Trẻ em quá cân ăn nhiều đường – Bác sĩ Briffa



[Chanhkien.org] Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn giàu chất carbohydrates dẫn đến béo phì và bệnh tiểu đường. Có rất nhiều thống kê quan trọng liên quan đến tỉ lệ gia tăng bệnh tiểu đường loại 2 ở phương Tây. Điều kiện này, được phân biệt bởi lượng đường trong máu, có thể gây ra những sự phức tạp trở ngại khác nhau bao gồm sự thiệt hại cho thần kinh, cho thận và bệnh mắt. Dường như triệu chứng tiêu hóa là lợi thế giữa sức khỏe và bệnh tiểu đường loại 2.

Quá cân ở khoảng phần giữa thân thể (bụng béo phì) là một đặc tính của điều kiện này. Những đặc điểm khác có thể bao gồm liều lượng mỡ trong máu, cao huyết áp, và cao đường trong máu.

Một đặc tính thông thường khác với triệu chứng tiêu hóa và tiểu đường loại 2 là sự chống lại insulin. Đó là kết quả của việc kéo dài sự gia tăng lượng insulin, làm cho cơ thể không đáp ứng thông thường với loại hormone này. Một hậu quả của sự chống lại insulin làm lượng đường trong máu gia tăng.

Do hiện tượng chống lại insulin, triệu chứng tiêu hóa và bệnh tiểu đường loại 2 đều gia tăng. Vì vậy mới có những lời khuyên phải làm cách nào để ngăn những hiện tượng này. Mọi người thường được khuyên nên ăn ít chất béo. Có nghĩa là ăn béo sẽ làm cho béo phì. Vấn đề duy nhất là ăn béo không tự nó làm tăng cân, và chế độ ăn kiêng giảm béo tuyệt nhiên không có tác dụng cho giảm cân nếu nó không có tác dụng làm giảm lượng calories một cách tổng thể.

Chính Insulin đã bí mật làm gia tăng lượng đường trong máu, và nó đến từ đường và các chất tinh bột trong chế độ ăn uống. Vì thế tại sao lại cắt bớt béo để chống lại bệnh tiểu đường,  chính sự bí mật của insulin mới là vấn đề?

Vậy có phải giảm bớt lượng thức ăn lấy vào cơ thể, mà gây sự tiết ra chất insulin và sự kháng cự insulin,  là lý do đáng tin hơn?

Sự nghiên cứu hiện nay bắt đầu thu thập những điều chứng minh cho nhận thức này. Gần đây nghiên cứu của Anh Quốc phát hiện rằng tiêu thụ nhiều carbohydrate thì đồng thời gia tăng sự nguy hại về hệ tiêu hóa ở người lớn.

Một nghiên cứu của người Thụy Điển vừa được xuất bản về mối quan hệ giữa chế độ ăn uống, cân nặng, và triệu chứngtiêu hóa ở trẻ em. Chế độ ăn uống và lối sống của 182 trẻ em 4 tuổi được xem xét. Khoảng 20 trẻ tìm thấy là chính bị quá cân hoặc béo phì. Malin Haglund Garemo, người thực hiện của nghiên cứu này, tìm thấy rằng nhiều bégái đã cho thấy có những hiện tượng của triệu chứng tiêu hóa, với sự béo phì ở bụng và sự hoạt động bất thường của insulin.

Trẻ em ăn nhiều mỡ nhất thì là những trẻ lại ít bị quá cân. Và, những trẻ tiêu thụ nhiều đường nhất thì thường bị quá cân.

Kết quả này ngược lại sự hiểu biết thông thường rằng chất béo là thủ phạm chính trong sự béo phì và triệu chứng tiêu hóa. Vì thế, cầnchú ý giảm các loại thức ăn làm cao đường trong máu và gây rối loạn insulin chẳng hạn như bánh mì, cơm, bún, và cereal trong bửa ăn điểm tâm. Và đó là sự hiểu biết thông thường, ít nhất khoa học đã cho rằng đó là do tinh bột, không phải chất béo, nó chính là thủ phạm trong sự chống lại  insulin, hội chứng tiêu hóa, và bệnh tiểu đường loại 2.

Tham khảo:

1. Willett WC. Dietary fat plays a major role in obesity: Obesity Review.May 2002; 3(2):59-68. Review.

2. Pirozzo S, et al. Advice on low-fat diets for obesity. Cochrane Database System Review.2002; (2):CD003640

3. Wannamethee SG, et al. Modifiable lifestyle factors and the metabolic syndrome in older men: effects of lifestyle changes. Journal of the American Geriatrics Society. 2006; 54(12):1909-14

4. Garemo M H. Nutrition and Health in 4-year-olds in a Swedish Well-Educated Community. Published by the Swedish Research Council

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4423



Ngày đăng: 13-03-2007

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.