Nghĩa giải Tam quốc (13): Định tam quốc, truyền tam tài



Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Khi việc Đổng Trác cưỡng ép các đại thần phế hoàng đế phát sinh, đồng nghĩa với việc lời tiên tri “Đế mà không phải đế, vương mà không phải vương” đã hoàn toàn ứng nghiệm. Vậy thì có người sẽ hỏi, nếu lịch sử đã là do Trời định, vậy vì sao mà vào thời Hán mạt lại định ra tam quốc cùng tồn tại, mà không phải là tứ quốc hay lục quốc; tại sao không giống như các triều đại trước xuất hiện bạo quân hoặc hôn quân thì kết thúc một cách chính thường, cứ phải xuất hiện lặp đi lặp lại hiện tượng “quyền thần hiệp thiên tử” hay “phụng thiên tử lệnh chư hầu”, để con người vĩnh viễn ghi nhớ?

Tam Quốc truyền tam tài

Tác giả viết diễn nghĩa, nếu đã là đứng tại góc độ văn hóa Thần truyền để viết, đương nhiên sẽ minh bạch, hết thảy không chỉ đều là có định số, còn có mục đích vì con người lưu lại một văn hóa nào đó. Khi lịch sử xuất hiện tam quốc, cũng là hữu ý muốn minh xác đặt định và vận dụng khái niệm tam tài Thiên Địa Nhân, nếu khái niệm này phổ biến được đại chúng nhận biết, sẽ khiến cho con người vĩnh viễn không quên vũ trụ quan thiên nhân hợp nhất, để đế vương, quan tướng, hiền tài danh sĩ của đời sau, ôm giữ tâm kính úy và cảm ân đối với thiên địa, vĩnh viễn ghi nhớ nguồn gốc của bản thân mình, không dám tùy tâm sở dục, vô pháp vô thiên.

Tam quốc đại biểu nội hàm tam tài “Thiên Địa Nhân”, trong “diễn nghĩa” được giảng ra thông qua Gia Cát Lượng. Câu chuyện Lưu Bị “ba lần đến lều tranh”, đã minh xác nói rõ một khái niệm. Gia Cát Lượng chưa ra khỏi lều tranh, đã biết thiên hạ sẽ chia ba, dù chúng ta đối với sự việc này có hoàn toàn nhớ hay không, ít nhất cũng biết rằng tam quốc mỗi nước đều có ưu thế của mình, đó chính là Tào Tháo chiếm giữ “thiên thời”, Lưu Bị có “nhân hòa”, mà điều Đông Ngô có được chính là “địa lợi”. Cũng có nghĩa là, Gia Cát Lượng biết rằng tam quốc mỗi nước đều có nhân tố vượt trội mà Trời an bài, theo khái niệm tam tài Thiên Địa Nhân mà tiến hành phân định, bề ngoài là chiến tranh mỗi nước đều có ưu thế riêng, thực tế là truyền tải cách nhìn về mặt văn hóa (văn hóa quan) tam tài phải hợp lại làm một, cũng đồng nghĩa với việc sớm đưa ra lời nhắc nhở: Ba quốc gia này, tuy rằng mỗi nước đều có ưu thế khác nhau, có thể tạm thời xuất hiện một giai đoạn cục diện thế chân vạc cùng tồn tại, nhưng cuối cùng cũng không thể lâu dài, chỉ có Thiên Địa Nhân ba điều kiện này hợp lại làm một, mới có thể hoàn thành việc thống nhất Trung Nguyên. Do đó, ba quốc gia cuối cùng đều sẽ diệt vong. Quân chủ của quốc gia nào cũng không thể đạt được mục đích, đều không có thiên mệnh là sau cùng thống nhất mảnh đất này.

Sự xuất hiện của tam quốc, rất hiển nhiên, chính là nói cho con người biết, Thiên Địa Nhân tam tài, khuyết một cái cũng không được, thiếu cái nào cũng đều không thể thành tựu đại nghiệp. Đây là đại tài và đại trí của Gia Cát Lượng mà tác giả nhìn ra được, dùng câu chuyện sinh động, kết hợp trạng thái chiến tranh và mong ước thành tựu đại nghiệp của con người thời đó, đã giảng ra thực chất của văn hóa tam tài này, kết hợp với đoạn lịch sử này, và đem văn hóa quan to lớn mà đoạn lịch sử này muốn truyền đạt, để truyền đạt một cách sinh động cho quảng đại bách tính phổ thông. Chính vì có đoạn lịch sử tam quốc này, nội hàm của tam tài, mới có thể khắc ghi sâu đậm trong tâm mỗi người.

Lưu Bị và Tào Tháo, đều có cái nhìn rộng lớn về thiên mệnh

Văn hóa tam tài Thiên Địa Nhân này, đến triều Tống, được chính thức đưa vào Tam Tự Kinh, trở thành nội dung trong sách giáo khoa để giáo dục trẻ nhỏ. Do đó, văn hóa chính thống năm nghìn năm của Trung Hoa, trước giờ đều là văn hóa kính thiên tín Thần, mọi người do đó thuận thiên ý, biết thiên mệnh, giữ vững đạo nghĩa, không dám làm trái, với tâm thái như vậy mà tận tâm hoàn thành việc của bản thân, thành bại đều dựa vào thiên mệnh. Lưu Bị, Tào Tháo, hai nhân vật đại anh hùng này được khắc họa đối lập trong sách, cho dù có nhiều chi tiết có thể không đúng với lịch sử, nhưng dù khắc họa thế nào, họ đều có một cái nhìn rộng lớn về thiên mệnh.

Ví dụ Tào Tháo trượng nghĩa ám sát Đổng Trác không thành, bản thân thừa nhận đây là thiên ý, lại ví dụ trận chiến Xích Bích, Tào Tháo đã tổn thất trăm vạn đại quân, cuối cùng bại tẩu ở đường Hoa Dung, ông mấy lần trên đường trốn chạy, trúng mai phục của Gia Cát Lượng, cơ hồ mất mạng, mà vẫn ung dung cười một cách hào phóng, mọi người nghĩ xem, nếu không có niềm tin mạnh mẽ vào thiên mệnh, sinh tử định số, làm sao có thể đối đãi với việc thắng bại tổn thất trăm vạn đại quân một cách tự nhiên thoải mái như vậy. Một người bình thường thì sớm đã suy sụp rồi.

Lại nhìn về Lưu Bị, khi Gia Cát Lượng báo cho Lưu Bị biết, để Quan Vũ, một người từng nhận ân hậu đãi của Tào Tháo, trấn thủ đường Hoa Dung, nguyên nhân là vì mệnh của Tào Tháo chưa nên tuyệt, thiên tượng đã là như vậy, bản thân ông là đang thuận thiên ý, do đó bèn cố ý an bài để Quan Vũ tha cho Tào Tháo, đồng thời thuận với thiên ý, cũng là thành toàn cho hành động trọng nghĩa của Quan Vũ, hoàn trả ân tình Tào Tháo hậu đãi Quan Vũ trước đây. Lúc này, Lưu Bị giật mình tỉnh ngộ, không hề trách tội Gia Cát Lượng đã bỏ qua cơ hội khó gặp để tiêu diệt đối thủ là Tào Tháo. Những câu chuyện này đều đang nói về tâm kính úy đối với thiên địa của người xưa. Nếu không có thiên mệnh quan như thế này, thì người ta sẽ không hiểu được rằng lịch sử con người thế gian là biến hóa của thiên tượng, rằng mỗi người đều có số mệnh, như vậy sẽ coi trọng được mất, thành bại, không thể trở thành anh hùng hào kiệt chân chính. Do đó biết thiên mệnh, thì người sẽ không tiêu cực, ngược lại biết độ lượng.

Từ góc độ này mà nói, các danh thần hiền tướng phò tá đế vương khai quốc các triều đại xưa nay, đều không phải người thường, đặc biệt là người đầu tiên được xem là thầy của đế vương, hiền tướng của Triều Thương Y Doãn, cũng là vị thừa tướng mà ở bài trước Lưu Thực đề cập đến là có tư cách phế trừ vua Thái Giáp, trí huệ của ông cũng không kém hơn Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng trong tam quốc, chúng ta đã từng nói qua, dường như chính là đóng vai trò ông ấy, bọn họ là những người đại tài phò trợ vua, là được trời giao phó, sớm đã minh bạch thiên mệnh của bản thân, đối với đại thế thiên hạ họ đã rõ ràng, mỗi một sự việc, chẳng qua là thuận thiên ý mà hành, tuyệt đối không quá coi trọng công danh lợi lộc ở thế gian con người, đối với chức vị đế vương, họ căn bản không động tâm. Do đó, những người đại tài không có tư dục như vậy, mới có tư cách bàn luận về việc phế vị đế vương.

Đế mà không phải đế, mấy chục năm, chỗ mê khó giải

Vậy thì vấn đề thứ hai, chính là Đổng Trác sau khi phế Thiếu Đế, chính thức mở ra lịch sử “quyền thần hiệp trợ Hán Hiến Đế”, đương nhiên, chân tướng lịch sử chân thực của Tào Tháo là “phụng thiên tử, lệnh chư hầu”, cái này chúng ta không phân tích, bởi vì vấn đề giảng ở đây là hình tượng văn học được gia công nghệ thuật trong tiểu thuyết, chúng ta chỉ nói rằng đoạn lịch sử này rất đặc thù, rõ ràng sau khi hôn quân Hán Linh Đế băng hà, Hán Triều đáng ra sẽ kết thúc nhanh chóng, thế nhưng bắt đầu từ Đổng Trác, trải qua mấy lần thay đổi quyền thần, Hán Hiến Đế, vị thiên tử thời Hán mạt này, thực tế đều là không còn thực quyền nữa, đồng nghĩa với việc để lại một khoảng trống đế vương, đã duy trì mấy chục năm lịch sử “Đế mà không phải đế”, nếu nói thiên hạ đã có chủ, nhưng kỳ thực ông đã là không thể làm bất cứ việc gì, còn như nói không có chủ, thì thực ra trên danh nghĩa vẫn còn. Hơn nữa bản thân ông có thiên tư thông minh, không có lỗi lầm, không dốt nát cũng không bạo ngược, quá trình kết thúc trong tay vị đế vương như thế đã kéo dài thêm 32 năm, việc an bài lịch sử như vậy quả là rất đặc thù, để con người cảm thấy mười phần bất ngờ, rất nhiều học giả nghiên cứu lịch sử đều sẽ cảm thấy khó khăn nghi hoặc, cũng có rất nhiều người vì thế mà mười phần đồng cảm với cảnh ngộ của Hán Hiến Đế.

Để làm sáng tỏ chỗ mê này, chúng ta cần từ thiên ý một lần nữa phản hồi đến đạo lý của con người thế gian. Sau khi đều sáng tỏ hai vấn đề này, thì có thể tiếp tục đi đến chương Đổng Trác phế đế.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/254817



Ngày đăng: 31-03-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.