Trang chủ Right arrow Văn hóa Right arrow Văn hóa truyền thống

Áo mật Hán tự Thần truyền (6)

16-07-2025

Tác giả: Kim Hữu Hạnh

[ChanhKien.org]

Những người đã từng tới Tây Tạng, hoặc có hiểu biết về Tây Tạng và dân tộc Tạng đều biết rằng, người Tây Tạng đặc biệt sùng kính Phật giáo Tạng truyền. Đâu đâu cũng thấy cảnh tượng hành lễ như đi ba bước khấu đầu một lạy, đi năm bước quỳ lạy chùa miếu và cao tăng. Một số người cảm thấy điều này thật khó hiểu, lại có người tỏ ra khinh thường, đặc biệt là những người chịu sự giáo dục của thuyết vô thần của Trung Cộng, họ cho rằng những người này quá ngu muội, quá lạc hậu và đó là hậu quả của việc chưa được tiếp xúc với nền văn minh hiện đại. Cũng có những người lại hết sức tò mò trước hiện tượng này, họ luôn mong muốn tìm hiểu rõ căn nguyên để có được câu trả lời.

Vậy tại sao họ có thể thành kính đến vậy? Chúng ta hãy cùng xem một số ghi chép liên quan trong thời cận đại.

Trong tu luyện Mật tông của Phật giáo Tây Tạng, khi các vị Lạt-ma đắc đạo nhập niết bàn, sẽ xuất hiện một loại hiện tượng “hồng hóa”, cảnh tượng vô cùng kỳ lạ, xuất hiện ánh sáng rực rỡ. Những vị Lạt-ma tu luyện tới cảnh giới cao, thân thể họ có thể lập tức biến thành dải sáng cầu vồng rồi rời khỏi thế gian.

Năm 1952, Trương Quốc Hoa – khi đó là Tư lệnh quân đoàn 18 giải phóng quân, và là quan chức đương nhiệm về quân sự – chính trị tối cao tại khu vực Tây Tạng của Trung Cộng, đã tận mắt chứng kiến kỳ tích này. Một ngày trước đó, một vị Lạt-ma lớn tuổi nói với Trương Quốc Hoa rằng sáng hôm sau ông sẽ rời khỏi Tây Tạng. Sáng hôm sau, Trương Quốc Hoa tới để tiễn biệt. Vị Lạt-ma ấy đã ngồi ngay ngắn ở giữa đại điện, cũng không xuống tiếp đón Trương Quốc Hoa và đoàn tuỳ tùng. Trương Quốc Hoa cùng các thuộc hạ của ông ta đứng bên quan sát. Khi các tăng nhân trong chùa tề tựu đông đủ, ngồi xung quanh vị Lạt-ma, thì thấy vị Lạt-ma bắt đầu bay lên khỏi chỗ ngồi, sau khi bay lên lại hạ xuống chỗ cũ, khi bay lên lần thứ ba thì một âm thanh lớn vang lên như tiếng sấm và vị Lạt-ma lập tức biến mất. Họ chỉ thấy một đám mây đỏ bay đi, không để lại một dấu vết nào.

Những Lạt-ma tu luyện chưa đạt tới viên mãn, khi viên tịch có thể khiến thân thể thu nhỏ tới cỡ khoảng hơn 20 cm, giống như phiên bản thu nhỏ của chính mình.

Trương Lạp Mỗ (1923-1980) sinh ra tại huyện Cống Giác, Tây Tạng. Vào năm bà 57 tuổi, một hôm, bà thông báo với các đệ tử rằng bà đã đạt tới cảnh giới sinh tử tự tại. Bà dặn dò đệ tử, sau khi bà qua đời thì không cần tụng kinh cho bà. Nói xong, bà liền viên tịch, di thể được đặt trong một chiếc chậu đồng lớn màu tím. Sau bảy ngày, thân thể của bà thu nhỏ lại chỉ cao 26cm. Thời điểm đó đã có hàng ngàn người chứng kiến sự việc này. Câu chuyện này cũng đã được đăng trên tạp chí “Phật giáo Tây Tạng”.

Từ hai ghi chép chân thực kể trên, có thể bạn sẽ có cảm giác: Thật là kỳ lạ! Nhưng đối với người Tây Tạng, ngoài sự thù thắng ra, chỉ có sự cúi đầu bày tỏ lòng tôn kính và tinh tấn mà thôi. Đây chính là nguyên do vì sao người Tây Tạng lại thành kính đến vậy! Đây chính là lý do vì sao gần như toàn bộ người dân Tây Tạng đều tín Phật. Bởi vì nhiều người trong số họ đều đã tận mắt chứng kiến hoặc tự thân trải nghiệm sự thần kỳ của tu luyện Phật Pháp!

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số hàm nghĩa của chữ Hán Thần truyền – chữ “Phật” (佛). Liên quan tới chữ “Phật” (佛), trong cuốn Chuyển Pháp Luân, Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng:

“Chữ “Phật” là tiếng Phạn, tiếng Ấn Độ cổ. Vào thời [Phật giáo] truyền vào nước Trung Quốc chúng ta, nó có hai chữ, đọc là “Phật Đà”, cũng có người phiên âm là “Phù Đồ”. Truyền tới truyền lui, người Trung Quốc chúng ta lược bớt đi một chữ, đọc thành “Phật”. [Nếu] dịch ra tiếng Trung Quốc, thì ý tưởng là gì? Chính là ‘Giác Giả’, [là] người thông qua tu luyện mà giác ngộ”.

Tại sao gọi là “Phật Đà” (佛陀)? Qua ví dụ về Trân Lạp Mỗ ở trên, chúng ta có thể dễ dàng hiểu hơn. Con người thông qua tu luyện Phật Pháp, sau khi đạt tới tầng thứ nhất định, lúc viên tịch, trong vòng bảy ngày thì nhục thân sẽ thu nhỏ thành “đà” (陀) – phiên bản nhỏ của người tu luyện. Vào thời cổ đại, có nhiều người tu Phật đã tu tới cảnh giới như vậy, do đó con người đều gọi người tu Phật Pháp nói chung là “Phật Đà” (佛陀).

Vậy tại sao lại gọi là “Phù Đồ” (浮图)? Theo nghĩa đen thì “Phù Đồ” nghĩa là “bức tranh bay lơ lửng”. Chúng ta biết rằng, thông qua tu luyện Phật Pháp, con người có thể xuất ra công năng đặc dị, “bạch nhật phi thăng” chính là một trong những công năng đặc dị đó. Điều này đều có ghi chép trong các sách cổ Trung Quốc như “Đan Kinh”, “Đạo Tạng”.

Trong cổ thư Ấn Độ “Kinh Phật” cũng có ghi chép rằng: Từ hơn 2000 năm trước, các cao tăng Phật giáo đã có thể bay lên không trung mà không tốn chút sức lực nào. Họ đã đem những cảnh sắc nhìn thấy ở trên trời vẽ thành những bức tranh lớn. Các nhà khảo cổ học Ấn Độ đã từng phát hiện một bức điêu khắc đá khổng lồ, mô tả phong cảnh đồng bằng Mandala ở lưu vực sông Hằng từ 2000 năm trước, hoàn toàn được vẽ theo góc nhìn từ trên không trung. Thời đó chưa có máy bay trực thăng, con người làm sao có thể vẽ được cảnh nhìn từ trên cao như vậy? Các nhà khoa học luôn coi những ghi chép trong “Kinh Phật” của Ấn Độ cổ như là thần thoại. Tuy nhiên, khi họ tận mắt chứng kiến kỳ tích con người bay lên không trung, họ buộc phải thừa nhận rằng những ghi chép ấy là sự thật.

Vào năm 1910, nhà thám hiểm nổi tiếng người Anh Peter Yabar, trong chuyến khảo sát rừng rậm phía Bắc Myanmar, đã gặp gỡ một vị cao tăng tu hành trong một tự viện lớn ở vùng núi hẻo lánh. Mỗi buổi sáng sớm, vị cao tăng ngồi tĩnh tọa hơn 10 phút ở trước cửa tự viện, sau đó thân thể đang ngồi xếp bằng của ông dần dần bay lên, bay một vòng trên không trong núi sâu rừng rậm, sau đó ông từ từ hạ xuống đất. Cảnh tượng thần kỳ này đã khiến Yabar hết sức kinh ngạc, ông đã dùng máy ảnh chụp lại cảnh vị tăng hành bay lơ lửng trên không trung từ nhiều góc độ khác nhau. Sau khi trở về nước, ông đã đăng tải những bức ảnh và kể lại chi tiết cảnh tượng vị tăng nhân bay lên không trung trên tờ The Guardian của Anh. Con người bay trên bầu trời, giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chẳng phải là “bức tranh bay lơ lửng” tuyệt mỹ sao! Vì vậy người Trung Quốc cổ xưa gọi người tu Phật là “Phù Đồ” (浮图) cũng không có gì là ngạc nhiên.

Dù là “Phật Đà” hay “Phù Đồ”, thì cũng đều là cách gọi người xưa chuyên dành cho những người tu Phật – hoà thượng, Lạt-ma – dựa trên các hiện tượng đặc biệt mà họ biểu hiện ra. Nhưng chúng đều không liên quan tới ý nghĩa sâu xa của chữ “Phật” (佛). Vậy rốt cuộc chữ “Phật” (佛) có hàm chứa ý nghĩa gì?

Kết cấu của chữ “Phật” (佛) rất đơn giản, do chữ “nhân” (人) ở bên trái và chữ “phất” (弗) ở bên phải tạo thành. Chữ “nhân” (人) chúng ta đều hiểu, còn ý nghĩa của chữ “phất” (弗) chính là “bất” (不). Điều này cũng phù hợp với nghĩa bề mặt của chữ “Phật” (佛) chính là: không phải là người.

Có người cho rằng, không phải người, lẽ nào bạn đang mắng chửi người ta sao? Đương nhiên không phải vậy. Nếu bạn nói Phật là con người, đó mới thật sự là một sự xúc phạm. Bởi vì Ngài là Thần, việc đem Thần so sánh ngang bằng với con người mới chính là sự bất kính lớn nhất đối với Thần!

Chúng ta thấy mặc dù kết cấu của chữ “Phật” (佛) đơn giản, nhưng lại nói cho chúng ta biết cả một quá trình hoàn chỉnh từ con người tới Thần! Con người thông qua tu luyện, thông qua đề cao tâm tính, sẽ tăng công, sẽ hình thành một cột công trụ ở trên đỉnh đầu, sẽ sản sinh ra rất nhiều công năng đặc dị. Đồng thời, ở không gian khác cũng sẽ hình thành một xích độ để đo lường tâm tính người tu luyện, “tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu” (trích trong Chuyển Pháp Luân). Trong cuốn Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đều đã miêu tả chi tiết về tất cả những điều này. Thông qua đọc các bài Kinh văn của Sư phụ, tôi thể ngộ rằng, hai nét sổ dọc trong chữ “phất” (弗) thì một nét chính là thể hiện cho công trụ mà người tu luyện tu xuất ra, nét thứ hai chính là đại biểu cho xích độ đo lường tâm tính của người tu luyện. Mặc dù công trụ và xích độ cao như nhau, nhưng do chúng ở tại không gian khác nhau, nên khi Thần tạo chữ đã dùng hình tượng hai nét sổ dọc song song cao bằng nhau để mô tả.

Vậy bộ “cung” (弓) trong chữ “Phật” (佛) có ý nghĩa gì. Về ý nghĩa bề mặt, mọi người đều biết, chủ yếu gồm có bốn điểm: Thứ nhất, biểu thị cây cung dùng để bắn tên; Thứ hai, biểu thị cây cung dùng kéo đàn hồ cầm; Thứ ba, biểu thị dụng cụ để đo đạc đất; Thứ tư, biểu thị dáng người đang cúi khom xuống. Xét từ ý nghĩa bề mặt, dường như nó không có mối quan hệ với việc tu Phật.

Trong các phần trước, chúng ta đã nhiều lần nói rõ rằng, khi Thần tạo ra chữ viết, nhất định không chỉ mang một tầng ý nghĩa bề mặt, mà sẽ hàm chứa tầng ý nghĩa sâu xa. Đương nhiên, nếu tôi không tu luyện, không đọc Chuyển Pháp Luân và các Kinh văn liên quan của Sư phụ, thì chắc chắn cũng không thể ngộ được những điều này. Khi giảng về kết cấu của vũ trụ, Sư phụ từng nói rằng kết cấu của vũ trụ này khá phức tạp, có rất nhiều các không gian hướng ngang, dọc đan xen nhau. Từ những Pháp lý này của Sư phụ, tôi lĩnh ngộ được rằng, bộ “cung” (弓) này chính là đại biểu cho vô số các không gian ngang dọc khác nhau này.

Chúng ta hãy nhìn vào chữ “cung” (弓) này, kỳ thực nó được cấu thành từ ba nét ngang và ba nét dọc. Mỗi nét ngang đại biểu cho một không gian chiều ngang, mỗi nét dọc đại biểu cho một không gian chiều dọc, và ba nét ngang ba nét dọc được dùng để nhấn mạnh sự vô số của các không gian. Số “ba” xưa nay thường mang hàm nghĩa “nhiều”, ví dụ: tam sinh hữu hạnh (ba đời may mắn); đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Đây là tầng ý nghĩa thứ nhất của “ba”. Một tầng ý nghĩa khác của nó chính là tượng trưng cho “Tam giới”, đồng thời còn có huyền cơ ba nhân ba là chín, đại biểu cho chín tầng trời lớn của Tam giới. Như vậy, chúng ta đã có thể hiểu khá rõ về nội hàm tầng sâu của chữ “phất” (弗): tức là tâm tính và công trụ đều siêu xuất khỏi Tam giới!

Người tu luyện đều biết rằng, đã siêu xuất khỏi Tam giới chính là thoát khỏi luân hồi sinh tử, chính là sẽ sản sinh ra Phật pháp thần thông uy lực vô biên, có thể diễn hoá ra những kỳ tích mà người thường không thể lý giải, không thể tưởng tượng được.

Vì vậy, hàm nghĩa sâu xa thực sự của chữ “Phật” (佛) chính là: con người thông qua tu luyện chính Pháp, khi đạt tới tầng thứ siêu xuất khỏi Tam giới, thì sẽ thoát khỏi sinh tử, người đó chính là sẽ không gì không thể, chính là Thần, chính là “Phật”! Họ chính là có thể quay trở về thế giới thiên quốc của mình! (Ví dụ đầu tiên trong bài viết chính là vị tăng nhân đã tu luyện thành công như thế, ông hóa thành mây cầu vồng bay đi! Nhưng hiện tại nếu dùng phương pháp của ông thì đã khó tu thành rồi. Trong quá trình giảng Pháp, Sư phụ đều có phân tích chi tiết liên quan đến vấn đề này).

Chuyển Pháp Luân là một cuốn kỳ thư hiếm có về vũ trụ – Pháp Luân Phật Pháp, khiến con người thông qua tu luyện có thể thành Thần, Phật. Điều này cũng đồng nghĩa như ban cho con người một chiếc thang lên trời! Đây là phúc phận của con người! Tuy nhiên, có bao nhiêu người có được duyên phận ấy? Và có bao nhiêu người có thể thực sự hiểu được điều ấy?

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/135976

Ban Biên Tập Chánh Kiến

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

Loạt bài