Văn học hiện thực: “Tật phong kình thảo”, Phần IV – Chương 1
Tác giả: Chung Phương Quỳnh
[Chanhkien.org]
Phần IV. Bị kết án lao động cưỡng bức
[Chú thích: Trong các trại lao động cưỡng bức, các tù nhân thường nói lớn với nhau: “Anh có biết tà giáo lớn nhất ở Trung Quốc là gì không?” “Đó chính là trại lao động cưỡng bức!”]
Chương 1: Sự thật không thể che đậy
Lạc lối và tìm đường trở lại
Vào ngày 28 tháng Bảy năm 2000, tôi bị gửi đến trung đội số 05 của Trại Lao động Cưỡng bức Nam Mộc Tư thuộc thành phố Tư Trung, tỉnh Tứ Xuyên. Những lính canh ở đó đã bố trí một tù nhân nghiện ngập theo dõi tôi. Cô ấy đã theo sát tôi mọi lúc, mọi nơi.
Theo chính sách ở trại lao động cưỡng bức, tất cả các tù nhân phải học thuộc và nhắc lại 35 quy định trong trại lao động. Tôi không phạm luật, vì vậy tôi đã từ chối học thuộc chúng. Các lính canh đã phạt tôi bằng cách không cho phép tôi ngủ. Họ cũng phạt tù nhân được giao nhiệm vụ theo dõi tôi và không cho phép cô ấy ngủ. Họ còn đưa một vài học viên đã bị tẩy não đến để cố gắng tẩy não tôi và không cho tôi nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công khác. Ba ngày sau, tất cả các học viên vào trại lao động cùng với tôi đã bị chuyển từ trung đội số 05 sang trung đội số 07 (còn được biết đến là ‘trung đội Pháp Luân Công’ bởi toàn bộ tù nhân ở đó là các học viên Pháp Luân Công), chỉ còn tôi bị bỏ lại trung đội số 5. Tôi cảm thấy rất cô đơn và tuyệt vọng. Tôi đã không thể nhận thức Pháp trên cơ sở của Pháp. Tôi đã dùng nhân tâm để nghĩ rằng mình nên học theo các học viên có tri thức cao hơn, tu luyện lâu hơn và tinh tấn hơn. Vì vậy, tôi đã làm trái với lương tâm mình là chép lại vài dòng trong một “bản hối hận” do người khác viết và giao nộp nó. Vào ngày 01 tháng Tám, tôi bị chuyển đến trung đội số 07. Mặc dù không dám nói năng gì, tôi vẫn hàng ngày tiếp tục lặng lẽ nhẩm các bài kinh văn của Sư phụ. Tôi cũng cảm thấy mình đã không trung thực và thành thật. Tôi cảm thấy rất buồn mà không biết phải làm gì. Trong suốt thời gian đó, tôi nghe kể về những gì đã xảy ra với Vương Húc Chí, một học viên ở cùng điểm luyện công với tôi trước đây. Anh ấy đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức một cách phi pháp chỉ vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện khôi phục danh dự cho Pháp Luân Công. Sau khi bị đưa đến Trại Lao Động Tân Hoa ở thành phố Miên Dương, anh ấy đã bị biệt giam, bị đánh và bị sốc dùi cui điện vì từ chối tuyên bố từ bỏ niềm tin của mình vào Pháp Luân Công. Các lính canh ở đó cũng ra lệnh cho các tù nhân khác dùng phân và nước tiểu để bức thực anh ấy. Vương Húc Chí đã tuyệt thực hơn 05 tháng và bị tra tấn đến chết vào tháng Tám năm 2000. Khi đó, anh mới 28 tuổi.
Tôi đã sống ba tháng trong trạng thái căng thẳng và băn khoăn. Chính bài kinh văn “Bóp nghẹt tà ác” (Tinh Tấn Yếu Chỉ II) của Sư phụ đã soi sáng cho tôi, một đứa con bị lạc đường. Tôi lập tức nhận ra rằng mình đã sai khi viết “bản hối hận”. Tôi đã chia sẻ thể ngộ này với nhiều đồng tu ở trại lao động (đặc biệt những đồng tu đến từ Thành Đô). Phần lớn họ đều đã viết nghiêm chính thanh minh để tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục kiên định tu luyện Pháp Luân Công. Vào ngày 25 tháng 11 năm 2000, tôi cũng viết một bài viết có tiêu đề “Lời tâm sự thật lòng”. Trong bài viết đó, tôi đã nghiêm trang tuyên bố toàn bộ những gì mình đã viết và nói về Pháp Luân Công là trái với lương tâm mình và vô giá trị. Tôi cũng viết lại trải nghiệm của bản thân sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công. Tôi đã sao chép chúng thành 04 bản và đưa một bản cho vị giám đốc trại lao động họ Ngô, một bản cho Lý Tự Cường, phụ trách quản lý của trại lao động, và Lý Quân, trung đội trưởng trung đội số 07 và giữ lại một bản cho các học viên khác trong trại. Trong ngày hôm đó, Trương Tiểu Phương, một trung đội trưởng đã gọi riêng tôi ra và mạt sát tôi trước mặt rất nhiều người trong trại lao động. Cô ta đã lập tức ra lệnh cho hai tù nhân trong trại theo dõi tôi và ngăn tôi nói chuyện với các học viên khác. Tôi cũng bị cấm viết thêm bất cứ thứ gì khác. Cô ta cũng kéo dài án phạt của tôi thêm 03 tháng. Tôi đã bị tước đi chút tự do ít ỏi cuối cùng mà một tù nhân còn có thể có. Họ đã tạo ra thêm một nhà tù biệt chủng trong chính nhà tù này để dành riêng cho tôi.
Khoảng tháng Tư năm 2001, Phùng Cửu Vĩ đã dẫn theo một số phóng viên truyền hình đến trung đội số 07 để thực hiện một cuộc phỏng vấn. Ông ta đã chặn tôi lại khi tôi đang đi xuống cầu thang và nói với các phóng viên: “Đây là Chung Phương Quỳnh. Trước kia, cô ấy là một doanh nhân thành đạt. Cô ấy rất có năng lực”. Phóng viên lập tức quay ống kính và micro về phía tôi. Phùng Cửu Vĩ nói: “Chung Phương Quỳnh, không phải cô đã từng được ‘chuyển hóa’ và tuyên bố từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công sao? Tại sao cô lại quay lại con đường cũ?” Tôi trả lời: “Trong tâm tôi, ‘chuyển hóa’ không có ý nghĩa gì cả. Cái gì là ‘chuyển hóa’? Chẳng phải là chuyển hóa một người tốt thành một người xấu sao? Tôi vẫn luôn luôn biết rằng Pháp Luân Công là tốt. Chỉ là vì tôi không thể chịu được những tra tấn thể chất và tinh thần vô nhân tính, và tôi không dám nói ra sự thật. Sau khi nhận ra mình sai lầm, tôi đã lập tức sửa sai. Tôi chỉ đơn giản là đang nói ra sự thật. Đó là tất cả”.
Lòng tốt giả tạo
Trong dịp Tết Nguyên đán năm 2001, các quan chức từ Cục quản lý Trại Lao động Thành Đô đã đến trại lao động của chúng tôi để thăm các tù nhân. Sau màn chào hỏi ban đầu, họ đã chia các tù nhân thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm được yêu cầu ngồi thành một vòng tròn. Họ nói: “Tất cả chúng ta sống trong cùng một thành phố, và chúng tôi sẽ quan tâm tới các bạn. Nếu các bạn có phàn nàn gì, xin hãy để chúng tôi biết”. Tôi nói với họ: “Đài truyền hình địa phương đã thêu dệt một câu chuyện về tôi và dùng nó để lừa gạt mọi người. Để nói lên sự thật, tôi đã viết một bài giải thích. Tôi đã bị gửi trái phép đến trại lao động này vì việc đó. Cho đến nay, tôi vẫn chưa được đối xử một cách công bằng. Tôi chỉ muốn được làm một người tốt, và tất cả những gì tôi đã làm là nói lên sự thật. Điều đó không có gì sai trái cả. Tôi muốn về nhà”. Họ tỏ ra rất ngạc nhiên và hỏi lại: “Thật sao? Làm sao có chuyện đó được? Chị đến từ quận nào?” Tôi đáp: “Quận Thành Hoa”. Họ nói: “Khi nào về, chúng tôi sẽ kiểm tra lại việc này”. Tất nhiên, sau đó tôi không bao giờ nhận được phản hồi của họ. Nhưng có một điều tôi biết chắc chắn, đó là, đài truyền hình địa phương đã phát sóng chuyến thăm của họ tới trại lao động để người dân thấy chính phủ quan tâm tới các học viên Pháp Luân Công, và các viên chức chính phủ đã “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công một cách “ôn hòa và tử tế” như thế nào.
Cảnh sát thường đưa một vài cựu học viên đã bước sang tà ngộ đến nói chuyện với tôi. Họ thể hiện như thể đã tu luyện đến một tầng thứ cao và cố gắng gạt tôi bằng những tà ngộ của họ. Họ còn thay phiên nhau bắt tôi nghe những lời phỉ báng Đại Pháp và Sư phụ. Khi tôi không chịu nghe, họ đã cười nhạo, nguyền rủa và làm nhục tôi.
Sư phụ Lý giảng: “Mọi người hãy nghĩ xem, kiểm nghiệm lớn trước mắt ấy, chính là khảo sát lớn để xem khi Sư phụ không ở đó Đại Pháp sẽ ra sao, học viên sẽ ra sao; Sư phụ có thể nói như thế nào? Liệu có thể lại bảo chư vị cần phải làm ra sao? Hơn nữa chúng khống chế những kẻ tà ác nhắm thẳng vào hết thảy tâm của con người, hết thảy chấp trước, mà kiểm nghiệm các đệ tử Đại Pháp một cách toàn diện không bỏ sót {vô lậu} và phá vỡ”. (“Tiến đến viên mãn”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II) Tôi liên tục nhẩm lại lời giảng này trong đầu, và không còn bị nao núng bởi những trò hề của tà ác nữa.
Đảng Cộng sản là tốt?
Trong trại lao động, các giám thị thường ra lệnh cho chúng tôi hát bài “Đảng Cộng sản hảo”. Tôi luôn từ chối hát bài hát đó. Trương Tiểu Phương, một cán bộ trong trại đã bảo rằng việc tôi từ chối hát bài hát đó đồng nghĩa với việc tôi chống lại Đảng Cộng sản. Khi nghe những người khác hát bài hát đó, tôi không thể mở miệng. Môi của tôi run run và cổ họng của tôi nghẹn lại, nước mắt cứ tự nhiên chảy dài trên gương mặt. Chẳng phải tôi đã bị bắt và bị giam ở trại lao động chỉ vì muốn làm một người tốt và nói lên sự thật sao? Nếu Đảng Cộng sản là tốt, làm sao nó lại tống những người theo “Chân-Thiện-Nhẫn” vào trại lao động và cố gắng tẩy não họ?
Một ví dụ sống
Bất cứ khi nào có cơ hội nói chuyện, tôi sẽ nói cho mọi người biết rằng những tin tức trên TV và báo chí về Pháp Luân Công là giả và được dựng lên để lừa gạt mọi người. Tôi kể cho mọi người việc đài truyền hình địa phương đã bóp méo câu chuyện của tôi để bôi nhọ Đại Pháp và lừa gạt mọi người như thế nào. Tôi đã kể cho các phóng viên về việc các bệnh tật của mình đã biến mất sau khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công. Nhưng khi câu chuyện đó được phát sóng trên đài truyền hình địa phương, nó lại nói rằng trước kia tôi khỏe mạnh, và tôi đã bị liệt sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công. Truyền thông đã hoàn toàn đổi trắng thay đen. Cảnh sát sau đó đã giam tôi trong trại lao động vì tôi đã nói lên sự thật.
Tôi đã trở thành một ví dụ sống cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ Trung Quốc, và mọi người đã lắng nghe tôi nói. Vị giám đốc trại lao động họ Ngô đã rất tức giận. Ông ta đã hét lên với tôi: “Im đi! Im đi! Không sớm thì muộn cô cũng sẽ bị liệt…”
(Còn tiếp…)
Dịch từ:
http://search.minghui.org/mh/articles/2004/7/20/79562.html
http://www.pureinsight.org/node/2602
Ngày đăng: 01-12-2012
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.