Thiên tai nhân họa ở Trung Quốc: Thời tiết dị thường ở Trung Quốc trước và sau ngày 20/7



[ChanhKien.org]

Trước và sau ngày 20/7 năm nay, nhiều thành thị Trung Quốc đại lục xảy ra mưa lớn, sấm vang chớp giật, cuồng phong bạo vũ. Nước lũ cuồng bạo làm chìm ngập nhà cửa ruộng vườn, từ thành thị đến nông thôn ngập trong biển nước mênh mông. Vào ngày này tám năm trước tên đầu sỏ Trung cộng Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công, những người tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn. Kể từ đó, Trung Quốc đại lục hầu như mỗi năm vào thời điểm đó đều có thiên tai dị tượng xảy ra, nếu không là lũ lụt thì là nhiệt độ cao bất thường. Loại thiên tượng kì dị này mấy năm gần đây càng ngày càng nghiêm trọng. Thời tiết năm nay càng dị thường hơn. Đây là dữ liệu thu thập được từ tin tức báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Lũ lớn cuồng bạo ở sông Hoài

Từ 12 giờ ngày 18 tháng 7 đến 8 giờ ngày 20 tháng 7, ở vùng thượng du phạm vi huyện Tứ Bình, Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, lượng nước mưa bình quân đạt mức 120 milimet trở lên, trong đó ở trạm Đàm Điếm lượng nước mưa lớn nhất đạt 162,7 milimet. Mưa lớn trong phạm vi huyện đã làm cho trạm Dương Trang, trạm Quế Lý vượt quá mức nước cảnh báo trung bình 0,78 mét đến 1,87 mét. Lần này mưa lớn đột ngột đã làm gia tăng mực nước sông Hoài.

Năm nay sông Hoài hứng chịu trận lụt tồi tệ nhất tính từ năm 1953 cho đến nay. Do mực nước dâng cao trong thời gian dài, đoạn đê hồ Hoa Gia trên sông Hoài đã bị sập bốn lần kể từ ngày 18 tháng 7 đến nay, đoạn sập lớn nhất lên tới 200 mét, đoạn nhỏ nhất cũng đến 35 mét, đoạn đê này bảo vệ một vạn mẫu ruộng màu mỡ, một mỏ than cỡ lớn và một nhà máy điện cỡ lớn. Trước mắt con đập cũ bị sụt lún về cơ bản đã mất đi tác dụng ngăn chặn lũ. Theo nguồn tin, đây là mối nguy hiểm phát sinh lớn nhất xảy ra ở đoạn An Huy thuộc lưu vực sông Hoài kể từ đầu mùa lũ năm nay.

Ngoài ra, theo thống kê của cục dân chính, bộ thủy lợi, tính đến 11 giờ ngày 22 tháng này, toàn tỉnh An Huy có khoảng hơn 16 triệu người dân gặp nạn, hơn 140 vạn hecta đất nông nghiệp bị tàn phá, thủy lợi, giao thông, điện lực, thông tin, v.v… cơ sở hạ tầng khác bị hư hại nghiêm trọng, chỉ tính riêng các công trình thủy lợi, đã có đến 29.000 điểm bị hư hại, các thiệt hại kinh tế khác tổn thất lên tới khoảng 10,4 tỉ NDT, thiệt hại về nông nghiệp lên đến 6,16 tỉ NDT, nước lũ đã phá hủy công trình thủy lợi gây tổn thất khoảng 1,3 tỉ NDT. Trong đó các hạng mục kinh tế trên lưu vực sông Hoài trực tiếp tổn thất 8,04 tỉ NDT.

Mưa lớn ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh

Trung tâm khí hậu thành phố Trùng Khánh cho biết. Căn cứ theo lịch sử so sánh phân tích tổng lượng mưa và lượng mưa tối đa hàng ngày thấy rằng, mùa lũ năm nay khu vực phía Tây Trùng Khánh có lượng mưa, và cường độ mưa rất lớn, đây là hiện tượng khí hậu cực đoan điển hình hiếm thấy ở khu phía Tây Trùng Khánh, có thể nói là trăm năm chưa từng gặp.

Đợt mưa lớn ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh đã thu hút được sự quan tâm chú ý của cả nước, cho đến ngày 19 thảm họa mưa xối xả và lũ lụt đã gây ra thiệt hại cho hơn 643 vạn người dân Trùng Khánh, trong đó 42 người chết, 12 người mất tích, thiệt hại trực tiếp về kinh tế lên tới 2,659 tỉ NDT. Sơn Thành – Trùng Khánh lại hứng chịu trận mưa lớn bất ngờ trăm năm khó gặp, không ít người cao tuổi Trùng Khánh đều không thể lý giải được hiện tượng thời tiết bất thường này, trong những lời bàn tán lại có người bắt đầu đề cập đến “Luận về công trình Tam Hiệp”.

Tối ngày 20 tháng 7, Vu Khê – Trùng Khánh bất ngờ gặp phải mưa lớn. Tính đến trưa ngày 21, trong 30 thị trấn của huyện thì đã có đến 25 thị trấn gặp nạn, số người gặp nạn lên đến 28 vạn người. Mưa lớn dữ dội bắt đầu trong cả huyện từ 8 giờ ngày 18 và liên tục cho đến sáng ngày 21. Lượng mưa lớn đã gây ra lũ quét, lở đất gây ra các dòng bùn đất lan tràn khiến cho đường sá công cộng, nhà cửa bị phá hủy, cuốn trôi, đường Vạn Vu, đường Vu Thần, từ Vu Khê đến Thiểm Tây, v.v… cùng nhiều đoạn đường cao tốc ở cửa ngõ ra vào và đường Lưỡng Cao, đường Từ Cao, đường Điền Trà, đường Song Đường, v.v… hơn chục con đường trong thành phố nhiều chỗ bị gián đoạn, hơn 1000 km đường nông thôn cơ bản không cách nào lưu thông. Đến trưa ngày 21 mưa lớn bất ngờ đã cuốn trôi, nhấn chìm hơn 8000 hecta hoa màu và cây nông nghiệp; cuốn trôi 342 bờ kè với tổng chiều dài lên tới hơn 20km, và 127 mương đập ước tính dài 18km, làm sập 378 căn nhà của 125 hộ gia đình. 948 hộ gia đình với 4740 người rơi vào cảnh không nhà cửa.

Từ ngày 16 tháng 7 đến nay, thành phố Trùng Khánh chứng kiến đợt mưa lớn trên diện rộng, kéo dài nhất với cường độ lớn nhất trong năm nay. Mưa to đã dẫn đến lũ quét, thành phố bị ngập úng, giao thông gián đoạn, nhà dân bị ngập, thảm họa địa chất phát sinh liên tục, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của người dân khu vực bị thiên tai. Thống kê cho đến hiện tại, toàn thành phố có 33 huyện (huyện tự trị), 411 thị trấn (đường xá) chịu thiệt hại, đê bao, Bích Sơn, Đồng Lương,… ba thành phố cấp huyện bị ngập. Số người chịu nạn toàn thành phố lên đến 643,5 vạn người, trong đó 42 người chết, 12 người mất tích, 29,2 vạn người rơi vào cảnh không nhà cửa; 30.000 ngôi nhà bị sập, 78.000 ngôi nhà bị hư hại, diện tích hoa màu bị thiệt hại lên đến 192,5 nghìn hecta, trong đó 17,5 nghìn hecta bị mất trắng. Tổn thất kinh tế trực tiếp do thiên tai gây ra lên đến 2,65 tỉ nhân dân tệ.

Lũ lụt ở Sơn Đông, Vân Nam, Tân Cương Ha Mật

Ngày 18 tháng 7, tỉnh Sơn Đông hứng chịu trận mưa lớn đầu tiên kể từ mùa lũ tới nay, gây ra thương vong và tổn thất tài sản nghiêm trọng. Thống kê cho đến hiện tại, thiên tai đã gây ra cho thành phố Tế Nam (Lịch Hạ, Thị Trung, Thiên Kiều, Hòe Âm, Lịch Thành), thành phố Thanh Đảo (Giao Châu, Lai Tây, Tức Mặc), thành phố Tri Bác (Bác Sơn), thành phố Yên Thái (Tê Hà), thành phố Tân Châu (Huệ Dân, Dương Tín), thành phố Lai Vu (Lai Thành), thành phố Duy Phường (An Khâu), thành phố Thái An (Phì Thành),… cùng 15 huyện (thành phố, địa khu) với những mức độ thiệt hại khác nhau. Khoảng 417.000 người bị ảnh hưởng, trong đó 32 người chết vì thiên tai, 10 người mất tích, 2.676 hộ dân cư gia đình bị ngập, 112.300 người rơi vào cảnh không nhà cửa; 805 ngôi nhà bị sập, hơn 1.500 ngôi nhà bị hư hại, thiệt hại trực tiếp về kinh tế vượt quá 1,5 tỉ NDT.

Từ ngày 18 đến 21 tháng 7, tỉnh Vân Nam đã xảy ra lũ lụt nghiêm trọng, sạt lở, đất đá chảy thành dòng. Hồng Hà, Chiêu Thông, Lâm Thương, Đức Hồng, Phổ Nhị và các nơi khác chịu thiệt hại nghiêm trọng. Tính đến hiện tại, mưa lũ đã gây ra thiệt hại đối với 386.400 người, 59 người chết vì thiên tai, 8 người mất tích, 6.537 người rơi vào hoàn cảnh không nhà cửa; 4.016 ngôi nhà bị sập, 8.370 ngôi nhà bị hư hại; diện tích hoa màu bị thiệt hại lên đến 15,56 nghìn hecta, trong đó 1.870 hecta bị mất trắng, thiệt hại trực tiếp về kinh tế là 132 triệu NDT, trong đó kinh tế nông nghiệp bị tổn thất 65,16 triệu NDT. Trước mắt tình hình thiên tai vẫn còn tiếp diễn.

Ngày 16 tháng 7, địa khu Ha Mật mưa lớn liên tục dẫn đến lũ lụt. Địa khu Tân Cương Ha Mật gặp phải đợt lụt trăm năm chưa từng có, điện lực cùng thông tin liên lạc nội bộ tạm thời bị gián đoạn. Lũ lụt gây ra thiệt hại cho hơn 90.000 người địa khu Ha Mật, thiệt hại trực tiếp về kinh tế lên tới 200 triệu NDT.

Hạn hán, lũ lụt đồng thời ở Hồ Nam

Mùa lũ năm nay, lượng mưa trung bình ở Hồ Nam thấp hơn 29% so với cùng kỳ mọi năm, trong 30 ngày qua, hơn một nửa số trạm báo lũ ở Hồ Nam không đạt lượng mưa hiệu quả trong 15 ngày. Đến ngày 22 tháng 7, phần lớn lưu vực sông Tương Thủy, thượng lưu sông Tư Thủy, sông Nguyên Thủy và diện tích các hồ trong khu vực ước tính rơi vào khoảng 100.000 km² đã trải qua hạn hán ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó tình trạng hạn hán ở Trường Sa, Chu Châu, Tương Đàm là nghiêm trọng nhất. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, hiện tại Hồ Nam đã có 10 châu huyện, 1.220 thị trấn xuất hiện mức độ hạn hán khác nhau. Hạn hán đã gây ra cho hơn 470.000 người ở hơn 5.300 tổ dân cư và hơn 21.000 gia súc thiếu nước uống. 401 hồ chứa nước, 12.000 vị trí sông cạn nước, hơn 950 kênh rạch ngừng chảy. Từ ngày 24 đến ngày 25, Hồ Nam sẽ đón một đợt mưa lớn với diễn biến khó lường, khu vực Tây Bắc và phía Bắc sông Tương sẽ đối mặt với thời tiết mưa lớn. Cục khí tượng đưa ra cảnh báo đề phòng lũ cục bộ do mưa lớn gây ra.

Nhiệt độ ở Quảng Đông liên tục ở mức cao trong 16 ngày liên tiếp

Từ ngày 8 đến ngày 23 tháng 7, nhiệt độ ở Quảng Đông liên tục ở mức cao trong 16 ngày, gây nắng nóng gay gắt trên diện rộng, từ ngày 8 đến nay toàn tỉnh đã phát ra tổng cộng 115 tín hiệu cảnh báo nhiệt độ cao màu vàng và màu cam. Nhiệt độ cao liên tục và nắng nóng tiếp tục bao trùm khu vực rộng lớn phía Nam vùng Lưỡng Quảng, mãi vẫn không chấm dứt, trong đó, đợt nắng nóng nghiêm trọng nhất xảy ra vào ngày 15 tháng 7. 76 huyện thị xuất hiện nắng nóng cực độ với nhiệt độ cao nhất vượt quá 35 độ, 16 huyện thị với nhiệt độ cao nhất vượt 37 độ. Từ mùng 1 tháng 7 đến nay, lượng mưa trung bình tỉnh Quảng Đông vẻn vẹn chỉ 61mm, giảm 70% so với hàng năm. So sánh với diễn biến nhiệt độ cao cùng kỳ từ năm 2004 đến nay, mặc dù diễn biến lần này chưa kết thúc, nhưng đã cho thấy đặc điểm là thời gian nắng nóng kéo dài hơn và phạm vi càng rộng hơn.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/44976



Ngày đăng: 02-10-2007

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.