Nghĩa giải Tam quốc (1): “Tam quốc chí” và “Tam quốc diễn nghĩa”
Tác giả: Lưu Như
[ChanhKien.org]
Người Trung Quốc khá quen thuộc với hàng trăm nhân vật kinh điển trong lịch sử Trung Quốc như: Gia Cát Lượng, Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, đại đa số đều xuất thân từ Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhưng nguyên gốc là Tam Quốc Chí, vậy phân biệt hai cuốn sách này như thế nào?
Nói một cách đơn giản, tác phẩm đầu tiên là một cuốn tiểu thuyết, giống như những bộ phim lịch sử với quy mô lớn ngày nay, thuộc về tác phẩm văn học và xuất phát từ lịch sử nhưng không tương đương với lịch sử. Tác phẩm sau được xem là sách về lịch sử và những ghi chép về những sự việc có thật trong lịch sử. Một số người lại hỏi: “Vậy thì Tam Quốc Diễn Nghĩa không hoàn toàn tương đương với lịch sử chân thực, tầm quan trọng của những câu chuyện này là gì?” Trên thực tế rất đơn giản. Mục đích chính của tiểu thuyết lịch sử là truyền tải một cách sinh động và truyền thần, tiết lộ mục đích chính thật sự của một giai đoạn lịch sử cổ đại Trung Quốc được dàn dựng và sắp xếp, đại diện cho lịch sử quan của tác giả, chính là nhìn nhận bộ lịch sử này như thế nào, nhận thức bộ lịch sử này như thế nào, và sau đó thể hiện nhận thức này dưới dạng một cuốn tiểu thuyết.
Việc viết tiểu thuyết của người xưa khác với ngày nay do họ nhận sự giáo dục cũng khác. Những độc giả trong quá khứ được gọi là nho sinh, là nhận nền giáo dục về lòng nhân từ, công bằng, trí tuệ và niềm tin vào Khổng Tử. Chí lớn của những người đọc sách này là tế thế an dân và dạy con người trở thành người tốt. Do đó, hầu hết các tiểu thuyết gia mang chí lớn này sử dụng trí huệ của cả một đời người để hoàn thành tác phẩm của họ, mục đích là để thực hiện giá trị nhân sinh và đóng góp cho xã hội và con người. Do đó, họ không bao giờ viết chỉ để người đọc thấy phấn khích thích thú mà họ viết tiểu thuyết lịch sử để tiết lộ ý nghĩa thực sự của một giai đoạn lịch sử. Điều này có ý nghĩa gì vậy? Chính là vì tác giả đã thấy được nội hàm của văn hoá, muốn lưu lại hình mẫu và giáo huấn cho đời sau, dạy người ta làm sao để làm người cho đúng đắn.
Ví dụ trong bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa, toàn bộ cuốn sách tiết lộ rằng lịch sử của Tam Quốc là để lại cho nhân loại một văn hoá làm người-văn hóa liên quan tới chữ “Nghĩa”, nghĩa là dạy con người tuân thủ đạo nghĩ làm người trong nhiều tình huống khác nhau như thế nào. Để thể hiện một cách sống động và truyền thần, các nhân vật lịch sử được xử lý một cách nghệ thuật để làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, các nhân vật lịch sử được khắc sâu trong lòng người dân, lưu truyên thiên cổ, từ đó mà người ta hiểu được hàm nghĩa thật sự của “Nghĩa”.
Mọi người đã quen thuộc với Quan Vũ bước ra diễn “Vượt năm ải chém sáu tướng”, “Hoa Dung đạo nghĩa thích Tào Tháo”, đối với chủ công là Lưu Bị thì không rời xa, đối với đối thủ là Tào Tháo thì cũng có các câu chuyện như có ân tất báo, vì thế mà được đặt vào vị trí “Nghĩa bạc vân thiên” (có nghĩa khí cao ngút trời). Lưu Bị và Gia Cát Lượng cũng lưu lại cái nghĩa quân thần qua các câu “Tam cố mao lưu”, “Cúc cung tận tụy”.
Do cuốn tiểu thuyết này được mệnh danh Tam Quốc Diễn Nghĩa, cái mà nó diễn chính là một chữ “Nghĩa”, theo quan điểm của tác giả, lịch sử chính là một kịch bản được an bài từ cõi u minh và để lạicho nhân loại nội hàm “Nghĩa” của văn hóa.
Chính vì thế, cuốn tiểu thuyết này chính là được mở đầu từ câu chuyện Kết nghĩa vườn đào của Lưu Quan Trương, giống như những bộ phim nhiều tập hiện đại, nhân vật chính xuất hiện trước, và khi vừa xuất hiện, nhân vật đã thể hiện rõ nét chủ đề “Nghĩa” của tác giả. Chúng tôi sẽ đi theo cái mạch của chữ “Nghĩa” này, đứng từ góc độ của tác giả La Quán Trung để khôi phục sự thật của mỗi câu chuyện kinh điển trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Xem tiếpPhần 2.
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/254335
Ngày đăng: 21-04-2020
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.