Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần IV – Chương 3



Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần IV. Bị kết án lao động cưỡng bức

[Chú thích: Trong các trại lao động cưỡng bức, các tù nhân thường nói lớn với nhau: “Anh có biết tà giáo lớn nhất ở Trung Quốc là gì không?” “Đó chính là trại lao động cưỡng bức!”]

Chương 3: Nước vẫn không lặng

Bị bắt giam lần nữa

Vào buổi chiều, cảnh sát Ngụy Đại Bình muốn gửi tôi đến trại giam lần nữa. Tôi kiên quyết nói: “Tôi sẽ không đến đó. Tôi không làm gì sai cả. Tôi vẫn chưa được về nhà. Vì cớ gì mà các ông lại muốn gửi tôi lại trại giam? Là người chấp pháp, ông biết rõ ông làm vậy là phạm luật. Tôi sẽ kiện nếu ông gửi tôi lại trại giam lần nữa”. Ngụy Đại Bình nói: “Nếu cô muốn kiện, thì hãy đợi đến khi cô đến trại giam”. Vậy là, lại một lần nữa, Ngụy Đại Bình đã vô cớ gửi tôi vào trại giam Cửu Như Thôn.

Khi đến trại giam, tôi bảo người lính canh đang làm nhiệm vụ: “Tôi muốn khiếu nại. Tôi đã được thả khỏi trại lao động sau khi mãn hạn. Nhưng đồn cảnh sát địa phương lại gửi tôi vào thẳng đây mà không để cho tôi về nhà”. Người lính canh đáp: “Hôm nay là ngày Quốc khánh Trung Quốc. Mọi người đều nghỉ rồi. Cô phải đợi đến ngày 03 tháng 11 khi mọi người đi làm thì mới khiếu nại được”. Tôi nói với anh ta: “Nói về ngày Quốc khánh Trung Quốc, tôi đã mất cả ngày ở chỗ này hồi năm 1999. Tôi đã trải qua tất cả các ngày lễ lớn trong vài năm gần đây ở trong tù. Vì sao? Đơn giản bởi vì tôi muốn nói lên sự thật và trở thành người tốt. Tôi đã bị giam giữ phi pháp tổng cộng 11 lần và rồi bị đưa vào một trại lao động. Anh có biết tại sao tôi bị đưa vào trại lao động không? Truyền thông báo cáo đổi trắng thay đen, nói tập Pháp Luân Công khiến tôi bị liệt. Thực ra, anh biết đấy, trước khi bị đưa vào trại lao động, tôi đã bị giam giữ ở đây tổng cộng 10 lần. Anh biết tôi đang nói sự thật. Khi tôi viết một bức thư cho đài truyền hình để nói rõ sự thật, tôi đã bị gửi vào trại lao động. Anh không nghĩ tôi đã bị đối xử sai ư? Tại sao chế độ Giang Trạch Dân lại sợ những người nói lên sự thật? Anh đã nghĩ về điều này chưa?” Người lính canh im lặng lắng nghe tôi mà không nói nên lời.

Những ngày tiếp theo trôi qua rất chậm chạp. Sáng ngày mùng 3, khi một bảo vệ đến kiểm tra, tôi đã nói với anh ấy: “Tôi muốn viết một lá thư kiến nghị về trường hợp của mình”. Sau khi viết xong, tôi đã tận tay trao nó cho vị trưởng đồn giam họ Dương. Sau một lúc, trưởng đồn họ Dương nói với tôi: “Tôi đã gọi điện cho đồn cảnh sát Vạn Niên Trường. Họ sẽ quay lại làm việc vào ngày mùng 8 khi kỳ nghỉ lễ kết thúc. Vì vậy, cô phải đợi đến ngày mùng 8”.

Tà ác không đạt được mục tiêu sau khi đã sử dụng cạn kiệt mọi thủ đoạn

Sáng ngày mùng 8, trưởng đồn họ Dương gọi tôi ra khỏi buồng giam. Khi ra ngoài, tôi thấy Ngụy Đại Bình từ đồn cảnh sát Vạn Niên Trường, quản lý văn phòng Lý Cường Quân cùng một vài người từ ủy ban cư trú địa phương ở đó. Họ nói rằng họ sẽ để tôi lập tức về nhà nếu tôi viết bản cam kết sẽ ngừng tập Pháp Luân Công. Tôi trả lời: “Pháp Luân Công rất tốt. Tại sao tôi không thể tập nó? Nếu tôi muốn viết bản cam kết, tôi đã làm điều đó vào hai năm trước. Tại sao tôi phải đợi cho đến tận hôm nay. Các ông đã làm việc với tôi hơn hai năm rồi. Các ông nên biết rõ về tôi và Pháp Luân Công chứ”. Họ nói: “Ngoài việc tập Pháp Luân Công, cô là một người tốt, tốt ở mọi phương diện”. Tôi nói với họ: “Tôi đã trở thành một người tốt chỉ sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công. Hãy nói cho tôi Pháp Luân Công có gì xấu được chứ?” Họ trả lời: “Cái đó không quan trọng. Nếu nhà nước nói rằng nó xấu, thì nó xấu. Chúng tôi chỉ làm theo lệnh của nhà nước”.

Thấy tôi từ chối viết bản cam kết, họ đã quay lưng bỏ đi. Tôi đã bám theo một người và kiên quyết đòi về nhà. Tôi nhất mực từ chối ở lại trại tạm giam thêm cho dù chỉ một ngày. Giám đốc Dương cố gắng khuyên nhủ tôi: “Chung Phương Quỳnh, cô nên nhẫn nại và ở đây thêm một vài ngày cho đến khi 15 ngày tạm giam kết thúc”. Nó giống như Sư phụ đã giảng:

Mặc dù tà ác độc ác như thế nào, chúng đã sử dụng cạn hết những chiêu thuật rồi; chỉ có gia tăng [bức hại] và đặt điều dư luận giả tạo; với tâm bất thường [chúng] chỉ một điều là ép buộc những học viên kia viết những gì là “hối quá thư”, ký tên những thứ này khác. Đã biết rõ là giả rồi, chẳng thể thay đổi được lòng người, hỏi tại sao [chúng] vẫn nhất định làm như thế? Tại sao nhất định cứ bắt chư vị ký cái chữ ấy? Tại sao nhất định bắt chư vị nói “bất luyện” rồi mới thả chư vị ra? Bên “luyện” thì chịu thụ hình; còn bên kia nói câu “bất luyện” liền được thả; đó chẳng phải khác xa nhau là gì? Có phải bình thường không? Không bình thường. Điều này chẳng rõ quá là gì? Chính là bắt chư vị rớt xuống, bắt chư vị nói ra câu ấy.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington D.C [2001] trong “Đạo hàng”)

Vào khoảng 09 giờ sáng ngày 10 tháng 11, họ đột nhiên gọi tôi ra ngoài phòng giam. Tôi không biết điều gì sắp xảy đến với mình. Khi ra ngoài, tôi thấy Ngụy Đại Bình đang đợi sẵn. Ông ta bảo tôi: “Hãy thu xếp đồ đạc đi. Tôi sẽ đưa cô về nhà”. Tôi quay lại buồng giam và thu xếp đồ đạc. Học viên Phùng Tiểu Vận và một học viên khác bị giam cùng phòng với tôi đã rất ngạc nhiên. Họ hỏi tôi: “Không phải chị bị giam ở đây 15 ngày sao?” Tôi đáp: “Họ mới chính là những người vi phạm pháp luật. Thực ra, chúng ta không nên ở đây cho dù chỉ một ngày”. (Phùng Tiểu Vận cuối cùng đã bị gửi đến trại lao động. Cô ấy vẫn là một học viên kiên định và tinh tấn. Cô ấy đã tốt nghiệp Đại học Khoa học và Kỹ thuật Điện tử Thành Đô).

Gặp rắc rối khi xin chứng minh thư

Cuối cùng, tôi cũng được thả về nhà với mẹ và con trai. Tôi đã bị giam giữ trái phép ở trại lao động khi tôi chuẩn bị có giấy chứng nhận căn hộ mà tôi mua. Mẹ già và đứa con trai 9 tuổi của tôi đều không thể xử lý được giao dịch. Do đó chúng tôi đã không bao giờ lấy được giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ. Sau khi trở về nhà, tôi đã cố gắng lấy nó. Tôi được thông báo rằng tôi cần chứng minh thư để hoàn tất giấy tờ. Chứng minh thư của tôi đã bị tịch thu khi tôi lần đầu tiên tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Vì thế tôi phải làm một chứng minh thư mới.

Vào tháng 11, tôi đã tới đồn cảnh sát Long Đàm Tự bởi vì nơi cư trú hợp pháp của tôi đang nằm trong quyền tài phán. Cảnh sát Liêu Hữu Lương đã gặp tôi. Ngay khi vừa thấy tôi, ông ấy đã hỏi tôi: “Dạo này cô thế nào rồi?” Tôi đáp: “Tôi đã lấy lại sức khỏe sau khi trở về nhà. Hôm nay tôi ở đây để làm một chứng minh thư mới, để tôi có thể có giấy chứng nhận cho căn hộ của mình”. Ông ấy bảo tôi: “Cô cần viết một bản tổng kết nhận thức hiện tại của cô về đề tài Pháp Luân Công”. Ông ấy đưa tôi tờ giấy và một cây bút. Tôi ngồi xuống và bắt đầu viết. Tôi viết rằng chính Pháp Luân Công đã ban cho tôi sức khỏe và cuộc đời thứ hai, và chính chế độ của Giang đã bức hại tôi, bỏ tù tôi hai năm và khiến tôi không thể kiếm tiền nuôi mẹ già và con nhỏ. Tôi cũng viết Pháp Luân Đại Pháp là tốt và đã bị ngược đãi ghê gớm. Tôi cũng viết rằng tôi sẽ tiếp tục tập Pháp Luân Công. Sau khi tôi đọc bản nhận thức, cảnh sát họ Liêu nổi giận: “Tôi có thể tống cô vào tù lại dựa trên những gì cô vừa viết”. Tôi đứng dậy và nghiêm trang nói: “Điều ông nói không có hiệu lực! Tại sao cảnh sát các ông không dám nghe sự thật? Các ông muốn tôi phải dối và lừa thì các ông mới hài lòng sao?” Tôi tiếp tục nhìn vào ông ấy bằng chính niệm. Giọng ông ấy nhỏ dần và cuối cùng ông ấy nói: “Được rồi, tôi sẽ đưa bản nhận thức của cô vào hồ sơ”.

Cảnh sát họ Liêu bảo tôi hãy tới Trung tâm Chứng minh thư để có một chứng minh thư mới. Sau khi tôi tới đó, nhân viên ở đó nói với tôi rằng đơn xin của tôi phải có dấu của đồn cảnh sát địa phương trên đó. Vì thế tôi đã trở lại đồn cảnh sát vào ngày hôm sau. Cảnh sát họ Liêu bận và ông ấy nói với tôi rằng tôi có thể tới phòng cảnh sát quận để đóng dấu lên tờ đơn. Tôi phát chính niệm khi bước tới phòng cảnh sát quận. Khi tới đó, tôi chào và nói với những người ở đó tôi là ai và vì sao tôi đến đây. Họ rất ngạc nhiên sau khi nghe tên tôi: “Ồ, cô là Chung Phương Quỳnh! Chúng tôi đã gặp rắc rối nhiều lần chỉ vì cô, và chúng tôi đã bị buộc phải viết vô số bản kiểm điểm chỉ vì cô. Nhưng chúng tôi chưa từng tận mắt trông thấy cô”. Tôi nói với họ về sự cải thiện sức khỏe kỳ diệu sau khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công, cũng như lý do tôi đã bị bắt và đưa vào trại lao động. Sau khi nghe xong, họ rất đồng cảm. Họ đùa: “Dường như cô là người rất có bản sự. Cô nên kiếm tiền và giúp chúng tôi sửa lại văn phòng này. Hãy nhìn xem nó tồi tàn thế nào! Chúng tôi nghèo và không có tiền sửa chữa nó”. Tôi đáp: “Nếu tôi không bị bức hại bởi chế độ của Giang, tôi đã có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. Có rất nhiều dự án xây dựng cầu đường trong thành phố. Tôi đã kiếm được hàng trăm ngàn Nhân dân tệ trong hai năm qua”. Rồi tôi bắt đầu điền tờ đơn để lấy một chứng minh thư mới. Họ nói với tôi: “Cô không thể viết rằng chứng minh thư gốc của cô đã bị tịch thu khi cô đi Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Cô chỉ có thể nói rằng chứng minh thư gốc của cô đã bất ngờ bị cháy hay rơi xuống nước, hoặc tương tự như vậy”. Tôi nói với họ: “Sư phụ tôi dạy chúng tôi rằng không thể nói dối”. Một nhân viên nói: “Tôi nghĩ Pháp Luân Công là tốt dựa trên những gì cô vừa nói”. Cuối cùng tôi đã có được một chứng minh thư mới.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/20/79562.html
http://www.pureinsight.org/node/2621



Ngày đăng: 15-12-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.