Khoa học khác | Chánh Kiến Nethttps://chanhkien.orgChánh KiếnTue, 12 Mar 2024 16:15:19 +0000en-UShourly1Biến động hệ sinh thái làm thay đổi chế độ ăn uống trong quá khứ của những loài chim ở châu Úchttps://chanhkien.org/2015/07/bien-dong-he-sinh-thai-lam-thay-doi-che-do-an-uong-trong-qua-khu-cua-nhung-loai-chim-o-chau-uc.htmlThu, 23 Jul 2015 12:15:00 +0000http://chanhkien.org/?p=24338Tác giả: Giáo sư Giford Miller [ChanhKien.org] Sự thay đổi trong chế độ ăn uống của hai loài chim không biết bay sống ở châu Úc hàng chục ngàn năm trước đây là bằng chứng minh xác nhất cho thấy con người thời kỳ đầu có thể đã cải biến nội địa của châu lục […]

The post Biến động hệ sinh thái làm thay đổi chế độ ăn uống trong quá khứ của những loài chim ở châu Úc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Giáo sư Giford Miller

[ChanhKien.org] Sự thay đổi trong chế độ ăn uống của hai loài chim không biết bay sống ở châu Úc hàng chục ngàn năm trước đây là bằng chứng minh xác nhất cho thấy con người thời kỳ đầu có thể đã cải biến nội địa của châu lục này bằng lửa, biến toàn bộ cây cối, bụi rậm cho đến từng cọng cỏ thành những vùng sa mạc mà chúng ta biết ngày nay, theo tổ chức Boulder thuộc trường đại học Colorado.

Người ta cho rằng sự phá hoại hệ sinh thái chưa từng có này đã dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài động vật lớn có vú trên cạn của châu Úc, chúng biến mất ngay sau khi con người xâm chiếm lục địa này cách đây 50.000 năm, giáo sư Gifford Miller của Viện Nghiên cứu Bắc Cực và Alpine CU-Boulder cho biết. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong thời gian đó khí hậu ở châu lục này không có sự biến động đáng kể, cho nên họ kết luận rằng trong nạn tuyệt chủng ấy chắc hẳn có bàn tay con người, bằng việc săn bắt quá mức, lây lan dịch bệnh hoặc thay đổi các thảm thực vật nội địa rộng lớn thông qua việc đốt phá có hệ thống.

Sử dụng các phép tính đồng vị của vỏ trứng hóa thạch từ cả chim Emu bản địa và loài Genyornis đã tuyệt chủng có kích thước bằng chim đà điểu, một nghiên cứu mới của Miller và cộng sự công bố trên tạp chí Science số ra ngày 08 tháng 07 đã cho thấy các thực vật của hệ sinh thái thay đổi nhanh chóng và đáng kể sau khi con người đặt chân đến.

emus

Chim Emu ở châu Úc (Nguồn: Australian Geographic)

Những phân tích mà các nhà khoa học sử dụng để xác định các nhóm thực vật cụ thể mà các loài chim hay ăn, đã cho thấy rằng chim Emu sống hơn 50.000 năm trước đây rất thích ăn các loại cỏ dinh dưỡng đặc trưng của vùng ôn đới với những cơn mưa mùa hè ấm áp, ông Miller nói. Sau 45.000 năm trước đây, các bằng chứng trên vỏ trứng chim cho thấy chim Emu đã chuyển đổi thành công sang một chế độ ăn uống chủ yếu là cây bụi và các loại cây đặc trưng của điều kiện khô hạn.

Tuy nhiên theo nhóm nghiên cứu, giống Genyornis vốn cũng ưa thích cỏ dinh dưỡng 50.000 năm trước đây, đã thất bại trong việc chuyển đổi phương thức ăn uống và bị tuyệt chủng ngay sau khi con người đến, ông cho biết thêm.

“Những kẻ dễ ăn dễ uống đã thích ứng được, còn những kẻ kén chọn đã bị tuyệt chủng”, ông Miller nói, “Chỉ có một cách để lý giải, đó là những loài chim này đã phải đối phó với một sự thay đổi chưa từng có trong thảm thực vật trên lục địa trong khoảng thời gian đó.”

Ngoài ra còn có các nhà nghiên cứu khác, bao gồm Marilyn Fogel của Viện Carnegie ở Washington DC, John Magee và Michael Gagan của Đại học Quốc gia Australia ở Canberra, Simon Clarke của Đại học Wollongong của Úc và Beverly Johnson của Bates College ở Lewiston, Maine.

Họ đã phân tích gần 1.500 mảnh vỡ hóa thạch của loài chim Emu và vỏ trứng của loài Genyornis có niên đại 140.000 năm từ ba khu vực khác nhau trong nội địa châu Úc, trong đó có hồ Eyre, cảng Augusta và cụm hồ Darling-Murray. Mỗi khu vực có khí hậu địa phương và địa hình khác nhau.

Họ cũng xem xét các đồng vị carbon trong răng hóa thạch của gấu túi thu được từ vùng cảng Augusta và cụm hồ Darling-Murray, tại đó số răng này thường được tìm thấy cùng với vỏ trứng chim hóa thạch. Trong khi các phân tích cho thấy chế độ ăn thực vật của gấu túi bao gồm một tỷ lệ lớn các loại cỏ hơn nhiều so với chim Emu và Genyornis 50.000 năm trước đây, gấu túi, giống như chim Emu, đã chuyển đổi thành công sang các nguồn thức ăn thực vật khác từ 45.000 năm trước đây.

genyornis-size

So sánh kích thước một con chim Genyornis loại nhỏ với một người cao 1,8m (Nguồn: Prehistoric Wildlife)

“Hai nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất cho các cuộc tuyệt chủng do con người gây ra tại châu Úc, là săn bắt quá mức và dịch bệnh, đều không dẫn đến những thay đổi lớn cho nền tảng mạng lưới thức ăn mà chúng tôi đã ghi nhận”, các tác giả viết trên tạp chí Science, “Sự suy giảm tính đa dạng thực vật, bất kể là bằng cách nào, đều sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài chuyên ăn cỏ và gián tiếp dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài thú ăn thịt, ngoại trừ con người.”

Vào tháng 01 năm 2005, Miller và cộng sự đã công bố một bài báo về địa chất cho thấy các thợ săn và người hái lượm cổ đại đã đốt cháy nhiều thảm thực vật tới mức làm giảm sự trao đổi hơi nước giữa sinh quyển và khí quyển, gây xáo trộn gió mùa hàng năm tại nội địa Úc hàng ngàn năm trước.

Hồ Eyre, một hồ nước sâu trong nội địa Úc được cấp nước bởi các cơn mưa lớn đều đặn khoảng 60.000 năm trước đây, bây giờ chỉ là một đầm lầy muối khổng lồ, họa hoằn lắm mới được bao phủ bởi một lớp nước mặn mỏng.

Những người đầu tiên khai phá châu Úc được cho là đã đến bằng đường biển từ Indonesia khoảng 50.000 năm trước đây, dùng lửa làm công cụ săn bắt, khai khẩn, ra tín hiệu và thúc đẩy sự phát triển của một số loài thực vật nhất định, ông Miller nói.

Hơn 85% động vật có vú lớn, chim và bò sát của Úc nặng hơn 45kg đã bị tuyệt chủng ngay sau khi con người đến, trong đó có 19 loài thú có túi, một chủng thằn lằn dài 7,6m và một con rùa to cỡ chiếc xe Volkswagen, ông nói.

megafauna1

Loài Genyornis (góc trên bên trái), cùng các loài động vật lớn được cho là đã bị tuyệt chủng khỏi châu Úc (Nguồn: Science Magazine)

“Nghiên cứu này cho thấy những bước chân của con người có thể để lại cho môi trường những hậu quả rất lớn và khôn lường, theo tôi nghĩ thì không khác gì những hoạt động của con người trên Trái Đất ngày nay”, Miller nói, “Những thay đổi nhỏ có thể tích lũy thành hậu quả với quy mô lớn không tưởng, trong trường hợp này, nó đã làm biến đổi hoàn toàn cơ cấu của cả một hệ sinh thái.”

Quỹ Khoa học Quốc gia và Hội đồng nghiên cứu Úc châu đã tài trợ cho nghiên cứu này với sự hỗ trợ bổ sung từ Đại học Quốc gia Úc và CU-Boulder.

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/3140

Tham khảo: http://instaar.colorado.edu/news-events/instaar-news/ancient-diets-of-australian-birds-point-to-big-ecosystem-changes/

 

The post Biến động hệ sinh thái làm thay đổi chế độ ăn uống trong quá khứ của những loài chim ở châu Úc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Mạn đàm về hóa học Trung Quốc cổ đại: Thuật giả kimhttps://chanhkien.org/2015/06/man-dam-ve-hoa-hoc-trung-quoc-co-dai-thuat-gia-kim.htmlSat, 06 Jun 2015 02:06:51 +0000http://chanhkien.org/?p=24200Tác giả: Hộc Chương [ChanhKien.org] Từ quan điểm của khoa học hiện đại, rất khó để con người hiện nay có thể hiểu được những thành tựu khoa học của Trung Quốc cổ đại. Trên thực tế, ngay cả trong thế kỷ vừa qua, đã có những cách hiểu khác nhau của những trường phái […]

The post Mạn đàm về hóa học Trung Quốc cổ đại: Thuật giả kim first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hộc Chương

[ChanhKien.org] Từ quan điểm của khoa học hiện đại, rất khó để con người hiện nay có thể hiểu được những thành tựu khoa học của Trung Quốc cổ đại. Trên thực tế, ngay cả trong thế kỷ vừa qua, đã có những cách hiểu khác nhau của những trường phái khoa học khác nhau về các thành phần cơ bản nhất của vật chất. Tôi đã trích dẫn lời của Lão Tử và Khổng Tử ở phần 1 của loạt bài này[1]. Từ quan điểm khoa học hiện đại mà gọi hai triết gia này là các nhà vật lý thì cũng không hề phóng đại. Học thuyết của họ tiết lộ về sự tồn tại của các biến thể của vật chất ở các cấp độ khác nhau. Đó là một thần thoại đối với con người hiện đại. Hai triết gia cổ đại này không cần sử dụng bất kỳ thiết bị khoa học hay dụng cụ nào, nhưng đã khám phá ra sự tồn tại của các hạt proton, neutron và electron trong một nguyên tử; cũng phát hiện rằng mọi vật chất, bất kể hình dạng thế nào, đều được cấu thành từ các nguyên tử. Không có các máy gia tốc hạt, những triết gia Trung Quốc cổ đại này thậm chí còn biết về sự tồn tại của các chất vi quan ở các không gian khác nhau. Tất nhiên, sứ mệnh tối cao của các nhà khoa học hiện đại là nắm bắt được kiến thức về hạt cơ bản nhất tạo nên bất kỳ chất nào trong vũ trụ và quá trình hình thành nên chất đó. Với kiến thức này, các nhà khoa học sẽ ngay lập tức có thể đạt được giấc mơ trở thành Đấng Tạo Hóa, có khả năng tạo ra các chất khác nhau và thậm chí biến đá thành vàng.

Thuật giả kim không phải là mơ mộng hão huyền. Các khoa học gia thời Trung Quốc cổ đại đã sở hữu kiến thức về thuật giả kim rồi. Khi nói đến những thành tựu khoa học và phát triển ở Trung Quốc cổ đại, thuật giả kim sẽ được đặt trong chương đầu tiên của cuốn sách lịch sử hóa học. Theo quan niệm của Đạo giáo Trung Quốc cổ đại về việc luyện ‘đan’ (một cụm năng lượng trong cơ thể người tu luyện, được thu thập từ các không gian khác) trong lò, một khi đan được hình thành, nó có khả năng thay đổi bất kỳ chất hữu hình nào thành vàng và bạc. Đan cũng có thể chuyển hóa cơ thể vật chất này và các cơ thể ở không gian khác, từ đó đưa người tu luyện đột phá thời gian, không gian cũng như cơ thể con người và tiến nhập vào những tầng thứ tu luyện cao hơn. Vì vậy, ‘luyện đan’ thực chất chính là giả kim thuật.

kongziwenli-updated01

Tranh vẽ Khổng Tử vấn lễ Lão Tử (Nguồn: SoundOfHope)

Rất khó để xác định thời gian mà thuật giả kim được khai sáng ở Trung Quốc bằng nếu chỉ thông qua các tài liệu lịch sử. Theo các ghi chép của Đạo giáo cổ, giả kim thuật lần đầu tiên được ghi nhận từ thời Hoàng Đế và Lão Tử. Tuy nhiên, Hoàng Đế và Lão Tử sống trong các thời kỳ lịch sử khác nhau và cách nhau hàng trăm năm. Cách giải thích hợp lý nhất có lẽ là giả kim thuật được phát triển song song với nền văn hóa Trung Quốc và do đó trở thành một phần của nó. Hoàng Đế và Lão Tử là những bậc thầy vĩ đại của thuật giả kim, họ chính là đại diện của giả kim thuật ở Trung Quốc. Truyền thuyết kể rằng Hoàng Đế đã được ban tặng chín viên đan làm quà khi đến thăm Thái Quốc. Sau khi một người nuốt một viên đan, tay của người đó trở nên đỏ như viên đan ấy. Khi người đó rửa tay trên một dòng sông, dòng sông cũng sẽ chuyển sang màu đỏ. Về sau, Hoàng Đế đắc được những bí mật của thuật giả kim và lập lò luyện đan. Hoàng Đế đã cưỡi rồng bay lên trời sau khi tất cả đan đã được luyện thành[2]. Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên, chương “Phong Thiền Thư” có ghi chép, bắt đầu từ triều đại Tề Uy Tuyên thời Chiến Quốc, đã có các phương sĩ (người luyện đan dược) khích lệ các chư hầu đi tìm đan để được trường sinh bất lão, đến thời Tần Thủy Hoàng, phương sĩ Từ Phúc dâng thư bày tỏ muốn ra nước ngoài tìm đan. Đây là những ghi chép chính thống đầu tiên về khởi thủy của đan thuật. Đến triều Hán, đan thuật càng hưng thịnh hơn. Hán Vũ Đế là Lưu Triệt rất đam mê đan thuật. Hoài Nam Vương cùng thời với Hán Vũ Đế cũng đã nuôi một nhóm lớn các Đạo sĩ trong nhà, họ đã viết không ít đan thư (sách về đan thuật), đáng tiếc là đa số đã thất truyền, ngoại trừ 21 cuốn sách của Hoài Nam Tử vẫn còn tồn giữ. Cuối đời Tây Hán, Vương Mãng cướp ngôi, ông cũng là người ủng hộ đan thuật. Thời kỳ cuối triều Hán thời Tam Quốc có cha con Tào Tháo cũng rất thích tiếp xúc với các phương sĩ, những người nổi tiếng nhất trong đó có Tả Từ, Cam Thủy, Vương Hòa Bình v.v.

Vào những năm cuối triều Hán (khoảng thế kỷ thứ 2 SCN), Ngụy Bá Dương, người nước Ngô (Thượng Ngu, Triết Giang ngày nay), đã viết một cuốn sách có tên Châu Dịch Tham Đồng Khiết, đây là cuốn sách dạy luyện đan cổ xưa nhất. Bởi vì cuốn sách có cả lý luận lẫn thực nghiệm, đương nhiên đối với hậu nhân nó rất có giá trị tham khảo. Tương truyền Ngụy Bá Dương đã từng dẫn ba đồ đệ vào núi luyện đan, sau khi luyện thành đan, đầu tiên ông cho con chó ăn thử, chó uống xong không lâu sau thì chết, Bá Dương ăn vào cũng chết, trong đó có một đồ đệ thấy sư phụ chết, cũng nuốt đan, lập tức ngã xuống đất. Hai đệ tử còn lại than thở với nhau: “Luyện đan là cầu trường sinh, mà uống xong lại chết thế này thì có tác dụng gì chứ?” Hai người liền nhanh chóng xuống núi, lúc này sư phụ ngay lập tức đứng dậy, bỏ đan thật vào miệng người đồ đệ và chó đang nằm trên mặt đất, thoáng chốc người và chó tỉnh lại, thế là đắc được Tiên thể bất tử và bắt đầu tu Đạo[3].

Từ câu chuyện này có thể thấy được rằng khoa học Trung Quốc cổ đại yêu cầu đối với tâm tính, đạo đức người đệ tử cao hơn nhiều so với yêu cầu thông minh và hiểu biết, điểm này tuyệt nhiên khác hẳn so với khoa học hiện đại. Sự triển hiện của chân lý vũ trụ chính là những hiện tượng tự nhiên ở các tầng thứ khác nhau. Không thể dùng phương pháp tầng thấp để nhận thức được chân lý của vũ trụ. Cho nên “tin trước rồi ngộ sau” là một điểm trọng yếu đặc sắc khác của khoa học Trung Quốc cổ đại. “Tin trước rồi ngộ sau” nghĩa là người nào muốn biết được chân lý của vũ trụ, đầu tiên là phải hoàn toàn vứt bỏ nhận thức khái niệm ban đầu, chân lý của vũ trụ tự nhiên triển hiện, cơ bản là không cần truy cầu.

Kỳ thực Eistein tin rằng vũ trụ hài hòa có trật tự, do Thần tạo ra, có sinh mệnh cao cấp tồn tại. Nếu như Einstein là đại biểu cho khoa học hiện đại, thì có lẽ chúng ta có thể nói cơ sở của khoa học phải đặt trên “niềm tin”, từ quan điểm này, khoa học từ xưa đến nay đều có điểm chung, điểm này đáng được các nhà khoa học hiện đại suy nghĩ sâu thêm, khoa học hiện đại rốt cuộc tin cái gì ?

Đến triều Tấn, Cát Hồng viết cuốn Bao Phác Tử gồm hai tập: nội và ngoại, bàn luận về công dụng của thuốc, luyện đan và những câu chuyện về thần tiên và tu luyện, thuật lại lý biến hóa của vạn vật. Cát Hồng nói: Tổ phụ Cát Tiên Ông của ông là học trò của Tả Tư, Tả Tư truyền thụ lại cho tổ phụ mấy cuốn đan kinh. Về sau Trịnh Tư Viễn, đồ đệ của Cát Tiên Ông, lại đem đan thuật truyền cho cháu của Tiên Ông là Cát Hồng. Cát Hồng, tự hiệu là Bao Phác Tử, không màng danh lợi, nhà nghèo nhưng hiếu học, đọc nhiều sách. Là đồ đệ của Trịnh Tư Viễn, ông đắc được bí mật của thuật trường sinh, lui về ở ẩn tại La Phù Sơn tỉnh Quảng Đông, tu Đạo thuật, không ngừng viết sách Đạo. Khi qua đời, ông ngồi trong tư thế thiền định, vẻ mặt cùng màu da giống như người còn sống, cơ thể mềm mại, khi đặt thi thể vào quan tài, lại nhẹ bâng như một mảnh lụa, đây chính là điều con người thế gian gọi là “thi giải đắc Tiên” (thi thể được giải phóng và thành Tiên).

Chương “Hoàng Tự Biên” trong Bao Phác Tử nhắc đến: “Biến hóa là lẽ tự nhiên của trời đất, vì sao phải ngại vàng bạc không thành thứ khác chứ.” Ở đây, các nhà đan thuật Trung Quốc cổ đại bảo lưu quan điểm rằng vàng bạc có thể do vật chất khác biến đổi thành, đây chính là điều gọi là chuyển đổi nguyên tố trong vật lý cao năng lượng. Tuy nhiên, ngay cả với máy gia tốc hiện đại to lớn tinh xảo có khả năng chuyển đổi một số hợp chất hóa học đi nữa, người ta vẫn coi việc chuyển hóa những nguyên tố hóa học cơ bản thành vàng, bạc là chuyện thần thoại “1001 đêm”. Đó là hiện tượng vượt xa trình độ công nghệ ngày nay. Cho nên thuật luyện kim bị khoa học hiện đại coi như là chuyện hoang đường, là cổ nhân ngu muội không hiểu gì về khoa học.

Thực ra rất nhiều thực nghiệm khoa học hiện đại đã phát hiện nhiều sinh vật có loại siêu năng lực tương tự giả kim thuật này, ví như, cho gà mẹ ăn thức ăn không chứa Canxi, vẫn có thể đẻ ra trứng mà vỏ trứng có chứa Canxi[4]. Cây non nảy mầm trong nước cất, có chứa các nguyên tố Kali, Phốt-pho, Magiê, Canxi, Lưu huỳnh nhiều hơn so với hàm lượng vốn có trong hạt đó[5], thực nghiệm chỉ ra vốn dĩ sinh vật đã tồn tại năng lực ‘tái cấu trúc nguyên tố’. Từ những hiện tượng này mà xét, các nhà khoa học Trung Quốc cổ đại rất có thể đã nắm được cái lý biến hóa cao thâm hơn của vũ trụ, thuật biến đá hóa vàng hiển nhiên đã vượt qua nhận thức ở tầng vật chất bề mặt này, họ đã chân chính tìm ra sức mạnh của sinh mệnh.

Tài liệu tham khảo:

[1] Nền tảng nghiên cứu hóa học của Trung Quốc cổ đại

[2] Hiên Viên Hoàng Đế

[3] Bàn về ‘tín’ từ câu chuyện Ngụy Bá Dương luyện đan thành tiên

[4] Tinh thần khoa học chân chính phải viên dung cả những điều huyền bí

[5] Tomkins, Peter, và Christopher Bird, Chương 17: giả kim thuật trong Garden, The Secret Life of Plants, New York: Harper & Row, 1973.

Dịch từ: http://pureinsight.org/node/1204

The post Mạn đàm về hóa học Trung Quốc cổ đại: Thuật giả kim first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ảo tượng có phải là bằng chứng cho không gian đa chiều?https://chanhkien.org/2015/05/ao-tuong-co-phai-la-bang-chung-cho-khong-gian-da-chieu.htmlTue, 05 May 2015 09:50:50 +0000http://chanhkien.org/?p=24112Tác giả: Chu Tân [ChanhKien.org] Ảo tượng đã từng xuất hiện tại rất nhiều nơi khác nhau trên khắp Trung Quốc Đại Lục. Ảo tượng là gì? Hầu hết mọi người tin rằng ảo tượng đơn giản chỉ là hiện tượng do sự phản chiếu ánh sáng từ khí quyển gây ra. Tuy nhiên cách […]

The post Ảo tượng có phải là bằng chứng cho không gian đa chiều? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chu Tân

[ChanhKien.org] Ảo tượng đã từng xuất hiện tại rất nhiều nơi khác nhau trên khắp Trung Quốc Đại Lục. Ảo tượng là gì? Hầu hết mọi người tin rằng ảo tượng đơn giản chỉ là hiện tượng do sự phản chiếu ánh sáng từ khí quyển gây ra. Tuy nhiên cách giải thích này còn xa mới thuyết phục được người nghe. Với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, các nhà khoa học đã dần thấu hiểu rằng không gian mà con người đang sinh tồn không phải là không gian duy nhất trong vũ trụ. Vẫn có tồn tại các không gian khác mà con người không thể nhìn thấy, trong đó có các chủng vật chất và hình thức sinh tồn. Ảo tượng là hình thức biểu thị của các không gian khác trong không gian chúng ta. Điều đó nói lên rằng sự tồn tại của các không gian khác có thể được triển hiện một cách “tình cờ” trong không gian này dưới dạng ảo tượng, cho phép chúng ta có thể nhìn thấy chúng.

Hai ảo tượng liên tiếp xuất hiện ở thành phố Bồng Lai, tỉnh Sơn Đông

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 24 tháng 10 và 01 giờ chiều ngày 25 tháng 10 năm 2002, hai ảo tượng liên tiếp xuất hiện trên mặt biển ngay phía bắc thành phố Bồng Lai, tỉnh Sơn Đông. Hình ảnh của quần đảo Trường Sơn, ngoại trừ đảo bắc và nam Trường Sơn, đã bị biến dạng. Cả đảo Đại Tiểu Hắc Sơn, và đảo Ngao Du đều bị cong ở cả hai đầu giống như những con rùa bơi trên biển. Một số hòn đảo ảo với hình dáng liên tục thay đổi xuất hiện trên mặt biển giữa những hòn đảo lớn kể trên. Đảo Chi Gian cùng với vài hòn đảo khác trông giống như những quả bóng tròn nổi trên mặt nước. Những hòn đảo đủ loại ấy phủ khắp gần 100 dặm chiều dài mặt biển, mỗi hòn đảo hiển hiện theo một cách độc đáo đặc biệt. Rất khó phân biệt đảo nào là thật và đảo nào là ảo tượng. Hai ảo tượng này, một cái kéo dài trong 70 phút, còn cái kia trong 150 phút.

Một địa điểm lạ xuất hiện ở trung tâm thành phố Thiên tân.

Vào lúc 4:57 chiều ngày 17 tháng 07 năm 2002, một vài toà nhà xuất hiện lơ lửng trên đường chân trời phía đông nam thành phố Thiên Tân. Những toà nhà này đã biến mất sau 15 phút.

Ảo tượng độc đáo xuất hiện ở trung tâm thành phố Thiên Tân

Ảo tượng ở Thanh Đảo

Vào lúc 7 giờ tối ngày 04 tháng 07 năm 2002, một ảo tượng xuất hiện trên mặt biển bên ngoài khách sạn Thanh Đảo Vương Triều Đại. Những bến cảng xuất hiện phía trên mặt biển với rất nhiều cần cẩu và đèn chiếu sáng. Cảnh tượng đó cực kỳ đẹp và sống động.

Ảo tượng ở Thanh Đảo

 

Nhiều cần cẩu và đèn chiếu sáng

 

Rất đông người dân chứng kiến ảo tượng ở Thanh Đảo

 

Một ảo tượng xuất hiện ở đường hầm Đại Hạp Cốc, núi Thái Hành, Lâm Châu, tỉnh Hà Nam.

Vào ngày 04 tháng 06, một ảo tượng xuất hiện ở đường hầm Đại Hạp Cốc ở Thái Hành, Lâm Châu, tỉnh Hà Nam. Đứng tại lối vào của đường hầm, nhìn về phía đông nam, có những ngọn núi cuộn quanh xuất hiện trên các đám mây. Một vài ngọn núi trông rất cao và dốc, còn những ngọn khác lại trơn tru và đồ sộ. Đỉnh núi trông cao như mức đỉnh đường hầm. Dùng mắt người mà nhìn thì những ngọn núi ấy trông cao từ năm đến sáu trăm mét. Ảo tượng này kéo dài từ 8 giờ sáng tới 11 giờ sáng.

Hai ảo tượng ở Trùng Khánh

Vào lúc 8:20 sáng ngày 15 tháng 05 năm 2002, một ảo tượng rất đẹp của bán đảo Du Trung xuất hiện ở huyện Giang Bắc, Trùng Khánh, những toà nhà đặc trưng như Vạn Hào và Đại Đô Hội, cùng với ba cần cẩu của một công trường xây dựng đồng thời xuất hiện trên bầu trời. Hình ảnh này trông giống như một bản sao của bán đảo được trình chiếu trên bầu trời. Tiếc thay, ảo tượng này chỉ kéo dài đến 8:50 sáng. Rất nhiều sương mù đã xuất hiện và ảo tượng này biến mất.

Vào 8:40, một hình ảnh giống như một đám sương mù vòng tròn hình đầm lầy xuất hiện trên bầu trời. Đám sương che phủ cả khu vực cầu Đại Phật Tự, Tân Thành và Dương Gia Bình ở phía bắc. Người ta có thể thấy những ngọn núi trùng điệp, những cây tùng cây bách, cùng với một nhà lầu tám góc. Hình ảnh này trông giống một bức tranh thủy mặc của Trung Quốc. Sau khoảng 18 phút, đám sương mù nổi lên trên mặt sông Trường Giang và dần khuất xa tầm mắt, và cuối cùng quang cảnh giống thiên đường ấy dần dần biến mất.

Ảo tượng ở Trùng Khánh.

 

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/1213

The post Ảo tượng có phải là bằng chứng cho không gian đa chiều? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Nền tảng nghiên cứu hóa học của Trung Quốc cổ đạihttps://chanhkien.org/2015/04/nen-tang-nghien-cuu-hoa-hoc-cua-trung-quoc-co-dai.htmlWed, 22 Apr 2015 08:36:03 +0000http://chanhkien.org/?p=24080Tác giả: Hộc Chương [ChanhKien.org] Chúng ta đều biết rằng Trung Quốc cổ đại có rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực khoa học. Trên thực tế, mỗi triều đại Trung Quốc đều có những nhà khoa học xuất sắc. Tuy nhiên, hòan toàn trái ngược với sự phát triển có hệ thống của thời […]

The post Nền tảng nghiên cứu hóa học của Trung Quốc cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Tác giả: Hộc Chương

[ChanhKien.org]

Chúng ta đều biết rằng Trung Quốc cổ đại có rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực khoa học. Trên thực tế, mỗi triều đại Trung Quốc đều có những nhà khoa học xuất sắc. Tuy nhiên, hòan toàn trái ngược với sự phát triển có hệ thống của thời đại ngày nay, sự phát triển tổng thể của khoa học Trung Quốc cổ đại khá rời rạc. Nhìn chung, lý do hiển nhiên nhất là vì công nghệ thời đó không phải luôn được bảo tồn, khiến cho rất nhiều phát kiến có giá trị của người Trung Quốc bị thất truyền. Con người hiện đại đều biết rằng “khoa học và công nghệ mang lại sự phồn thịnh”, cho nên thật khó mà tin được rằng những công nghệ có giá trị đó lại không được bảo tồn trong thời Trung Quốc cổ đại. Thực ra, vấn đề này có liên quan đến cơ sở lý luận của các học thuyết khoa học và mức độ đạo đức của các khoa học gia Trung Quốc ngày xưa. Tôi sẽ bắt đầu mạn đàm về các bộ môn hóa học khác nhau trong thời Trung Quốc cổ đại, chủ đề đầu tiên là về các học thuyết cổ xưa liên quan đến “chất”.

Nhận thức cơ bản về vật chất trong thời Trung Quốc cổ đại chính là “thuyết Ngũ hành”. Người Trung Quốc thuở ấy phát hiện rằng Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, và Thổ cấu thành nên tất cả các vật chất trong vũ trụ này. Nhận thức này về vật chất thực ra bắt đầu từ khi nào? Không có sử sách nào có thể trả lời được câu hỏi này vì thuyết Ngũ hành dường như đồng thời tồn tại với văn hóa Trung Hoa. Thậm chí có thể nói nó là một trong các nền tảng của văn hóa Trung Hoa trong một thời kỳ lịch sử lâu dài. Theo cuốn Thượng Thư chương “Hồng Phạm”, Ngũ hành chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Thượng Thư còn gọi là Thư Kinh, hay Sử Thư. Nó là một trong sáu cuốn cổ thư do Khổng Tử biên soạn và bình chú. Nó là tuyển tập văn hiến chính trị của Trung Quốc từ triều đại Hòang Đế (một vị vua huyền thoại trị vì Trung Quốc nguyên thủy) cách đây khoảng 5000 năm. Nói cách khác, người Trung Quốc đã phát triển nhận thức về Ngũ hành thậm chí còn trước cả sự hình thành chữ Hán. Có cả bằng chứng về kiến thức Ngũ hành trong cuốn Quốc Ngữ, từ triều Châu: “Sự kết hợp của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành nên vạn vật trên thế gian.” Những ghi chép này chứng tỏ thuyết Ngũ hành là nền tảng của khoa học Trung Quốc cổ đại, tương tự như học thuyết cho rằng nguyên tử và phân tử là nền tảng của những phát minh khoa học hiện đại về vũ trụ và vật chất.

Thậm chí người Trung Quốc xưa còn có cả những nhận thức về vật chất vi tế hơn cả Ngũ hành: “thuyết Âm Dương”. Khổng Tử giảng rằng:  “Nhất Âm, nhất Dương là Đạo” (chương “Hệ Từ Truyện”, Chuyển Thư Kinh). Ông cũng nói: “Cương, Nhu tương tác thì sẽ tạo nên thay đổi.” Lão Tử nói: “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật. Vạn vật cõng Âm ôm Dương” (chương 42, Đạo Đức Kinh). Những lời này rõ ràng thuộc phạm trù vật lý cao năng lượng hiện đại. Lão Tử không chỉ bàn về các lạp tử cơ bản vi quan, mà còn giảng về nguyên lý cấu thành nên vật chất. Do đó, vạn sự vạn vật do Ngũ hành tạo nên đều có cả đặc tính Âm và Dương và cả Ngũ hành. Các đặc điểm khác nhau của vật chất được mô tả trong chương “Hồng Phạm” của cuốn Sử Thư: “Thủy tương ứng với ẩm và hướng xuống. Hỏa tương ứng với nóng và hướng lên. Mộc tương ứng với uyển chuyển hoặc thẳng thắn. Kim bị biến dạng trong lửa. Thổ cần thiết cho cấy hái. Nước trở nên mặn khi chảy xuống. Hỏa trở nên nóng hơn khi bốc lên trên. Mộc có thể trở nên chua khi thay đổi hình dạng. Kim trở thành cay khi không ổn định. Thổ có thể thành ngọt khi dùng trong cấy hái.” Do các đặc tính tự nhiên ấy, Ngũ hành tương sinh và tương khắc với nhau ở mức hồng quan (vĩ mô). Quy luật tương khắc của Ngũ hành như sau: “Thủy khắc Hỏa. Hỏa khắc Kim. Kim khắc Mộc. Mộc khắc Thổ. Thổ khắc Thủy”. Quy luật tương sinh của Ngũ hành như sau: “Mộc sinh Hỏa. Hỏa sinh Thổ. Thổ sinh Kim. Kim sinh Thủy. Thủy sinh Mộc.” Đó là tóm tắt thuyết tương sinh tương khắc của Ngũ hành. Tri thức khoa học độc đáo trong thời Trung Quốc cổ đại, từ thiên văn học, địa lý học, lịch học, vật lý học, y học, dược học cho tới hóa học, đều xuất phát từ thuyết Ngũ hành và thuyết Âm Dương. Những học thuyết này thậm chí đã có ảnh hưởng tới sự phát triển của âm nhạc, kiến trúc, nghệ thuật, và văn hóa Trung Hoa.

ngu-hanh-tuong-sinh-tuong-khac

Ngũ hành tương sinh và tương khắc

Đứng từ góc độ khoa học hiện đại mà xét, có rất nhiều yếu tố trừu tượng và không thể đo lường trong các học thuyết này, vì vậy chúng rất khó được chấp nhận như là một môn khoa học, bất kể đã có rất nhiều thành tựu được chứng thực trong y dược và châm cứu của Trung Hoa. Điểm mấu chốt của vấn đề là gì? Có lẽ câu hỏi này sẽ làm đau đầu nhiều học giả hiện đại! Có lẽ chúng ta có thể tìm được một số manh mối cho vấn đề này thông qua một đoạn trong Đạo Đức Kinh: “Thiên hạ vạn vật sinh từ hữu hình. Hữu hình sinh từ vô hình” (chương 40). “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật. Vạn vật cõng âm, ôm dương, trung khí dĩ vi hòa” (Chương 42, Đạo Đức Kinh). “Đạo sinh nhất, nhị, tam còn hữu hình sinh từ vô hình”, sau khi nghiên cứu và suy ngẫm về hai đoạn này, chúng ta có thể thấy rằng các học thuyết hóa học hiện đại rất nhất quán với khoa học Trung Quốc cổ đại. Sau đây là hiểu biết của tôi về các học thuyết của Lão Tử về vật chất theo cách nói của người ngoài nghề: Bất kể vật chất nào đều được cấu thành từ rất nhiều tầng lớp vật chất. Nói cách khác, vật chất được cấu thành bởi các tầng lớp phân tử, mỗi phân tử lại được cấu thành bởi nhiều tổ hợp vật chất vi quan. Từng tổ hợp vật chất vi quan lại do các nguyên tố vật chất vi quan hơn nữa tổ hợp thành. Cứ như thế, mỗi chất hữu hình lại được tổ hợp từ nhiều chất vô hình. Nghĩa là tầng vật chất vi quan cao hơn chính là vô hình so với những tầng vật chất vi quan thấp hơn.

Vậy thì chúng ta hiểu thế nào về thuyết Âm Dương? Lão Tử nói: “Tam sinh vạn vật. Vạn vật cõng âm ôm dương, trung khí dĩ vi hòa.” Với con mắt phàm này, chúng ta nhìn tất cả vật chất trên Trái Đất đều do ba loại vật chất vi tế cấu thành (loại mang điện tích âm, loại mang điện tích dương, và loại có điện tích trung hòa). Thêm vào đó, vạn vật đều có đặc tính “cõng Âm trên lưng bên ngoài và ôm Dương bên trong”. Điều này nghe không giống học thuyết nguyên tử sao? Mọi loại nguyên tử trong bảng tuần hòan các nguyên tố hóa học đều được cấu thành từ proton, neutron, và electron, và đặc tính của một nguyên tử là: electron mang điện tích âm quay quanh hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương. Hãy khoan bàn đến vấn đề tại sao người Trung Quốc thời xưa lại có thể quan sát được cấu trúc của nguyên tử. Thực ra, rất dễ giải thích cho độc giả hiện đại về khái niệm của vật chất hữu hình thời Trung Quốc cổ đại, hơn là giải thích khái niệm trừu tượng về vật chất vô hình, như mô tả trong câu sau: “Trung khí dĩ vi hòa”. Đây là chỗ khác nhau cơ bản của khoa học Trung Quốc với khoa học hiện đại. “Trung khí dĩ vi hòa” không phải là hiện tượng hữu hình ở không gian này, vì thế rất khó giải thích. Nói theo cách nói của người ngoài nghề, câu này có nghĩa là: Sự hình thành vật chất (là kết quả của sự tương tác giữa Âm và Dương) có thể sản sinh ra luồng năng lượng hài hòa. “Vi hòa” ở đây có nghĩa là hợp nhất, nghĩa là một vật chất tồn tại dưới dạng năng lượng vô hình. Chẳng hạn, khi giải phẫu thân thể người, các nhà giải phẫu hiện đại đã phát hiện về sự tồn tại của các mô cơ, mạch máu, và xương, v.v… Mặt khác, người Trung Quốc cổ đại không chỉ quan sát được các mô hữu hình làm nên da thịt con người mà còn cả sự phân bố vô hình của các dòng năng lượng. Sự phát hiện ra dòng năng lượng dẫn đến nhận thức về các đường kinh mạch và các huyệt vị trong Trung y truyền thống, mặc dù các kinh mạch và huyệt vị này không thể nhìn thấy trong không gian này của chúng ta. Dựa vào kiến thức về dòng năng lượng vô hình, người Trung Quốc cổ đại đã phát triển các bài tập khí công làm phương pháp chữa bệnh khỏe người. Khí đó ở đâu? Khí đó là gì? Người bình thường không nhìn thấy Khí và không thể mô tả chính xác về Khí, nhưng hiệu quả chữa bệnh của nó đã chứng thực sự tồn tại của Khí. Lấy một ví dụ khác. Gần đây, một nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã chỉ ra rằng khi cho nước tinh khiết tiếp xúc với những lời khen ngợi hay những lời lăng mạ thì sẽ hình thành các hình dạng tinh thể nước khác nhau[*]. Những phản ứng đó của nước là bằng chứng tuyệt vời cho học thuyết vật chất vô hình của Lão Tử: “Trung khí dĩ vi hòa”. Những niệm đầu của con người tưởng như không có tác động gì đến cơ thể, nhưng trên thực tế là có, giống như trong câu nói của người Trung Quốc: “Vận khí trong cơ thể”. Nói cách khác, nó có tác động đến luồng năng lượng vô hình trong cơ thể con người. Các học thuyết của Lão Tử cực kỳ có tính khoa học xét từ góc độ quy luật bảo tồn năng lượng. Ở đây, tôi vừa so sánh giữa nhận thức về vật chất trong khoa học Trung Quốc cổ đại và khoa học hiện đại.

2Ky7kHrt

“Vạn vật cõng Âm và ôm Dương” thể hiện cấu trúc của nguyên tử: eletron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân nguyên tử. Bên trong hạt nhân có chứa proton mang điện tích dương.

Đó cũng là lý do tại sao nhận thức của người Trung Quốc về vật chất bao gồm cả khía cạnh tâm linh (Khí) và đồng thời cả khía cạnh vật chất, và bao hàm cả khái niệm “mọi vật chất trong vũ trụ này đều có linh”. Chẳng hạn, nước trong thí nghiệm tinh thể nước nói trên có khả năng nhận thức được tình cảm của con người, như thể là nó có linh hồn. Cũng giống như con người, tất cả vật chất một khi được hình thành, đều sẽ “trung khí dĩ vi hòa” để có một linh hồn. Với sự hiểu biết này, người ta sẽ hiểu được tại sao toán học không phải là một công cụ quan trọng để nghiên cứu khoa học Trung Quốc cổ đại. Lý do chủ yếu là toán học có ích cho các nghiên cứu định lượng về vật chất hữu hình, nhưng nó không có tác dụng cho các nghiên cứu về Khí vô hình. Chẳng hạn, một mô hình toán học gần như vô ích trong các thí nghiệm khoa học hiện đại nhằm mô phỏng các biến đổi khác nhau của tâm trạng con người. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học Trung Quốc cổ đại thường quan sát và phân tích các biến đổi của các vật chất hữu hình và vô hình trong vũ trụ thông qua các học thuyết Âm Dương và Ngũ hành. Đối với vấn đề bằng cách nào các nhà khoa học Trung Quốc cổ đại lại có thể quan sát các vật chất “Trung khí dĩ vi hòa”, tôi hết lòng khuyến nghị độc giả đọc phần “Vấn đề liên quan đến thiên mục”, thuộc “Bài giảng thứ hai”, sách Chuyển Pháp Luân của Sư phụ Lý Hồng Chí. Nói chung, hầu hết các nhà khoa học xuất sắc thời Trung Quốc cổ đại đều có công năng đặc dị. Họ đã trực tiếp chứng kiến các biến đổi của vật chất trong nhiều không gian. Đồng thời, mức độ đạo đức tâm tính của họ cũng có mối liên hệ mật thiết với công năng đặc dị của họ. Tầng thứ tâm tính của những học giả ở các thế hệ sau này cũng có những tác động đáng kể đến khả năng hiểu biết của họ về công nghệ của các thế hệ trước. Nói một cách khái quát, chân lý của vũ trụ chỉ có thể được tiết lộ cho những người có đạo đức cao thượng. Nếu một nhà khoa học không có tâm tính cao, anh ta sẽ không thể hiểu được công nghệ, đừng nói đến việc anh ta sẽ bảo tồn được nó. Đây là lý do tại sao nhiều công nghệ có giá trị trong thời Trung Quốc cổ đại đã bị thất truyền. Rất nhiều kỹ năng không phải chỉ cố gắng học hỏi mà có được. Nâng cao đạo đức là cũng là một tiêu chuẩn mà các nhà khoa học hiện đại đang phớt lờ đi.

Một khi đã hiểu về những học thuyết về chất của người Trung Quốc cổ đại, người ta chắc chắn sẽ có hứng thú nghiên cứu lại sự phát triển của khoa học trong thời Trung Quốc cổ đại. Biết đâu chúng ta sẽ có thể có được những học thuyết mới về chất.

Dịch từ: http://www.pureinsight.org/node/224

 

Chú thích:

[*] Xem thêm: http://chanhkien.org/2009/11/the-gioi-khac-trong-mot-giot-nuoc-phan-1-cuoc-phong-van-voi-tien-si-masaru-emoto.html

The post Nền tảng nghiên cứu hóa học của Trung Quốc cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Con số nào lớn nhất?https://chanhkien.org/2014/11/con-so-nao-lon-nhat.htmlTue, 18 Nov 2014 05:22:07 +0000http://chanhkien.org/?p=23770Tác giả: Vũ Hoa [ChanhKien.org] Bàn về con số nào lớn nhất, e rằng những người bình thường đều khó có thể đưa ra câu trả lời được, nhiều người có thể liên tưởng đến nhà phổ cập khoa học người Mỹ George Gamow trong phần mở đầu một cuốn sách “Từ một đến vô […]

The post Con số nào lớn nhất? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Vũ Hoa

[ChanhKien.org] Bàn về con số nào lớn nhất, e rằng những người bình thường đều khó có thể đưa ra câu trả lời được, nhiều người có thể liên tưởng đến nhà phổ cập khoa học người Mỹ George Gamow trong phần mở đầu một cuốn sách “Từ một đến vô cùng lớn” (One, two, three… infinity) đã kể một câu chuyện thế này. Rằng hai vị quý tộc chơi trò chơi về số đếm – ai nói ra được con số lớn hơn thì người đó thắng.

Được” một nhà quý tộc nói, “Ngài nói trước đi!” Sau vài phút vắt óc suy nghĩ, cuối cùng người kia nói ra con số mà anh ta nghĩ là lớn nhất: “Ba”.

Đến lượt người kia động não suy nghĩ. Sau một hồi trầm tư, anh tỏ vẻ từ bỏ: “Bạn thắng rồi!

Trong khi kể lại và bình luận câu chuyện này, tác giả nói: “Trí thông minh của hai vị quý tộc này đương nhiên không phát triển lắm. Hơn nữa, đây rất có thể chỉ là câu chuyện chế giễu người khác mà thôi. Tuy nhiên nếu những lời đối thoại trên xảy ra trong một bộ lạc nguyên thủy, thì câu chuyện này có lẽ hoàn toàn có thể tin được.

Nếu như George Gamow đọc qua “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử ở Trung Quốc, thì tuyệt đối sẽ không bình luận câu chuyện này như vậy. Ông sẽ cho rằng hai người quý tộc này quá thông minh, bởi vì trí thông minh của người cổ xưa không nhất định là kém so với người hiện đại ngày nay. Trong “Đạo Đức Kinh” Lão Tử đã đưa ra tư tưởng “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”, triết lý này vô cùng sâu sắc. Từ mối quan hệ về con số mà nói, “ba” là con số lớn nhất, bởi vì con số ba có thể sinh ra vạn vật, vạn vật lại có thể quy kết thành con số, vậy thì ba chẳng phải là con số lớn nhất hay sao ?

Ví dụ này đã nói rõ hai vấn đề. Một là, người hiện đại không thông minh hơn người cổ đại chút nào, chỉ là phức tạp và xảo quyệt hơn người cổ đại mà thôi; hai là, kết cấu tư duy của người phương tây và phương đông không giống nhau. Văn hóa cổ điển của người phương đông có nguồn gốc xa xưa, ý nghĩa lại càng thâm sâu.

Pythagoras có một câu ngạn ngữ nổi tiếng “mọi thứ đều là con số”, chính là: tất cả mọi sự vật tồn tại cuối cùng đều có thể quy kết về mối quan hệ với các con số. Con số xác thực là khó mà giải thích được, trong máy tính hiện đại ngày nay tất cả các loại tín tức, bao gồm hình ảnh, ngôn ngữ, chữ viết, biểu đồ, số liệu v.v., đều phải quy về con số 0 và 1, thì mới có thể lưu trữ, trao đổi và truyền tải. Các con số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trong nhạc phổ của âm nhạc cũng là các con số. Tuy chỉ là mấy con số đơn giản, nhưng chúng lại phản ánh những cảnh tượng vô cùng mỹ hảo trong không gian và thế giới âm nhạc. Sự hỷ nộ ai lạc của người ta thuận theo mấy con số này mà biểu hiện tinh tế và sâu sắc trong không gian và thời gian của âm nhạc.

Về ý nghĩa không gian và thời gian của con số, bất kỳ một loại học thuyết và lý luận nào đều không cách nào có thể so sánh với lý luận về Thái Cực và học thuyết Bát Quái của Trung Quốc. Thái Cực và Bát Quái đều miêu tả vô cùng tường tận chi tiết về đặc trưng không gian thời gian của các con số, từ hồng quan đến vi quan, từ địa lý thiên văn đến xã hội nhân văn, từ tính khí tính cách của con người cho đến cuộc sống của bách tính, bất kỳ thứ gì, bất kỳ sự vật gì đều có thể dùng chữ số để biểu đạt ra, đều có thể dùng chữ số biểu đạt ra đặc trưng của thời gian không gian. Ví dụ: trong học thuyết Bát Quái, đối với các hiện tượng tự nhiên trong không gian thì diễn đạt như sau: 1 tượng trưng cho Trời, 2 tượng trưng cho đầm lầy ao hồ, 3 tượng trưng cho mặt trời và lửa, 4 tượng trưng cho sấm và chớp, 5 tượng trưng cho gió, 6 tượng trưng cho mưa và nước, 7 tượng trưng cho núi, 8 tượng trưng cho mặt đất.

Về phương diện gia đình và nhân sự (sống chết, được mất, vui buồn hợp tan), 1 tượng trưng cho phụ thân hoặc trưởng bối nam, 2 tượng trưng cho thiếu nữ hoặc người con gái bình thường, 3 tượng trưng cho trung tâm, 4 tượng trưng cho trưởng nam, 5 tượng trưng cho trưởng nữ, 6 tượng trưng cho trung nam, 7 tượng trung cho thiếu nam và người con trai bình thường, 8 tượng trung cho mẫu thân và trưởng bối nữ.

Về phương vị, 1 tượng trưng cho hướng tây bắc, 2 tượng trưng cho hướng tây, 3 tượng trưng cho hướng nam, 4 tượng trưng cho hướng đông, 5 tượng trưng cho hướng đông nam, 6 tượng trưng cho hướng bắc, 7 tượng trưng cho hướng đông bắc, 8 tượng trưng cho hướng tây nam.

Về thời gian hoặc chữ số, 1 tượng trưng cho một thời thần (2 tiếng đồng hồ), một ngày, một tháng hoặc một năm… , 2 tượng trưng cho hai thời thần, hai ngày, hai tháng hoặc hai năm…

Ngoài ra, bất kỳ con số trung bình nào cũng đều có thể chuyển thành bất kỳ một quái số nào trong Bát Quái, ví như 9, 9 chia 8 dư 1, lấy làm “1”, 10 chia 8 dư 2, lấy làm “2”….

Căn cứ vào học thuyết Bát Quái, bất cứ con số nào đều có thể quy kết về số. Số không chỉ là kết quả trừu tượng của vạn sự vạn vật, mà cũng là biểu hiện ra những dấu hiệu đặc trưng và đại diện trừu tượng của các không gian. Hệ thống các con số trong Bát Quái đã cấu thành một thế giới với không gian thời gian hoàn mỹ, nó dùng các con số đơn giản mà hài hòa để miêu tả các loại hiện tượng phức tạp mà người ta không cách nào dùng ngôn ngữ và hình ảnh để biểu thị ra được. Ở đây có sự trừu tượng cao độ và biểu hiện ra đặc trưng của hình tượng, không có sự phối hợp một cách cứng nhắc, mà cũng không có bất cứ sự gán ghép khiên cưỡng, chỉ là con người hiện đại không hiểu được, thêm nữa là các loại hiểu sai, đã phủ một lớp bụi lên học thuyết cổ xưa này.

Hệ nhị phân trong máy tính hiện đại cũng chỉ là sự tiếp nối kế thừa của học thuyết Bát Quái của Trung Quốc mà thôi. Có rất nhiều tài liệu đã chứng minh, khi Gottfried Wilhelm Leibniz sáng tạo ra số nhị phân, là do chịu ảnh hưởng của học thuyết Bát Quái của Trung Quốc mà phát minh ra. Từ bề ngoài mà nhìn, Bát Quái đơn giản như vậy, nhưng trên thực tế mà nói, Bát Quái tượng trưng cho một chiếc máy tính, hoặc có thể nói rằng nó tượng trưng cho một cỗ máy vi xử lý, nó cần có thao tác chính xác, nhập liệu chính xác, đọc viết chính xác, lý giải chính xác của con người, thì mới có thể phát huy hiệu quả ngoài dự tính. Ví như, một chiếc máy tính ở trong tay một người không biết sử dụng thì nó có thể hoạt động tốt được không? Bát Quái cũng như vậy, bạn đưa cho một người không hiểu Bát Quái xem, thì có xem thế nào cũng không hiểu, anh ta có thể cho rằng đây chỉ là mấy ký hiệu đơn giản, đúng là đang lừa người mà! Cũng giống như nhạc phổ, đối với một người hiểu về âm nhạc mà nói, họ thấy rằng quả là quá đơn giản, nhưng đối với người không hiểu về âm nhạc, xem nhạc phổ giống như xem thiên thư vậy, làm thế nào có thể hiểu được chứ? Đều là cùng một đạo lý. Sự phê phán của thuyết vô thần đối với văn hóa cổ điển của Trung Quốc, sự gạt bỏ đối với Kinh Dịch, Hà Đồ, Lạc Thư đều đến từ thuyết vô thần, tự đại và cuồng vọng. Khi người Trung Quốc coi văn hóa cổ điển của chính mình như những thứ mê tín phong kiến mà vứt bỏ đi, phương tây lại trở thành nơi phát huy những thứ đó. Không biết họ còn mặt mũi nào nữa mà gặp mặt liệt tổ liệt tông đây! Khi biết Gottfried Wilhelm Leibniz chịu sự ảnh hưởng của học thuyết Bát Quái mà phát minh ra hệ số học nhị phân, nhiều người theo thuyết vô thần không biết xấu hổ mà còn lấy đó làm tự hào, vẫn là những thứ của người Trung Quốc chúng ta đấy chứ!

Sự phát triển của khoa học hiện đại có mục tiêu là làm cho những hiện tượng xã hội phức tạp, mối quan hệ xã hội phức tạp cho đến các hiện tượng tâm lý của con người v.v.  chuyển hóa thành mối quan hệ số lượng, sau đó là do máy tính xử lý. Nhưng loại chuyển hóa này lại rất khó khăn, ví dụ: tính khí, tính cách của con người…, những thứ này không nhìn thấy được và không chạm vào được, kỹ thuật hiện đại ngày nay đối với những thứ như thế này thì cũng đành chịu. Khi tìm hiểu về học thuyết Bát Quái củaTrung Quốc cổ đại, chúng ta sẽ phát hiện, người xưa đã khéo léo giải quyết những vấn đề quan trọng mà khoa học hiện đại đến nay vẫn chưa làm được, bởi vì học thuyết Bát Quái đều có thể chuyển vạn sự vạn vật trong vũ trụ thành hình thức con số. Mọi người biết rằng, cho dù số liệu, dữ liệu và hình ảnh có phức tạp thế nào, thì cuối cùng đều cần phải chuyển hóa thành con số nhị phân 0 và 1 để xử lý và lưu trữ, dạng xử lý và lưu trữ của mày tính chỉ là tổ hợp của vô số các con số 0 và 1 mà thôi, nhưng loại tổ hợp này lại có thể thể hiện ra các số liệu và hình ảnh khác nhau. Cùng đạo lý đó, các sự tổ hợp của Bát Quái khác nhau, cũng biểu hiện ra những tín tức hoặc hình ảnh khác nhau. Nếu như người ta chú ý đến điểm này, vậy thì lý luận kết hợp 64 quẻ trong Kinh Dịch của Trung Hoa chính là một chiếc cầu nối giữa máy tính và sinh mệnh với các loại khoa học, vật lý học cao năng lượng, cho đến tâm lý học và xã hội học….

Hiện nay nhiều nhà khoa học đã nhìn thấy tính trọng yếu của học thuyết Bát Quái, rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học đều đang tìm tòi các chủ đề về phương diện này. Ví dụ, trong công trình nghiên cứu sinh vật, người ta phát hiện mối quan hệ đối ứng trong DNA và học thuyết Bát Quái, điều này làm cho các người ta vô cùng kinh ngạc. DNA là phương tiện truyền đạt tín tức di truyền, khoa học cho rằng 3,5 tỉ năm trước, thậm chí niên đại xa hơn nữa, loại phân tử DNA phức tạp này đã xuất hiện rồi, nhưng sao lại có thể có mối quan hệ chuẩn xác với học thuyết Bát Quái xa xưa như vậy? Đây vẫn là một bí ẩn. DNA là nơi lưu trữ tất cả thành phần cơ bản của sinh mệnh của các sinh vật, nó có dạng kết cấu giống hai hình xoáy ốc song song dạng bậc thang, thuộc tính của hai sợi có kết cấu xoáy ốc song song này đối ứng với âm dương trong Bát Quái. Ở giữa hai sợi là do từng cặp Nucleotide liên kết với nhau. Chúng giống các bậc thang, trong đó có bốn loại Nucleotide. C, G, A, T, đối ứng với tứ tượng trong Bát Quái. Những Nucleotide khác nhau này dọc theo xoáy ốc xếp thành thứ tự mang theo gen tín tức, làm cho phân tử DNA có thể bao quanh nó tập trung thành một cơ chế có thể tự sao chép.

Bởi vì DNA chỉ do 4 loại Nucleotide khác nhau cấu tạo thành, xét về điểm này, năm 1954 các nhà khoa học nhận định rằng, những Nucleotide khác nhau tổ hợp thành có thể chính là “mã di truyền”.  Những năm 60 của thế kỷ 20, nhà hoá sinh Marshall Warren Nirenberg, Johann Heinrich Matthaei và nhà hóa học Har Gobind Khorana hoàn thành bản biên dịch mật mã di truyền. Trong 4 loại Nucleotide khác nhau này, mỗi 3 cái cấu thành một nhóm, mỗi nhóm thành một đơn vị gọi là codon (một bộ ba hay một codon), tổng cộng có 64 loại, đối ứng với 64 quẻ trong Bát Quái, lẽ nào người xưa đã biết được mã di truyền trong DNA?

64 loại codon này nhiều hơn tổng các axit amin (khoảng 20 loại), hiện nay người ta đã biết quyết định việc sinh ra một loại axit amin nào đó có thể do một vài codon, còn có một vài codon trong quá trình bắt đầu và kết thúc của chuỗi axit amin khởi tác dụng, từ đây người ta nhận thức được codon không chỉ tồn tại đơn lẻ trong giới sinh vật. Nếu coi 64 quẻ Bát Quái là codon của mọi sự vật, con người có lẽ có thể biết được nhiều điều được tiết lộ từ trong học thuyết Bát Quái.

Bài viết không có ý đề xướng nhiều người đi nghiên cứu Chu Dịch và Bát Quái, những thứ đó không phải một người bình thường có thể nghiên cứu được, ngoài ra còn vô cùng lãng phí thời gian, rất có thể cuối cùng sẽ là thất bại. Điều quan trọng là, trong cuộc đời của bạn, bạn có thể trải nghiệm và lĩnh hội được lời kêu gọi từ bi của sáng thế chủ đang thật sự cứu độ thế nhân hay không?

 

什么是你的想往
情是越挣越紧的网
名利把人一生捆绑
执着中被伤的太重
什么才是人的想往
做人不是为了争抢
危难时神在把难挡
今生为见创世的主
你生生世世在寻访
(《洪吟三》)

Điều bạn mong tưởng là gì

 

‘Tình’ là cái lưới mà càng giãy lại càng chặt

Danh lợi cột chặt vào đời người

Trong chấp trước, bị tổn thương quá nặng

Điều gì mới thật sự là điều con người mong mỏi

Làm người không phải là để tranh giành

Lúc nguy nạn Thần sẽ đỡ gạt nạn cho

Đời này là để gặp Sáng Thế Chủ

Hằng bao đời [luân hồi] bạn đang tìm

(Hồng Ngâm III)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/134747

The post Con số nào lớn nhất? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tu luyện: Một liệu pháp gen mới vô cùng hiệu quảhttps://chanhkien.org/2014/04/tu-luyen-mot-lieu-phap-gen-moi-vo-cung-hieu-qua.htmlThu, 17 Apr 2014 07:28:37 +0000http://chanhkien.org/?p=23386Cách duy nhất để giải phóng khỏi các bệnh tật là phải tăng cường hệ miễn dịch của con người để nó có thể thật sự chống chọi lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

The post Tu luyện: Một liệu pháp gen mới vô cùng hiệu quả first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Ngày nay, nghiên cứu y học quy kết nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh của con người là do đột biến gen của tế bào. Nhiều khoa học gia và bác sĩ đang nỗ lực nhằm tìm ra các phương thức đặc thù để điều chỉnh lại những gen bị xáo trộn này. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải chỉ là một vài tế bào trong cơ thể, mà thật ra còn có rất rất nhiều tế bào. Do đó, cải chính lại những gen bị đột biến trong cơ thể người không phải là việc dễ dàng. Bởi vì các tế bào bình thường lẫn bất thường đều cùng sinh ra từ một nguồn trong cơ thể bệnh nhân, rất khó phân biệt được chúng. Mặc dù các nhà khoa học đã cố gắng dùng các loại virus, kháng thể hoặc những cách thức khác để nhận diện các protein mục tiêu trong những tế bào đột biến để thay thế những gen bị xáo trộn bằng những gen khỏe mạnh, vì các protein này chỉ có thể được tìm thấy trên các tế bào bất thường, nhưng việc này cực kỳ khó khăn và ẩn chứa nhiều vấn đề phức tạp. Vì vậy liệu pháp gen vẫn còn là một giấc mơ không thể áp dụng thực tế trong tương lai gần.

Thật bất ngờ, một số nhà khoa học gần đây đã thay đổi lối tư duy về hoạt động điều chỉnh tế bào. Sau khi kết hợp công nghệ cao với các phương pháp tu luyện truyền thống, có ít nhất một nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Lili Feng thuộc Phòng Y tế của Trường Đại học Y Baylor ở Houston, đã phát hiện ra nhiều sự khác biệt rõ ràng giữa những người tu luyện Pháp Luân Công và những người không luyện công trong biểu thức gen ở các bạch cầu trung tính. Bạch cầu trung tính (neutrophils) là những tế bào máu màu trắng đóng vai trò chủ đạo trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Các nhà khoa học này đã dùng công nghệ gene-chip để đối chiếu biểu thức của 12.000 gen trong các bạch cầu trung tính của những người luyện công và những người không luyện công. Họ đã tìm thấy các biểu thức khác biệt ở hơn 300 gen, trong đó sự chênh lệch gấp khoảng 10 lần hoặc hơn. Đây là một hiện tượng hy hữu trong ngành nghiên cứu sinh học tế bào. Ví dụ, chúng ta đều biết rằng các tế bào bình thường và tế bào ung thư rất khác nhau, bởi vì DNA hay bộ gen sẽ bị phân chia quá nhiều lần trong các tế bào khối u.

Trong quá trình khảo sát, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng số lượng bạch cầu trung tính trong mẫu gen của các học viên Pháp Luân Công bị giảm xuống. Ngoài ra, tuổi thọ của bạch cầu trung tính của người khỏe mạnh bình thường chỉ có từ 2-3 tiếng, nhưng lại kéo dài 60 tiếng đối với các học viên Pháp Luân Công. Họ cũng quan sát được rằng bạch cầu trung tính của người luyện công được phân tách toàn diện hơn, không giống như người bình thường có bạch cầu trung tính bị triệt tiêu trước khi kết thúc quá trình phân tách, cũng giống như một người đột nhiên chết trước khi hết tuổi thọ. Trong khi đó bạch cầu trung tính của người luyện công lại sống hết thời gian đã định. Từ những khám phá này, chúng ta có thể phỏng đoán rằng số lượng ít bạch cầu trung tính trong cơ thể các học viên Pháp Luân Công có thể khởi tác dụng ngăn ngừa sự lây nhiễm từ bên ngoài hiệu quả hơn bởi vì chúng có tuổi thọ dài hơn. Do cơ thể học viên Pháp Luân Công không cần nhiều bạch cầu trung tính, nên số lần kích hoạt và tái kích hoạt hệ điều tiết globulin miễn dịch có thể không nhiều bằng những người không luyện công. Nhờ đó, các học viên Pháp Luân Công sẽ không đối mặt với nguy cơ cao bị dị ứng, hen suyễn, bệnh tự miễn dịch, hoặc các chứng rối loạn miễn dịch qua trung gian khác.

Những con đường rợp bóng cây ngày nay đang dần biến mất do việc ồ ạt xây dựng các các nhà máy và đường xá để giảm tải vấn đề tắc nghẽn giao thông đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng, và do những hậu quả khác của sự đô thị hóa. Sự thay đổi môi trường sống thuộc loại này khiến cho hệ miễn dịch của con người không ngừng bị kích thích bởi bụi bặm và dễ dàng dẫn đến các chứng dị ứng. Thật vậy, rất nhiều trẻ em phải đến bệnh viện do dị ứng. Thế nhưng các bác sĩ nhận thấy rằng rất khó để chữa trị dứt điểm các chứng dị ứng bằng bất kể loại thuốc nào đang có trên thị trường.

Cách duy nhất để giải phóng khỏi các bệnh tật là phải tăng cường hệ miễn dịch của con người để nó có thể thật sự chống chọi lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Các nhà khoa học có tư tưởng cấp tiến này đã phát hiện ra rằng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là một phương pháp hiệu quả để tăng cường hệ miễn dịch. Ngày nay, rất dễ tìm thấy những điểm luyện công trên khắp thế giới. Vậy tại sao các bạn còn chưa thử tập Pháp Luân Công?

Xem thêm:

>>  Kiểm tra máu học viên Pháp Luân Đại Pháp khiến các chuyên gia kinh ngạc
>>  Tu luyện có thể sản sinh năng lượng siêu thường

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/197

The post Tu luyện: Một liệu pháp gen mới vô cùng hiệu quả first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Khám phá khoa học: Niềm tin thiện ác tác động trực tiếp đến tuổi thọhttps://chanhkien.org/2014/04/kham-pha-khoa-hoc-niem-tin-thien-ac-tac-dong-truc-tiep-den-tuoi-tho.htmlThu, 10 Apr 2014 03:48:46 +0000http://chanhkien.org/?p=23366Trong hơn hai thập kỷ qua, ngành khoa học nghiên cứu hành vi và xã hội đã phát hiện ra ngày càng nhiều chứng cứ cho thấy các yếu tố hành vi, xã hội, và sinh học có ảnh hưởng đến mức độ đạo đức của con người.

The post Khám phá khoa học: Niềm tin thiện ác tác động trực tiếp đến tuổi thọ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đồng Văn

[ChanhKien.org]

Trong hơn hai thập kỷ qua, ngành khoa học nghiên cứu hành vi và xã hội đã phát hiện ra ngày càng nhiều chứng cứ cho thấy các yếu tố hành vi, xã hội, và sinh học có ảnh hưởng đến mức độ đạo đức của con người. Một trong những giả thuyết mà các nhà khoa học đặt ra là quan niệm của một người về thiện và ác sẽ tác động trực tiếp đến tuổi thọ của người ấy. Các thí nghiệm dựa trên những giả thuyết đó đã cho thấy rằng những dự đoán này có khả năng rất cao sẽ trở thành sự thật. Kết luận này được căn cứ trên nghiên cứu được thực hiện từ năm 1976 đến năm 1994, với hình thức khảo sát dựa trên cộng đồng do L.F. Berkman và S. Leonard Syme đồng chủ trì. Trường Y Dược Yale và trường Đại học Vệ sinh và Y tế Cộng đồng John Hopkins thuộc viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia và Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu các Dịch vụ Y tế đã tài trợ cho nghiên cứu này. Dữ liệu dân số được sử dụng trong nghiên cứu này trích từ thông tin được thu thập bởi Phòng Y tế các khu dân cư quận Alameda thuộc bang California vào năm 1965. Lúc ban đầu có hơn 8.023 bộ câu hỏi được gửi đi và 6.928 bộ được hồi đáp. Tuy vậy những nghiên cứu theo dõi (follow-up study) sau này chỉ bao gồm 2.229 đàn ông và 2.496 phụ nữ trong độ tuổi từ 30-69.

Các giả thuyết cho cuộc nghiên cứu theo dõi liên quan đến độ tuổi kéo dài 9 năm của dân cư quận Alameda gồm có tình trạng hôn nhân, mối giao tiếp với bạn thân và họ hàng, tín đồ nhà thờ và các hiệp hội chính thống cũng như không chính thống có ảnh hưởng tới đạo đức của con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người sống cách ly và không có mối quan hệ, kèm theo cách ứng xử khó gần, kém giao tiếp và lập dị có tuổi thọ ngắn hơn những người có các mối quan hệ xã hội thân mật và bền chặt. Mặc dù trước đây việc đi nhà thờ được coi như một yếu tố quan trọng trong các kết quả nghiên cứu về đạo đức, nhưng các cuộc hôn nhân hòa thuận và các mối quan hệ xã hội tốt đẹp với người thân và bè bạn lại là những tiêu chí ảnh hưởng mạnh mẽ hơn.

Tiêu đề ngắn gọn của nghiên cứu này là “Các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của con người như thế nào”. Các kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng các mối quan hệ xã hội lành mạnh có tác động tích cực đến tuổi thọ. Trên thực tế, những người bộc lộ khuynh hướng nhân đạo, giúp đỡ người khác, dễ hòa đồng và sống hòa thuận sẽ kéo dài tuổi thọ của họ hơn so với những người cư xử trái ngược. Một điều đáng kinh ngạc nữa là nghiên cứu phát hiện rằng tuổi thọ của đàn ông bị rút ngắn nhiều hơn so với phụ nữ khi họ không có mối quan hệ xã hội nào. Và ngạc nhiên thay, những kẻ xảo quyệt, thô tục, hằn học và ích kỷ, cũng như những kẻ gây tổn hại cho người khác để trục lợi cho bản thân, sống khó gần, đều được phát hiện chết ở độ tuổi trẻ hơn nhiều so với những người có cách cư xử xã giao lành mạnh. Các phát hiện này còn cung cấp bằng chứng rằng ở các chủng tộc hay thu nhập khác nhau, và các hoạt động rèn luyện thể chất và các phong cách sống khác nhau đều không có ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ. Kết quả này nhắn nhủ đến một người tu luyện tinh tấn điều gì? Một người tu luyện hiểu rõ rằng các mối quan hệ xã hội lành mạnh yêu cầu người ta phải vô ngã, từ bi và vị tha. Một người tu luyện luôn cân nhắc mỗi hành động, cư xử và giao tiếp có thể tác động đến người khác như thế nào. Do đó, chẳng phải những kết quả nghiên cứu này muốn nhắn nhủ chúng ta rằng có những người vẫn đang nỗ lực để trở thành người tốt và căn cơ tu luyện đã được gieo vào trong tâm những người này hay sao? Chẳng phải nghiên cứu này đồng tình với quan điểm của người tu luyện rằng cách hành xử tích cực sẽ tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần hay sao?

Nghiên cứu này cho thấy trong số nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau thì hôn nhân có ảnh hưởng nhiều nhất đến tuổi thọ. Trên thực tế đối với những người qua đời trước 60 tuổi thì tình trạng hôn nhân đóng vai trò chủ đạo đối với khoảng thời gian trước khi chết của họ. Trường Đại học Michigan đã tiến hành một khảo sát trên 165 người cao tuổi từ 55 tuổi trở lên đã từng nhập viện vì bệnh kinh niên. Không có gì đáng ngạc nhiên khi kết quả cho thấy những người đã lập gia đình hoặc sống cùng gia đình có sức khỏe tốt hơn và ít phải nhập viện hơn những người sống cô độc.

Các trường Đại học Michigan và Harvard còn tiến hành một nghiên cứu không liên quan đến đạo đức. Trong một khảo sát do Trường y Dược của Đại học Harvard thực hiện, những người tham gia được cho xem một bộ phim tài liệu nói về một phụ nữ Tây phương sống ở Calcutta, Ấn Độ. Bà là một người giàu lòng nhân ái biết quan tâm đến những người nghèo khó và tàn tật trong các khu ổ chuột của Calcutta. Nhiều người đã cảm động sâu sắc trước tấm lòng bác ái của bà. Các thông số của cuộc nghiên cứu yêu cầu nước bọt của những người tham gia phải được thu thập và phân tích ngay lập tức khi bộ phim kết thúc. Kết quả phân tích các mẫu nước bọt từ trước và sau khi xem phim được đem ra đối chiếu. Người ta phát hiện rằng Immunoglobulin A, một cơ chế phòng vệ tự nhiên bảo vệ con người khỏi vi khuẩn và virus, đã tăng lên đáng kể sau khi xem phim. Immunoglobulin A là một dạng của phân tử kháng thể giúp ngăn chặn sự nhiễm bệnh của hệ hô hấp. Nghiên cứu y tế còn chỉ ra rằng hệ miễn dịch của con người bị ảnh hưởng mạnh bởi sự lão hóa, tức là nó sẽ ngày càng kém hiệu quả hơn. Như đã thấy, hệ miễn dịch có thể được kích thích bởi các hành vi xã hội tích cực. Qua đó chúng ta có thể rút ra kết luận từ khảo sát kể trên rằng những người biết từ bi và nhẫn nại đối với người khác có thể kéo dài tuổi thọ một cách tự nhiên.

Nghiên cứu đã chứng minh một điều vốn hiển nhiên đối với người tu luyện. Những người đoan chính, cao thượng, chính trực và trung thực sẽ sống lâu hơn. Vì vậy, các yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng đối với tuổi thọ. Khi một người niềm nở và sẵn lòng giúp đỡ kẻ khác, người đó sẽ nhận được phản hồi tích cực từ người tiếp nhận. Đáp lại, họ sẽ thân thiện và mang ơn và nhờ đó người ấy sẽ nhận được tình cảm gắn bó từ những người khác. Điều này giúp người đó cảm thấy thư thái và giảm căng thẳng trong cuộc sống thường nhật. Ngoài ra, như đã nói ở trên, nó còn có ích cho hệ miễn dịch của con người.

Nói cách khác, những người mang tâm địa không tốt, xâm phạm lợi ích của người khác để thu lợi cho bản thân, sống khó gần, đều rất đoản thọ. Ví dụ như, một số nghiên cứu về hệ miễn dịch và lão hóa đã chứng minh rằng đối với những người hung hăng, thiếu thiện cảm, thích tranh cãi, và những người có thái độ tiêu cực, thì những căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, chẳng hạn như tắc nghẽn động mạch, đều trở nên trầm trọng hơn. Những người này sẽ mắc những chứng mệnh về hệ miễn dịch thường xuyên hơn những người có hành vi xã hội tích cực. Những người có khuynh hướng mất tự chủ, luôn nóng giận và thù địch với người khác sẽ phát hiện rằng điều này tác động đến huyết áp của họ. Đáng tiếc thay, nó sẽ dẫn đến đủ loại bệnh tật về cao huyết áp, vốn rất khó chữa trị. Khảo sát còn cho biết những kẻ phạm trọng tội trong giới trí thức, ví dụ tham ô, thường xuyên mắc bệnh mất ngủ, dễ bị kích động, căng thẳng và bồn chồn. Chúng ta đều biết những yếu tố tâm lý đó là hậu quả của lương tâm cảm thấy tội lỗi. Và cũng không có gì lạ khi tất cả họ đều có tuổi thọ ngắn hơn so với những người không phạm những tội đó.

Tham khảo:

1. http://www.andrus.org/about_us/financials/AnnlRpt99/andrusar99.pdf.

2. http://ist-socrates.berkeley.edu/~aging/HPsection4.html.

3. Strawbridge, W. J., Cohen, R. D., Shema, S. J., and Kaplan, G. A. Frequent attendance at religious services and mortality over 28 years, Am J Public Health. 87: 957-61, 1997.

4. Berkman, L. F. and Syme, S. L. Social networks, host resistance, and mortality: a nine-year follow-up study of Alameda County residents, Am J Epidemiol. 109: 186-204, 1979.

5. The Family in America, A Publication of the Rockford Institute Center on the Family in America. 6.

6. Seeman, T. E., Kaplan, G. A., Knudsen, L., Cohen, R., and Guralnik, J. Social network ties and mortality among the elderly in the Alameda County Study, Am J Epidemiol. 126: 714-23, 1987.

7. http://www.medical-library.net/specialties/framer.html?/specialties/_mind_body_medicine.html.

8. Cha, K. Y., Wirth, D. P., and Lobo, R. A. Does prayer influence the success of in vitro fertilization-embryo transfer? Report of a masked, randomized trial, J Reprod Med. 46: 781-7, 2001.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/16604
http://www.pureinsight.org/node/208

The post Khám phá khoa học: Niềm tin thiện ác tác động trực tiếp đến tuổi thọ first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Ba mặt trời cùng xuất hiện ở thôn Bắc Cực, huyện Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Gianghttps://chanhkien.org/2012/02/ba-mat-troi-cung-xuat-hien-o-thon-bac-cuc-huyen-mac-ha-tinh-hac-long-giang.htmlhttps://chanhkien.org/2012/02/ba-mat-troi-cung-xuat-hien-o-thon-bac-cuc-huyen-mac-ha-tinh-hac-long-giang.html#respondWed, 29 Feb 2012 07:30:14 +0000https://chanhkien.org/?p=1637210 giờ ngày 23 tháng 2 năm 2012, phía Đông Nam bầu trời thôn Bắc Cực, huyện Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc xuất hiện một cảnh tượng kỳ lạ.

The post Ba mặt trời cùng xuất hiện ở thôn Bắc Cực, huyện Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Giang first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

[Chanhkien.org] 10 giờ ngày 23 tháng 2 năm 2012, phía Đông Nam bầu trời thôn Bắc Cực, huyện Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc xuất hiện một cảnh tượng kỳ lạ: Hai phía trái, phải của mặt trời đồng thời xuất hiện hai “mặt trời nhỏ” (tiểu thái dương). Ba mặt trời này theo trình tự nhỏ-lớn-nhỏ, tỏa ra ánh sáng mê người, ngoài ra trên ống kính xuất hiện vòng cung giống như cầu vồng đảo ngược.

Theo giới thiệu của Cục Khí tượng địa phương, cảnh tượng bầu trời xuất hiện “ba mặt trời” là một hình thức đặc biệt của “quầng mặt trời”, còn gọi là “mặt trời giả” (ảo nhật). “Mặt trời giả” là do bông tuyết trên tầng mây khúc xạ tạo thành, là một loại hiện tượng khúc xạ quang học. Vào mùa Đông, tầng mây khá cao, mà tầng mây là do các hạt băng trong không khí tổ thành. Qua trật tự ngẫu nhiên hình thành một loại phản xạ đặc biệt, dẫn tới khúc xạ, cuối cùng hình thành kỳ quan tự nhiên “ba mặt trời” cùng lúc. Hơn nữa trên lỗ ống kính còn hình thành hào quang của mặt trời giả, tương tự cầu vồng đảo ngược.

Theo giới thiệu, kỳ quan trên bầu trời thôn Bắc Cực, huyện Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Giang kéo dài cho tới 5 giờ chiều mới dần dần tiêu mất.

Xem thêm:

>> “Mặt trăng đỏ” bất thường báo trước thiên cơ gì?

Dịch từ:

http://news.zhengjian.org/node/10992

The post Ba mặt trời cùng xuất hiện ở thôn Bắc Cực, huyện Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Giang first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2012/02/ba-mat-troi-cung-xuat-hien-o-thon-bac-cuc-huyen-mac-ha-tinh-hac-long-giang.html/feed0
Suy ngẫm về hiện tượng vi khuẩn kháng thuốchttps://chanhkien.org/2011/10/suy-ngam-ve-hien-tuong-vi-khuan-khang-thuoc.htmlhttps://chanhkien.org/2011/10/suy-ngam-ve-hien-tuong-vi-khuan-khang-thuoc.html#respondMon, 10 Oct 2011 06:10:53 +0000http://chanhkien.org/?p=13326Phát minh ra thuốc kháng sinh là một trong những đột phá lớn của y học hiện đại.

The post Suy ngẫm về hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Phát minh ra thuốc kháng sinh là một trong những đột phá lớn của y học hiện đại. Nhờ đó, rất nhiều căn bệnh nhiễm trùng đã trở nên có thể kiểm soát được một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, sự gia tăng trong tiếp thị và sử dụng thuốc kháng sinh đã khiến hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong y học hiện đại. Tốc độ phát triển của các loại thuốc kháng vi khuẩn mới cũng không thể bắt kịp sức căng của vi khuẩn kháng thuốc. Rất nhiều nhà khoa học đã bắt đầu lo lắng về nó, và họ rất nỗ lực tìm cách giải quyết vấn đề nan giải này.

Trong quá trình điều trị các căn bệnh nhiễm trùng, tôi đã quan sát một hiện tượng phổ biến xảy ra trong rất nhiều trường hợp được báo cáo. Đó là các bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh thường có diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn. Các bệnh nhân này thường có tiền sử sử dụng liên tiếp thuốc kháng sinh và cũng có rất nhiều căn bệnh khác [1-3]. Điều này khiến người ta cảm thấy nhiễm trùng bởi vi khuẩn kháng thuốc là “dữ dội hơn”. Tại sao? Đó là bởi vì vi khuẩn kháng thuốc độc hơn? Rất nhiều thí nghiệm lâm sàng và kiểm nghiệm độc tính đã cho thấy gần như không có khác biệt giữa sức căng kháng cự và nhạy cảm giữa chúng [4,5]. Vậy thì chúng ta lý giải hiện tượng này như thế nào?

Hiểu biết của tôi về hiện tượng nghịch lý này đến từ Pháp Luân Đại Pháp, mà cho tôi biết rằng nguyên nhân thực sự của bệnh tật là ‘nghiệp’ [6,7]. ‘Nghiệp’ là vật chất màu đen tồn tại trong một không gian thâm sâu hơn, nhưng biểu hiện của nó ở không gian này là vi khuẩn hay virus. Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn và virus ở không gian này, nhưng nó không thể tiêu trừ ‘nghiệp’ ở không gian khác. Kết quả là sau khi kháng sinh trị bệnh nhiễm trùng rồi, thì ‘nghiệp’ sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Nếu nhiễm bệnh lại, quá trình phát bệnh sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Điều đó có nghĩa là sự phát bệnh nặng nhất và xấu nhất là đến từ ‘nghiệp’ trong cơ thể, chứ không phải vi khuẩn. Nếu chúng ta có thể thay đổi đối tượng nghiên cứu bệnh nhiễm trùng, từ nhân tố bên ngoài, tức vi khuẩn và virus sang nhân tố bên trong, tức ‘nghiệp’, thì chúng ta sẽ có một hiểu biết hoàn toàn mới về bệnh tật và trị bệnh.

Tham khảo:

1. Lentino JR etc 1985 A comparison of pneumonia caused by gentamicin, methicillin-resistant and gentamicin, methicillin-senstive Staphylococcus aureus: epidemiologic and clinical studies. Infect Control Jul;6(7):267-72.

2. Rello J etc 1994 Ventilator-associated pneumonia by Staphylococcus aureus. Comparison of methicillin-resistant and methicillin-sensitve episodes. Am J Respir Crit Care Med Dec;150(6 Pt 1):1545-9.

3. Selvey La etc 2000 Nosocomial methicillin-resistant Staphylococcus aureus bacteremia:is it any worse than nosocomial methicillin-senstive Staphylococcus aureus bacteremia? Infect Control Hosp Epidemiol Oct;21(10):645-8.

4. Mizobuchi S etc 1994 Comparison of the virulence of methicillin-resistant and methicillin-sensitive Staphylococcus aureus. Microbiol Immunol 38(8):599-605.

5. Marty L etc 1993 Resistance to methicillin and virulence of Staphylococcus aureus strains in bacteriemic cancer patients. Intensive Care Med 19(5):285-9.

6. Lý Hồng Chí, “Chuyển Pháp Luân”.

7. Lý Hồng Chí, “Tinh Tấn Yếu Chỉ”.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/143

The post Suy ngẫm về hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/10/suy-ngam-ve-hien-tuong-vi-khuan-khang-thuoc.html/feed0
Nghiên cứu phát hiện tín ngưỡng tôn giáo giúp hồi phục bệnh timhttps://chanhkien.org/2011/08/nghien-cuu-phat-hien-tin-nguong-ton-giao-giup-hoi-phuc-benh-tim.htmlhttps://chanhkien.org/2011/08/nghien-cuu-phat-hien-tin-nguong-ton-giao-giup-hoi-phuc-benh-tim.html#respondWed, 24 Aug 2011 06:13:21 +0000https://chanhkien.org/?p=12893Các bệnh nhân tim mạch thừa nhận tín ngưỡng tôn giáo mạnh mẽ đã có tác dụng to lớn giúp họ tự tin và phục hồi.

The post Nghiên cứu phát hiện tín ngưỡng tôn giáo giúp hồi phục bệnh tim first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chu Tân

[Chanhkien.org] Các bệnh nhân tim mạch thừa nhận tín ngưỡng tôn giáo mạnh mẽ đã có tác dụng to lớn giúp họ tự tin và phục hồi, theo các kết quả nghiên cứu ban đầu bởi Timothy McConnell, chủ nhiệm khoa Tim mạch của Trung tâm Y tế Geisinger tại Danville, PA, và Chris Boyatzis, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Bucknell. Họ đã trình bày các phát hiện của mình trong cuộc họp hàng năm của Hiệp hội Phục hồi bệnh Tim mạch và Phổi.” [1]

Trong nghiên cứu ban đầu này, 21 bệnh nhân vừa mới bị đau tim hoặc trải qua phẫu thuật đã được khảo sát về tín ngưỡng tinh thần và tôn giáo của họ trước khi bắt đầu chế độ phục hồi và một lần nữa sau khi chương trình kéo dài 12 tuần hoàn tất. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng họ đã tìm ra mối liên hệ giữa lòng mộ đạo của bệnh nhân và khả năng phục hồi chức năng của họ. Boyatzis nói: “Tín ngưỡng của bệnh nhân càng mạnh mẽ thì họ hồi phục càng nhanh chóng. Bao nhiêu đức tin mà họ có, thì bấy nhiêu lòng tin tưởng vào khả năng phục hồi của họ.”

Bước tiếp theo sẽ là mở rộng số lượng bệnh nhân được nghiên cứu, bề rộng của thông tin được thu thập, và tiếp tục nghiên cứu trong một khoảng thời gian dài hơn. Trong nghiên cứu mới bắt đầu, các bệnh nhân sẽ được khảo sát hàng năm trong vòng 5 năm để theo dõi bất cứ sự chuyển biến nào trong sức khỏe, chất lượng cuộc sống, và tín ngưỡng tôn giáo của họ.

Thời gian gần đây, ngày càng nhiều người, gồm cả những người trong lĩnh vực y tế đã bắt đầu chú ý đến đề tài này, và về cách mà tín ngưỡng tôn giáo ảnh hưởng đến sức khỏe của một người. Sự thật là các sinh mệnh cao tầng và các không gian khác vẫn tồn tại, cho dù bạn có tin hay không. Nhiều người tín ngưỡng tôn giáo kiền thành đã từng có cảm giác rất mạnh mẽ, hoặc tự mình trải nghiệm sự hiện diện và quyền năng của Thần. Vật chất và tinh thần là nhất tính. Khi bạn cố gắng hết sức để làm một người tốt, thì tâm trí và sức khỏe của bạn sẽ tự nhiên được cải thiện.

Từ góc độ này, sẽ không khó để lý giải tại sao có tới 100 triệu người đã trải qua sự cải thiện sức khỏe rõ rệt sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công. Đó là vì Pháp Luân Công đòi hỏi người tập coi trọng đạo đức, tu luyện tâm tính, và hành xử bản thân chiểu theo các nguyên lý vũ trụ là “Chân, Thiện và Nhẫn”. Khi tâm một người đạt đến trạng thái thuần tịnh cao hơn, thì bệnh của người đó sẽ biến mất một cách thần kỳ. Sự gia tăng số lượng nghiên cứu y học chính thống về phương diện này trong thời gian qua đã chứng minh rằng tâm trí con người có một ảnh hưởng đáng kể lên sức khỏe.

Tham khảo:

[1] “Study Eyes Religion, Recovery Links” (Healthy.net)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/12/14/19631.html
http://pureinsight.org/node/1333

The post Nghiên cứu phát hiện tín ngưỡng tôn giáo giúp hồi phục bệnh tim first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/08/nghien-cuu-phat-hien-tin-nguong-ton-giao-giup-hoi-phuc-benh-tim.html/feed0
Tại sao trẻ em mất dần khả năng khi chúng lớn lên?https://chanhkien.org/2011/07/tai-sao-tre-em-mat-dan-kha-nang-khi-chung-lon-len.htmlhttps://chanhkien.org/2011/07/tai-sao-tre-em-mat-dan-kha-nang-khi-chung-lon-len.html#respondWed, 20 Jul 2011 03:40:09 +0000https://chanhkien.org/?p=12627Người ta thường cho rằng khi con người ta lớn lên, kiến thức của họ tăng lên và khả năng của họ cũng được cải thiện. Liệu có đúng như vậy không?

The post Tại sao trẻ em mất dần khả năng khi chúng lớn lên? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đồng Vân

[Chanhkien.org] Người ta thường cho rằng khi con người ta lớn lên, kiến thức của họ tăng lên và khả năng của họ cũng được cải thiện. Liệu có đúng như vậy không?

Theo một nghiên cứu khoa học công bố ngày 17 tháng 5 năm 2002, các nhà khoa học tại Đại học Minnesota (Mỹ), Đại học Sheffield và Đại học College London (Anh) đã làm thí nghiệm với những đứa trẻ 6 tháng tuổi, 9 tháng tuổi, và người lớn về khả năng phân biệt những gương mặt người khác nhau, cũng như các động vật, chẳng hạn khỉ. Kết quả cho thấy khi trẻ em lớn lên, khả năng phân biệt các gương mặt, đặc biệt gương mặt các loài thú của chúng dần dần giảm bớt. Lấy ví dụ, những đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể phân biệt gương mặt các con khỉ một cách rất dễ dàng; trong khi đối với những đứa trẻ 9 tháng tuổi, khả năng này giảm xuống chỉ bằng mức phân biệt gương mặt người. Ngược lại, khả năng phân biệt các gương mặt người là như nhau với cùng nhóm tuổi.

Thật thú vị, năng lực của những đứa trẻ không chỉ hạn chế trong các lĩnh vực này. Nghiên cứu đã cho thấy trong khi những đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể phân biệt gần 11 thứ tiếng, những đứa trẻ 9 tháng tuổi chỉ có thể phân biệt được ngôn ngữ mẹ để của chúng mà thôi.

Nghiên cứu của Đại học McMaster ở Canada cũng ủng hộ những phát hiện này. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng mặc dù trẻ sơ sinh cần thời gian để thích nghi, chúng nhanh chóng sở hữu khả năng phân biệt đủ loại gương mặt. Khả năng của một người lớn khi phân biệt các gương mặt động vật, đặc biệt những loại không quen thuộc, là thấp hơn rất nhiều khả năng phân biệt các gương mặt người. Còn với trẻ em, khả năng của chúng khi phân biệt các gương mặt, dù là người hay động vật, là tương đương nhau.

Nghiên cứu này đã nói lên rằng: Mặc dù kiến thức dường như được tích lũy khi con người lớn lên, nhiều khả năng thực sự đã thoái hóa. Có nhiều trường hợp các thần đồng lại chỉ đạt được những thành quả tầm thường khi chúng lớn lên. Điều này là vì quá trình học hỏi cũng là một quá trình tích lũy quan niệm. Thực ra, trong các kiến thức được giảng dạy trong hệ thống giáo dục, liệu có bao nhiêu là hiểu biết chân chính về tự nhiên và xã hội? Kết quả là, con đường tìm kiếm chân lý đã trở nên gian nan và dài đằng đẵng.

Trên thực tế, đủ loại định kiến và quan niệm sai lầm, chẳng hạn như sự ích kỷ, đã được con người ta tích lũy hàng ngày một cách vô thức. Dần dần, khi họ lớn lên, đủ loại nhân tố sẽ trở nên cắm rễ sâu, và bản tính thiện lương của con người gần như bị mai một. Cũng giống như một mảnh vải sạch màu trắng. Một khi bị nhúng vào thùng thuốc nhuộm, nó rất khó để khôi phục trở lại màu sắc ban đầu.

Khi con người trưởng thành, họ không chỉ mất đi sự thuần khiết lúc sinh ra, mà còn lu mờ trí tuệ. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng bản tính thiện lương chỉ có thể được bảo tồn hoàn hảo khi người ta tách xa khỏi những quan niệm ô nhiễm ngay từ khi còn rất trẻ. Đây cũng là con đường duy nhất để sở hữu trí tuệ vĩ đại. Tuy nhiên, rất khó để đạt được điều này.

Trên thực tế, con đường tu luyện từ xưa tới nay trong lịch sử loài người chính là con đường “phản bổn quy chân”, một quá trình trở về bản tính lương thiện và thuần khiết của sinh mệnh.

Tham khảo:

1. http://www.sciencedaily.com/releases/2002/05/020517080606.htm

2. Pascalis, O., M. de Haan, and C.A. Nelson, “Is Face Processing Species-Specific During the First Year of Life?” Science, 2002. 296 (5571): p. 1321-3.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/6/1/16282.html
http://pureinsight.org/node/206

The post Tại sao trẻ em mất dần khả năng khi chúng lớn lên? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/07/tai-sao-tre-em-mat-dan-kha-nang-khi-chung-lon-len.html/feed0
Các nhà khoa học Stanford tin rằng tha thứ có thể cải thiện sức khỏehttps://chanhkien.org/2011/07/cac-nha-khoa-hoc-stanford-tin-rang-tha-thu-co-the-cai-thien-suc-khoe.htmlhttps://chanhkien.org/2011/07/cac-nha-khoa-hoc-stanford-tin-rang-tha-thu-co-the-cai-thien-suc-khoe.html#respondTue, 12 Jul 2011 06:25:44 +0000https://chanhkien.org/?p=12550Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Stanford tin rằng tha thứ có thể cải thiện sức khỏe.

The post Các nhà khoa học Stanford tin rằng tha thứ có thể cải thiện sức khỏe first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Đồng Vân

[Chanhkien.org] Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Stanford tin rằng tha thứ có thể cải thiện sức khỏe, và họ đang tìm kiếm 70 phụ nữ vùng Bay Area để giúp chứng minh điều đó. Đặc biệt, họ đang kiếm thêm các phụ nữ tiền mãn kinh, ít nhất 18 tuổi, cảm thấy stress và đôi khi “kiệt sức”, cũng như những người cần tha thứ ai đó nhằm loại bỏ một vấn đề. Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem liệu các phụ nữ tức giận với người khác này có thể học cách giảm stress gây ra bởi sự tức giận hay không, đồng thời cải thiện sức khỏe của họ bằng cách tha thứ cho người khác, những người đối xử không tốt với họ.

“Khi chúng ta đặc biệt tức giận về một sự việc trong một thời gian dài, thường thì cái giá phải trả về mặt tâm lý là stress, hận thù, những mối quan hệ căng thẳng, v.v.”, theo lời Samuel D. Standard, một nghiên cứu sinh ngành giáo dục. “Nhưng cũng có một cái giá về mặt thể chất. Khi chúng ta đặc biệt khích động, cơ thể chúng ta sinh ra cortisol, một hoóc-môn có thể giúp chúng ta lấy lại sức khỏe và sức mạnh tạm thời để chống chọi một mối đe dọa. Tuy nhiên, một mức cortisol cao trong một thời gian kéo dài lại dẫn tới một vài bệnh tật, bao gồm tiểu đường, tăng huyết áp và ung thư”, ông nói thêm. Mục đích nghiên cứu là để kiểm nghiệm một phương pháp được phát triển bởi nhóm Stanford nhằm loại bỏ giận dữ và trải nghiệm sự tha thứ thật sự, về mặt tâm và sinh lý.

Dự án được đứng đầu bởi Carl Thoresen, Tiến sĩ, Giáo sư danh dự của ngành giáo dục và khoa tâm lý học hành vi.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/2/9/20379.html
http://pureinsight.org/node/1456

The post Các nhà khoa học Stanford tin rằng tha thứ có thể cải thiện sức khỏe first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/07/cac-nha-khoa-hoc-stanford-tin-rang-tha-thu-co-the-cai-thien-suc-khoe.html/feed0
Vì sao người ta “nhìn mà không thấy”?https://chanhkien.org/2011/06/vi-sao-nguoi-ta-nhin-ma-khong-thay.htmlhttps://chanhkien.org/2011/06/vi-sao-nguoi-ta-nhin-ma-khong-thay.html#respondTue, 21 Jun 2011 03:26:35 +0000https://chanhkien.org/?p=12468Bạn có thể ngạc nhiên khi nghe nói rằng chúng ta chính là những tù nhân của bộ não.

The post Vì sao người ta “nhìn mà không thấy”? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Hề Giác

[ChanhKien.org]

Bạn có thể ngạc nhiên khi nghe nói rằng chúng ta chính là những tù nhân của bộ não. Bộ não nằm dưới sự kiểm soát của chúng ta. Làm sao chúng ta có thể là tù nhân của chính bộ não chúng ta được? Thế nhưng, các nhà khoa học đã phát hiện đây chính là sự thật. Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Mắt Smith-Kettlewell tại San Francisco đã khám phá ra rằng chúng ta chỉ nhìn thấy những gì mà bộ não cho phép chúng ta thấy. Con người ta thường “nhìn mà không thấy”, thậm chí ngay cả những vật thể ở trong thị trường của chúng ta.

Theo báo cáo trong tạp chí Nature, số 414, những người tham gia nghiên cứu được cho xem một số điểm xanh xoay tròn trên nền là những điểm vàng bất động. Tuy nhiên, tất cả những điểm vàng đều “biến mất” trong mắt những người tham gia. Những điểm vàng này biến mất không phải bởi máy tính, mà bởi chính bộ não của những người ấy. Những điểm vàng vẫn hiển thị trên màn hình, nhưng người ta đơn giản là không thấy chúng. Bài viết đề xuất rằng bộ não chúng ta nắm giữ các quan niệm về thế giới là như thế nào. Dựa trên các quan niệm này, bộ não sẽ xác định điều gì nên thấy và điều gì không nên thấy. Trong thí nghiệm này, những người tham gia được cho xem các điểm xanh xoay tròn giữa các điểm vàng bất động, nhưng bộ não không cho phép họ nhìn thấy những điểm xanh. Hiện tượng này gọi là “vận động dẫn tới mù”.

Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chúng ta đơn giản là không nhận ra. Lấy ví dụ, khi lái xe trên một đường cao tốc với nhiều ánh đèn giao thông, người tài xế thường bỏ qua những ánh đèn chiếu hậu của những chiếc xe đỗ bên đường.

Chúng ta đều tin rằng điều mà chúng ta cảm nhận được từ các giác quan là chân thực. Chúng ta chấp nhận rằng điều mà bộ não nhận thức được từ các giác quan của chúng ta là chân thực. Từ nghiên cứu này, chúng ta biết rằng quan niệm này là không đúng. Chính bộ não chúng ta xác định cái gì nên thấy và cái gì không nên thấy. Và rồi điều gì xác định cái mà bộ não chúng ta “thấy”? Điều gì quyết định cách bộ não chúng ta nhận thức thế giới này?

Thực ra, điều mà con mắt chúng ta nhìn thấy được là rất hạn chế. Con mắt chúng ta chỉ có thể cảm nhận được ánh sáng nhìn thấy với bước sóng từ 312 nm đến 1.050 nm. Ở mức hoành quan và vi quan hơn, tất cả những gì chúng ta có thể thấy chỉ là một phần rất nhỏ của vũ trụ, và các vật thể đi vào tầm nhìn chúng ta chỉ có thể được thấy sau khi phản ánh đến bộ não. Khả năng nhận thức của chúng ta bị hạn chế bởi sự giới hạn của các giác quan. Một bài báo xuất bản ngày 17/5/2002 trên tạp chí khoa học Science nói rằng một đứa trẻ 6 tháng tuổi có khả năng lớn hơn một đứa trẻ 9 tháng tuổi khi phân biệt các khuôn mặt người và động vật. Còn gì nữa? Một đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể phân biệt các ngôn ngữ, trong khi một đứa trẻ 9 tháng tuổi chỉ có thể nhận ra sự khác biệt trong ngôn ngữ của chính mình. Chúng ta đều tin rằng khả năng của chúng ta là bắt nguồn từ sự giáo dục sau khi sinh ra, nhưng một số khả năng thực sự đáng kinh ngạc lại mất dần sau khi sinh ra.

Trong cả hai nền văn hóa Đông và Tây phương đều có ghi chép lại về những khả năng thần kỳ của con người. Ngày nay, những điều này được coi là thần thoại. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm lại các năng lực thoái hóa của con người, chẳng hạn so sánh khả năng của một đứa trẻ 6 tháng tuổi với một đứa trẻ 9 tháng tuổi. Bởi vì chúng ta đều có một đôi mắt thịt và bộ não chúng ta xác định thế giới là như thế nào dựa trên các quan niệm, chúng ta không thể thấy được chân tướng thực sự của thế giới này. Trở về với bản ngã thực sự (phản bổn quy chân) chính là con đường giúp chúng ta hiểu được những bí ẩn trong cuộc sống.

Tham khảo:

1. Bonneh, Y.S., Cooperman, A., and Sagi, D., “Motion-induced Blindness in Normal Observers,” Nature, # 411, 798 – 801, (2001)

2. Pascalis, O., de Haan, M., and Nelson, C.A., “Is Face Processing Species-specific During the First Year of Life?” Science, 2002, 296 (5571), p. 1321-3.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/8/23/18251.html
http://pureinsight.org/node/225

 

The post Vì sao người ta “nhìn mà không thấy”? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/06/vi-sao-nguoi-ta-nhin-ma-khong-thay.html/feed0
Đôi mắt của những đứa trẻ nói lên điều gì?https://chanhkien.org/2011/05/doi-mat-cua-nhung-dua-tre-noi-len-dieu-gi.htmlhttps://chanhkien.org/2011/05/doi-mat-cua-nhung-dua-tre-noi-len-dieu-gi.html#respondWed, 25 May 2011 07:01:04 +0000https://chanhkien.org/?p=12145Ai cũng thích nhìn khuôn mặt, đôi mắt và động tác của những đứa trẻ, bởi vì từ đó người ta có thể thấy sự tinh khiết trong nhân tính mà con người chúng ta ao ước.

The post Đôi mắt của những đứa trẻ nói lên điều gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Nhậm Bách Minh

[ChanhKien.org]

Ai cũng thích nhìn khuôn mặt, đôi mắt và động tác của những đứa trẻ, bởi vì từ đó người ta có thể thấy sự tinh khiết trong nhân tính mà con người chúng ta ao ước. Và rồi, thế giới trong mắt những đứa trẻ là như thế nào và chúng nhìn nhận mọi việc ra sao với sự trong sáng thuần khiết?

Một bài viết về những thí nghiệm thú vị được tiến hành bởi Hàn Lâm và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Yale đã xuất hiện trên tập san Tự nhiên Anh quốc (British Nature) vào ngày 22 tháng 11 năm 2007. Họ đã tiến hành thí nghiệm với những đứa trẻ từ 6-10 tháng tuổi. Trong tất cả các thí nghiệm, những đứa trẻ ngồi trên đùi cha mẹ chúng, nhưng cha mẹ chúng được yêu cầu không biểu lộ bất cứ phản ứng nào có thể xảy ra đối với những màn trình diễn.

Trong thí nghiệm đầu tiên, Hàn Lâm và các đồng nghiệp đã cho những đứa trẻ xem một người gỗ. Họ gắn hai con mắt lớn lên đó và biểu thị rằng anh ta đang cố gắng leo lên một ngọn núi. Anh ta cố gắng leo lên ngọn núi một vài lần, do đó những đứa trẻ sẽ hiểu được ý định của người leo núi.

Trong thí nghiệm thứ hai, những đứa trẻ được cho xem người leo núi tiếp tục nỗ lực của mình, với hai người khác xuất hiện, một người đẩy anh ta lên đỉnh và người kia đẩy anh ta xuống núi một cách ác ý.

Sau khi xem xong, những đứa trẻ được khuyến khích lựa chọn một trong hai người. Khoảng 80% những đứa trẻ cố gắng chạm vào người đã giúp đỡ người leo núi. Các nhà nghiên cứu nói rằng đây là một dấu hiệu rõ rệt cho thấy những đứa trẻ đồng tình với hành động của anh ta.

Những thí nghiệm này có tầm quan trọng rất lớn đối với cả thế giới. Những đứa trẻ đã thấy điều gì? Tại sao chúng ủng hộ chàng trai tốt bụng và chúng dùng điều gì để phán xét? Nhưng điều này thực sự là động lực nguyên thủy nhất đối với nền đạo đức nhân loại.

Có lẽ sự thơ ngây của những đứa trẻ đã cho chúng thấy một thế giới thực sự khác biệt với thế giới trần tục của chúng ta. Trong giới tu luyện, người ta cho rằng có hai loại vật chất ở không gian khác mà mắt người nhìn không thấy, đó là vật chất màu trắng (đức) và vật chất màu đen (nghiệp); chúng tăng hay giảm là tùy thuộc vào hành vi của con người. Tất nhiên, làm điều xấu sẽ nhận được vật chất màu đen, còn làm điều tốt sẽ nhận được vật chất màu trắng.

Các nghiên cứu đã cho thấy trẻ em dưới 6 tuổi ít bị ô nhiễm bởi xã hội nhân loại và có thể bào trì sự hồn nhiên vốn có của chúng, do đó chúng có thể thấy những điều mà người bình thường không thấy được.

Lấy ví dụ, khi những đứa trẻ chọn đồ chơi, chúng thường chọn vật có màu sắc sặc sỡ và tươi sáng. Vậy thì nếu được lựa chọn, những đứa trẻ sẽ quyết định như thế nào giữa đức màu trắng và nghiệp màu đen?

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu để người leo núi lần lượt đến gần hai người này, người giúp đỡ và người ngăn cản, để xem những đứa trẻ sẽ phản ứng như thế nào. Các thí nghiệm cho thấy khi người leo núi tới gần người đã ngăn cản nỗ lực của anh ta, thì những đứa trẻ thể hiện sự kinh ngạc và khó hiểu. Hiển nhiên, đó là bởi vì khi đến gần người mang nhiều nghiệp lực màu đen, người ta sẽ bị ô nhiễm. Những đứa trẻ ngạc nhiên khi thấy điều đó.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đưa vào thí nghiệm một người đứng trong vùng màu xám, và những đứa trẻ được lựa chọn giữa chàng trai tốt bụng và người đứng trong vùng màu xám. Tất nhiên những đứa trẻ lại chọn chàng trai tốt bụng.

Nhưng những đứa trẻ sẽ chọn người đứng trong vùng màu xám nếu chúng chỉ được phép lựa chọn giữa anh ta và chàng trai xấu tính. Các nhà khoa học đã cố gắng giải thích phát hiện này bằng cách thiết kế một loạt các chuỗi lô-gíc khác nhau, điều rất phức tạp với những đứa trẻ. Họ không nhận ra rằng những đứa trẻ đã sử dụng huệ nhãn để phân biệt trong quá trình này và chỉ có một nguyên lý: Những gì tỏa sáng hơn ở không gian khác sẽ được chọn.

Trong con mắt của những đứa trẻ, thế giới này thật là giản đơn. Ai có nhiều vật chất màu đen hơn thì đó là người xấu, và đây chính là chân lý của vũ trụ. Không gì có thể che giấu được và mọi thứ rất rõ ràng trước mắt chúng. Điều đáng buồn là, sau khi người ta trưởng thành, họ tiếp nhận các “kiến thức”, trở nên thành thục, phức tạp hơn, và mất đi huệ nhãn của mình. Mọi thứ dần dần trở nên mờ ảo trước mắt họ và họ không còn phân biệt được tốt-xấu, thiện-ác nữa.

Khi tiêu chuẩn đạo đức bị bóp méo, cho dù người ta có phạm phải tội ác lớn thế nào, họ vẫn tìm được lý do biện minh cho hành động của mình. Những người ở xung quanh thì bàng quan thờ ơ, còn những người chạy theo lợi ích cá nhân thì có rất nhiều. So với những đứa trẻ thơ ngây có thể lựa chọn đúng đắn kia, thì chúng ta đã trở nên thông minh hay ngốc nghếch hơn?

Các nhà khoa học đã mất nhiều công sức nghiên cứu về những đứa trẻ. Nếu bỏ chút thời gian và suy ngẫm, thì chúng ta sẽ khám phá ra rằng những đứa trẻ nhỏ dù không biết nói nhưng vẫn sẵn sàng chìa tay ra kéo những người cần giúp đỡ một cách vô điều kiện. Một số người nói, con người hiện đại chúng ta nên cảm thấy xấu hổ trước mặt những đứa trẻ trong sáng.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/11/25/49517.html
http://pureinsight.org/node/5096

The post Đôi mắt của những đứa trẻ nói lên điều gì? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/05/doi-mat-cua-nhung-dua-tre-noi-len-dieu-gi.html/feed0
Vài suy nghĩ về thực tế những đứa trẻ thích giúp đỡ người kháchttps://chanhkien.org/2011/05/vai-suy-nghi-ve-thuc-te-nhung-dua-tre-thich-giup-do-nguoi-khac.htmlhttps://chanhkien.org/2011/05/vai-suy-nghi-ve-thuc-te-nhung-dua-tre-thich-giup-do-nguoi-khac.html#respondFri, 20 May 2011 04:06:40 +0000https://chanhkien.org/?p=12083Mới đây tôi đã đọc được một mẩu tin rất thú vị. Các nhà khoa học của Viện Planck tại Đức đã tiến hành một nghiên cứu trên những đứa trẻ 18 tháng tuổi.

The post Vài suy nghĩ về thực tế những đứa trẻ thích giúp đỡ người khác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chu Chính

[Chanhkien.org] Mới đây tôi đã đọc được một mẩu tin rất thú vị. Các nhà khoa học của Viện Planck tại Đức đã tiến hành một nghiên cứu trên những đứa trẻ 18 tháng tuổi. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một vài kịch bản khác nhau. Trong tất cả các kịch bản, các nhà khoa học đều cần sự giúp đỡ. Lấy ví dụ, họ không thể lấy một đồ vật trên sàn nhà. Trong những thí nghiệm này, những đứa trẻ đều hăng hái giúp đỡ người khác, bao gồm cả những người lạ.

Các nhà nghiên cứu cũng khám phá ra rằng những đứa trẻ thực sự có ý định muốn giúp đỡ, chứ không chỉ coi những đồ vật như là đồ chơi. Lấy ví dụ, khi các nhà nghiên cứu đánh rơi kẹp khi đang cố gắng phơi quần áo, thì những đứa trẻ sẽ giúp họ nhặt những cái kẹp lên. Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu chỉ đơn thuần là thả những cái kẹp xuống đất, thì những đứa trẻ không phản ứng gì. Còn có nhiều ví dụ tương tự. Những đứa trẻ cũng không cho thấy chúng trông đợi được đền đáp thứ gì sau khi giúp đỡ. Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong số ra ngày 3/3/2006 trên tạp chí khoa học Science.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả này là rất có ý nghĩa, bởi vì đối tượng thí nghiệm là những đứa bé rất ít tuổi. Chúng vẫn còn phải lót tã và thậm chí chưa thể nói. Tuy nhiên, chúng thích giúp đỡ người khác. Trong 84% số kịch bản, những đứa trẻ bắt đầu giúp đỡ người khác chỉ trong 10 giây. Các nhà nghiên cứu không cần phải gửi đi các tín hiệu cầu sự giúp đỡ, chẳng hạn giao tiếp bằng mắt.

Nghiên cứu này khiến tôi suy nghĩ về những người lớn ngày nay và thậm chí lứa tuổi thanh thiếu niên. Họ đã hình thành một bộ các quan niệm về cách đối xử với người khác. Nếu ai đó cần sự giúp đỡ, phản ứng đầu tiên của họ là xác định xem liệu giúp đỡ người khác có lợi cho họ hay không. Chúng ta nên cảm thấy hổ thẹn vì hành vi của bản thân trước những đứa trẻ trong sáng.

Từ một góc độ khác, nếu có một cách khiến con người quay trở về bản ngã thực sự của mình (phản bổn quy chân) và đối xử tốt với người khác, thì chẳng phải xã hội này sẽ trở nên tốt đẹp hơn sao?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/6/15/38137.html
http://pureinsight.org/node/4054

The post Vài suy nghĩ về thực tế những đứa trẻ thích giúp đỡ người khác first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/05/vai-suy-nghi-ve-thuc-te-nhung-dua-tre-thich-giup-do-nguoi-khac.html/feed0
Tập thể dục giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh timhttps://chanhkien.org/2011/05/tap-the-duc-giup-lam-giam-nguy-co-mac-benh-tim.htmlhttps://chanhkien.org/2011/05/tap-the-duc-giup-lam-giam-nguy-co-mac-benh-tim.html#respondThu, 12 May 2011 10:55:25 +0000https://chanhkien.org/?p=11952Theo một bài nghiên cứu mới xuất hiện trên Tạp chí Y học Anh (New England Journal of Medicine) gần đây, tập thể dục đều đặn hàng tuần giúp làm giảm lượng cholesterol lipoprotein mật độ thấp.

The post Tập thể dục giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Chính Nguyên

[ChanhKien.org] Theo một bài nghiên cứu mới xuất hiện trên Tạp chí Y học Anh (New England Journal of Medicine) gần đây, tập thể dục đều đặn hàng tuần giúp làm giảm lượng cholesterol lipoprotein mật độ thấp, và cùng lúc đó, gia tăng lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao, nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim [1]. Đáng ngạc nhiên hơn, mức độ hiệu quả của tập thể dục trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tim là 58%, cao hơn rất nhiều tỷ lệ 31% đạt được thông qua sử dụng thuốc Metformin [2]. Điều này minh chứng rằng các bài tập thể dục có thể còn hiệu quả hơn cả thuốc trong việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim thường gặp.

Và rồi, “liệu pháp” tập thể dục có giống như thuốc hay không? Rõ ràng hai điều này là hoàn toàn khác nhau. Các bài tập thể dục là những động tác vận động cơ thể, trong khi thuốc chỉ là các chất hóa học. Thực ra, từ “thuốc” mà chúng ta hay dùng được mô tả đúng hơn bằng cụm từ “liệu pháp”. Theo các nghiên cứu sinh học và y học Tây phương đương đại, “thuốc” thuộc vào phạm trù “liệu pháp hóa học”. Ngoài liệu pháp hóa học ra, còn có liệu pháp vật lý, liệu pháp thực phẩm, liệu pháp tâm lý, liệu pháp thể dục, v.v. Một trong những chủ đề nghiên cứu phổ biến nhất trong giới y học Tây phương hiện này là “thuốc thay thế”. Nó bao gồm nhiều phương pháp chữa bệnh truyền thống Trung Quốc, ví dụ châm cứu, xoa bóp, thảo dược, và khí công (chẳng hạn Pháp Luân Công). Khi con người dần hiểu được tầm quan trọng của việc phòng bệnh, thì những phương pháp trị liệu này—vốn đã được sử dụng từ lâu để cải thiện lối sống của con người nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh—cũng trở nên phổ biến. Không còn khó hiểu nữa khi một căn bệnh có thể được cứu chữa mà không cần dùng thuốc Tây.

Tham khảo:

[1] New England Journal of Medicine, 347: 1483-1492.
[2] New England Journal of Medicine, 346: 393-403.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/12/8/19549.html
http://pureinsight.org/node/1310

The post Tập thể dục giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/05/tap-the-duc-giup-lam-giam-nguy-co-mac-benh-tim.html/feed0
Âm nhạc được tạo ra để chữa bệnhhttps://chanhkien.org/2011/01/am-nhac-duoc-tao-ra-de-chua-benh.htmlhttps://chanhkien.org/2011/01/am-nhac-duoc-tao-ra-de-chua-benh.html#respondWed, 26 Jan 2011 12:52:17 +0000https://chanhkien.org/?p=10526Âm nhạc hay có thể xoa dịu cảm xúc, thanh lọc tâm hồn, và mang lại niềm vui thích tuyệt vời.

The post Âm nhạc được tạo ra để chữa bệnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Mu Jie

Cổ nhân Trung Quốc từng sử dụng âm nhạc để chữa bệnh. (Eric Fererberg/AFP/Getty Images)

Âm nhạc hay có thể xoa dịu cảm xúc, thanh lọc tâm hồn, và mang lại niềm vui thích tuyệt vời. Nhưng bạn có biết, ban đầu âm nhạc được tạo ra là để chữa bệnh? Điều này có thể truy nguyên thấy bắt nguồn từ sự hình thành chữ viết Trung Hoa, bởi vì chữ ‘Dược’ (藥) xuất phát từ chữ ‘Nhạc’ (樂)

Sau này, người ta phát hiện ra rằng một số loại thảo mộc nhất định có thể trị bệnh, nên họ đã thêm bộ ‘Thảo’ (艹), tức là cây cỏ, lên trên đầu chữ ‘Nhạc’, và nó chuyển thành chữ ‘Dược’. Chức năng nguyên thủy của âm nhạc là để trị bệnh.

Âm nhạc có thể trị bệnh, và hiện nay các nhà nghiên cứu y học đang nghiên cứu trong lĩnh vực này. Thai nhi trở nên quen thuộc với giọng nói của người mẹ khi vẫn còn trong bào thai, và trẻ nhỏ có thể nghe thấy âm thanh của nhịp tim, giọng nói và nhịp thở của mẹ chúng. Hiện nay, thậm chí còn có “giáo dục trong lúc mang thai”, trong đó có bao gồm việc nghe nhạc.

Về mặt lâm sàng, âm nhạc hay có thể cải thiện các cảm xúc, điều chỉnh nhịp thở, và điều hòa các cơ quan ở vùng bụng. Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng tần số âm nhạc có thể có tác động lên cảm giác của con người, tạo ra một số cộng hưởng nhất định trong cơ thể con người.

Hiệu ứng của nhịp điệu nhạc có liên hệ với các chuyển động khác nhau của cơ thể con người. Do đó nhịp điệu nhạc có thể điều hòa sinh lý của cơ thể.

Các bác sĩ giỏi người Trung Quốc sẽ lựa chọn cẩn thận từng bản nhạc khác nhau cho các chứng bệnh khác nhau. Âm nhạc cổ điển Trung Quốc được chia thành “Âm nhạc phổ thông” và “Âm nhạc chính thống”.

Mục đích của âm nhạc cổ điển chính thống Trung Quốc là để thanh lọc tâm hồn, điều đó giải thích tại sao nó rất chậm và điềm tĩnh. Thưởng thức loại âm nhạc này mang lại cho người ta sự tĩnh tâm.

(Theo The Epoch Times)

The post Âm nhạc được tạo ra để chữa bệnh first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2011/01/am-nhac-duoc-tao-ra-de-chua-benh.html/feed0
Loài cá mù nhìn bằng tuyến tùng quảhttps://chanhkien.org/2010/12/loai-ca-mu-nhin-bang-tuyen-tung-qua.htmlhttps://chanhkien.org/2010/12/loai-ca-mu-nhin-bang-tuyen-tung-qua.html#respondSat, 04 Dec 2010 09:22:37 +0000https://chanhkien.org/?p=9876Loài cá nước ngọt tetra Mê-xi-cô có hai loại: một loại có mắt sống gần mặt nước và một loại không có mắt sống trong hang.

The post Loài cá mù nhìn bằng tuyến tùng quả first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Stephanie Lam

Loài cá tetra Mê-xi-cô không có mắt có thể phát hiện ánh sáng bằng tuyến tùng quả (JohnstonDJ/Wikimedia Commons)

Loài cá nước ngọt tetra Mê-xi-cô có hai loại: một loại có mắt sống gần mặt nước và một loại không có mắt sống trong hang.

Loài cá tetra Mê-xi-cô không có mắt phát triển một bộ phận thị giác nguyên thủy- tiền thân của con mắt – như một loại phôi, nhưng nó bị thoái hóa và bị một lớp da phủ lên trên trong kỳ phôi thai. Người ta cho rằng loài cá này không thể cảm nhận được ánh sáng, nhưng một nghiên cứu được công bố năm 2008 trong Tạp chí Thí nghiệm Sinh học của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Maryland đã phát hiện ra rằng không phải như vậy.

Khi mắt của loài cá này không còn chức năng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loài cá này có thể phát hiện được ánh sáng bằng tuyến tùng quả (pineal gland) của nó, một tuyến nội tiết hình nón gần trung tâm của bộ não. Dù nó nằm sâu phía trong so với con mắt và do đó khó có thể nhận được ánh sáng, bộ phận cảm nhận này được cho là tuyến tùng quả hay con mắt “thứ ba” của các động vật có xương sống.

Hai loại cá sống trong hang, cá hang Pachon và cá hang Tinaja, và loài cá sống gần mặt nước đã được sử dụng trong thí nghiệm. Trong thí nghiệm, cả loài cá sống gần mặt nước và ấu trùng cá sống trong hang đều được tiếp xúc với ánh sáng trong một bể nhựa trong vòng ba phút. Sau đó các nhà nghiên cứu làm tối căn phòng và đếm số cá ngoi lên mặt nước. Phản ứng với bóng tối này là biểu hiện giúp ấu trung non tránh được kẻ săn mồi bằng cách ẩn mình dưới các vật nổi trên mặt nước.

Điều thú vị là, khoảng một ngày rưỡi sau khi thụ tinh, 60-70% cả hai loài cá sống trong hang đều xuất hiện phản ứng với bóng tối, trong khi chỉ có khoảng 50% số cá sống gần mặt nước làm như vậy. Thí nghiệm diễn ra mỗi ngày một lần trong vòng 7 ngày. Loài cá hang Tinaja tiếp tục cho thấy phản ứng bóng tối rõ rệt hơn so với loài cá sống gần mặt nước trong tất cả thí nghiệm, ngoại trừ hai lần thử. Kết quả này cho thấy rằng khả năng cảm nhận ánh sáng xuất hiện ở cả loài cá sống gần mặt nước và cá sống trong hang.

Để xác định ấu trùng dựa vào đâu để cảm nhận bóng tối, các nhà nghiên cứu đã cắt bỏ tuyến tùng quả, hay một hoặc cả hai bên mắt và lặp lại thí nghiệm. Cả loài cá sống gần mặt nước và cá sống trong hang bị cắt bỏ mắt đều cho thấy phản ứng tương tự như trước, nhưng trong số cá bị cắt tuyến tùng quả, chỉ có 10% còn có phản ứng với bóng tối.

Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng tuyến tùng quả rất quan trọng trong phản ứng với bóng tối, và tuyến tùng quả không chỉ có thể cảm nhận ánh sáng, mà còn có thể liên kết thần kinh giữa tuyến tùng quả và hệ vận động.

(Theo The Epoch Times)

The post Loài cá mù nhìn bằng tuyến tùng quả first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/12/loai-ca-mu-nhin-bang-tuyen-tung-qua.html/feed0
Thực vật nhận biết được anh chị em ruột của chúnghttps://chanhkien.org/2010/11/thuc-vat-nhan-biet-duoc-anh-chi-em-ruot-cua-chung.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/thuc-vat-nhan-biet-duoc-anh-chi-em-ruot-cua-chung.html#respondThu, 25 Nov 2010 15:16:00 +0000https://chanhkien.org/?p=7850Không hề hư cấu khi nói rằng các cây là anh chị em ruột – sinh trưởng từ các hạt giống của cùng một cây – có thể nhận ra nhau và đối xử với nhau tốt hơn là các cây không có quan hệ họ hàng.

The post Thực vật nhận biết được anh chị em ruột của chúng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Rakefet Tavor

Khi các cây là anh chị em ruột lớn lên ở cạnh nhau, lá của chúng thường chạm và bện vào nhau, trong khi các cây xa lạ mọc thẳng lên và không chạm vào cây khác. (sxc.hu)

Không hề hư cấu khi nói rằng các cây là anh chị em ruột – sinh trưởng từ các hạt giống của cùng một cây – có thể nhận ra nhau và đối xử với nhau tốt hơn là các cây không có quan hệ họ hàng, hoặc “những kẻ lạ mặt” khác. Hiện tượng nhận ra họ hàng ở thực vật này đã được nhận thấy trong các nghiên cứu khoa học.

Trong một nghiên cứu từ năm 2007, Tiến sĩ Susan Dudley, thuộc trường Đại học McMaster ở Canada, đã cho thấy sự cạnh tranh giữa thực vật với nhau. Theo phát hiện của bà (có tại địa chỉ http://rsbl.royalsocietypublishing.org/content/3/4/435.full ), khi một cái cây buộc phải chia sẻ một chiếc bình với các cái cây cùng loài khác, nó trở nên cạnh tranh một cách dữ dội và tăng cường phát triển bộ rễ. Tuy nhiên, khi hàng xóm của nó là một cái cây anh chị em ruột – tức là một cái cây từ cùng một cây mẹ – chúng không cạnh tranh với nhau.

Trong một nghiên cứu khác được đăng trong Tạp chí Thực vật học Hoa Kỳ, Tiến sĩ Dudley và Tiến sĩ Guillermo Murphy, cũng thuộc trường Đại học McMaster, đã phát hiện ra rằng khi các cái cây hàng xóm là họ hàng, loài Impatiens pallida có xu hướng phát triển dài thân và phân cành để có thể lấy được nhiều ánh sáng hơn mà không che mất những người họ hàng ở bên cạnh. Nhưng khi hàng xóm của chúng là những kẻ lạ mặt, chúng có xu hướng chuyển nhiều tài nguyên hơn từ bộ rễ sang lá, và sinh ra nhiều lá lớn hơn để có thể tận hưởng nguồn ánh sáng hữu hạn và đồng thời tác động tiêu cực đến những cây hàng xóm bằng cách che khuất chúng.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại trường Đại học đã phát hiện ra rằng những cái cây lạ được trồng bên cạnh nhau thường mọc thấp hơn vì rất nhiều năng lượng của chúng được đưa xuống để phát triển bộ rễ. Mặt khác, các cây anh chị em ruột không cạnh tranh lẫn nhau, và bộ rễ của chúng thường nông hơn nhiều. Thêm vào đó, khi các cây anh chị em ruột mọc cạnh nhau, lá của chúng thường chạm và đan xen vào nhau, nhưng các cây lạ mặt khác thì mọc thẳng lên và tránh chạm vào nhau.

“Có thể là khi các cây họ hàng được trồng cùng nhau, chúng có thể cân bằng việc hấp thu chất dinh dưỡng và không tham lam”, Tiến sĩ Harsh Bais, tác giả chính của nghiên cứu này nói trong một thông cáo báo chí. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc nhận ra họ hàng là có thể nhờ các tín hiệu hóa học mà rễ cây tiết ra.

Vào tháng 6 năm 2009, Tiến sĩ Richard Karban thuộc trường Đại học Davis California đã công bố nghiên cứu của ông, trong đó chỉ ra rằng các cây sagebrush không chỉ nhận ra “các cây sinh sản vô tính” của chúng – các cành giâm có gene di truyền giống hệt nhau được trồng ở bên cạnh – chúng thậm chí có thể thông báo nguy hiểm cho nhau.

Khi các cây sagebrush bị động vật ăn cỏ làm tổn hại, chúng phát ra các tín hiệu dễ bay hơi để cảnh báo cho đồng loại của mình về nguy hiểm sắp xảy ra. Các cành giâm có gene di truyền giống hệt nhau trong vòng 60 cm cách cây hàng xóm được cắt ra để thí nghiệm ở trong vườn, sau khi tiếp nhận các hóa chất được tiết ra đó, đã tự làm cho mình trở nên ít bị ăn hơn bởi các động vật ăn cỏ.

(Theo The Epoch Times)

The post Thực vật nhận biết được anh chị em ruột của chúng first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/thuc-vat-nhan-biet-duoc-anh-chi-em-ruot-cua-chung.html/feed0
Thuốc lá gây tử vong nhưng không nói cho người hút thuốc biếthttps://chanhkien.org/2010/11/thuoc-la-gay-tu-vong-nhung-khong-noi-cho-nguoi-hut-thuoc-biet.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/thuoc-la-gay-tu-vong-nhung-khong-noi-cho-nguoi-hut-thuoc-biet.html#respondMon, 08 Nov 2010 15:14:28 +0000https://chanhkien.org/?p=7726Theo các nhà nghiên cứu, những lời cảnh báo trên vỏ bao thuốc để nhắc nhở những người hút thuốc về tác hại của thói quen này thực tế lại làm những người này hút nhiều hơn.

The post Thuốc lá gây tử vong nhưng không nói cho người hút thuốc biết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>

Nhấn mạnh rằng hút thuốc khiến người ta kém hấp dẫn có hiệu quả hơn là nhấn mạnh rằng hút thuốc có thể gây ra tử vong. (Ảnh: Spencer Platt/Getty Images)

Singapore (Reuters Life!) – Theo các nhà nghiên cứu, những lời cảnh báo trên vỏ bao thuốc để nhắc nhở những người hút thuốc về tác hại của thói quen này thực tế lại làm những người này hút nhiều hơn, vì họ coi đó như là một cách để đương đầu với cái chết mà không ai có thể tránh được.

Một nghiên cứu nhỏ của các nhà tâm lý học Hoa Kỳ, Thụy Sỹ và Đức đã chỉ ra rằng những cảnh báo không liên quan tới cái chết như “hút thuốc lá làm cho bạn kém hấp dẫn hơn” hay “thuốc lá sẽ gây hại cho bạn và những người xung quanh” có hiệu quả hơn trong việc thay đổi thái độ của những người hút thuốc với thói quen của họ.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết là tâm lý này đặc biệt nổi bật trong trường hợp mà người ta hút thuốc nhằm mục đích đề cao bản thân mình, chẳng hạn như những người trẻ tuổi thường nhiễm thói quen này để chứng tỏ bản thân hay a dua với bạn bè và những người khác nghĩ rằng hút thuốc sẽ nâng cao phẩm giá xã hội của họ.

Cuộc nghiên cứu cho thấy: “Nhìn chung, khi những người hút thuốc lá đối mặt với những thông điệp chống hút thuốc liên quan tới cái chết thì họ lại càng tích cực cố làm theo lời thông báo đó thể hiện hành vi tự nguyện chấp nhận các tác hại rủi ro mà hút thuốc có thể mang đến”.

“Để thành công với các thông điệp chống hút thuốc lá trên vỏ bao thì người ta nên cân nhắc một điều là nhắc nhở đến cái chết không có khả năng ngăn ngừa họ hút thuốc.”

Cuộc nghiên cứu được tiến hành trên 39 sinh viên tâm lý học có độ tuổi từ 17 đến 41, những người tự nhận mình hút thuốc lá.

Những người tham gia đã điền vào bảng câu hỏi để kiểm tra xem lòng tự trọng ảnh hưởng tới việc hút thuốc của họ như thế nào. Sau đó họ được đưa các thông điệp khác nhau trên bao thuốc và sau 15 phút, người ta sẽ hỏi các sinh viên này một số câu hỏi về hành vi hút thuốc của họ và cả việc liệu họ có dự định bỏ thuốc lá không.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Một mặt, những cảnh báo liên quan tới cái chết đều không hiệu quả, thậm chí trái lại, nó kích thích hành vi hút thuốc trong nhóm những người dựa vào việc hút thuốc để đề cao phong độ của bản thân.”

“Mặt khác, các thông điệp có tính chất cảnh báo mà không liên quan tới cái chết lại tỏ ra có hiệu quả trong việc làm thay đổi thái độ của những người cho rằng hút thuốc có thể chứng tỏ phong độ của mình.

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này thực tế có thể lý giải rằng những lời cảnh báo đại loại như “hút thuốc lá làm cho bạn kém hấp dẫn hơn” đặc biệt ảnh hưởng tới những người tin rằng hút thuốc có thể nâng cao giá trị hay đề cao hình ảnh của bản thân.

Nghiên cứu này được đăng trên tờ Journal of Experiment Social Psychology.

(Theo The Epoch Times)

The post Thuốc lá gây tử vong nhưng không nói cho người hút thuốc biết first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/thuoc-la-gay-tu-vong-nhung-khong-noi-cho-nguoi-hut-thuoc-biet.html/feed0
Động đất: Chết chóc và không thể dự báohttps://chanhkien.org/2010/11/dong-dat-chet-choc-va-khong-the-du-bao.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/dong-dat-chet-choc-va-khong-the-du-bao.html#respondMon, 08 Nov 2010 15:11:21 +0000https://chanhkien.org/?p=7723Những trận động đất thật bất ngờ, chúng diễn ra mà không báo trước, và sự tàn phá có thể trở thành thảm họa nếu ở gần khu dân cư đông đúc.

The post Động đất: Chết chóc và không thể dự báo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Charlotte Cuthbertson

Toàn cảnh từ trên không một ngôi làng bên sườn đồi bị phá hủy, nằm ở vùng ngoại ô cách thủ đô Port-au-Prince 30 km, vào ngày 21 tháng 1 năm 2010, gần Gressier, Haiti. Haiti đang cố gắng khôi phục sau trận động đất mạnh 7 độ diễn ra vào ngày 12 tháng 1 và tàn phá quốc gia này. (Ảnh: Logan Abassi/MINUSTAH via Getty Images)

Những trận động đất thật bất ngờ, chúng diễn ra mà không báo trước, và sự tàn phá có thể trở thành thảm họa nếu ở gần khu dân cư đông đúc.

Tiến sĩ Harley Benz, nhà khoa học đang làm nhiệm vụ tại Trung tâm Thông tin Động đất Quốc gia trực thuộc Cục Đo đạc Địa chất Hoa Kỳ (USGS), cho biết bão tố và những thiên tai thời tiết khác có thể được phát hiện, đôi khi là vài ngày trước khi chúng diễn ra—các vệ tinh và các thiết bị định vị thông thường cho người ta một khoảng thời gian nào đó để chuẩn bị.

Núi lửa cũng vậy, ông nói. Thường thì trong giai đoạn cảnh báo, sẽ có hàng loạt những cơn địa chấn giúp người ta có thời gian để sơ tán.

Nhưng việc dự đoán động đất lại vô cùng khó khăn. “Chúng tôi không thể nói trước khi nào động đất sẽ xảy ra với bất kỳ độ chính xác nào,” ông nói, “Chúng tôi đã tiến bộ hơn trong việc dự báo động đất—bằng cách xác địch những vết đứt gẫy.”

USGS ước tính rằng có vài triệu cơn địa chấn xảy ra trên thế giới mỗi năm, mặc dù hầu hết chúng đều không bị phát hiện do chỉ gây chấn động tại vùng hẻo lánh hoặc có cường độ rất nhỏ.

Nhìn lại những trận động đất năm 2009

Những trận động đất dữ dội ở Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008 và Haiti năm 2009 đã để lại một năm đầy tàn phá và chết chóc. Trong năm 2009, ít nhất 1.783 người trên thế giới đã thiệt mạng do các hoạt động địa chấn, theo ghi nhận của USGS.

Hầu hết những người chết đều đến từ trận động đất tang tóc năm 2009, với cường độ 7,5 và đã gây tử vong gần 1.117 người ở Nam Sumatra, Indonesia, ngày 30 tháng 9, theo thông tin của USGS và được xác nhận bởi Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Phối hợp Các Hoạt động Nhân đạo.

Theo báo cáo của USGS, mặc dù không liên quan, trận động đất tại Indonesia ngày 30 tháng 9 đã xảy ra ngay sau trận động đất mạnh nhất trong năm có cường độ 8,1 diễn ra ngày 29 tháng 9 tại vùng đảo Samoa. Những đợt sóng thần được tạo ra từ trận động đất này cũng đã giết chết 192 người tại American Samoa, Samoa, và Tonga. Một trận động đất mạnh 6,3 độ đã tấn công thành phố trung cổ L’Aquila ở Trung tâm nước Ý vào ngày 6 tháng 4, làm thiệt mạng 295 người.

Tóm lại, những trận động đất đã lấy đi mạng sống của những người dân tại 15 quốc gia trên bốn châu lục trong năm 2009.

Năm ngoái cũng là năm đánh dấu lễ tưởng niệm 5 năm xảy ra trận động đất 9,1 độ tại đảo Sumatra-Andaman và trận sóng thần theo sau vào ngày 26 tháng 12 năm 2004. Trận động đất và sóng thần đó đã làm 227.898 người thiệt mạng, trở thành con số thương vong vì động đất cao thứ tư và con số thương vong vì sóng thần cao nhất được ghi nhận trong lịch sử, theo báo cáo của USGS.

Nhìn lại Haiti và Tứ Xuyên

USGS cho biết những nhân tố như kích thước, địa điểm và chiều sâu của một cơn địa chấn tương ứng với những trung tâm dân cư, và sự mong manh của các tòa nhà, vật dụng và đường xá đều có ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại mà những trận động đất gây ra cho cộng đồng gần đó.

Trận động đất 7,9 độ tại Tứ Xuyên năm 2008 đã làm 80.000 người thiệt mạng, và số thương vong ở Haiti được dự đoán là gần 200.000 người.

“Trong trường hợp của Haiti, vết đứt gẫy địa chất đã được nghiên cứu tích cực trong nhiều năm trước,” ông Benz nói. “Do đó nó không phải là một vết đứt chưa được biết.”

Ông Benz cho biết Port-au-Prince đã từng chịu thiệt hại do động đất vào năm 1751 và 1770.

Mối quan tâm lâu dài hiện nay là tái xây dựng lại Haiti để đối phó với những trận động đất mạnh tiềm tàng và chắc chắn xảy ra trong tương lai, ông nói. “Họ cần phải xây dựng những công trình có khả năng đàn hồi khi có động đất và không bị đổ sụp một cách bi thảm như chúng ta đã thấy.”

Động đất và nguy cơ tại Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, những trận động đất là rủi ro đáng kể của 75 triệu người tại 40 tiểu bang, USGS cho hay.

Trận động đất mạnh nhất năm 2009 trong 50 liên bang một lần nữa lại là đảo Aleutian thuộc Alaska. Cơn địa chấn mạnh 6,5 độ này đã xảy ra tại đảo Fox vào ngày 13 tháng 10. Nó có thể được cảm nhận từ những thành phố của Akutan và Unalaska, những không gây bất kỳ thương vong hay thiệt  hại nào.

USGS cho biết trận động đất mạnh nhất trong năm xảy ra gần Hoa Kỳ có cường độ 5,2 vào ngày 2 tháng 10 tại Thung lũng Owens, phía đông nam Lone Pine, California. Do dân cư thưa thớt tại vùng tâm địa chấn, nó đã không gây ra tổn thất nào, mặc dù người ta có thể cảm nhận nó từ rất xa, ở Merced, Los Angeles, California, và Las Vegas, Nevada.

Ông Benz nói rằng USGS muốn nghiên cứu mọi vết đứt gẫy đang hoạt động, nhưng có hàng triệu, do đó ưu tiên vẫn là những nơi như là Anchorage, Seattle, Portland, Reno, Carson, Salt Lake City, Nevada, St. Louis, và Memphis.

Nghiên cứu những vết đứt gẫy và hệ thống cảnh báo

USGS đã đặt chín trạm địa chấn thời gian thực dọc vùng vịnh Ca-ri-bê, một khu vực gần biên giới phía nam Hoa Kỳ, từ sau trận động đất/sóng thần năm 2004. Một trung tâm tính toán động đất hoạt động 24 giờ một ngày cũng đã được triển khai tại Trung tâm Thông tin Động đất Quốc gia trực thuộc USGS.

(Theo The Epoch Times)

The post Động đất: Chết chóc và không thể dự báo first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/dong-dat-chet-choc-va-khong-the-du-bao.html/feed0
Não to hơn không hẳn là thông minh hơnhttps://chanhkien.org/2010/11/nao-to-hon-khong-han-la-thong-minh-hon.htmlhttps://chanhkien.org/2010/11/nao-to-hon-khong-han-la-thong-minh-hon.html#respondSat, 06 Nov 2010 12:48:26 +0000https://chanhkien.org/?p=7700Tuy nhiên, các nhà sinh vật học lại cho rằng loài côn trùng, mặc dù bộ não bé, nhưng có thể thông minh như các động vật lớn hơn.

The post Não to hơn không hẳn là thông minh hơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Helena Zhu

Mặc dù có bộ não nhỏ bé nhưng loài ong vẫn có thể đếm, phân loại các vật thể giống nhau và phân biệt giữa các hình dạng đối xứng và bất đối xứng (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)

Kích thước bộ não của các loài sinh vật có sự khác rất biệt rất lớn: Não của cá voi nặng 20 pounds (tương đương 9kg) với hơn 200 tỉ tế bào thần kinh, não người dao động từ 2,8 đến 3,2 pounds (1,2kg đến 1,45kg) với gần 85 tỉ tế bào thần kinh, và bộ não của một con ong chỉ nặng 0,000035 ounces (0,0009922 gam), chưa tới một triệu tế bào thần kinh.

Tuy nhiên, các nhà sinh vật học lại cho rằng loài côn trùng, mặc dù bộ não bé, nhưng có thể thông minh như các động vật lớn hơn.

“Chúng ta đều biết rằng nhìn kích thước thân thể là một các hay nhất để đoán kích thước bộ não của động vật”, Lar Chittka, một giáo sư Đại học Luân Đôn, đã phát biểu trong một bài viết đăng trên tạp chí Sinh học Ngày nay. “Tuy nhiên, trái ngược với suy nghĩ thông thường, chúng ta không thể nhìn kích thước bộ não mà đoán được khả năng ứng xử thông minh. Các loài có bộ não lớn hơn không phải lúc nào cũng thông minh hơn”.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng các loài côn trùng đều có khả năng ứng xử thông minh, vốn là điều mà các nhà khoa học đã từng nghĩ rằng chỉ động vật lớn mới có thể. Ví dụ như, loài ong mật có thể đếm, phân loại các vật thể giống nhau, và phân biệt các hình dạng đối xứng và bất đối xứng.

Các kết quả từ mô hình nghiên cứu trên máy tính cho biết ý thức có thể được tạo ra bởi các mạch thần kinh vô cùng nhỏ, về lý thuyết có thể phù hợp với kích thước của bộ não côn trùng. Một sinh vật chỉ cần với vài trăm tế bào thần kinh là nó có thể tính và với vài ngàn tế bào thần kinh thì nó có thể có nhận thức, giáo sư Chittka nói.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loài động vật lớn hơn có thể cần não lớn hơn chỉ bởi vì bộ não cần phải kiểm soát nhiều thứ hơn. Lấy một ví dụ, chúng cần hệ thần kinh lớn hơn để cử động các múi cơ lớn hơn. Việc tăng kích thước cho phép bộ não có thể thực hiện các chức năng tinh vi hơn, với giải pháp tốt hơn, mực độ nhạy bén cao hơn, hoặc là chính xác hơn.

Giáo sư Chittka còn cho biết thêm: “Trong các bộ não lớn, chúng tôi thường không tìm thấy sự phức tạp nào hơn, chỉ là sự lặp đi lặp lại vô tận các mạch thần kinh. Điều này có thể làm tăng thêm khả năng ghi nhớ chi tiết hình ảnh và âm thanh, nhưng không tăng  thêm độ phức tạp. Giống như là trong một máy vi tính, trong nhiều trường hợp thì bộ não lớn hơn cũng giống như một ổ cứng lớn hơn, chứ không hẳn là một bộ vi xử lý tốt hơn”.

(Theo The Epoch Times)

The post Não to hơn không hẳn là thông minh hơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/11/nao-to-hon-khong-han-la-thong-minh-hon.html/feed0
Bí ẩn đằng sau khả năng tự làm sạch của lá senhttps://chanhkien.org/2010/10/bi-an-dang-sau-kha-nang-tu-lam-sach-cua-la-sen.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/bi-an-dang-sau-kha-nang-tu-lam-sach-cua-la-sen.html#respondThu, 21 Oct 2010 14:14:52 +0000https://chanhkien.org/?p=6956Zhou Dunyi, một triết gia Nho giáo thời cổ đại đã từng nói: “Ta yêu hoa sen vì nó mọc trong bùn mà chẳng bị nhơ vì bùn”.

The post Bí ẩn đằng sau khả năng tự làm sạch của lá sen first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Các sợi lông tơ trên bề mặt lá sen đã giúp nó miễn nhiễm với chất bẩn (Wang Jiayi/The Epoch Times)

Các sợi lông tơ trên bề mặt lá sen đã giúp nó miễn nhiễm với chất bẩn (Wang Jiayi/The Epoch Times)

Zhou Dunyi, một triết gia Nho giáo thời cổ đại đã từng nói: “Ta yêu hoa sen vì nó mọc trong bùn mà chẳng bị nhơ vì bùn”.

Gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra cách mà loài cây này tự giữ cho nó sạch sẽ và khô ráo, từ đó mở ra một phương pháp chế tạo những vật liệu tự làm sạch và ma sát thấp hơn.

Dựa theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Physical Review Letters do Chuan-Hua Chen, một trợ lý giáo sư về kỹ thuật cơ khí và khoa học vật liệu tại trường Đại học Duke, cùng với một sinh viên tốt nghiệp tên Jonathan B. Boreyko, thì bí mật này nằm ở sự rung động tinh vi tự nhiên, và kết cấu bề mặt độc nhất vô nhị của lá sen.

“Chúng tôi phải đối mặt với một vấn đề hóc búa – các giọt nước rớt trên lá thì dễ dàng bị trôi đi, trong khi các giọt sương đọng lại trong các ngóc ngách kín và các vết nứt của lá thì vẫn bám chặt và kẹt trong đó”, Borey nói trong bài viết.

Các nhà nghiên cứu đã ghi hình một chiếc lá sen được đặt nằm trên một cái loa rẻ tiền lấy từ RadioSack và cho phát ra tần số thấp. Họ làm mát chiếc lá để cho phép các giọt nước được hình thành trên bề mặt. Ngay khi họ cho loa rung động ở tầng số khoảng 100 Hz trong vòng một phần nhỏ của giây, thì các giọt nước bám trên lá đã bị văng ra.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng kết cấu bề mặt của lá sen vốn không thấm nước. Nó được bao phủ bởi các khối ụ tí hon không đều với thậm chí còn có những sợi lông nhỏ hơn phủ trên các ụ đó. Khi có một giọt nước rơi xuống bề mặt này, nó chỉ có thể nằm được trên đầu ngọn của những sợi lông nhỏ. Giọt nước này sẽ được đỡ lại bởi các túi khí ở dưới và cuối cùng thì bị tuột khỏi lá sen.

“Khám phá này đã giải được một ẩn đố kéo dài bấy lâu nay”, ông Chen nói, “Người ta đã quan sát thấy sương đọng lại trên lá sen vào mỗi buổi đêm. Khi họ quay lại vào buổi sáng sớm, giọt nước đã biến mất và lá sen vẫn khô ráo. Cái loa trong thí nghiệm trên đã mô phỏng lại một điều vẫn xảy ra hàng ngày trong thiên nhiên, nơi mà tràn đầy những rung động tinh vi, đặc biệt đối với lá sen, một loại cây có những chiếc lá lớn che trên các nhánh thân thon và dài.

Ông Chen đề xuất ra một ứng dụng khả thi cho khám phá này, đó là phủ bề mặt bên trong của các ống dẫn nước ngưng của loại dùng để truyền tải nhiệt năng trong các nhà máy phát điện. Bằng cách giữ cho nó không thấm nước, nhờ vậy sẽ giảm được lực cản trong ống, tăng lưu lượng và hiệu suất.

“Chúng tôi đã tìm ra tính chất vật lý đằng sau khả năng siêu kị nước, một đặc tính thiết yếu để tạo ra các vật liệu chống thấm trong thế giới thực”, Chen phát biểu. “Những vật liệu này sẽ được dùng trong các môi trường ẩm ướt hoặc lạnh lẽo, nơi mà sự ngưng tụ xảy ra một cách tự nhiên. Khám phá của chúng tôi nhắm đến một hướng phát triển mới cho các vật liệu chống thấm và có thể chịu được môi trường thiên nhiên khắc nhiệt, đồng thời có quan hệ mật thiết với nhiều ứng dụng kỹ thuật khác, bao gồm vải dệt không dính, kính tự làm sạch, và vỏ tàu giảm sức cản.

Công trình nghiên cứu của ông Chen được tài trợ bởi quỹ phát động từ trường kỹ thuật Pratt thuộc Đại học Duke.

(Theo The Epoch Times)

The post Bí ẩn đằng sau khả năng tự làm sạch của lá sen first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/bi-an-dang-sau-kha-nang-tu-lam-sach-cua-la-sen.html/feed0
Làm sống lại công nghệ xây nhà sạch thời cổ đạihttps://chanhkien.org/2010/10/lam-song-lai-cong-nghe-xay-nha-sach-thoi-co-dai.htmlhttps://chanhkien.org/2010/10/lam-song-lai-cong-nghe-xay-nha-sach-thoi-co-dai.html#respondThu, 21 Oct 2010 14:11:26 +0000https://chanhkien.org/?p=6953Cũng giống như khi xây lâu đài cát, đạt được tiêu chuẩn về độ ẩm là điều quan trọng bậc nhất khi xây nhà từ đất nén, các nhà khoa học Anh cho biết.

The post Làm sống lại công nghệ xây nhà sạch thời cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Công nghệ xây dựng bằng đất nén đang được khảo sát bởi các nhà khoa học như một phương pháp xây dựng dựa trên xi-măng thân thiện với môi trường. Một phần cung điện Alhambra ở Granada, Tây Ban Nha (trong hình) và cung điện Potala ở Lhasa đã được xây dựng bằng đất nén (Jim Gordon/Wikimedia Commons với giấy phép CCA-2.0).

Công nghệ xây dựng bằng đất nén đang được khảo sát bởi các nhà khoa học như một phương pháp xây dựng dựa trên xi-măng thân thiện với môi trường. Một phần cung điện Alhambra ở Granada, Tây Ban Nha (trong hình) và cung điện Potala ở Lhasa đã được xây dựng bằng đất nén (Jim Gordon/Wikimedia Commons với giấy phép CCA-2.0).

Cũng giống như khi xây lâu đài cát, đạt được tiêu chuẩn về độ ẩm là điều quan trọng bậc nhất khi xây nhà từ đất nén, các nhà khoa học Anh cho biết.

Cuộc khảo sát, được thực hiện bởi các nhà khoa học từ Trường Đại học Kỹ thuật Durham, đã nghiên cứu độ bền chắc của các công trình bằng đất nung, một kỹ thuật xây dựng thời cổ đại, trong đó sử dụng một hỗn hợp nước và đất để dựng lên các bức tường cứng như đá.

“Chúng tôi biết rằng đất nén có thể trụ vững trước thời gian, nhưng nguồn gốc sự bền chắc của nó đã không được hiểu biết một cách thích hợp cho tới tận ngày nay,” lãnh đạo dự án, tiến sĩ Charles Augarde nói trong một bài phát biểu.

“Bằng cách hiểu thêm về điều này, chúng ta có thể bắt đầu nhận thấy sự gợi ý về việc đất nén có thể được sử dụng như một loại vật liệu ‘sạch’ trong việc thiết kế các tòa nhà tân thời và việc bảo tồn các tòa nhà cổ mà đã được xây dựng bằng công nghệ này,” ông nói.

Đội nghiên cứu đã khám phá ra rằng độ bền chắc của đất nén là tốt nhất chỉ khi sử dụng một lượng nhỏ nước trong hỗn hợp với cát, sỏi và đất sét, thứ được dùng để làm vữa kết dính trong các công trình xây dựng.

Để kiểm tra độ bền chắc của đất nén, các nhà khoa học đã lấy một mẫu nhỏ hình trụ để xem xét tính chịu đựng dưới các áp lực khác nhau từ bên ngoài. Các nhà nghiên cứu thấy rằng sức hút giữa các phần tử đất với độ ẩm thấp chính là nguồn gốc của bền chắc của đất nén.

Tường bằng đất nén sẽ khô đi một cách tự nhiên sau quá trình xây dựng trong một điều kiện thời tiết bình thường và chỉ còn lại một chút nước – qua thời gian độ ẩm này sẽ cho bức tường một sức bền đáng kể, các nhà nghiên cứu cho biết.

Với sự hiểu biết này, việc ngăn cản các bức tường thời cổ đại làm từ đất nén hút quá nhiều nước sẽ giúp cho việc bảo tồn chúng.

Đất nén được coi là một vật liệu ‘sạch’ giống như việc làm giảm sự phụ thuộc vào xi măng và có thể được sản xuất từ các nguồn vật liệu tại địa phương. Đây là một kỹ thuật xây dựng được tán thành ở Mỹ và Úc, và đã từng được sử dụng để xây nhà giá rẻ thử nghiệm tại Wiltshire, Anh Quốc sau Thế Chiến I.

Người Trung Quốc cổ đại đã từng sử dụng đất nén để xây dựng các bức tường thành quanh nơi cư trú khoảng 4.000 năm trước đây. Một phần của Vạn Lý Trường Thành tại Trung Quốc và cung điện Alhambra ở Tây Ban Nha đã được xây dựng bằng cách sử dụng đất nén.

Công trình nghiên cứu này được xuất bản trên cuốn tạp chí Geotechnique.

(Theo The Epoch Times)

The post Làm sống lại công nghệ xây nhà sạch thời cổ đại first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/10/lam-song-lai-cong-nghe-xay-nha-sach-thoi-co-dai.html/feed0
Các nhà khoa học khám phá rằng việc làm sạch hơn môi trường sống làm nhiều người dễ bị nhiễm bệnh suyễn hơnhttps://chanhkien.org/2010/03/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-rang-viec-lam-sach-hon-moi-truong-song-lam-nhieu-nguoi-de-bi-nhiem-benh-suyen-hon.htmlhttps://chanhkien.org/2010/03/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-rang-viec-lam-sach-hon-moi-truong-song-lam-nhieu-nguoi-de-bi-nhiem-benh-suyen-hon.html#respondMon, 01 Mar 2010 17:18:15 +0000https://chanhkien.org/?p=4903Nghiên cứu cho thấy trẻ em từ các quốc gia nghèo thì thường xuyên bị bệnh, nhưng chúng hiếm khi bị suyễn.

The post Các nhà khoa học khám phá rằng việc làm sạch hơn môi trường sống làm nhiều người dễ bị nhiễm bệnh suyễn hơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Li Yuqun

[Chanhkien.org] Những nghiên cứu mới cũng cho thấy nếu trẻ em thoát khỏi những sự nhiễm trùng khác nhau trong thời thơ ấu, khi ấy hệ thống miễn dịch của chúng sẽ phản ứng mạnh mẽ khi tiếp xúc với bụi và các chất bên ngoài và điều này gây ra dị ứng hay suyễn. Nghiên cứu cho thấy trẻ em từ các quốc gia nghèo thì thường xuyên bị bệnh, nhưng chúng hiếm khi bị suyễn. Điều thú vị là Đông Đức có một tỷ lệ bệnh suyễn thấp trước khi Đức được hợp nhất. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, tỷ lệ bệnh suyễn gia tăng tại Đông Đức.

Andy Liu từ một phòng khám suyễn trong Bệnh viện Do Thái quốc gia ở Denver nói, “Cách làm sạch môi trường sống của chúng ta có lẽ dẫn đến việc gia tăng toàn cầu bệnh suyễn và dị ứng.” Các nhà nghiên cứu cũng khám phá rằng trẻ em từ các trung tâm chăm sóc có một nguy cơ thấp bị suyễn vì chúng thường xuyên bị bệnh. Các trẻ em lớn lên ở trang trại cũng có sức kháng cự hơn với bệnh suyễn.

Nghiên cứu mới này cho chúng ta một cơ hội ngẫm nghĩ lại chính chúng ta. Có một nguyên lý cổ xưa của người Trung Quốc, “nếu một đứa bé thường xuyên chịu bệnh nhẹ, sẽ không có bệnh nặng xảy đến với nó.” Châm ngôn cổ xưa này kết luận tại sao không phải là xấu khi một đứa bé bị bệnh một lần trong một khoảng thời gian, nên cậu ta lớn lên là một người khỏe mạnh. Khoa học đã chứng minh rằng câu châm ngôn cổ xưa này là chính xác khi nói đến bệnh suyễn. Điều này dẫn đến một câu hỏi khác rằng chúng ta phải hỏi chính mình. Nếu mọi người nhận được nhiều bệnh nhiễm trùng trong môi trường dơ bẩn, và môi trường sạch đưa đến gia tăng bệnh suyễn và các bệnh dị ứng, khi đó môi trường nào chúng ta sẽ sống trong đó?

Từ thế kỷ 18, khi Robert Krevers kết luận rằng ảnh hưởng bên ngoài gây ra bệnh, mọi người đã bắt đầu câu hỏi không lời giải đáp của họ để tìm ra nguyên nhân căn bệnh bằng các nghiên cứu vi khuẩn, vi trùng và các nhân tố môi trường khác. Trong vài trăm năm qua, nghiên cứu y tế đã đối mặt với một sự thật khó chịu. Mỗi lần đột phá y tế dẫn nhân loại đến một tình trạng xấu hơn. Ví dụ, mỗi lần chúng ta tạo ra một thuốc kháng sinh, chúng ta gây ra một mầm bệnh mới mà kháng được loại thuốc kháng sinh này. Sau đó chúng ta gặp một vòng lẩn quẩn. Chúng ta phát triển các thuốc kháng sinh mới để giết các vi khuẩn kháng thuốc. Sau đó, vi khuẩn trở nên kháng thuốc với loại kháng sinh này. Các quốc gia phát triển đang làm sạch môi trường của họ và giảm thiểu các căn bệnh truyền nhiễm, nhưng môi trường mới là mầm mống phát sinh bệnh suyễn và các bệnh dị ứng. Rõ ràng là việc kiểm soát môi trường không thể kiểm soát bệnh. Nó có không làm cho bạn tự hỏi điều thật sự gây nên bệnh là gì sao?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/4/2/14479.html
http://pureinsight.org/node/185

The post Các nhà khoa học khám phá rằng việc làm sạch hơn môi trường sống làm nhiều người dễ bị nhiễm bệnh suyễn hơn first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2010/03/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-rang-viec-lam-sach-hon-moi-truong-song-lam-nhieu-nguoi-de-bi-nhiem-benh-suyen-hon.html/feed0
Tôi sẽ dùng nước không có chất Fluoridehttps://chanhkien.org/2007/12/toi-se-dung-nuoc-khong-co-chat-fluoride.htmlhttps://chanhkien.org/2007/12/toi-se-dung-nuoc-khong-co-chat-fluoride.html#respondThu, 27 Dec 2007 13:12:00 +0000Bác sĩ, tôi khuyên nên dùng fluoride để bảo vệ răng của bạn” nha sĩ của tôi đã nói vậy.

The post Tôi sẽ dùng nước không có chất Fluoride first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Bác sĩ, tôi khuyên nên dùng fluoride để bảo vệ răng của bạn” nha sĩ của tôi đã nói vậy.

Tôi đã đồng ý như vậy. Sau một thời gian đã dùng fluoride để ngăn ngừa sâu răng. Tôi đã dùng kem đánh răng fluoride một năm rồi. Nhưng giờ đây tôi đã quyết định tìm hiểu thêm về cách trị liệu. Giờ đây tôi cũng đã biết tại sao đàn ông ở Montreal lại có nhiều người yêu hơn đàn ông ở Toronto.

William, có đứa con trai 3 tuổi tên Brooklyn, lần đầu tiên đi nha sĩ để kiểm tra là vào năm 1974. Nha sĩ đã dùng keo Fluoride phết vào răng của bé. Sau đó người làm răng đã đưa cho cậu bé một ly nước chỉ cách xúc miệng và nhả ra. Thay vì, cậu bé sẽ uống vào và vài tiếng sau sẽ bị ngộ độc của chẩt fluoride. Fluoride la độc tố sẽ gây hại nhiều hơn chất chì.

Tiếp theo, tôi đã khám phá ra là 98% người Châu Âu không có dùng fluoride. Thụy Điển, Đức, Na-uy, Hà Lan, Đan Mạch và Pháp không còn dùng chất fluoride trong vòng 25 năm trở lại đây nữa.

Năm 1980, nha sĩ ở Phần Lan đã nồng nhiệt ủng hộ cách trị liệu của fluoride, chính phủ đã gủi đến những người đi du lịch cách dùng fluoride. Và họ đã nói rõ hơn cách trị liệu của fluoride. Sau đó năm 1999, Nha sĩ Hardy Limeback, Giáo sư ở trường Đại Học Toronto, và người ủng hộ dùng fluoride, đã thông báo fluoride có thể làm hủy hoại xương, răng và sức khỏe. Ông còn xác nhận trẻ em dưới 3 tuổi không nên dùng kem đánh răng fluoride hay uống nước có chất fluoride. Và những người mẹ ở Toronto tránh dùng vòi nườc uống ở nhà cho con trẻ.

Người đại diện duy nhất thích dùng fluoride đã giảm chất gây ra mục răng. Nhưng vài nghiên cứu với khoảng 480, 000 trẻ em về tác hại thì không tìm thấy sự khác biệt giữa việc sử dụng fluoride và không sử dụng fluoride. Trong thực tế, một nghiên cứu đã chứng minh mục răng gây ra nhiều ở những nơi dùng fluoride. Hơn nữa, phòng mạch Châu Âu đã cải thiện không sử dụng fluoride từ năm 1970. Nhiều cha mẹ đã không biết công việc chữa răng, và sự đổi màu của răng khi sử dụng quá nhiều của fluoride. Trong năm 1940, 10% những vết lốm đốm hiện ra trong răng của trẻ em. Ở những vùng khác, đã lên đến 55%. Một lý do khác là kem đánh răng của trẻ em ăn ngon và những đứa trẻ đã nuốt nhiều khi sử dụng.

Kem đánh răng fluoride là dấu hiệu đầu tiên trong cơ thể biết dùng nhiều chất fluoride. Nhưng xương cũng cần fluoride và phát triển xương sống. Từ năm 1990, vô số nghiên cứu đã thông báo sự liên kết giữa nước fluoride và gãy xương hông. Fluoride cũng gây ra nhiều sự dễ gãy trong xương.

Năm 1992, ở nước Mỹ cũng có sự liên kết giữa chất fluoride và bệnh sacom trong xương và ung thư xương tuổi thanh niên. Tỷ lệ gây ra ác tính là 3 đến 7 lần cao hơn những vùng dùng chất fluoride.

Một số nghiên cứu khác ở Trung Quốc lại chứng minh rằng sẽ giảm thông minh trong trẻ em nếu dùng quá lâu fluoride từ nước uống. Ảnh hưởng hơn nữa là giảm sự tập trung, mất trí nhớ, và nhầm lẫn. Những cái liên quan đến căn bệnh Alzheimer từ khi fluoride trộn chung với nhôm chắn ngang qua mạch máu trong não.

Tôi không biết những người sống tại Toronto lại có gấp đôi fluoride trong xương hông so sánh với những người ở Montreal, là nơi cung cấp nước không có fluoride. Các nghiên cứu cũng cho thấy là fluoride gây ra sự sút giảm tinh dịch và testosterone. Tôi ngạc nhiên là những tin đồn cảm tính về dục vọng bị giảm sút ở những người sống tại Montreal thay vào đó họ lại nghĩ cách làm sao kiếm tiền.

Nhà thiên văn Carl Sagan đã đúng khi tham khảo về “người độc đoán” phán quyết. Ông để ý đến “chuyên gia thảo luận đúng thì không tính, nhưng chuyên gia gây ra lầm lỗi thì tính”.

Không có nhận thức nào chứng minh tại sao trong nước có chứa 1. 5 ppm của fluoride khi cơ thể của chúng ta không có dùng đến nó, khi mà có hại nhiều hơn có lợi. Kem đánh răng có tới 1, 500 ppm, và trị liệu trong văn phòng nha sĩ thì 10, 000 đến 20, 000 ppm! Bên cạnh đó, còn có calcium, magnesium và nutrients. Nhưng cơ thể của chúng ta thì không cần chất fluoride.

Cách tốt nhất là cấm chỉ nước fluoride và mua kem đánh răng không có chất fluoride. Xét cho cùng, quy luật đầu tiên của y học là “Không có hại” cuối cùng tôi đã tìm thấy kem đánh răng không có chất fluoride trong tiệm tạp hóa. Và tôi cũng đang tưởng tượng rằng bạn đang đoán tôi có nên nói tiếp theo cái cách gì “Bạn có nên dùng trị liệu có chất fluoride không?”.

Dịch từ :

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4394

The post Tôi sẽ dùng nước không có chất Fluoride first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/12/toi-se-dung-nuoc-khong-co-chat-fluoride.html/feed0
Thiên tai nhân họa ở Trung Quốc: Thời tiết dị thường ở Trung Quốc trước và sau ngày 20/7https://chanhkien.org/2007/10/nhung-tham-hoa-thien-nhien-va-nhan-tao-tai-tq-thoi-tiet-bat-thuong-vao-ngay-20-thang-7-tai-tq.htmlhttps://chanhkien.org/2007/10/nhung-tham-hoa-thien-nhien-va-nhan-tao-tai-tq-thoi-tiet-bat-thuong-vao-ngay-20-thang-7-tai-tq.html#respondTue, 02 Oct 2007 11:41:00 +0000Năm nay, vào ngày 20 tháng 7, những trận bão lớn với sấm sét và gió mạnh đã xảy ra tại nhiều tỉnh thành tại Trung Quốc Đại Lục.

The post Thiên tai nhân họa ở Trung Quốc: Thời tiết dị thường ở Trung Quốc trước và sau ngày 20/7 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org]

Trước và sau ngày 20/7 năm nay, nhiều thành thị Trung Quốc đại lục xảy ra mưa lớn, sấm vang chớp giật, cuồng phong bạo vũ. Nước lũ cuồng bạo làm chìm ngập nhà cửa ruộng vườn, từ thành thị đến nông thôn ngập trong biển nước mênh mông. Vào ngày này tám năm trước tên đầu sỏ Trung cộng Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công, những người tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn. Kể từ đó, Trung Quốc đại lục hầu như mỗi năm vào thời điểm đó đều có thiên tai dị tượng xảy ra, nếu không là lũ lụt thì là nhiệt độ cao bất thường. Loại thiên tượng kì dị này mấy năm gần đây càng ngày càng nghiêm trọng. Thời tiết năm nay càng dị thường hơn. Đây là dữ liệu thu thập được từ tin tức báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Lũ lớn cuồng bạo ở sông Hoài

Từ 12 giờ ngày 18 tháng 7 đến 8 giờ ngày 20 tháng 7, ở vùng thượng du phạm vi huyện Tứ Bình, Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, lượng nước mưa bình quân đạt mức 120 milimet trở lên, trong đó ở trạm Đàm Điếm lượng nước mưa lớn nhất đạt 162,7 milimet. Mưa lớn trong phạm vi huyện đã làm cho trạm Dương Trang, trạm Quế Lý vượt quá mức nước cảnh báo trung bình 0,78 mét đến 1,87 mét. Lần này mưa lớn đột ngột đã làm gia tăng mực nước sông Hoài.

Năm nay sông Hoài hứng chịu trận lụt tồi tệ nhất tính từ năm 1953 cho đến nay. Do mực nước dâng cao trong thời gian dài, đoạn đê hồ Hoa Gia trên sông Hoài đã bị sập bốn lần kể từ ngày 18 tháng 7 đến nay, đoạn sập lớn nhất lên tới 200 mét, đoạn nhỏ nhất cũng đến 35 mét, đoạn đê này bảo vệ một vạn mẫu ruộng màu mỡ, một mỏ than cỡ lớn và một nhà máy điện cỡ lớn. Trước mắt con đập cũ bị sụt lún về cơ bản đã mất đi tác dụng ngăn chặn lũ. Theo nguồn tin, đây là mối nguy hiểm phát sinh lớn nhất xảy ra ở đoạn An Huy thuộc lưu vực sông Hoài kể từ đầu mùa lũ năm nay.

Ngoài ra, theo thống kê của cục dân chính, bộ thủy lợi, tính đến 11 giờ ngày 22 tháng này, toàn tỉnh An Huy có khoảng hơn 16 triệu người dân gặp nạn, hơn 140 vạn hecta đất nông nghiệp bị tàn phá, thủy lợi, giao thông, điện lực, thông tin, v.v… cơ sở hạ tầng khác bị hư hại nghiêm trọng, chỉ tính riêng các công trình thủy lợi, đã có đến 29.000 điểm bị hư hại, các thiệt hại kinh tế khác tổn thất lên tới khoảng 10,4 tỉ NDT, thiệt hại về nông nghiệp lên đến 6,16 tỉ NDT, nước lũ đã phá hủy công trình thủy lợi gây tổn thất khoảng 1,3 tỉ NDT. Trong đó các hạng mục kinh tế trên lưu vực sông Hoài trực tiếp tổn thất 8,04 tỉ NDT.

Mưa lớn ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh

Trung tâm khí hậu thành phố Trùng Khánh cho biết. Căn cứ theo lịch sử so sánh phân tích tổng lượng mưa và lượng mưa tối đa hàng ngày thấy rằng, mùa lũ năm nay khu vực phía Tây Trùng Khánh có lượng mưa, và cường độ mưa rất lớn, đây là hiện tượng khí hậu cực đoan điển hình hiếm thấy ở khu phía Tây Trùng Khánh, có thể nói là trăm năm chưa từng gặp.

Đợt mưa lớn ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh đã thu hút được sự quan tâm chú ý của cả nước, cho đến ngày 19 thảm họa mưa xối xả và lũ lụt đã gây ra thiệt hại cho hơn 643 vạn người dân Trùng Khánh, trong đó 42 người chết, 12 người mất tích, thiệt hại trực tiếp về kinh tế lên tới 2,659 tỉ NDT. Sơn Thành – Trùng Khánh lại hứng chịu trận mưa lớn bất ngờ trăm năm khó gặp, không ít người cao tuổi Trùng Khánh đều không thể lý giải được hiện tượng thời tiết bất thường này, trong những lời bàn tán lại có người bắt đầu đề cập đến “Luận về công trình Tam Hiệp”.

Tối ngày 20 tháng 7, Vu Khê – Trùng Khánh bất ngờ gặp phải mưa lớn. Tính đến trưa ngày 21, trong 30 thị trấn của huyện thì đã có đến 25 thị trấn gặp nạn, số người gặp nạn lên đến 28 vạn người. Mưa lớn dữ dội bắt đầu trong cả huyện từ 8 giờ ngày 18 và liên tục cho đến sáng ngày 21. Lượng mưa lớn đã gây ra lũ quét, lở đất gây ra các dòng bùn đất lan tràn khiến cho đường sá công cộng, nhà cửa bị phá hủy, cuốn trôi, đường Vạn Vu, đường Vu Thần, từ Vu Khê đến Thiểm Tây, v.v… cùng nhiều đoạn đường cao tốc ở cửa ngõ ra vào và đường Lưỡng Cao, đường Từ Cao, đường Điền Trà, đường Song Đường, v.v… hơn chục con đường trong thành phố nhiều chỗ bị gián đoạn, hơn 1000 km đường nông thôn cơ bản không cách nào lưu thông. Đến trưa ngày 21 mưa lớn bất ngờ đã cuốn trôi, nhấn chìm hơn 8000 hecta hoa màu và cây nông nghiệp; cuốn trôi 342 bờ kè với tổng chiều dài lên tới hơn 20km, và 127 mương đập ước tính dài 18km, làm sập 378 căn nhà của 125 hộ gia đình. 948 hộ gia đình với 4740 người rơi vào cảnh không nhà cửa.

Từ ngày 16 tháng 7 đến nay, thành phố Trùng Khánh chứng kiến đợt mưa lớn trên diện rộng, kéo dài nhất với cường độ lớn nhất trong năm nay. Mưa to đã dẫn đến lũ quét, thành phố bị ngập úng, giao thông gián đoạn, nhà dân bị ngập, thảm họa địa chất phát sinh liên tục, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của người dân khu vực bị thiên tai. Thống kê cho đến hiện tại, toàn thành phố có 33 huyện (huyện tự trị), 411 thị trấn (đường xá) chịu thiệt hại, đê bao, Bích Sơn, Đồng Lương,… ba thành phố cấp huyện bị ngập. Số người chịu nạn toàn thành phố lên đến 643,5 vạn người, trong đó 42 người chết, 12 người mất tích, 29,2 vạn người rơi vào cảnh không nhà cửa; 30.000 ngôi nhà bị sập, 78.000 ngôi nhà bị hư hại, diện tích hoa màu bị thiệt hại lên đến 192,5 nghìn hecta, trong đó 17,5 nghìn hecta bị mất trắng. Tổn thất kinh tế trực tiếp do thiên tai gây ra lên đến 2,65 tỉ nhân dân tệ.

Lũ lụt ở Sơn Đông, Vân Nam, Tân Cương Ha Mật

Ngày 18 tháng 7, tỉnh Sơn Đông hứng chịu trận mưa lớn đầu tiên kể từ mùa lũ tới nay, gây ra thương vong và tổn thất tài sản nghiêm trọng. Thống kê cho đến hiện tại, thiên tai đã gây ra cho thành phố Tế Nam (Lịch Hạ, Thị Trung, Thiên Kiều, Hòe Âm, Lịch Thành), thành phố Thanh Đảo (Giao Châu, Lai Tây, Tức Mặc), thành phố Tri Bác (Bác Sơn), thành phố Yên Thái (Tê Hà), thành phố Tân Châu (Huệ Dân, Dương Tín), thành phố Lai Vu (Lai Thành), thành phố Duy Phường (An Khâu), thành phố Thái An (Phì Thành),… cùng 15 huyện (thành phố, địa khu) với những mức độ thiệt hại khác nhau. Khoảng 417.000 người bị ảnh hưởng, trong đó 32 người chết vì thiên tai, 10 người mất tích, 2.676 hộ dân cư gia đình bị ngập, 112.300 người rơi vào cảnh không nhà cửa; 805 ngôi nhà bị sập, hơn 1.500 ngôi nhà bị hư hại, thiệt hại trực tiếp về kinh tế vượt quá 1,5 tỉ NDT.

Từ ngày 18 đến 21 tháng 7, tỉnh Vân Nam đã xảy ra lũ lụt nghiêm trọng, sạt lở, đất đá chảy thành dòng. Hồng Hà, Chiêu Thông, Lâm Thương, Đức Hồng, Phổ Nhị và các nơi khác chịu thiệt hại nghiêm trọng. Tính đến hiện tại, mưa lũ đã gây ra thiệt hại đối với 386.400 người, 59 người chết vì thiên tai, 8 người mất tích, 6.537 người rơi vào hoàn cảnh không nhà cửa; 4.016 ngôi nhà bị sập, 8.370 ngôi nhà bị hư hại; diện tích hoa màu bị thiệt hại lên đến 15,56 nghìn hecta, trong đó 1.870 hecta bị mất trắng, thiệt hại trực tiếp về kinh tế là 132 triệu NDT, trong đó kinh tế nông nghiệp bị tổn thất 65,16 triệu NDT. Trước mắt tình hình thiên tai vẫn còn tiếp diễn.

Ngày 16 tháng 7, địa khu Ha Mật mưa lớn liên tục dẫn đến lũ lụt. Địa khu Tân Cương Ha Mật gặp phải đợt lụt trăm năm chưa từng có, điện lực cùng thông tin liên lạc nội bộ tạm thời bị gián đoạn. Lũ lụt gây ra thiệt hại cho hơn 90.000 người địa khu Ha Mật, thiệt hại trực tiếp về kinh tế lên tới 200 triệu NDT.

Hạn hán, lũ lụt đồng thời ở Hồ Nam

Mùa lũ năm nay, lượng mưa trung bình ở Hồ Nam thấp hơn 29% so với cùng kỳ mọi năm, trong 30 ngày qua, hơn một nửa số trạm báo lũ ở Hồ Nam không đạt lượng mưa hiệu quả trong 15 ngày. Đến ngày 22 tháng 7, phần lớn lưu vực sông Tương Thủy, thượng lưu sông Tư Thủy, sông Nguyên Thủy và diện tích các hồ trong khu vực ước tính rơi vào khoảng 100.000 km² đã trải qua hạn hán ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó tình trạng hạn hán ở Trường Sa, Chu Châu, Tương Đàm là nghiêm trọng nhất. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, hiện tại Hồ Nam đã có 10 châu huyện, 1.220 thị trấn xuất hiện mức độ hạn hán khác nhau. Hạn hán đã gây ra cho hơn 470.000 người ở hơn 5.300 tổ dân cư và hơn 21.000 gia súc thiếu nước uống. 401 hồ chứa nước, 12.000 vị trí sông cạn nước, hơn 950 kênh rạch ngừng chảy. Từ ngày 24 đến ngày 25, Hồ Nam sẽ đón một đợt mưa lớn với diễn biến khó lường, khu vực Tây Bắc và phía Bắc sông Tương sẽ đối mặt với thời tiết mưa lớn. Cục khí tượng đưa ra cảnh báo đề phòng lũ cục bộ do mưa lớn gây ra.

Nhiệt độ ở Quảng Đông liên tục ở mức cao trong 16 ngày liên tiếp

Từ ngày 8 đến ngày 23 tháng 7, nhiệt độ ở Quảng Đông liên tục ở mức cao trong 16 ngày, gây nắng nóng gay gắt trên diện rộng, từ ngày 8 đến nay toàn tỉnh đã phát ra tổng cộng 115 tín hiệu cảnh báo nhiệt độ cao màu vàng và màu cam. Nhiệt độ cao liên tục và nắng nóng tiếp tục bao trùm khu vực rộng lớn phía Nam vùng Lưỡng Quảng, mãi vẫn không chấm dứt, trong đó, đợt nắng nóng nghiêm trọng nhất xảy ra vào ngày 15 tháng 7. 76 huyện thị xuất hiện nắng nóng cực độ với nhiệt độ cao nhất vượt quá 35 độ, 16 huyện thị với nhiệt độ cao nhất vượt 37 độ. Từ mùng 1 tháng 7 đến nay, lượng mưa trung bình tỉnh Quảng Đông vẻn vẹn chỉ 61mm, giảm 70% so với hàng năm. So sánh với diễn biến nhiệt độ cao cùng kỳ từ năm 2004 đến nay, mặc dù diễn biến lần này chưa kết thúc, nhưng đã cho thấy đặc điểm là thời gian nắng nóng kéo dài hơn và phạm vi càng rộng hơn.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/44976

The post Thiên tai nhân họa ở Trung Quốc: Thời tiết dị thường ở Trung Quốc trước và sau ngày 20/7 first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/10/nhung-tham-hoa-thien-nhien-va-nhan-tao-tai-tq-thoi-tiet-bat-thuong-vao-ngay-20-thang-7-tai-tq.html/feed0
Trẻ em quá cân ăn nhiều đường – Bác sĩ Briffahttps://chanhkien.org/2007/03/tre-em-qua-can-an-nhieu-duong-the-epochtimes-bac-si-briffa.htmlhttps://chanhkien.org/2007/03/tre-em-qua-can-an-nhieu-duong-the-epochtimes-bac-si-briffa.html#respondTue, 13 Mar 2007 15:09:00 +0000Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn giàu chất carbohydrates dẫn đến béo phì và bệnh tiểu đường.

The post Trẻ em quá cân ăn nhiều đường – Bác sĩ Briffa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn giàu chất carbohydrates dẫn đến béo phì và bệnh tiểu đường. Có rất nhiều thống kê quan trọng liên quan đến tỉ lệ gia tăng bệnh tiểu đường loại 2 ở phương Tây. Điều kiện này, được phân biệt bởi lượng đường trong máu, có thể gây ra những sự phức tạp trở ngại khác nhau bao gồm sự thiệt hại cho thần kinh, cho thận và bệnh mắt. Dường như triệu chứng tiêu hóa là lợi thế giữa sức khỏe và bệnh tiểu đường loại 2.

Quá cân ở khoảng phần giữa thân thể (bụng béo phì) là một đặc tính của điều kiện này. Những đặc điểm khác có thể bao gồm liều lượng mỡ trong máu, cao huyết áp, và cao đường trong máu.

Một đặc tính thông thường khác với triệu chứng tiêu hóa và tiểu đường loại 2 là sự chống lại insulin. Đó là kết quả của việc kéo dài sự gia tăng lượng insulin, làm cho cơ thể không đáp ứng thông thường với loại hormone này. Một hậu quả của sự chống lại insulin làm lượng đường trong máu gia tăng.

Do hiện tượng chống lại insulin, triệu chứng tiêu hóa và bệnh tiểu đường loại 2 đều gia tăng. Vì vậy mới có những lời khuyên phải làm cách nào để ngăn những hiện tượng này. Mọi người thường được khuyên nên ăn ít chất béo. Có nghĩa là ăn béo sẽ làm cho béo phì. Vấn đề duy nhất là ăn béo không tự nó làm tăng cân, và chế độ ăn kiêng giảm béo tuyệt nhiên không có tác dụng cho giảm cân nếu nó không có tác dụng làm giảm lượng calories một cách tổng thể.

Chính Insulin đã bí mật làm gia tăng lượng đường trong máu, và nó đến từ đường và các chất tinh bột trong chế độ ăn uống. Vì thế tại sao lại cắt bớt béo để chống lại bệnh tiểu đường,  chính sự bí mật của insulin mới là vấn đề?

Vậy có phải giảm bớt lượng thức ăn lấy vào cơ thể, mà gây sự tiết ra chất insulin và sự kháng cự insulin,  là lý do đáng tin hơn?

Sự nghiên cứu hiện nay bắt đầu thu thập những điều chứng minh cho nhận thức này. Gần đây nghiên cứu của Anh Quốc phát hiện rằng tiêu thụ nhiều carbohydrate thì đồng thời gia tăng sự nguy hại về hệ tiêu hóa ở người lớn.

Một nghiên cứu của người Thụy Điển vừa được xuất bản về mối quan hệ giữa chế độ ăn uống, cân nặng, và triệu chứngtiêu hóa ở trẻ em. Chế độ ăn uống và lối sống của 182 trẻ em 4 tuổi được xem xét. Khoảng 20 trẻ tìm thấy là chính bị quá cân hoặc béo phì. Malin Haglund Garemo, người thực hiện của nghiên cứu này, tìm thấy rằng nhiều bégái đã cho thấy có những hiện tượng của triệu chứng tiêu hóa, với sự béo phì ở bụng và sự hoạt động bất thường của insulin.

Trẻ em ăn nhiều mỡ nhất thì là những trẻ lại ít bị quá cân. Và, những trẻ tiêu thụ nhiều đường nhất thì thường bị quá cân.

Kết quả này ngược lại sự hiểu biết thông thường rằng chất béo là thủ phạm chính trong sự béo phì và triệu chứng tiêu hóa. Vì thế, cầnchú ý giảm các loại thức ăn làm cao đường trong máu và gây rối loạn insulin chẳng hạn như bánh mì, cơm, bún, và cereal trong bửa ăn điểm tâm. Và đó là sự hiểu biết thông thường, ít nhất khoa học đã cho rằng đó là do tinh bột, không phải chất béo, nó chính là thủ phạm trong sự chống lại  insulin, hội chứng tiêu hóa, và bệnh tiểu đường loại 2.

Tham khảo:

1. Willett WC. Dietary fat plays a major role in obesity: Obesity Review.May 2002; 3(2):59-68. Review.

2. Pirozzo S, et al. Advice on low-fat diets for obesity. Cochrane Database System Review.2002; (2):CD003640

3. Wannamethee SG, et al. Modifiable lifestyle factors and the metabolic syndrome in older men: effects of lifestyle changes. Journal of the American Geriatrics Society. 2006; 54(12):1909-14

4. Garemo M H. Nutrition and Health in 4-year-olds in a Swedish Well-Educated Community. Published by the Swedish Research Council

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4423

The post Trẻ em quá cân ăn nhiều đường – Bác sĩ Briffa first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/03/tre-em-qua-can-an-nhieu-duong-the-epochtimes-bac-si-briffa.html/feed0
Trà xanh: Dùng một tách mỗi ngày giúp tránh bệnh ung thư?https://chanhkien.org/2007/02/tra-xanh-dung-mot-tach-moi-ngay-giup-tranh-benh-ung-thu.htmlhttps://chanhkien.org/2007/02/tra-xanh-dung-mot-tach-moi-ngay-giup-tranh-benh-ung-thu.html#respondWed, 07 Feb 2007 12:47:00 +0000Trong những năm qua, một loạt các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh là một loại thức uống rất bổ dưỡng cho sức khỏe.

The post Trà xanh: Dùng một tách mỗi ngày giúp tránh bệnh ung thư? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Bác sĩ John Briffa

Trà xanh (Ảnh minh họa)

Trà xanh (Ảnh minh họa)

[Chanhkien.org] Trong những năm qua, một loạt các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh là một loại thức uống rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Hầu hết các nghiên cứu này chú trọng vào khả năng rõ rệt của trà xanh trong việc giúp tránh khỏi bệnh ung thư.

Trà xanh rất giàu chất phytochemicals (chất xuất hiện tự nhiên trong thực vật) được biết như là chất polyphenols có hoạt động chống oxy hóa. Điều này nghĩa là chúng có ảnh hưởng chế ngự sự phát triển của các phân tử bệnh, được cho là gốc tự do trong cơ thể.

Trong một nghiên cứu gần đây được đăng trên trang mạng của tờ báo Carcinogenesis (Chất gây ung thư), các hội uống trà và những nhóm người bị bệnh ung thư vú đã được đánh giá [1]. Trong cuộc nghiên cứu này, những người uống trà xanh, so với những người không uống, có khuynh hướng dùng nhiều trái cây và rau quả hơn (có lẽ là thức ăn chất giúp chống bệnh ung thư vú) và uống nhiều rượu hơn (có lẽ làm tăng nguy cơ bệnh ung thư). Trong cuộc nghiên cứu, những nhân tố này và các nhân tố khác nữa đã được sử dụng để xác định mức độ chính xác về mối quan hệ thật sự giữa uống trà xanh và bệnh ung thư vú.

Cuộc nghiên cứu này đã phát hiện rằng những phụ nữ dùng ít nhất 26 ounces nước lá trà xanh mỗi năm có tỷ lệ giảm nguy cơ bị bệnh ung thư là 39% so với người không uống. Mỗi tách nước trà xanh thông thường được pha từ một muỗng lá trà. Uống 26 ounces lá trà khô một năm tương đương với dùng 300 tách nước trà xanh, và khi chia đều ra thì chưa đến một tách trà mỗi ngày.

Việc nghiên cứu dịch tễ học này không bao giờ có thể chứng minh được rằng trà xanh giúp phòng và chống lại bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, thực tế là việc nghiên cứu này đã đưa ra một số nhân tố phổ biến để củng cố khám phá này. Ngoài ra, trà xanh được biết là có chứa các chất mà người ta hy vọng sẽ giúp cơ thể phòng chống ung thư.

Chất polyphenol đặc trưng trong trà xanh và đã gây sự chú ý là epigallocatechin gallate (EGCG). EGCG được khám phá là có một số phản ứng chống lại ung thư trong cơ thể, bao gồm khả năng giúp làm mất tác dụng các chất gây ung thư (carcinogens).

Xem xét tất cả những điều này, cũng như các nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa trà xanh với phòng chống bệnh ung thư, dường như có lý do rất tốt để nghĩ rằng uống trà có thể rất có ích.

Tham khảo:

1. Zhang M, et al. “Trà xanh và sự phòng chống bệnh ung thư vú: một nghiên cứu trường hợp điển hình tại Đông nam Trung Quốc.” Chất gây ung thư, ngày 20 tháng 12, 2006.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4389

The post Trà xanh: Dùng một tách mỗi ngày giúp tránh bệnh ung thư? first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/02/tra-xanh-dung-mot-tach-moi-ngay-giup-tranh-benh-ung-thu.html/feed0
Trở lại thuốc cổ truyền của Trung Quốc chữa bệnh tiểu đườnghttps://chanhkien.org/2007/01/tro-lai-thuoc-co-truyen-cua-trung-quoc-chua-benh-tieu-duong.htmlhttps://chanhkien.org/2007/01/tro-lai-thuoc-co-truyen-cua-trung-quoc-chua-benh-tieu-duong.html#respondMon, 29 Jan 2007 17:06:00 +0000Nhiều bản tường thuật về thuốc bắc rất có lợi cho những người bị đau đớn vì 2 loại bệnh tiểu đường bây giờ có nhiều sự kiện mà khoa học kỹ thuật đã chứng minh.

The post Trở lại thuốc cổ truyền của Trung Quốc chữa bệnh tiểu đường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[ChanhKien.org] Nhiều bản tường thuật về thuốc bắc rất có lợi cho những người bị đau đớn vì 2 loại bệnh tiểu đường bây giờ có nhiều sự kiện mà khoa học kỹ thuật đã chứng minh. Sự cộng tác của các khoa học gia giữa Trung Quốc, Đại Hàn, Úc tạihọc viện Garvan ở Syney đã khám phá ra cây cối thiên nhiên sản phẩm beberin có thể là một phương thức chữa trị mới có hiệu quả.

Beberin tìm thấy ở trong rể và vỏ của một số cây dùng cho mục đích làm thuốc bao gồm trị thương tích và tiêu chảy. Nó cũng được ghi chép trong văn học là làm giảm bớt chất gluco khi cung cấp cho người bệnh tiểu đường. Cho tới bây giờ phương thức này vẫn còn chưa biết.

Tiến sĩ khoa học Jiming Ye của học viện Garvan nói: “ Sự nghiên cứu của chúng tôi trên mô hình động vật của bệnh tiểu đường cho thấy beberin hoạt động từng phần bằng khởi động enzim trong bắp thịt và gan bao gồm làm cho phát triển sự mẫn cảm của mô tới insulin (hóc môn điều chỉnh lượng đường), nó giúp làm giảm bớt lượng đường trong máu. Hơn nữa beberin có thể làm giảm ký.

Thuốc tây bây giờ trị bệnh tiểu đường loại 2 gồm metformin và nhóm TZD. Nhưng một số lượng lớn bệnh nhân không chịu được loại thuốc metformin và TZD nên có thể bị tác dụng phụ làm cho lên cân một cách ngoài ý muốn. Như vậy việc tìm kiếm những phương pháp điều trị mới rất là quan trọng.

Giảng Sư James người đứng đầu chương trình nghiên cứu bệnh tiểu đường và béo phì của học viện Garvan nói trong bài thuyết trình: “Beberin đã được dùng trong vài thập kỷ qua có rất ít phản ứng phụ. Cho thuốc có giới hạn dùng beberin có thể là phương pháp mới trị tiểu đường loại 2; Nhưng nó lại bị chê bai một cách rộng rãi là thực hành theo lối trong đông y cổ truyền, nhưng trong tiến trình thử nghiệm bệnh lý nó lại có giá trị cao. ”

Bước kế tiếp là nghiên cứu beberin khởi động enzim như thế nào để có tác dụng điều chỉnh sự mẫn cảm của insulin. Nó cũng gián tiếp chống lại vi trùng, ung thư và nhiễm trùng.

Nghiên cứu này đã được đưa ra công chúng vào tháng tám về vấn đề bệnh tiểu đường.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4373

The post Trở lại thuốc cổ truyền của Trung Quốc chữa bệnh tiểu đường first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2007/01/tro-lai-thuoc-co-truyen-cua-trung-quoc-chua-benh-tieu-duong.html/feed0
Sự thay đổi khí hậu thời cổ đại có thể báo trước sự nóng trong tương laihttps://chanhkien.org/2006/12/su-thay-doi-khi-hau-thoi-co-dai-co-the-bao-truoc-su-nong-trong-tuong-lai.htmlhttps://chanhkien.org/2006/12/su-thay-doi-khi-hau-thoi-co-dai-co-the-bao-truoc-su-nong-trong-tuong-lai.html#respondMon, 18 Dec 2006 12:02:00 +0000Việc nghiên cứu do Mark Pagani của ĐH Yale hướng dẫn, và được công bố ngày 8 tháng 12 năm 2006 trên tạp chí Khoa Học.

The post Sự thay đổi khí hậu thời cổ đại có thể báo trước sự nóng trong tương lai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] (The Carnegie Institution of Washington) Stanford, CA – Các nhà khoa học, gồm có Ken Caldeira từ viện Carnegie thuộc ban ngành sinh thái học, đã phát hiện rằng độ nóng ẩm của trái đất, cách đây 55 triệu năm, có lẽ là từ sự nhạy cảm cao của khí hậu qua sự thải khí carbon trong một thời gian dài. Khám phá này trái ngược với hiểu biết của những người nghi ngờ về sự thay đổi khí hậu, họ cho rằng địa cầu này chịu ảnh hưởng của các chất thải. Việc nghiên cứu do Mark Pagani của ĐH Yale hướng dẫn, và được công bố ngày 8 tháng 12 năm 2006 trên tạp chí Khoa Học.

Qua nhiều năm giới khoa học đã biết về sự kiện nóng ẩm của địa cầu vào thời cổ xưa, được gọi là The Paleocene-Eocene Thermal Maximum (PETM) cách đây khoảng 55 triệu năm, gây ra bởi một lượng khí carbon khổng lồ đã thải ra. Một ghi nhận địa chất cho thấy ảnh hưởng của nó làm nóng trái đất khoảng 9 độ F (5 độ C), tính theo trung bình, khoảng 10, 000 năm. Sự gia tăng nhiệt độ kéo dài 170, 000 năm và đã gây ra những sự thay đổi rất huyền bí về những lượng mưa trên thế giới, làm cho đại dương bị tăng chất acid, và đã ảnh hưởng đến đời sống cùng sự sinh sản của thực vật và động vật dưới biển. Nhưng sự truy cứu về trách nhiệm của khí carbon đối với sự tăng nhiệt độ như thế nào và nó xuất phát từ đâu thì vẫn còn bị lãng tránh.

Những tính toán mới đây đã sử dụng dữ liệu từ khí carbon được tìm thấy trong các hóa thạch của thực vật sống trên đất cổ xưa và những sinh vật trên biển bé nhỏ được biết như sinh vật trôi nổi. Caldeira đã giải thích “Chúng tôi có thể nói rằng lượng khí carbon thải vào khí quyển và đại dương ít nhiều cũng bằng chừng lượng than đá, dầu hỏa và khí đốt của ngày hôm nay. Lượng khí carbon đã làm nóng trái đất cách đây hơn 100, 000 năm. Nếu khí hậu không có nhạy cảm đối với khí CO2 như các nhà nghi vấn đã nhận định, thì không có cái gì có thể làm trái đất bị nóng ẩm một thời gian dài như thế. ”

Nguồn gốc của khí thải carbon vào thời cổ xưa này vẫn là một sự huyền bí. Nó có thể đến từ một vụ cháy khổng lồ đốt cháy than đá và các vật liệu thực vật khác, hoặc có thể do sự phóng thích khí methane được gọi nôm na là “cái ợ” từ lục địa.

Caldeira tiếp tục giải thích “Bằng cách kiểm nghiệm các hóa thạch và những chất cặn cổ xưa từ lòng biển, chúng ta có thể thấy rằng có cái gì đó không bình thường đã xảy ra cho vòng tuần hoàn khí carbon của trái đất. Vào lúc đó khí hậu tại Bắc Cực trở nên giống như Miami. Chúng ta có thể nói rằng nó đã không dùng tất cả các khí carbon để tạo thành sự thay đổi về khí hậu này. ”

Nếu nguồn chất thải là từ vật liệu thực vật cổ xưa, thì các tính toán cho thấy rằng mỗi một sự nhân đôi độ đậm đặc của khí CO2, trái đất sẽ nóng lên ít nhất 4 độ F (2. 2 độ C) và có thể gấp đôi như vậy. Nếu khí methane là nguyên nhân gây ra, như nhiều người đã tin như vậy, thì tình trạng còn khốc liệt hơn nữa. Khí methane sẽ trở thành CO2 trong khí quyển trong vòng vài thập niên.

“Nếu thật sự những “cái ợ” khi đã xảy ra, như nhiều người vẫn tin”. Caldeira nói: “thì độ đậm đặc khí CO2 gấp 2 lần và làm trái đất nóng lên 10 độ F (5. 6 độ C). Nếu điều nầy thật sự xảy ra, thì tương lai chúng ta giống như ở trong lò nướng. ”

Với những khuynh hướng trong việc sử dụng than đá, dầu khí, và khí đốt tiếp diễn như thế, sự đậm đặc khí CO2 sẽ tăng gấp đôi vào khoảng giữa thế kỷ này. Những khí thải cổ xưa có thể so sánh với khí CO2 từ những hoạt động của con người qua vài thế kỷ sắp tới. Nếu những chất thải tạo ra từ con người tiếp tục không giảm xuống, thì sẽ có môt sự thay đổi lớn tương tự về các chủng loại. “Lượng carbon thải ra vào thời cổ cỡ chừng bằng lượng chúng ta làm ra ngày nay”Caldeira nhấn mạnh:“Đã có một sự tàn phá sinh thái, nhưng các chủng loài mới đã được sinh ra từ tro bụi. May mắn thay cho chúng ta, ông bà tổ tiên đã chiến thắng. Kế tiếp ai có thể biết mình sẽ là kẻ thắng, người thua?”

Ông cảnh báo “sự thải chất carbon dioxide đang làm nguy hại đến sự thay đổi sinh vật học, hóa học, và khí hậu mà chưa từng được thấy trong 50 triệu năm qua. Công việc của chúng tôi là tạo ra nhiều sự khích lệ trong việc phát triển các nguồn năng lượng sạch mà có thể cung cấp cho nền kinh tế phát triển mà không mang lại nguy hại cho môi trường tự nhiên nó chính là vốn luyến của con người. ”

Nguồn tin từ: http://www. Carnegieinstitution.org/news_releases/news_2006_1207_a.html

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4343

The post Sự thay đổi khí hậu thời cổ đại có thể báo trước sự nóng trong tương lai first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2006/12/su-thay-doi-khi-hau-thoi-co-dai-co-the-bao-truoc-su-nong-trong-tuong-lai.html/feed0
Điện thoại di động và khả năng sinh sản của nam giớihttps://chanhkien.org/2006/12/dien-thoai-di-dong-va-kha-nang-sinh-san-cua-nam-gioi.htmlhttps://chanhkien.org/2006/12/dien-thoai-di-dong-va-kha-nang-sinh-san-cua-nam-gioi.html#respondMon, 11 Dec 2006 23:46:00 +0000Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy số lượng tinh trùng của người đàn ông liên hệ đến chỉ số giờ đồng hồ anh ta nói chuyện trên điện thoại di động một ngày.

The post Điện thoại di động và khả năng sinh sản của nam giới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
[Chanhkien.org] Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy số lượng tinh trùng của người đàn ông liên hệ đến chỉ số giờ đồng hồ anh ta nói chuyện trên điện thoại di động một ngày. Theo một báo cáo tại một cuộc họp thường niên của American Society for Productive ở New Orleeans, cho biết, có một sự tương quan giữa kém chất lượng và kém số lượng tinh trùng cho những người dùng điện thoại di động hơn 4 tiếng một ngày.

Nguyên nhân chính xác thì chưa được biết, nhưng nhiệt và chất phóng xạ điện tử tỏa ra được chỉ dẫn như là những nguyên nhân có thể.

Số lượng tinh trùng của người đàn ông người Anh đã giảm xuống 29% trong 10 năm qua.

361 người đàn ông được thử nghiệm khả năng sinh sản của họ tại một trung tâm y khoa sinh sản, họ được chia thành 4 nhóm. 40 người không bao giờ dùng điện thoại di động, 107 người sử dụng ít hơn 2 tiếng một ngày, 100 người sử dụng khoảng 2 đến 4 giờ, và 114 người sử dụng 4 tiếng một ngày. Những người sử dụng điện thoại di động hơn 4 giờ một ngày có lượng tinh trùng ít hơn 25% so với người không bao giờ sử dụng điện thoại di động. Trong số tình trùng của họ, chỉ có 1/5 là trong bình thường dưới kính hiển vi. Khả năng di chuyển của tinh trùng chỉ bằng 2/3 so với những tinh trùng bình thường, mà đây là một khả năng quan trọng cho việc sinh sản.

Người đứng đầu của nghiên cứu, bác sĩ Ashok Agarjwal, giám đốc của Trung Tâm Nghiên Cứu Sinh Sản tại bệnh viện y khoa Cleveland, Ohio, đã nói “có gần một tỉ người đang sử dụng điện thoại di động khắp thế giới và con số này đang gia tăng đến 20 tới 30% ở nhiều quốc gia. Trong 5 năm tới con số này sẽ tăng gấp đôi. Người ta sử dụng điện thoại di động mà không nghĩ đến hậu quả có thể mang đến.

Sự tìm thấy quan trọng là việc đo lường sức khỏe của tinh trùng – số lượng, sự di động, khả năng sinh tồn, và sự xuất hiện của tinh trùng – đã cho thấy một sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm.

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), chỉ số bình thường của tinh trùng là hơn 20 triệu trên mili lít tinh dịch. Ashok đã nói “có một sự giảm thiếu rõ rệt trong việc đo lường sức khỏe của tinh trùng với việc sử dụng điện thoại di động và điều này đã phản ảnh việc sụt giảm về sinh sản. Điện thoại di động có thể có một sự ảnh hưởng tàn phá về sự sinh sản. Điều này vẫn còn phải được chứng minh nhưng nó có thể có một tác động lớn bởi vì điện thoại di động là một phần lớn trong cuộc sống của chúng ta. ”

Các thử nghiệm trên động vật cho thấy sự thiệt hại DNA đến tinh trùng của chuột trong một cuộc nghiên cứu được hoàn thành tại Đại Học Newcastle, ở Anh Quốc. Một cuộc nghiên cứu khác, đã xuất bản trong tạp chí Biology Medicine Wireless Technology, ngày 27 tháng 6 năm 2004, đã phát hiện ra rằng điện thoại di động đeo gần bụng hay trong túi đã đặt tinh trùng vào sóng cực ngắn, làm giảm chỉ số tinh trùng đến 30%.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4277

The post Điện thoại di động và khả năng sinh sản của nam giới first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2006/12/dien-thoai-di-dong-va-kha-nang-sinh-san-cua-nam-gioi.html/feed0
Thuốc kháng sinh và mối quan hệ giữa thiên nhiên và sức khỏe con ngườihttps://chanhkien.org/2006/11/thuoc-khang-sinh-va-moi-quan-he-giua-thien-nhien-va-suc-khoe-con-nguoi.htmlhttps://chanhkien.org/2006/11/thuoc-khang-sinh-va-moi-quan-he-giua-thien-nhien-va-suc-khoe-con-nguoi.html#respondMon, 20 Nov 2006 12:00:00 +0000Nếu chúng ta tôn trọng thiên nhiên hơn nữa, nhiều mâu thuẫn xã hội và những vấn đề môi trường sẽ ít căng thẳng hơn.

The post Thuốc kháng sinh và mối quan hệ giữa thiên nhiên và sức khỏe con người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Zander Zhou

[ChanhKien.org] Gần đây, có một báo cáo của Reuters (Ngày 19, tháng 10, 2006) nói rằng các Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã yêu cầu các bệnh viện dành nhiều nỗ lực hơn nữa trong cuộc chiến chống lại “siêu vi khuẩn”, một loại vi khuẩn có sức chống cự lại thuốc kháng sinh. Bởi vì loại siêu vi khuẩn này đang gây tác hại ngày càng nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Theo CDC, khoảng 90. 000 người chết hàng năm vì những nguyên nhân gây ra ở trong bệnh viện. Từ những thiệt hại về người, tình huống đó cũng gây ra những thiệt hại về kinh tế lên đến 4. 5 tỷ USD. Có nhiều yếu tố là nguyên nhân chính của tình trạng này. Một nguyên nhân là vi khuẩn thường thay đổi hình dáng và một số thay đổi đó làm cho thuốc kháng sinh không còn tác dụng. Vì vậy, thật khó để tiêu diệt loại vi khuẩn đó.

Một ví dụ là loại vi khuẩn tụ cầu biến hình, một loài vi khuẩn thường được tìm thấy trong các bệnh viện. Năm 1972, chỉ khoảng 2% tác hại của vi khuẩn tụ cầu hình thành từ sự nhờn thuốc. Tuy nhiên, năm 2004, khoảng 63% tác hại hình thành từ sự nhờn thuốc và chống lại thuốc kháng sinh. Tình hình tương tự xảy ra với những loài vi khuẩn khác. Kết quả là, đôi khi không có loại thuốc nào có thể trị được những tác hại của nó, vì ngày càng nhiều vi khuẩn bị nhờn thuốc và kháng thuốc, một số loài vi khuẩn thế hệ sau này thậm chí còn giống như methicillin.

Thực ra, tình huống này không phải chỉ giới hạn ở Mỹ. Ví dụ, năm 2004 hơn 1000 người Anh thiệt mạng do vi khuẩn tụ cầu biến hình kháng thuốc methicillin.

Những điều tương tự cũng được quan sát với bệnh cúm. Theo báo cáo của Reuters ngày 19, tháng 10, hơn 110 triệu liều thuốc vắc xin cúm gia cầm sẽ được tung ra thị trường năm nay để phòng ngừa bệnh cúm gia cầm. Người ta ước lượng rằng, mỗi năm, khoảng 200. 000 người Mỹ phải đi đến bệnh viện để điều trị vì cúm và 36. 000 người trong số họ đã chết. Khoảng 250. 000 đến 500. 000 người bị giết hại bởi bệnh cúm hàng năm trên thế giới.

Thực ra thì nhiều loại kháng sinh hiện tại đang sử dụng có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn thậm chí là sự lây lan của virus, và như thế có thể giải quyết được những vấn đề ít nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, những bề mặt tác hại của các loại vắc xin và sự có mặt thường xuyên của những vi sinh vật nhờn thuốc làm cho cộng đồng và các chuyên gia y học phải mất rất nhiều thời gian mà không thể đoán trước được cách giải quyết cơ bản về tình trạng tiến thoái lưỡng nan này.

Từ đó, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ tinh tế giữa con người và tự nhiên. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, chúng ta đã liên tục thay đổi môi trường xung quanh, và mang lại những kết quả nghiêm trọng cho nhiều loài.

Một ví dụ mà chúng ta đều biết là về tác hại của thức ăn nhanh, còn gọi là những đồ ăn vặt. Ngày càng nhiều quan sát chống lại quan điểm này, bao gồm một báo cáo gần đây tại tờ Thời báo New York vào ngày 17, tháng 10 liên hệ đến nước uống cola, có đường, không đường, có cafein hoặc được lọc hết cafein, để giảm bớt sự đông đặc khoáng xương ở phụ nữ thời kỳ hết kinh. Có vẻ như khi người ta uống nhiều nước Cola, sự đông đặc xương càng giảm. Ngược lại, những người không uống nước cola thì không quan sát thấy những tác dụng ấy.

Một ví dụ khác lại rất khác biệt ở những trẻ em trước tuổi dậy thì, đôi khi xảy ra ở độ tuổi chưa đến trường và độ tuổi mẫu giáo. Một bài báo gần đây trên Thời báo New York chỉ ra rằng hiện tượng như thế được tìm thấy ở nhiều quốc gia cách đây hàng chục năm. Rất nhiều yếu tố được xác định là nguyên nhân của hiện tượng này, bao gồm thuốc men, mỹ phẩm và sự ô nhiễm môi trường. Cũng có những yếu tố khác không được nghiên cứu kỹ. Có nghĩa là, dưới sự ảnh hưởng của những phương tiện thông tin hiện tại và khuynh hướng xã hội, trẻ em bị lôi kéo vào hoặc phải chấp nhận nếu không thì phải đối mặt với nhiều thứ thực sự phiền toái cho người lớn. Kết quả là, dưới sự tác động thể chất và tâm lý qua lại lẫn nhau, những thay đổi không mong đợi đã xảy ra trên cả về cơ thể lẫn tâm lý quan sát được ở trẻ em không phù hợp với độ tuổi của chúng.

Để chống lại tác hại của những vi khuẩn, có nhiều biện pháp hiện hành. Một là tiếp tục phát triển những loại thuốc kháng sinh mới. Điều này chắc chắn dẫn đến sự lựa chọn cho những loài vi khuẩn biến hình đã trở thành nhờn thuốc đối với một số kháng sinh mới và, kết quả là, cuộc chiến sẽ tiếp tục diễn ra, có thể là không có hồi kết thúc. Một biện pháp khác là sử dụng nhiều hơn những biện pháp đan xen nhau, như là y học cổ truyền Trung Quốc, là phương pháp điều trị với những cơ chế y học và khái niệm khác lạ. Phương án tốt nhất, dĩ nhiên, là phát triển phòng bệnh. Có nhiều cách mang đến hiệu quả, và nhiều loại thuốc men.

Nếu chúng ta tôn trọng thiên nhiên hơn nữa, nhiều mâu thuẫn xã hội và những vấn đề môi trường sẽ ít căng thẳng hơn. Bằng cách này, chúng ta có thể thực sự có trách nhiệm hơn đối với những điều mà bản thân mình yêu thích.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4270

The post Thuốc kháng sinh và mối quan hệ giữa thiên nhiên và sức khỏe con người first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2006/11/thuoc-khang-sinh-va-moi-quan-he-giua-thien-nhien-va-suc-khoe-con-nguoi.html/feed0
Khám phá khoa học: “Năm âm thanh làm người ta bị điếc”https://chanhkien.org/2004/01/mot-kham-pha-khoa-hoc-nam-am-thanh-lam-nguoi-ta-bi-diec.htmlhttps://chanhkien.org/2004/01/mot-kham-pha-khoa-hoc-nam-am-thanh-lam-nguoi-ta-bi-diec.html#respondThu, 01 Jan 2004 00:00:00 +0000Lão Tử nói, “Năm màu sắc làm người ta bị mù, năm âm thanh làm người ta bị điếc, năm mùi vị làm người ta chôn vùi vị giác. Cưỡi ngựa và bắn cung làm người ta hoang dã với sự kích động.”

The post Khám phá khoa học: “Năm âm thanh làm người ta bị điếc” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
Tác giả: Châu Giang

[ChanhKien.org] Lão Tử nói, “Năm màu sắc làm người ta bị mù, năm âm thanh làm người ta bị điếc, năm mùi vị làm người ta chôn vùi vị giác. Cưỡi ngựa và bắn cung làm người ta hoang dã với sự kích động.” (Từ Đạo Đức Kinh, Chương 12 ). Có nghĩa là sự truy cầu quá độ những khoái lạc thân xác là có hại cho sự khỏe mạnh về thể chất và đạo đức của con người. Ngày nay, các nhà khoa học hiện đại đã khẳng định tính đúng đắn của học thuyết của Lão Tử. Theo một báo cáo của thời báo News York Times đăng ngày 6/9/2006, máy chơi nhạc MP3 có thể làm tổn hại thính giác con người bởi vì nhiều máy như thế có những âm tầng có hại lớn, và nhiều người sử dụng thường chơi ở mức âm tầng cao như thế. [1]

“Trong khi nhiều người say mê thời gian với âm nhạc bất tận và những cái tai nghe những điều đó, và nhiều thứ khác nữa, là nguyên nhân mà máy chơi nhạc MP3 có thể làm hại thính giác của chúng ta. ”

“Tiến sỹ Brian Fligor trường Y học Harvard đã khảo sát hàng loạt tai nghe và phát hiện rằng, trung bình, chúng càng nhỏ thì mức âm tần chúng phát ra càng cao tại bất kỳ mức điểm âm thanh xác định. ” [1]

“So sánh với những tai nghe ngoài lớn hơn che phủ toàn bộ tai, một vài tai nghe rời giống như những cái màu trắng bán kèm với iPod, âm thanh tăng lên đến 9 đêxiben. Nó có vẽ không tương đồng, nhưng bởi vì đêxiben là đơn vị đo lường sử dụng trong đơn vị Lôgarit, nó có thể đo lường sự khác biệt giữa những tiếng ồn phát ra của một đồng hồ báo thức ( khoảng 80 đêxiben) và của một máy cắt cỏ (khoảng 90 đêxiben). ” [1]

“Một vấn đề khác, một nghiên cứu tìm thấy, là những tai nghe rời không hiệu quả với những âm thanh nền khối bằng những cái tai nghe ngoài, vì vậy tăng âm lượng là khuyến khích hơn. ” [1]

“Chắc chắn, không ai biết rõ mức âm tần gì mà một người nghe nhạc MP3 thường nghe. Nhưng một cuộc nghiên cứu lớn về những người sử dụng iPod giữa độ tuổi 18 và 54 ở Australia tháng trước có thể cung cấp một vài điều bổ ích. Nghiên cứu, của Phòng thí nghiệm Âm thanh Quốc tế tại Sydney, tìm thấy rằng koảng ¼ số người được nghiên cứu dùng iPod của họ tại những mức âm thanh mà có thể gây ra tổn hại lâu dài cho thính giác của họ. ” [1]

Theo một báo cáo của tờ Khoa Học Mới vào ngày 12/8/2005, “Các nhà nghiên cứu cuối cùng đã tìm thấy bằng chứng về những gì mà những người thiên chúa giáo đã biết từ lâu? Những tranh ảnh khỏa thân làm cho bạn bị mù. Tác dụng tạm thời và chỉ kéo dài trong khoảnh khắc, nhưng nghiên cứu đã kêu gọi những người tham gia chiến dịch an toàn giao thông cấm các biển quảng cáo khiêu dâm gần cạnh những đoạn đường đông đúc, với hi vọng hạn chế tai nạn. ”

Có vẻ như Lão Tử đã đúng khi nói, “ Năm màu sắc làm người ta bị mù, năm âm thanh làm người ta bị điếc. ” Truy cầu thái quá những kích thích cảm giác có thể gây ra tổn hại cho sức khỏe và đạo đức con người. Thực ra, Kinh Phật truyền thống và Thánh kinh cùng có chung những học thuyết.

Ông Lý Hồng Chí giảng, “Thế nào là một người tốt? Thế nào là một người xấu? Các tranh ảnh khỏa thân và kích động quảng cáo bởi hàng loạt phương tiện truyền thông và xuất bản dưới mọi loại hình báo chí và tạp chí bày lâu nay đã ở sẵn trong đầu rồi. Vì chư vị thích nhìn nó, đọc nó, và xem nó. Chư vị càng hấp thu những thứ như thế, chư vị càng giống với chúng. Chư vị nên đọc, nên xem và nhìn những thứ tốt. Vì chư vị càng hấp thu nhiều thứ tốt thì chư vị trở thành người tốt. Hành vi được trí não điều khiển. Người ta không xem trọng đức dục và không chú ý giáo dục thế hệ trẻ; đó là một tội ác chống lại toàn xã hội. ” (Từ “Pháp Luân Phật Pháp: Giảng Pháp tại Pháp Hội Châu Âu”)

—-
Tham khảo:

[1] The Claim: MP3 Players Can Cause Hearing Loss: http://www.nytimes.com/2005/09/06/health/06real.html?pagewanted=all

[2] NewScientist. com: Erotic Images Can Turn You Blind: http://www.newscientist.com/article. ns?id=dn7845

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/9/27/33995.html

The post Khám phá khoa học: “Năm âm thanh làm người ta bị điếc” first appeared on Chánh Kiến Net.

]]>
https://chanhkien.org/2004/01/mot-kham-pha-khoa-hoc-nam-am-thanh-lam-nguoi-ta-bi-diec.html/feed0