Ba mặt trời cùng xuất hiện ở thôn Bắc Cực, huyện Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Giang
[Chanhkien.org] 10 giờ ngày 23 tháng 2 năm 2012, phía Đông Nam bầu trời thôn Bắc Cực, huyện Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc xuất hiện một cảnh tượng kỳ lạ: Hai phía trái, phải của mặt trời đồng thời xuất hiện hai “mặt trời nhỏ” (tiểu thái dương). Ba mặt trời này theo trình tự nhỏ-lớn-nhỏ, tỏa ra ánh sáng mê người, ngoài ra trên ống kính xuất hiện vòng cung giống như cầu vồng đảo ngược.
Theo giới thiệu của Cục Khí tượng địa phương, cảnh tượng bầu trời xuất hiện “ba mặt trời” là một hình thức đặc biệt của “quầng mặt trời”, còn gọi là “mặt trời giả” (ảo nhật). “Mặt trời giả” là do bông tuyết trên tầng mây khúc xạ tạo thành, là một loại hiện tượng khúc xạ quang học. Vào mùa Đông, tầng mây khá cao, mà tầng mây là do các hạt băng trong không khí tổ thành. Qua trật tự ngẫu nhiên hình thành một loại phản xạ đặc biệt, dẫn tới khúc xạ, cuối cùng hình thành kỳ quan tự nhiên “ba mặt trời” cùng lúc. Hơn nữa trên lỗ ống kính còn hình thành hào quang của mặt trời giả, tương tự cầu vồng đảo ngược.
Theo giới thiệu, kỳ quan trên bầu trời thôn Bắc Cực, huyện Mạc Hà, tỉnh Hắc Long Giang kéo dài cho tới 5 giờ chiều mới dần dần tiêu mất.
Xem thêm:
>> “Mặt trăng đỏ” bất thường báo trước thiên cơ gì?
Dịch từ:
http://news.zhengjian.org/node/10992
Ngày đăng: 29-02-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.