoát tục, với tính cách tự do tự tại của Trang Tử có nhiều bất đồng; vì vậy, Trang Tử thường lấy Huệ Thi làm ví dụ để phản biện. Sách «Trang Tử-Thiên Hạ» trích dẫn một đoạn có ý kiến chủ quan thế này: “Huệ Thi dù học vấn uyên bác, tri thức phong phú, nhưng vì vậy mà tư tưởng của ông ta bị ảnh hưởng rất lớn, dẫn đến khi nói ra quan điểm của mình thì nói được không thông suốt.

Ông ta từng phân tích quan niệm đại đồng tiểu dị của sự vật: “Đã là lớn nhất thì không còn tìm ra chỗ nào lớn hơn nữa, chúng ta có thể gọi nó là ‘lớn nhất’, đã là nhỏ nhất thì không còn tìm ra chỗ nào nhỏ hơn nữa, chúng ta có thể gọi nó là ‘nhỏ nhất’; không dày, đã không có bề dày, cũng là cực nhỏ, nhưng ta vẫn có thể nói nó lớn đến ngàn dặm. Trời cao đất thấp, ta cũng có thể nói trời thấp như đất; núi cao ao thấp, ta cũng có thể nói núi thấp như ao; mặt trời đang đứng bóng, ta cũng có thể nói đang nghiêng sang phía Tây; vật vừa sinh ra, ta cũng có thể nói vật vừa mới chết xong. Nhưng trong vạn vật, nếu như nhìn từ góc độ “dị” thì phần lớn vẫn tồn tại một ít khác nhau, chúng ta có thể gọi điều này là “tiểu đồng dị”; nếu như nhìn từ góc độ “đồng” thì vạn vật có giống có khác, chúng ta có thể gọi điều này là “đại đồng dị”. Chúng ta có thể nói phía Nam cách rất xa, cũng có thể nói phía Nam gần ngay trước mắt. Nếu chúng ta hôm nay đến nước Việt, cũng có thể nói là hôm qua đã đến. Tại sao như vậy? Chính là vì thời gian không gian là tuần hoàn. Ta có thể nói trung tâm của thiên hạ là tại nước Yên ở phương Bắc hoặc nước Việt ở phương Nam. Nếu như có thể nhìn nhận vạn vật với cách nhìn đó, tự nhiên sẽ biết vạn vật lớn nhỏ không chia giống nhau khác nhau; trời và đất là một thể không khác biệt.”

Trong bài văn có câu “đại đồng mà lại tiểu đồng dị”, nguyên ý nói giống nhau thì nhiều, mà khác nhau thì ít; về sau diễn biến thành câu thành ngữ “đại đồng tiểu dị”, dùng để hình dung sự vật phần lớn giống nhau mà có một chút khác nhau.

Chú giải

(1) Huệ Thi: người nước Tống thời Chiến Quốc, khi nghiên cứu quan hệ đồng-dị của vạn vật đã đề xuất các khái niệm tiểu đồng, đại đồng, tiểu đồng dị, đại đồng dị. Ông từng làm tướng nước Lương, có tài hùng biện, có thiện cảm với Trang Chu, cùng với Công Tôn Long là hai đại biểu của danh gia. Ông còn được gọi là “Huệ Tử”.

(2) Danh gia: trường phái triết học thời xưa của Trung Quốc.

(3) Danh xứng với thực: đòi hỏi thực chất phù hợp với danh tiếng và tên gọi.

Thảo luận

1- Huệ Thi là ai? Ông nghiên cứu quan hệ đồng dị trong vạn vật và đã đưa ra khái niệm gì?

2- Trang Tử cùng Huệ Thi có quan hệ như thế nào?

Luyện tập đặt câu

Ví dụ 1: Hai bản thiết kế kiến trúc mới nhìn thì đại đồng tiểu dị, nhưng chi phí xây dựng thì khác biệt rất nhiều.

Ví dụ 2: Bây giờ nội dung các chương trình Idol đều đại đồng tiểu dị, càng xem càng thấy nhạt nhẽo.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/118241

The post Câu chuyện thành ngữ: “Đại đồng tiểu dị” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ: “Sợ bóng sợ gió”https://chanhkien.org/2013/09/cau-chuyen-thanh-ngu-so-bong-so-gio.htmlFri, 13 Sep 2013 14:10:37 +0000http://chanhkien.org/?p=22303Bạn phải chăng cũng từng có kinh nghiệm "sợ bóng sợ gió"? Hãy suy nghĩ một chút, làm sao chúng ta có thể vượt qua chướng ngại tâm lý này?

The post Câu chuyện thành ngữ: “Sợ bóng sợ gió” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

[Câu chuyện]

Trong «Thế thuyết tân ngữ» có một câu chuyện về “sợ bóng sợ gió” (“Ngô ngưu suyễn nguyệt”) như sau: Vị cận thần Mãn Phấn của Tấn Vũ Đế rất sợ lạnh, đặc biệt là cái lạnh rét thấu xương của gió đông. Có một lần gió thật to, vừa lúc anh ta vào cung tiếp kiến Vũ Đế, thấy cảnh thời tiết rét lạnh bên ngoài cửa sổ lưu ly, dù biết rõ cửa sổ lưu ly rất dày, sẽ không bị gió lùa vào, nhưng không khỏi có một cơn rùng mình. Vũ Đế thấy vậy liền cười anh ta, Mãn Phấn xấu hổ trả lời: “Thần giống như trâu nước Ngô, chỉ cần thấy ánh trăng là thở hồng hộc ngay”.

Trâu nước vốn sinh sống ở sông Trường Giang trong khu vực có nước sông Hoài chảy qua, loài trâu này sinh ra vốn sợ nóng, cho nên vào mùa hè thích ngâm mình trong dòng nước mát mẻ; nó chỉ cần thấy mặt trời thì toàn thân sẽ nóng lên, liên tục thở gấp; bởi vậy ngay cả đôi khi nhìn thấy ánh trăng trong đêm, còn tưởng lầm là mặt trời, thân nhiệt lại tăng cao, hoảng sợ đến nỗi thở gấp gáp.

Về sau câu thành ngữ “Sợ bóng sợ gió” (“Ngô ngưu suyễn nguyệt”, trâu nước Ngô nhìn thấy trăng mà thở hổn hển) từ đây mà hình thành, dùng để ví von con người khi nhìn thấy một cái gì đó tương tự thứ mà bản thân sợ hãi sẽ nảy sinh nỗi sợ hãi lớn trong lòng, cũng là dùng để chỉ thời tiết khốc liệt.

[Thảo luận]

1- Bạn phải chăng cũng từng có kinh nghiệm “sợ bóng sợ gió”? Hãy suy nghĩ một chút, làm sao chúng ta có thể vượt qua chướng ngại tâm lý này?

2- Có hai câu thành ngữ mang ý nghĩa tương tự “Sợ bóng sợ gió” (“Ngô ngưu suyễn nguyệt”) là: “có tật giật mình” (“Đàm hổ sắc biến”, hễ nói đến hổ là biến sắc ngay), “chim sợ cành cong” (“Kính cung chi điểu”, chim thấy cành cong cũng sợ là cây cung), bạn có biết câu chuyện sinh thành hai câu thành ngữ kia không? Nếu biết hãy chia sẻ với mọi người nhé!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/56469

The post Câu chuyện thành ngữ: “Sợ bóng sợ gió” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Câu chuyện thành ngữ: “Tọa hoài bất loạn”https://chanhkien.org/2013/09/cau-chuyen-thanh-ngu-toa-hoai-bat-loan.htmlSat, 07 Sep 2013 05:49:24 +0000http://chanhkien.org/?p=22299“Tọa hoài bất loạn”: ngồi mà trong lòng vẫn không loạn, ý chỉ người nam đoan chính, dù ở cạnh người nữ mà trong tâm không nảy sinh ý đồ xấu.

The post Câu chuyện thành ngữ: “Tọa hoài bất loạn” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Tổ biên tập Văn hóa Thần truyền Chánh Kiến

[Chanhkien.org]

[Câu chuyện]

Ở nước Lỗ có một người nam sống độc thân trong một ngôi nhà. Hàng xóm của anh ta là một quả phụ, cũng sống trong nhà một mình. Vào một đêm mưa to gió lớn làm sập mất ngôi nhà, người quả phụ vội chạy đến nương nhờ nhà của anh kia, nhưng anh ta lại đóng cửa không cho vào. Người quả phụ đứng ngoài cửa sổ hỏi anh ta: “Sao anh không cho tôi vào?” Người nam đáp: “Tôi nghe nói rằng, nam nữ chưa quá 60 tuổi thì không thể ở cùng một chỗ; bây giờ cô còn trẻ, tôi cũng còn trẻ; tôi không thể để cho cô vào được.” Người phụ nữ nói tiếp: “Sao anh không thể giống Liễu Hạ Huệ, dùng thân mình sưởi ấm cho cô gái không kịp vào thành [tránh rét], cả nước không ai dám nói anh ấy làm bậy.” Người nam đáp lời: “Liễu Hạ Huệ có thể mở cửa, nhưng tôi thì không thể, vậy nên tôi muốn dùng cách của mình mà học tập Liễu Hạ Huệ”.

Đây là một truyện cổ được Mao Hanh triều Hán ghi chép lại trong “Kinh Thi-Tiểu Nhã-Hạng Bá”. Trong đó câu chuyện của Liễu Hạ Huệ đã đúc kết nên câu thành ngữ “Tọa hoài bất loạn”, dùng để hình dung người nam có hành vi cử chỉ đoan chính, mặc dù ở cùng người nữ nhưng không có hành vi khiếm nhã.

[Giải thích từ ngữ]

“Tọa hoài bất loạn”: ngồi mà trong lòng vẫn không loạn, ý chỉ người nam đoan chính, dù ở cạnh người nữ mà trong tâm không nảy sinh ý đồ xấu.

Liễu Hạ Huệ: tức Triển Cầm, người nước Lỗ, sống vào thời Xuân Thu. Bởi vì ông sống tại huyện Liễu Hạ, tên hiệu là Huệ, nên gọi là “Liễu Hạ Huệ”.

[Thảo luận]

1- Người nam kia vì sao không cho người quả phụ vào nhà? Nếu là bạn, bạn sẽ làm thế nào? Sau khi nghe người phụ nữ nhắc đến gương Liễu Hạ Huệ, người nam đã trả lời như thế nào? Anh ta có để cho người quả phụ vào không? Bạn nghĩ cách cư xử của người nam trong câu chuyện có đúng không? Hãy chia sẻ ý kiến của mình cùng với mọi người nhé!

2- Liễu Hạ Huệ có thể “tọa hoài bất loạn”, theo ý bạn nhờ đức tính gì trong tâm mới giúp anh ta làm được điều như vậy? Hãy chia sẻ ý kiến của mình cùng với mọi người nhé!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/55660

The post Câu chuyện thành ngữ: “Tọa hoài bất loạn” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Điển cố thành ngữ: “Liễu ám hoa minh”https://chanhkien.org/2013/07/dien-co-thanh-ngu-lieu-am-hoa-minh.htmlhttps://chanhkien.org/2013/07/dien-co-thanh-ngu-lieu-am-hoa-minh.html#respondFri, 12 Jul 2013 14:08:35 +0000http://chanhkien.org/?p=21924Trong tiếng Trung, thành ngữ "liễu ám hoa minh" là chỉ mắt nhìn thấy tình huống không còn đường tiến nữa, thì đột nhiên xuất hiện chuyển biến và hy vọng.

The post Điển cố thành ngữ: “Liễu ám hoa minh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đường Liên chỉnh lý

[Chanhkien.org]

【Giải nghĩa Trong tiếng Trung, thành ngữ “liễu ám hoa minh” là chỉ mắt nhìn thấy tình huống không còn đường tiến nữa, thì đột nhiên xuất hiện chuyển biến và hy vọng.

【Ví dụ Sau khi anh ấy trải qua hết lận đận trong cuộc sống, giờ đây đúng là đã ‘liễu ám hoa minh’ rồi (trong hoàn cảnh khốn khó, mà tìm được lối thoát).

【Gần nghĩa, trái nghĩa‘hoa hồng liễu lục, hoa kiều liễu mị’ (hoa đỏ liễu xanh, hoa đẹp liễu tươi—chỉ cảnh sắc tươi đẹp); ‘sơn cùng thủy tận’ (núi cùng nước tận—lâm vào cảnh tuyệt vọng).

【Điển cố

Thành ngữ này lấy từ bài thơ Đường «Ma Ha Trì tống Lý thị ngự chi phong tường» của Võ Nguyên Hành. Thi nhân yêu nước Lục Du nổi tiếng thời Nam Tống kiên quyết chủ trương kháng Kim, bị tước mất chức quan. Lục Du trở về cố hương Sơn Âm (nay là Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang), chỉ ngồi đọc sách qua ngày.

Một ngày, Lục Du đi chơi xa, vượt qua con đường có non có nước, đi được hơn một canh giờ, nhà cửa ngày càng thưa thớt. Khi ông leo lên một sườn dốc phóng mắt nhìn, chỉ thấy trước mặt núi non trùng điệp, sông ngòi chằng chịt, tựa như không còn đường đi nữa. Nhưng Lục Du ham chơi nên không muốn quay đầu. Ông men theo sườn núi đi về phía trước, được mấy chục bước, rẽ qua góc núi, thì đột nhiên phát hiện ở trong một thung lũng gần đó có một thôn trang nhỏ. Nơi ấy hoa đỏ liễu xanh, cảnh sắc xinh tươi, hệt như cõi bồng lai trong truyền thuyết.

Trở về nhà, Lục Du có ấn tượng sâu sắc với chuyến tản bộ xa này, mới sáng tác bài thơ luật thất ngôn «Du Sơn Tây thôn», trong đó có hai câu: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ, Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (tạm dịch: Núi cùng nước tận ngờ hết lối, Bóng liễu hoa tươi một thôn làng). Ý tứ là: giữa cảnh núi non trùng điệp, sông ngòi chằng chịt, tưởng như không còn đường đi nữa, thì bỗng nhiên ở ngay trước mắt, phát hiện thấy trong bóng râm rặng liễu xanh mát và khóm hoa tươi đẹp rực rỡ sắc màu còn có một thôn làng. Đây là hai câu thơ tả cảnh trữ tình, hàm chứa triết lý phong phú, được mọi người yêu thích và truyền tụng hàng ngàn năm qua.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/118875

The post Điển cố thành ngữ: “Liễu ám hoa minh” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2013/07/dien-co-thanh-ngu-lieu-am-hoa-minh.html/feed0
Câu chuyện thành ngữ: “Dung nhân tự nhiễu”https://chanhkien.org/2009/11/thanh-ngu-dung-nhan-tu-nhieu.htmlhttps://chanhkien.org/2009/11/thanh-ngu-dung-nhan-tu-nhieu.html#respondThu, 05 Nov 2009 21:44:00 +0000https://chanhkien.org/?p=3817Tác giả: Hoằng Nghị [ChanhKien.org] Câu thành ngữ “Dung nhân tự nhiễu” có nghĩa là người tầm thường thì thích khuấy động mọi thứ lên và tự làm khó mình. Nó được dùng lần đầu tiên trong quyển “Tân đường thư” – “Lục Tượng Tiên truyện”:  “Thiên hạ bổn vô sự, dung nhân tự nhiễu […]

The post Câu chuyện thành ngữ: “Dung nhân tự nhiễu” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hoằng Nghị

[ChanhKien.org] Câu thành ngữ “Dung nhân tự nhiễu” có nghĩa là người tầm thường thì thích khuấy động mọi thứ lên và tự làm khó mình. Nó được dùng lần đầu tiên trong quyển “Tân đường thư” – “Lục Tượng Tiên truyện”:  “Thiên hạ bổn vô sự, dung nhân tự nhiễu chi vi phiền nhĩ” (Thiên hạ vốn là không có chuyện gì, người thường tự sinh ra chuyện, từ đó tự chuốc lấy ưu phiền).

Vào triều vua Đường Duệ Tông, có viên quan Giám sát ngự sử tên là Lục Tượng Tiên. Ông không những khoan dung độ lượng, tài học cao siêu, năng lực xuất chúng, mà còn có tài can gián, được Hoàng đế hết sức kính trọng. Tuy vậy, có một lần ông làm Hoàng Đế nổi giận, bị giáng chức và chuyển đi Ích Châu nhậm chức Đại đô đốc phủ trường sử kiêm chức Kiếm Nam đạo Án sát sứ.

Sau khi đến Ích Châu, Lục Tượng Tiên đối với dân chúng mười phần khoan dung nhân từ. Ngay cả với phạm nhân, ông cũng không muốn dùng hình phạt thân xác. Thuộc hạ của ông nói: “Bách tính nơi này mười phần ngoan cố, rất khó quản giáo, ngài nên dùng hình phạt nghiêm khắc để kiến lập uy vọng cho mình. Nếu không, thì chẳng kẻ nào sợ ngài cả”. Lục Tượng Tiên nghe vậy lắc đầu bảo, “Ta có ý hoàn toàn khác. Dân chúng như vậy là bởi cai quản chưa tốt, nếu ông cai trị tốt, thì xã hội an định, trăm họ an cư lạc nghiệp, dân chúng vì thế mà phục tùng ông, cần gì phải dùng đến hình phạt nặng nề để mà dựng lập uy vọng chứ?”.

Vì vậy, Lục Tượng Tiên tự mình soạn ra một bộ pháp lý mà cai trị Ích Châu. Một lần, có một viên quan nhỏ phạm tội, Lục Tượng Tiên chỉ khiển trách ông ta, bảo không được tái phạm nữa. Thuộc hạ có người thấy thế cho rằng xử vậy quá nhẹ, nhẽ ra nên sử dụng hình phạt dùng côn mà đánh. Lục Tượng Tiên nghiêm túc nói với thuộc hạ rằng, “Người ta ai cũng có tình cảm, chỉ là người ít kẻ nhiều mà thôi. Ta trách tội ông ta, chẳng lẽ ông ta lại không để ý đến điều ta bảo ư? Ông ta là thuộc hạ của ngươi, ông ta phạm tội, chẳng lẽ ngươi lại không có trách nhiệm gì sao? Nếu ta dùng cực hình mà phạt, thì cần phải bắt đầu từ ngươi”.

Thuộc hạ nghe xong, hổ thẹn mà lui ra.

Từ đó về sau, Lục Tượng Tiên nhiều lần bảo các quan lại dưới quyền của mình rằng, “Thiên hạ vốn chẳng nảy sinh sự tình gì lớn, chỉ do một số ít kẻ thiển cận, hạng người tầm thường không có năng lực, tự mình làm cho sự việc lộn xộn, kết quả là những chuyện vốn dĩ giải quyết dễ dàng lại hóa ra hỏng cả. Ta cho rằng cần từ căn bản mà giải quyết mọi sự, sau này có thể giảm bớt rất nhiều phiền toái”.

Lục Tượng Tiên quả nhiên cai quản Ích Châu rất tốt, dân chúng có cuộc sống yên ổn, quan lại cũng mười phần bội phục ông.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/12/23/41479.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4378

The post Câu chuyện thành ngữ: “Dung nhân tự nhiễu” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2009/11/thanh-ngu-dung-nhan-tu-nhieu.html/feed0
Câu chuyện thành ngữ: Cáo thu lợi từ quyền lực của cọphttps://chanhkien.org/2007/09/thanh-ngu-trung-quoc-cao-thu-loi-tu-quyen-luc-cua-cop.htmlhttps://chanhkien.org/2007/09/thanh-ngu-trung-quoc-cao-thu-loi-tu-quyen-luc-cua-cop.html#respondTue, 18 Sep 2007 16:46:00 +0000[Chanhkien.org] Zhao Xixu là một viên tướng cao chức của nước Chu trong giai đoạn chiến tranh giữa các nước. Ông ta rất nổi tiếng. Một lần vua của nước Chu là Chu Xuanwang đã hỏi các viên chức trong hoàng cung: “Ta nghe rằng tất cả những người quý phái từ miền Bắc rất […]

The post Câu chuyện thành ngữ: Cáo thu lợi từ quyền lực của cọp first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] Zhao Xixu là một viên tướng cao chức của nước Chu trong giai đoạn chiến tranh giữa các nước. Ông ta rất nổi tiếng. Một lần vua của nước Chu là Chu Xuanwang đã hỏi các viên chức trong hoàng cung: “Ta nghe rằng tất cả những người quý phái từ miền Bắc rất sợ Zhao Xixu. Có phải vậy không?” Không ai trả lời câu hỏi này trừ Jiang Yi. Jiang đã nói, “Cọp muốn bắt tất cả các loại động vật để làm thức ăn. Một lần, nó bắt được một con cáo. Con cáo đã nói, ‘Ngươi dám ăn thịt ta. Thượng Đế đã chỉ định ta là chúa tể của các con vật. Nếu người ăn thịt ta ngươi sẽ không tuân lời của Thượng Đế. Nếu ngươi không tin, ngươi có thể theo ta và tự mình nhìn thấy.’ Cọp đã tin lời cáo và đã theo cáo đi quanh khu rừng. Tất cả các loài thú đều hoảng sợ khi thấy cọp và đều bỏ chạy trốn. Cọp không biết rằng các con vật kia đều sợ hãi hắn, mà cọp nghĩ rằng các con vật kia đã sợ cáo.”

“Thưa Bệ Hạ, người có lãnh thổ 5 ngàn dặm vuông và 100 ngàn quân lính, nhưng người đã để cho Zhao Xixu quyền lãnh đạo quân lính. Vì thế, những người quý phái ở miền Bắc sợ Zhao Xixu chứ không phải quân đội của ngài. Cũng giống như các loài động vật sợ con cọp!”

Đây là một câu chuyện được ghi lại trong “Zhan Guo Ce”. Thành ngữ cáo thu lợi từ quyền lực của cọp rút ra từ câu chuyện này. Nó là một sự tương tư ngụ ý nói đến những người thích mắng chửi và đè ép những người khác khi họ được kết giao với những người trong một ví trí có thế lực.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/25/47658.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4852

The post Câu chuyện thành ngữ: Cáo thu lợi từ quyền lực của cọp first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/09/thanh-ngu-trung-quoc-cao-thu-loi-tu-quyen-luc-cua-cop.html/feed0
Thành ngữ trong tu luyện và tu luyện trong thành ngữhttps://chanhkien.org/2007/01/thanh-ngu-trong-tu-luyen-va-tu-luyen-trong-thanh-ngu.htmlhttps://chanhkien.org/2007/01/thanh-ngu-trong-tu-luyen-va-tu-luyen-trong-thanh-ngu.html#respondMon, 29 Jan 2007 16:55:00 +0000Tác giả: Cổ Đạo [Chanhkien.org] Có nhiều thành ngữ Trung Quốc có nội hàm của sự tu luyện. Sau đây là một ví dụ: Giấc mộng hạt kê vàng – miêu tả một giấc mộng ngắn ngủi về sự giàu sang phú quý. Đời Nhà Đường có người tên là Lư Sinh, hôm nọ anh […]

The post Thành ngữ trong tu luyện và tu luyện trong thành ngữ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Cổ Đạo

[Chanhkien.org] Có nhiều thành ngữ Trung Quốc có nội hàm của sự tu luyện. Sau đây là một ví dụ:

Giấc mộng hạt kê vàng – miêu tả một giấc mộng ngắn ngủi về sự giàu sang phú quý.

Đời Nhà Đường có người tên là Lư Sinh, hôm nọ anh ta đến một quán trọ ở Thành Hàm Đan để gặp một Đạo sỹ tên là Lữ Ông. Lư Sinh than phiền với Lữ Ông về sự nghèo khó và không thể nào đạt được mong muốn của mình. Lữ Ông lấy ra một cái gối và nói rằng Lư Sinh có thể đạt được giấc mơ của mình về sự giàu sang và phú quý nếu anh ta ngủ trên cái gối đó. Lư Sinh nằm xuống trên cái gối. Một chốc, người chủ quán trọ liền đi đặt cái chảo trên bếp lò và rang một ít hạt kê. Lư Sinh liền có một giấc mơ nơi mà anh sống trọn cuộc đời của mình. Trong giấc mơ, anh ta thi đỗ kỳ thi của triều đình và trở thành quan ngự phẩm trong triều. Anh ta sống như thế cho đến hết đời. Khi anh ta thức dậy, anh ta nhận ra rằng giấc mơ của mình thật là ngắn ngủi đến mức những hạt kê được rang chưa vàng.

Ý nghĩa chủ yếu của câu chuyện là để khuyên và nhắc nhở con người, đặc biệt là những người tu luyện, đừng nên dính mắc với những hào hoa của cuộc đời. Thành ngữ đó ngày nay mang ý nghĩa là trải qua một giấc mơ không có thực. Ý nghĩa hiện tại đã hoàn toàn khác xa ý nghĩa nguồn gốc của nó.

Một câu chuyện khác cũng nói về điều tương tự. Nhà Đường, có cuốn sách là “Nam Kha Thái thú truyện” (Truyện về Thái thú Nam Kha) có ghi chép một câu chuyện. Một học trò tên là Thuần Vu Phần nằm mộng thấy mình đi đến một nơi gọi là Hoài An. Rồi anh ta cưới được quận chúa của quan Huyện, rồi anh ta làm quan và trở thành phú quý vinh hoa. Anh ta không biết rằng đó chỉ là một giấc mơ cho đến khi anh ta tỉnh dậy và nhận ra rằng Hoài An chỉ là một cái tổ kiến trên cây bồ kết trong vườn nhà mình.

Trong Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ chín, mục “Ý niệm”, giảng rằng: “Có một loại giấc mộng có quan hệ trực tiếp với chư vị, với loại giấc mộng này chúng ta không thể gọi đó là giấc mộng được. Chủ ý thức của chư vị, nó cũng chính là chủ nguyên thần, ở trong giấc mộng mộng thấy gặp thân quyến; hoặc cảm thấy một sự việc hết sức xác thực; đã thấy gì đó hoặc thực hiện việc nào đó. Ấy chính là chủ nguyên thần của chư vị thật sự ở một không gian khác đã thực thi một việc nào đó, gặp một chuyện gì đó, cũng thực thi rồi, ý thức rõ ràng, chân thực; sự việc kia thực sự có tồn tại, chẳng qua [nó] ở trong một không gian vật chất khác, thực thi tại một thời-không khác. Liệu chư vị có thể gọi đó là giấc mộng được không? Không được. Thân thể của chư vị ở phía bên này đúng là đang nằm ngủ tại nơi đây, nên cũng đành gọi nó là giấc mộng vậy; chỉ có loại giấc mộng ấy là có quan hệ trực tiếp với chư vị.”

Trong câu chuyện thứ nhất, sau khi Lư Sinh tỉnh mộng, cảnh tượng mà anh ta nhìn thấy mọi thứ vẫn y nguyên như trước và mọi việc chỉ là một giấc mơ. Lúc đó, Lữ Ông đạo sỹ giảng cho anh ta rằng khi người ta dính mắc vào Danh, Lợi và Tình của thế giới loài người, đó cũng như là đang ở trong giấc mộng vậy. Lư Sinh cảm động và trở nên sáng tỏ. Thật là một điều khoan khoái và tốt đẹp đối với Lữ Ông đạo sỹ khi thấy Lư Sinh có thức giác tốt như thế.

Lư Sinh cảm tạ Lữ Ông và nói, “Vinh hay là Nhục, được hay là mất, sinh hay là tử, bây giờ tôi đã hiểu rõ rồi. Lữ Ông đạo sỹ dùng giấc mộng như là một phương pháp để giảng Đạo. Bây giờ tôi đã biết làm gì trong tương lai. ”Rồi Lư Sinh cúi đầu chào Lữ Ông và ra về. Từ đó đánh dấu một cái mốc quan trọng trong sự tu luyện của anh ta.

Cuối cùng, xin cho tôi chia sẻ thêm một hiểu biết nhỏ của cá nhân. Giáo huấn các đệ tử thông qua hình thức giấc mộng là một trong những phương pháp mà các Sư Phụ Phật giáo và Sư Phụ Đạo giáo thường dùng để thức tỉnh và khuyên dạy các đệ tử của họ dựa trên những hoàn cảnh cá nhân cụ thể.

Sư Phụ của chúng ta sử dụng nhiều phương pháp để điểm ngộ cho học viên và giáo huấn đệ tử, không chỉ có hình thức giấc mộng. Người tu luyện không nên dính mắc và bị ràng buộc bởi những giấc mơ mà họ có, vì nó có thể dẫn đi sai đường.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/9/10/39915.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4285

The post Thành ngữ trong tu luyện và tu luyện trong thành ngữ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/01/thanh-ngu-trong-tu-luyen-va-tu-luyen-trong-thanh-ngu.html/feed0