Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần VI – Chương 1



Tác giả: Chung Phương Quỳnh

[Chanhkien.org]

Phần VI. Đức tin chân chính vào Pháp Luân Đại Pháp

Chương 1: Thế giới ma quỷ

Cảnh sát và kẻ cướp

Những năm gần đây, ở Trung Quốc thường lưu truyền câu nói: “Trước kia, kẻ cướp trốn trong núi sâu; ngày nay, kẻ cướp trốn ngay trong các đồn cảnh sát.” Xã hội Trung Quốc ngày nay đã trở nên bại hoại như vậy đấy!

Sau khi một vài đồng tu bị bắt giữ vì phân phát tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp, tôi cũng bị liên đới. Sáng ngày 02 tháng Tư năm 2002, cảnh sát Ngụy Đại Bình đã bắt tôi lên đồn cảnh sát với lý do tôi không gọi điện trình báo với đồn cảnh sát hàng ngày. Ông ấy bảo tôi rằng ông ấy muốn tôi lên đồn cảnh sát để viết cam kết rằng từ nay trở đi tôi sẽ hàng ngày gọi điện cho đồn cảnh sát. Thực ra, ông ấy chỉ muốn tôi ra khỏi nhà để cảnh sát có thể lục soát nhà tôi trong lúc tôi vắng nhà.

Trong khi tôi ở đồn cảnh sát, hơn chục nhân viên từ Phòng 610 quận Thành Hoa, đồn cảnh sát Vạn Niên Trường, tổ dân phố, Phòng 610 thành phố Kiến Dương, Đội An ninh Quốc gia và đồn cảnh sát thị trấn Vân Long đã tới lục soát nhà của tôi. Họ thậm chí còn dòm cả vào chiếc ống nhỏ mà tôi để ở ban công. Khi về nhà, tôi thấy nhà cửa đã bị bới tung. Người thì đang quay hình, người thì còn đang lục tung các tủ và hộp của tôi. Tôi biết rằng thế nào họ cũng lấy trộm thứ gì đó (lần cuối cùng đến lục soát nhà tôi, họ đã trộm mất một cuộn dây cáp điều hòa lớn mà tôi bỏ lại sau khi sửa căn hộ). Sau đó, tôi phát hiện chiếc điện thoại di động của mình bị mất, tôi đã hỏi họ có thấy nó không. Một vài người nói rằng họ chưa hề thấy nó, trong khi có người lại nói rằng họ vừa mới thấy nó ở đó thôi nhưng không biết nó đã đi đâu rồi. Sau đó, họ bảo Ngụy Đại Bình và một cảnh sát khác áp giải tôi ra khỏi căn hộ ở tầng 3 của tôi. Cả đầu gối và bắp chân của tôi đều bị trầy xước. Khi họ kéo tôi, tôi la lớn: “Cảnh sát đang bắt cóc người tốt!

Có một quán trà ở ngoài tòa nhà chung cư của tôi. Nhiều người đã vây lại để xem điều gì đang diễn ra. Tôi đã chớp lấy cơ hội này để giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho họ. Tôi kể với họ về vụ tự thiêu giả ở quảng trường Thiên An Môn đã được dàn dựng như thế nào. Tôi cũng kể với họ về việc đài truyền hình Tứ Xuyên đã xuyên tạc câu chuyện về tôi để bôi nhọ Pháp Luân Công và cảnh sát đã lấy trộm điện thoại di động của tôi ra sao.

Cảnh sát sợ nhất là tôi giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Tà ác rất sợ bị phơi bày. Vì vậy, họ cố lôi tôi lên xe cảnh sát. Tôi cố hết sức để trụ vững và tiếp tục giảng chân tướng cho những người đang vây quanh đó. Trong lúc lôi kéo và xô đẩy, cảnh sát đã làm rách cổ áo tôi. Sau đó, họ đã cưỡng chế tôi đến trung tâm giam giữ thành phố Kiến Dương (Cuối cùng sau này, cảnh sát cũng trả lại điện thoại của tôi và để nó ở một gian phòng khác trong căn hộ của tôi. Nhưng họ đã lấy cắp 570 nhân dân tệ tiền mừng tuổi của con trai tôi).

Lấy oán trả ơn

Khi cảnh sát đưa tôi đến trung tâm giam giữ thành phố Kiến Dương, tôi đã từ chối vào đó bởi vì tôi cảm thấy mình không làm gì sai cả. Tôi chỉ muốn trở thành một người tốt. Cuối cùng, Trịnh Vĩnh Cường, giám đốc trại giam đã đạp mạnh vào lưng tôi và tống tôi vào trại giam.

Khi bị nhốt trong buồng giam, tôi đã từ chối việc tuân thủ hiệu lệnh chuông trong trại cũng như việc học thuộc các quy định của trại giam. Thay vào đó, tôi dành cả ngày để luyện công, nhẩm lại các bài giảng Pháp của Sư phụ và phát chính niệm. Một cảnh sát họ Hoàng đã ra lệnh cho một lính gác họ Nguyên cùm tay chân tôi lại. Tôi vẫn cố gắng từ bi nói đạo lý với họ. Tôi nói: “Tôi không phải là một tội phạm. Luyện công và muốn trở thành một người tốt không có lỗi gì hết. Vì tương lai của các anh chị, tôi khuyên các anh chị nên đối xử tử tế với các học viên Pháp Luân Công.” Cảnh sát họ Hoàng đáp: “Sao cô dám nói với tôi như vậy!” Sau đó, cô ta sai lính gác họ Nguyên còng cả tay và chân tôi lại. Kết quả là, tôi không thể duỗi lưng hay ăn uống.

Sư phụ giảng: “Hết thảy mọi người [chúng ta] tiếp xúc ngoài xã hội đều là đối tượng để giảng rõ chân tướng; [những gì] thể hiện trong khi giảng rõ chân tướng đều là từ bi của đệ tử Đại Pháp và là cứu độ thế nhân.”(Gửi toàn thể học viên Pháp hội Bắc Âu – Tinh Tấn Yếu Chỉ II) Sư phụ cũng giảng: “Quý vị đã làm rất tốt việc giải thích sự thật cho mọi người trên thế giới. Đồng thời tôi muốn nói rằng điều ấy thật vĩ đại và từ bi. Trông nó [chỉ] như chúng ta cấp tờ bướm cho một người đời, hoặc như chúng ta [chỉ] nói sự thật với người đời. Tôi xin nói, khi quá trình Chính Pháp này kết thúc, nhân loại sẽ bước sang một giai đoạn mới, và những người nào hoặc sinh mệnh nào có ý nghĩ trong đầu “Đại Pháp này của vũ trụ không tốt”, họ sẽ bị đào thải đầu tiên. Bởi vì họ còn bại hoại hơn cả những sinh mệnh bại hoại nhất trong vũ trụ, vì họ chống lại Pháp này của vũ trụ.” (Bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí tại Pháp hội Great Lakes tại Bắc Mỹ ngày 9 tháng Chạp, 2000)

Vì vậy, mặc dù bị ngược đãi trong trại tạm giam, tôi vẫn cố hết sức để viết lại việc Pháp Luân Công đã trị hết bệnh của tôi một cách kỳ diệu như thế nào, và việc tôi đã bị đàn áp trong suốt những năm qua vì tu luyện Pháp Luân Công ra sao. Tôi đã trực tiếp đưa bài viết của mình cho cảnh sát Hoàng và bảo cô ấy gửi cho giám đốc Trung. Tôi hy vọng rằng sau khi đọc bài chia sẻ của tôi, họ sẽ nhìn Pháp Luân Công dưới một ánh sáng tích cực và đối xử tử tế với các học viên Đại Pháp. Nhưng sau khi đọc xong bài của tôi, thay vì đồng cảm và tử tế với tôi, họ còn đe dọa: “Cô đã bị bắt hơn 10 lần. Có vẻ như mọi lần cô đều ra khỏi trại bằng cách tuyệt thực. Lần này sẽ khác. Cứ chờ đấy rồi xem”.

Họ cùm tay chân tôi trong một thời gian dài. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuyệt thực để phản đối. Bốn ngày sau khi tôi tuyệt thực, họ bắt đầu bức thực tôi một cách tàn bạo. Lính gác họ Nguyên đã lôi tôi ra khỏi giường. Sau đó, khoảng bảy, tám người đàn ông túm lấy tôi và ấn đầu tôi xuống một cái thớt nhỏ. Người túm đầu tôi, người túm tay chân tôi, người bóp cổ tôi, người bóp mũi tôi cho đến lúc tôi không thể cử động. Sau đó, họ cố sức nhét một cái ống nhựa to bằng ngón tay út vào bụng tôi. Vì cái ống đó quá to, họ phải khó khăn lắm mới nhét được nó xuống họng tôi. Tôi đã nhổ ra một búng máu và miệng bắt đầu sủi bọt. Tôi không thể ngăn nước mắt trào ra. Cuối cùng, sau khi nhét được cái ống đó vào bụng tôi, họ đã đổ rất nhiều cháo vào đó cho tới tận khi nó bắt đầu trào ra khỏi mũi tôi.

Có lúc, tôi tự nhủ: “Chúng sinh, tại sao các bạn lại u mê đến vậy? Những gì các đệ tử Đại Pháp đang làm là cứu người. Nhưng các bạn lại tra tấn họ một cách tàn nhẫn. Các bạn có biết tội ác mà mình đang phạm phải lớn đến đâu không?” Không lạ gì mà Lã Động Tân, một trong Bát Tiên từng nói: “Ta thà độ động vật còn hơn độ nhân.” Đó là bởi vì, con người rất khó cứu độ.

Tất cả là lỗi của Giang Trạch Dân

Để tôi phải khai ra nguồn gốc của số tài liệu Pháp Luân Công mà cảnh sát đã tìm thấy ở nhà tôi, và nơi mà số tài liệu này sẽ được chuyển tới, cũng như để ép tôi từ bỏ Pháp Luân Công, cảnh sát từ đồn cảnh sát thị trấn Vân Long đã viện đến mọi thủ đoạn mà họ có thể nghĩ ra. Họ thậm chí tìm gặp người bạn trai đầu tiên của tôi và đưa anh ấy đến gặp tôi. Khi anh ấy nhìn thấy tôi chậm rãi bước vào phòng với hai tay hai chân bị cùm kẹp, anh ấy đã rất sốc. Anh ấy biết rằng tôi là một người tốt bụng và chính trực. Anh ấy đã hỏi lính canh: “Cô ấy đã phạm tội gì? Tại sao các ông lại tra tấn cô ấy tàn nhẫn như thế này? Các ông thấy cổ tay của cô ấy đã bị trầy máu vì bị cùm kẹp, vậy mà các ông vẫn cùm tay cô ấy.” Người lính gác đáp: “Cô ta không chịu tuân theo quy định của nhà tù. Cô ta tập Pháp Luân Công, chia sẻ kinh nghiệm với các học viên Pháp Luân Công khác và còn tổ chức tuyệt thực.” Bạn trai đầu tiên buồn rầu bảo tôi: “Nếu em hứa bỏ Pháp Luân Công, anh có thể đóng tiền bảo lãnh và đưa em ra khỏi đây ngay lập tức. Những cảnh sát ở đây đều là bạn của anh. Tại sao em còn muốn ở lại đây để chịu thêm tra tấn?” Tôi cảm ơn anh ấy và nói với anh ấy rằng tôi sẽ không làm trái với lương tâm mình và làm theo những gì anh ấy gợi ý.

Một lần khác họ cố bức thực tôi, lính gác họ Nguyên đe dọa: “Nếu cô vẫn không chịu ăn, chúng tôi sẽ bắt bạn trai đầu của cô phải trả 50 nhân dân tệ cho mỗi lần chúng tôi phải cho cô ăn. Nếu không được, tôi sẽ đem em họ của cô đến đây và bắt nó phải tự mình cho cô ăn.” Em họ tôi từng làm cảnh sát ở thị trấn Vân Long và đã chuyển đến thành phố Kiến Dương cách đây khá lâu. Một hôm, cảnh sát đến và rung chuông triệu tập. Tất cả các tù nhân ở trong buồng giam liền đứng dậy và lần lượt đọc mã số của mình. Khi họ đọc xong, trưởng buồng giam nói với cảnh sát: “Vẫn còn một người nữa đang ngồi trên giường.” Cảnh sát hỏi tôi: “Tại sao cô không xuống tập hợp khi nghe tiếng chuông?” Tôi đáp: “Tôi không phải là phạm nhân.” Sau đó, tôi ngẩng đầu lên nhìn vào mắt của người cảnh sát đó và thốt lên “Em!” Hóa ra, em họ tôi đã bị chuyển đến trại giam này. Chúng tôi đã không gặp nhau một vài năm và lại gặp nhau trong một hoàn cảnh trớ trêu như thế này.

Một lần sau khi nói chuyện với em họ mình, tôi cố gắng giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho cậu ấy. Cậu ấy nói: “Em không thể làm gì giúp chị. Pháp Luân Công là trường hợp đặc biệt. Những người khác đang phụ trách trường hợp của chị. Trước kia, em từng rất ghen tị với mọi thứ mà chị đạt được. Em không bao giờ có thể tưởng tượng được chị lại rơi vào cảnh ngộ này.

Tôi đáp: “Tất cả là lỗi của Giang Trạch Dân.

Giường tử thần

Ở trong trung tâm giam giữ thành phố Kiên Dương, tôi đã bị trói vào “giường tử thần”, một dụng cụ tra tấn trong tù, trong một thời gian dài. “Giường tử thần” là một tấm kim loại có các lỗ nhỏ để luồn dây thừng qua. Nó rất hẹp, và chỉ đủ cho một người nằm với hai tay bị trói sát vào thân. Có một cái lỗ lớn ở hậu môn của tù nhân để chất thải có thể rơi lọt xuống. Các lính gác trói chặt tôi nằm ngửa trên chiếc giường đó. Dây thừng dày như một cái đũa và được làm bằng sợi gai dầu. Hai người đàn ông trói một chiếc dây thừng dài từ cổ xuống hai cánh tay của tôi và sau đó cột nó vào giường. Sau đó, họ cuốn dây thừng nhiều vòng quanh người tôi như thể tôi là một miếng thịt quay. Chỉ cần tôi ngọ nguậy đầu một chút, dây thừng sẽ siết chặt cổ tôi.

Sau một thời gian ngắn bị trói như vậy, cánh tay tôi bắt đầu đau nhức, sau đó cổ và lưng của tôi cũng bắt đầu bị đau. Mỗi ngày trôi qua tưởng chừng như một năm. Trừ những lúc đi vệ sinh, tôi bị trói như vậy cả ngày lẫn đêm. Tôi cố nén lại sự đau đớn bằng cách phát chính niệm và nhẩm kinh văn của Sư phụ. Sư phụ giảng: “Tu luyệt thật khó; khó [là ở chỗ] bất kể khi trời đổ đất sụp, tà ác điên cuồng bức hại, [lúc] liên quan đến sống chết, vẫn có thể vững vàng tiến bước trên con đường tu luyện của [bản thân] chư vị; bất kể sự việc gì ở xã hội nhân loại đều không can nhiễu được đến bước đi đều chân trên con đường tu luyện.” (Lộ {Con đường}Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Sau khi bức thực tôi, họ tiếp tục hành hạ tôi bằng cách không cho phép tôi tắm rửa. Tôi cảm thấy bàng quang của mình muốn vỡ ra. Trán tôi đầm đìa mồ hôi và thậm chí quần lót của tôi cũng ướt sũng mồ hôi. Tôi đã nhờ các phạm nhân cùng buồng giam cởi trói cho tôi để tôi có thể đi vệ sinh. Đáp lại, tôi đã bị đánh đập tàn nhẫn. Lê Anh, một tù nhân cầm đầu buồng giam, đã đấm vào ngực tôi. Một tù nhân nghiện bị kết án tử hình khác cũng dùng cùm tay đánh vào đầu tôi. Tôi cố gắng tiêu trừ các nhân tố tà ác đằng sau họ bằng cách vừa phát chính niệm, vừa nói với họ một cách chân thành: “Các chị nên giữ đức. Làm điều xấu sẽ bị quả báo.” Hai tù nhân đó vẫn tiếp tục vừa đánh tôi, vừa nguyền rủa: “Cô tu Chân-Thiện-Nhẫn thì cô ráng mà chịu.” Khi họ đánh đập tôi xong, chiếc cùm tay mà họ đeo đã để lại hai miếng lõm trên đầu tôi. Máu chảy xuống cổ, thấm đẫm quần áo và gối của tôi. Cảnh sát họ Phàn bước vào và nhìn thấy toàn bộ sự việc. Ông ta nói: “Thật đáng đời. Ai bảo cô tuyệt thực.” Các tù nhân dám đánh tôi như vậy bởi họ biết các giám thị ở đó sẽ bỏ qua việc này.

Khoảng giữa trưa ngày hôm đó, lính gác họ Nguyên, người đã ngược đãi tôi một cách tàn nhẫn, đã đến gặp Lê Anh và buồn rầu thông báo: “Tôi sắp đi rồi.” Lê Anh hỏi: “Anh sắp đi đâu?” Anh ấy đáp: “Tôi không biết. Tôi sẽ đến thăm anh sau, sau khi bạn bè tôi giúp tôi tìm được việc mới.” Rõ ràng, anh ta đã nhận phải báo ứng cho những việc làm xấu xa của mình, và đã bị sa thải.

Tôi bắt đầu tuyệt thực trong khoảng nửa tháng. Trong thời gian đó, tôi không ăn không uống. Các vết thương của tôi ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng sức khỏe của tôi đã rất suy yếu. Để trốn tránh trách nhiệm về cái chết của tôi, trung tâm giam giữ đã báo cho Tòa án Quận thành phố Kiến Dương và Đội An ninh Quốc gia. Sau khi được xác nhận là tôi đang hấp hối, trung tâm giam giữ đã báo cảnh sát ở đồn cảnh sát Vạn Niên Trường và Lý Cường Quân ở Văn phòng Quản lý Địa phương tới mang tôi về thành phố Thành Đô.

Để che đậy tội ác, trung tâm giam giữ thành phố Kiến Dương không cho phép bất kỳ ai xem các vết thương của tôi. Nhưng khi cảnh sát từ Thành Đô đến đưa tôi về, tôi đã bị áp giải đi trong khi mặc một chiếc áo phông cổ thấp (tôi không có áo khoác). Ngụy Đại Bình, cảnh sát từ đồn cảnh sát Vạn Niên Trường, đã nhìn thấy rất nhiều vết máu trên đầu, trên cổ tôi. Ông ta hỏi: “Chuyện gì thế này?” Tôi đáp: “Hai tù nhân đã đánh tôi.” Giám đốc Trung vặn hỏi: “Ai dám đánh cô?” Rõ ràng là, ông ấy không muốn nhận trách nhiệm về những gì đã xảy ra và muốn phủ nhận tất cả. Ngụy Đại Bình viết lại tên của hai tù nhân đã đánh tôi và sau đó đưa tôi về Thành Đô.

Bắt đầu một cuộc sống nghèo túng, vô gia cư

Sau khi tôi bị đưa về trung tâm giam giữ thành phố Kiến Dương, đồn cảnh sát bắt tôi ký tên vào một lá đơn thông báo giam giữ phạm nhân đã được đánh dấu “bị bắt”. 07 giờ tối hôm đó, họ gửi tôi đến bệnh viện số 6. Tôi đã nhìn thấu dã tâm của họ – họ đang lên kế hoạch để đưa tôi quay lại nhà tù sau khi tôi hồi phục ở bệnh viện. Tôi đã kiên quyết phản đối sự sắp đặt của họ và đòi được trở về nhà.

Sau khi tôi ra viện, đồn cảnh sát đã lệnh cho cô Hoàng, một nhân viên của Văn phòng Quản lý Địa phương, đến nhà tôi sống để giám sát tôi cả ngày lẫn đêm. Sư phụ giảng: “Là đệ tử Đại Pháp, thì hết thảy những gì làm hiện nay đều là để ức chế sự bức hại đối với Đại Pháp và các đệ tử. Giảng rõ chân tướng tức là vạch rõ tà ác đồng thời ức chế tà ác, giảm thiểu bức hại; khi vạch rõ tà ác cũng đồng thời thanh trừ những độc hại do tà ác lừa dối hoặc giả tượng nhồi nhét vào đầu não dân chúng; đó là đang cứu vãn con người. Đó là từ bi lớn nhất. Bởi vì trong tương lai sẽ có hàng mấy tỷ người cần đắc Pháp; nếu như trong đầu não con người có mang theo tư tưởng chống đối Đại Pháp, thì một khi đợt tà ác này qua đi, thì nhân loại sẽ bắt đầu [cuộc] đào thải lớn, có thể làm những người có duyên đắc Pháp, hoặc làm nhiều con người vô tội hơn nữa bị đào thải; do đó hết thảy những gì chúng ta đang làm hiện nay đều là vĩ đại, đều là từ bi, đều là đang viên mãn con đường tối hậu của chúng ta.” (Thư gửi – Tinh Tấn Yếu Chỉ II) Để giúp nhiều người hơn nữa biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công và có một tương lai tốt đẹp, tôi đã cầu xin Sư phụ giúp mình thoát khỏi sự giám sát của cô Hoàng, để tôi có thể ra ngoài giảng chân tướng Pháp Luân Công và cứu độ chúng sinh.

Cơ hội đã nhanh chóng đến. Một hôm, cô Hoàng bảo tôi đi chợ mua rau với cô ấy. Tôi đã phát chính niệm để thanh trừ các nhân tố tà ác đằng sau cô ấy và cầu xin sự giúp đỡ của Sư phụ. Tôi đã xin Sư phụ làm cho cô Hoàng bất động để tôi có thể trốn đi và làm ba việc mà Sư phụ bảo chúng ta phải làm. Mọi thứ đã diễn ra đúng như tôi mong đợi. Chiều hôm đó, tôi đã rời bỏ người mẹ già 70 tuổi và đứa con trai mới 11 tuổi của mình mà trong lòng nặng trĩu và bắt đầu một cuộc sống nghèo túng, vô gia cư.

(Còn tiếp…)

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2004/7/22/79564.html
http://www.pureinsight.org/node/2715



Ngày đăng: 05-01-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.