Đôi mắt của những đứa trẻ nói lên điều gì?



Tác giả: Nhậm Bách Minh

[ChanhKien.org]

Ai cũng thích nhìn khuôn mặt, đôi mắt và động tác của những đứa trẻ, bởi vì từ đó người ta có thể thấy sự tinh khiết trong nhân tính mà con người chúng ta ao ước. Và rồi, thế giới trong mắt những đứa trẻ là như thế nào và chúng nhìn nhận mọi việc ra sao với sự trong sáng thuần khiết?

Một bài viết về những thí nghiệm thú vị được tiến hành bởi Hàn Lâm và các đồng nghiệp của ông tại Đại học Yale đã xuất hiện trên tập san Tự nhiên Anh quốc (British Nature) vào ngày 22 tháng 11 năm 2007. Họ đã tiến hành thí nghiệm với những đứa trẻ từ 6-10 tháng tuổi. Trong tất cả các thí nghiệm, những đứa trẻ ngồi trên đùi cha mẹ chúng, nhưng cha mẹ chúng được yêu cầu không biểu lộ bất cứ phản ứng nào có thể xảy ra đối với những màn trình diễn.

Trong thí nghiệm đầu tiên, Hàn Lâm và các đồng nghiệp đã cho những đứa trẻ xem một người gỗ. Họ gắn hai con mắt lớn lên đó và biểu thị rằng anh ta đang cố gắng leo lên một ngọn núi. Anh ta cố gắng leo lên ngọn núi một vài lần, do đó những đứa trẻ sẽ hiểu được ý định của người leo núi.

Trong thí nghiệm thứ hai, những đứa trẻ được cho xem người leo núi tiếp tục nỗ lực của mình, với hai người khác xuất hiện, một người đẩy anh ta lên đỉnh và người kia đẩy anh ta xuống núi một cách ác ý.

Sau khi xem xong, những đứa trẻ được khuyến khích lựa chọn một trong hai người. Khoảng 80% những đứa trẻ cố gắng chạm vào người đã giúp đỡ người leo núi. Các nhà nghiên cứu nói rằng đây là một dấu hiệu rõ rệt cho thấy những đứa trẻ đồng tình với hành động của anh ta.

Những thí nghiệm này có tầm quan trọng rất lớn đối với cả thế giới. Những đứa trẻ đã thấy điều gì? Tại sao chúng ủng hộ chàng trai tốt bụng và chúng dùng điều gì để phán xét? Nhưng điều này thực sự là động lực nguyên thủy nhất đối với nền đạo đức nhân loại.

Có lẽ sự thơ ngây của những đứa trẻ đã cho chúng thấy một thế giới thực sự khác biệt với thế giới trần tục của chúng ta. Trong giới tu luyện, người ta cho rằng có hai loại vật chất ở không gian khác mà mắt người nhìn không thấy, đó là vật chất màu trắng (đức) và vật chất màu đen (nghiệp); chúng tăng hay giảm là tùy thuộc vào hành vi của con người. Tất nhiên, làm điều xấu sẽ nhận được vật chất màu đen, còn làm điều tốt sẽ nhận được vật chất màu trắng.

Các nghiên cứu đã cho thấy trẻ em dưới 6 tuổi ít bị ô nhiễm bởi xã hội nhân loại và có thể bào trì sự hồn nhiên vốn có của chúng, do đó chúng có thể thấy những điều mà người bình thường không thấy được.

Lấy ví dụ, khi những đứa trẻ chọn đồ chơi, chúng thường chọn vật có màu sắc sặc sỡ và tươi sáng. Vậy thì nếu được lựa chọn, những đứa trẻ sẽ quyết định như thế nào giữa đức màu trắng và nghiệp màu đen?

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu để người leo núi lần lượt đến gần hai người này, người giúp đỡ và người ngăn cản, để xem những đứa trẻ sẽ phản ứng như thế nào. Các thí nghiệm cho thấy khi người leo núi tới gần người đã ngăn cản nỗ lực của anh ta, thì những đứa trẻ thể hiện sự kinh ngạc và khó hiểu. Hiển nhiên, đó là bởi vì khi đến gần người mang nhiều nghiệp lực màu đen, người ta sẽ bị ô nhiễm. Những đứa trẻ ngạc nhiên khi thấy điều đó.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đưa vào thí nghiệm một người đứng trong vùng màu xám, và những đứa trẻ được lựa chọn giữa chàng trai tốt bụng và người đứng trong vùng màu xám. Tất nhiên những đứa trẻ lại chọn chàng trai tốt bụng.

Nhưng những đứa trẻ sẽ chọn người đứng trong vùng màu xám nếu chúng chỉ được phép lựa chọn giữa anh ta và chàng trai xấu tính. Các nhà khoa học đã cố gắng giải thích phát hiện này bằng cách thiết kế một loạt các chuỗi lô-gíc khác nhau, điều rất phức tạp với những đứa trẻ. Họ không nhận ra rằng những đứa trẻ đã sử dụng huệ nhãn để phân biệt trong quá trình này và chỉ có một nguyên lý: Những gì tỏa sáng hơn ở không gian khác sẽ được chọn.

Trong con mắt của những đứa trẻ, thế giới này thật là giản đơn. Ai có nhiều vật chất màu đen hơn thì đó là người xấu, và đây chính là chân lý của vũ trụ. Không gì có thể che giấu được và mọi thứ rất rõ ràng trước mắt chúng. Điều đáng buồn là, sau khi người ta trưởng thành, họ tiếp nhận các “kiến thức”, trở nên thành thục, phức tạp hơn, và mất đi huệ nhãn của mình. Mọi thứ dần dần trở nên mờ ảo trước mắt họ và họ không còn phân biệt được tốt-xấu, thiện-ác nữa.

Khi tiêu chuẩn đạo đức bị bóp méo, cho dù người ta có phạm phải tội ác lớn thế nào, họ vẫn tìm được lý do biện minh cho hành động của mình. Những người ở xung quanh thì bàng quan thờ ơ, còn những người chạy theo lợi ích cá nhân thì có rất nhiều. So với những đứa trẻ thơ ngây có thể lựa chọn đúng đắn kia, thì chúng ta đã trở nên thông minh hay ngốc nghếch hơn?

Các nhà khoa học đã mất nhiều công sức nghiên cứu về những đứa trẻ. Nếu bỏ chút thời gian và suy ngẫm, thì chúng ta sẽ khám phá ra rằng những đứa trẻ nhỏ dù không biết nói nhưng vẫn sẵn sàng chìa tay ra kéo những người cần giúp đỡ một cách vô điều kiện. Một số người nói, con người hiện đại chúng ta nên cảm thấy xấu hổ trước mặt những đứa trẻ trong sáng.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/11/25/49517.html
http://pureinsight.org/node/5096



Ngày đăng: 25-05-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.