Loạt bài tâm đắc về “Yểu điệu thục nữ” (9): “Yểu điệu thục nữ” đẹp nhất (hậu kí)
Tác giả: Hiểu Lăng
[ChanhKien.org]
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Hoa Hạ đã sản sinh ra vô số người phụ nữ kiệt xuất, đáng được người dân tưởng nhớ và ngưỡng mộ, từ Ban Chiêu, một người phụ nữ tài giỏi thời Đông Hán, người đã viết tiếp cuốn “Hán thư” có kiến thức uyên bác đến tài nữ Lâm Huy Nhân tài năng xuất chúng thời Trung Hoa Dân Quốc, họ đều sở hữu những đức tính của người phụ nữ phương Đông truyền thống, phẩm đức và tài năng của họ siêu việt thời gian và không gian, từ xưa đến nay được người đời ca tụng. Còn có vô số những trinh nữ, liệt nữ có những câu chuyện xúc động lòng người để lại tiếng thơm muôn đời, lưu danh sử sách, họ một đời nghiêm khắc tuân theo đức tính thuần khiết, trung trinh, đoan trang của người phụ nữ, đúng như câu nói của người xưa: “Dĩ sắc tương giao, hoa lạc nhi ái du; dĩ lợi tương giao, lợi suy nhi giao tuyệt; dĩ đức tương giao, thiên hoang nhi địa lão” (Tạm dịch: Vì sắc mà kết giao, hoa tàn thì tình cũng hết; vì lợi ích mà kết giao, đến khi không còn lợi nữa thì cũng đoạn tuyệt; dùng đức kết giao, dùng đạo kết giao, thì có thể lâu dài thiên trường địa cửu).
Mỗi khi đọc những câu chuyện của họ, tôi đều cảm khái và chấn động trước những phẩm đức và cảnh giới tinh thần khác nhau của họ, họ đã diễn dịch nên những chương nhạc hoa mỹ về “yểu điệu thục nữ” bằng cuộc đời hoặc bình dị hoặc truyền kỳ của bản thân mình.
Hàng trăm nghìn năm nay, người ta đều truy cầu tình yêu đích thực trong chốn hồng trần cuồn cuộn này. Có câu nói: “Lấy vợ lấy đức”, vậy mà trong bầu không khí xã hội tràn ngập tình dục, ham muốn lợi ích, đạo đức nhân loại nhanh chóng trượt dốc, rất nhiều người phụ nữ dường như đã không biết “nữ đức” là gì rồi.
Cách đây vài năm, khi nghe một đồng nghiệp trẻ của tôi kể rằng trong lớp của cô ấy, có một số bạn nữ đến lớp vào ban ngày và đến vũ trường để làm tay vịn vào ban đêm, tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên và bối rối.
Xác thực, những người nam và người nữ tiếp thụ ảnh hưởng của văn hoá đảng ở Đại Lục, khiến tư tưởng quan niệm biến dị của người ta đã tạo thành sự suy đồi về đạo đức, khi việc truy cầu mỹ sắc và cười nhạo người nghèo thay vì kỹ nữ đã trở thành một loại xu thế chủ đạo của xã hội, có thể thấy rằng nhận thức của phụ nữ đối với giá trị quan của bản thân sẽ trở nên đáng sợ như thế nào.
Trong xã hội ngày nay, khi mà đạo đức đang dần suy đồi, vẫn còn có một nhóm người phụ nữ kiên định tu luyện Phật Pháp và lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” làm tín ngưỡng sống của bản thân, tuy cuộc sống và con đường tu luyện của họ khác nhau nhưng họ đều có phẩm chất nhân cách cao thượng, thánh khiết.
Tôi có quen biết một chị là một nữ doanh nhân, chị ấy đã tu luyện mười mấy năm, trên thân chị ấy không có phong thái cứng rắn, hung hãn hay phóng đãng của những người được gọi là “nữ cường nhân” ở Trung Quốc đại lục ngày nay, thần khí của đôi mắt trong sáng, lời nói luôn nhẹ nhàng ôn nhu, văn nhã và đúng mực của chị ấy khiến người khác cảm thấy ấn tượng và khó quên. Trong lúc công việc rảnh rỗi, chị ấy không ngại gian khổ để giải cứu các học viên Pháp Luân Công đang bị lao động cải tạo hoặc bị kết án phi pháp, chị thường lái xe đi hàng trăm, thậm chí hàng nghìn dặm, mang theo những người bằng hữu cùng bôn ba ngược xuôi giữa các trại lao động và nhà tù.
Với tính cách ôn nhu, ngoại hình xinh đẹp, thông minh tài giỏi, chị ấy không chỉ giỏi kinh doanh mà còn giúp đỡ chồng, nuôi dạy con ở nhà, đảm nhận gần như mọi việc trong nhà, tôi mỗi lần đến nhà chị đều thấy nhà của chị luôn sáng sủa và sạch sẽ, rất gọn gàng và trang nhã. Theo tôi thấy, chị ấy quả là mẫu người phụ nữ hoàn hảo!
Tôi cũng gặp một cô gái bị bỏ tù vì kiên định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô ấy thông minh và chăm học, từng học tại một trường đại học trọng điểm ở trong nước. Tuy nhiên, do bị đàn áp vì tín ngưỡng, cô buộc phải gián đoạn việc học và đánh mất tương lai ở thế tục, vẻ bề ngoài yếu đuối nhưng nội tâm kiên cường, hay suy nghĩ và nhạy cảm, văn chương nhạy bén và đặc biệt giỏi viết, viết được những bài viết hay. Là một người phụ nữ tài năng với khí chất điềm tĩnh và cao thượng, cô bước đi một mình trong thế tục, dùng ngòi bút của mình để ghi lại và viết những câu chuyện chân thực và sống động về cuộc đấu tranh chống lại cuộc bức hại của các học viên Pháp Luân Công, kêu gọi thế nhân thức tỉnh lương tri, trước sau như một giữ vững một bầu trời xanh trong nội tâm của bản thân mình.
Ở Trung Quốc đại lục, có rất nhiều người phụ nữ giống như họ, chính nhờ sự tu hành trong Phật Pháp đã khiến họ trở thành những người phụ nữ có trí huệ, ôn nhu, khiến người khác muốn đến gần.
Họ giống như một dòng suối trong giữa thế gian ô trọc, lại giống như những đoá hoa sen thanh tịnh nở rộ, dùng phẩm chất nhân cách chân thành, thiện lương, kiên trì nhẫn nại, trong cuộc sống bình thường mà lại phi thường, dùng đức, hạnh, ngôn, công được ban cho trong tu luyện Đại Pháp, lan toả và làm cảm phục mỗi người ở bên mình, mang đến niềm hy vọng và sức sống tươi mới cho mọi người xung quanh.
Những năm gần đây, thông qua tin tức của các kênh truyền thông hải ngoại, khiến tôi biết được rất nhiều vị nữ nhân ưu tú tu luyện Đại Pháp.
Trương Diệc Khiết là một nhà báo chuyên mục ở nước ngoài với các tác phẩm bao gồm “Bước ra khỏi hồng trần”,… Bà Trương Diệc Khiết nguyên là quan chức của Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế Trung Quốc. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào cuối năm 1994. Việc tu luyện Phật Pháp đã khiến bà hiểu được ý nghĩa thực sự của sự tồn tại của sinh mệnh. Bà “dùng lòng biết ơn và niềm hạnh phúc của mình chuyển thành sự dũng mãnh tinh tấn trong tu luyện và không ngừng tiến bước và thăng hoa từ cảm tính trở thành lý tính đối với Đại Pháp của vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn”. Linh hồn cũng tìm thấy đích đến vĩnh hằng trong chân lý và chân Pháp của vũ trụ.
Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, bà Trương Diệc Khiết đã dựa vào lý tính, sự nhạy bén, lòng dũng cảm và trí tuệ siêu phàm của mình để luôn nói lên chân tướng và sự thật về Pháp Luân Công trước chính phủ và các ban ngành các cấp khi đối mặt với những lời dối trá của ĐCSTQ. Bà khi ở trong ma nạn cực đại và áp lực phía trước đã không sợ cường quyền và đã phải chịu đựng sự bức hại cực kỳ tàn bạo.
Trần Hoa, hiện đang sống ở nước ngoài. Cô sinh ra trong một gia đình văn nghệ, từ nhỏ đã có tài múa hát, khi còn nhỏ cô đã xuất hiện trong một số bộ phim như phim truyền hình “Nhất đại phong lưu”, phim điện ảnh “Biển trong mắt kính”,… Sau khi tốt nghiệp đại học, cô gia nhập Tập đoàn Xuất nhập khẩu Dệt may Quảng Đông với chức vụ thư ký cho chủ tịch.
Vài năm sau, khi được phóng viên phỏng vấn, Trần Hoa nhớ lại quá khứ và mỉm cười nói: “Tôi thực ra là một người rất quan tâm đến cuộc sống. Tôi có thể nấu những bữa ăn ngon và khiến cuộc sống trở nên đầy màu sắc. Nhưng khi mọi thứ dường như có vẻ mỹ mãn, tôi cảm thấy bế tắc, lẽ nào cuộc sống là như thế này sao?…”
Mãi cho đến khi biết đến Pháp Luân Đại Pháp, Trần Hoa mới tìm được lối thoát khỏi sự bế tắc và khiến cuộc sống của mình trở nên thăng hoa và hoàn hảo. Sau khi dấn thân vào con đường tu đạo, bệnh viêm dạ dày mãn tính và viêm gan C của cô đã nhanh chóng được chữa khỏi. Tuy nhiên, kể từ khi Pháp Luân Công bị ĐCSTQ đàn áp vào tháng 7 năm 1999, Trần Hoa đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện và liên tiếp bị giam giữ tại trại tạm giam và trại lao động địa phương, đồng thời bị bức thực tàn bạo qua đường mũi, trói chân tay, đánh đập, cho ăn hạt tiêu, cấm ngủ, và những thủ đoạn tra tấn phi nhân tính khác. Trải qua hơn 80 ngày tuyệt thực kháng nghị, cuối cùng cô đã bước ra khỏi nhà tù dựa vào ý chí kiên cường của mình.
Cô đã trải qua đủ mọi gian khổ và đi khỏi Trung Quốc tới một đất nước tự do, ở một vùng trời mới, Trần Hoa dịu dàng và xinh đẹp cố gắng sử dụng kinh nghiệm sống và cảm ngộ về cái đẹp độc đáo của mình để truyền tải sự cao quý và vẻ đẹp của thực sự cho thế giới.
Người phụ nữ có đức tin thành kính, tỏa hương thơm thanh khiết của sinh mệnh trong tu hành Phật Pháp, toát lên nét đẹp nhân cách chân thành, thiện lương và nhẫn nại.
Suy cho cùng, điều đẹp đẽ và khiến người ta xúc động nhất ở người phụ nữ vẫn là nằm ở khí chất và tính cách của họ. Trong sáng, chân thành, nhiệt tình, hào phóng, dịu dàng, hàm súc, ân cần, đoan trang, đức độ, nghiêm cẩn, khiêm nhường, nhẫn nại và bao dung, tất cả những đức tính tốt đẹp này của người phụ nữ có thể tóm tắt chỉ trong ba từ: Chân, Thiện và Nhẫn.
Chính vì vậy, những người phụ nữ có tín niệm kiên định, phẩm chất cao thượng và thời thời khắc khắc dùng tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn” để nghiêm khắc yêu cầu bản thân, có thể nói là những người “yểu điệu thục nữ” giản dị nhất, xinh đẹp nhất.
Tôi cũng tin rằng, mỗi một người phụ nữ mà trong lòng chứa “Chân, Thiện, Nhẫn”, vẻ đẹp tâm hồn của nàng sẽ toát lên vẻ đẹp lung linh, sâu lắng trong hành trình cuộc đời, vẻ đẹp ấy là vĩnh hằng và sẽ không thuận theo thanh xuân và năm tháng qua đi mà bị phai nhạt vẻ rực rỡ bên trong.
(Hết toàn văn)
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/112621
Ngày đăng: 13-11-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.