Mạn đàm Trung y (18): Nhịp điệu của sinh mệnh
Tác giả: Ngọc Minh
[ChanhKien.org]
Ở đâu có sinh mệnh thì ở đó có nhịp điệu, mặt trời mọc và lặn, thủy triều lên xuống, chúng có khác gì với nhịp tim và hơi thở của chúng ta không? Trăng tròn trăng khuyết, bốn mùa luân phiên nóng lạnh, các hành tinh tự quay và quay quanh hằng tinh, tất cả đều có nhịp điệu riêng của mình.
Có nhiều loại cây trồng, chẳng hạn như cây ăn quả, có chu kỳ “một năm nhiều và một năm ít”, tức là có một năm ra quả nhiều hơn, thì năm tiếp theo ra quả ít hơn, một chu kỳ là hai năm, và thổ nhưỡng cũng có nhịp điệu của sự hô hấp.
Trong một bữa tối nọ, một bác sĩ người Đức từng nói với tôi về âm nhạc của Beethoven. Ông ấy gõ tay xuống bàn, đánh nhịp “Bản giao hưởng định mệnh” rồi nói: “Tiếng gõ của bản giao hưởng định mệnh này giống như nhịp tim đập dồn dập của một cơn đau tim”. Có thể thấy những cảm xúc được phản ánh qua nhịp điệu của âm nhạc có mối liên hệ mật thiết với nhịp điệu của cơ thể con người chúng ta.
Có người đã làm một thí nghiệm, nhốt một người vào trong phòng, cho phép anh ta làm những gì mình thích nhưng không cho bất cứ dấu hiệu nào để anh ta tham chiếu thời gian, không có đồng hồ và bữa ăn cũng không có quy luật, kết quả sau một tháng người bị nhốt đó bị điên. Thời gian chính là nhịp điệu, khi nhịp điệu bị đảo lộn, sinh mệnh cũng sẽ bị rối loạn.
Trong thần thoại Hy Lạp có một vị Thần thời gian tên là Orpheus rất thích âm nhạc. Mỗi ngày, ông ấy chơi piano, mặt trời nhảy lên khỏi mặt đất theo tiếng hát của ông ấy, rồi lặn xuống vùng núi phía Tây theo tiếng hát của ông ấy. Nơi nào có thời gian thì ở đó có nhịp điệu.
Nếu các kinh mạch không còn lưu thông theo chu kỳ thì có khác gì các hành tinh đã ngừng chuyển động; nếu thủy triều không còn lên xuống theo chu kỳ khác gì nhịp tim của trời đất đã ngừng lại; nơi nào không có nhịp điệu thì ở đó không có sinh mệnh, giống như nước không gợn sóng là nước tù đọng.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/58778
Ngày đăng: 17-01-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.