Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần cuối)



[ChanhKien.org]

5. Tái bút — ý nghĩa của sinh mệnh

Thân thể là cơ sở vật chất của sinh mệnh con người, vũ trụ là không gian mà chúng ta sinh tồn, nhưng sinh mệnh từ đâu đến và tương lai sẽ đi về đâu? Từ xưa đến nay, biết bao nhân sĩ yêu nước và những người có chí hướng đã và đang miệt mài tìm kiếm. Nhà thơ Khuất Nguyên thời Xuân Thu chiến quốc có câu:

Hán Việt:

“Lộ mạn mạn kỳ tu viễn hề

Ngô tương thượng hạ nhi cầu sách”.

Diễn nghĩa:

“Đường dài còn lắm gian truân

Ta sẽ bôn ba tìm kiếm”.

Còn nhà thơ Trần Tử Ngang thời nhà Đường viết:

“Tiền bất kiến cổ nhân

Hậu bất kiến lai giả

Niệm thiên địa chi du du

Độc sảng nhiên nhi thế hạ”.

Diễn nghĩa:

“Trước không thấy cổ nhân

Sau hậu nhân chẳng thấy

Ngẫm nhìn trời đất mênh mông

Riêng ta đau lòng rơi lệ”.

Những câu thơ trên khiến đời sau bao nhiêu người buồn bã tiếc nuối. Nhưng những người trải nghiệm cận tử lại có nhận thức hoàn toàn mới về đời người, họ cho rằng linh hồn của con người là bất diệt, sau khi người ta chết thì sinh mệnh vẫn tồn tại, và con người đến thế gian là để học cách đối xử tốt với người khác, từ đó trở về nơi sinh ra sinh mệnh chân chính của chúng ta (tức nguyên thần).

Từ hàng nghìn năm nay, xã hội Trung Quốc vẫn luôn tín ngưỡng vào Phật giáo và Đạo giáo. Trong giới tu luyện, con người đã sớm thông qua phương pháp tu luyện chứng thực được sự tồn tại khách quan của nguyên thần. Trong lịch sử lâu dài của nền văn minh Hoa Hạ, rất nhiều nhà trí thức đã cảm nhận được sự tồn tại của nguyên thần, nhận thức được kiếp trước kiếp sau của sinh mệnh con người, họ tìm kiếm ngược xuôi, nghiên cứu học hỏi cả cuộc đời, muốn khám phá bí ẩn thực sự của nguyên thần và ý nghĩa chân chính của đời người. Nhưng sinh mệnh con người được sinh ra như thế nào? Ý nghĩa của đời người rốt cuộc là gì?

Đại sư Lý Hồng Chí giảng:

“Nơi vũ trụ này, chúng tôi thấy rằng sinh mệnh con người không phải sinh ra tại xã hội người thường. Sự sản sinh ra sinh mệnh chân chính của con người chính là sinh ra trong không gian vũ trụ. Bởi vì trong vũ trụ này có rất nhiều các loại vật chất chế tạo sinh mệnh; với sự vận động tương hỗ, những vật chất ấy có thể sản sinh ra sinh mệnh; nên cũng nói, sinh mệnh tối nguyên sơ của con người đến từ vũ trụ. Bản lai của không gian vũ trụ là lương thiện, là mang đầy đủ chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn; con người sinh ra cùng với vũ trụ là đồng tính. Nhưng sản sinh ra nhiều thể sinh mệnh rồi; thì cũng phát sinh quan hệ xã hội [trong] quần thể. Trong đó có một số người có thể tăng thêm tư tâm; tầng của họ dần dần rất chậm hạ thấp xuống; [khi] không thể ở tại tầng ấy nữa, thì họ phải rớt xuống dưới. Tuy nhiên tại tầng kia [họ] lại biến đổi không còn tốt nữa, họ không thể ở lại, và tiếp tục rớt xuống dưới; cuối cùng rớt xuống đến tầng của nhân loại.

Toàn thể xã hội nhân loại đều cùng trong một tầng này. Đã rớt đến bước này, đứng tại góc độ công năng mà xét, hoặc đứng tại góc độ các Đại Giác Giả mà xét, [thì] những thể sinh mệnh kia cần phải bị tiêu huỷ. Tuy nhiên các Đại Giác Giả đã xuất phát từ tâm từ bi mà cấp cho họ một cơ hội nữa; [các Đại Giác Giả] tạo nên một hoàn cảnh đặc thù, một không gian đặc thù như thế này. Tuy vậy các thể sinh mệnh tại không gian này khác xa các thể sinh mệnh tại tất cả không gian khác trong vũ trụ. Những thể sinh mệnh tại không gian này không thể nhìn thấy các thể sinh mệnh tại các không gian khác, và không thể nhìn thấy chân tướng của vũ trụ; bởi vậy ai [rớt xuống đây] đều tương đương với rơi vào [cõi] mê. Muốn hết bệnh, trừ nạn, tiêu nghiệp, thì những người này phải tu luyện, [phải] ‘phản bổn quy chân’ đó chính là điều mà các loại [môn pháp] tu luyện đều nhìn nhận. Con người phải phản bổn quy chân, đó mới là mục đích chân chính để làm người;… (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

Vậy làm thế nào mới có thể trở về nơi sản sinh ra sinh mệnh của chúng ta? Đó chính là chiểu theo đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ mà tự yêu cầu bản thân.

“Chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn để nhận định tốt và xấu trong vũ trụ. Thế nào là tốt, thế nào là xấu? Chính là dùng Nó {Chân Thiện Nhẫn} mà xác định” (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

“Là một cá nhân, nếu thuận với đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ, thì mới là một người tốt; còn người hành xử trái biệt với đặc tính này, thì đúng là một người xấu. Trong đơn vị [công tác], hoặc ngoài xã hội, có người có thể nói chư vị xấu, [nhưng] chư vị không nhất định đúng là xấu; có người nói chư vị tốt, chư vị lại cũng không nhất định đúng là tốt. Là người tu luyện, [nếu] đồng hoá với đặc tính này, [thì] chư vị chính là người đắc Đạo; [Pháp] lý đơn giản như vậy.” (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân)

Người ta đã nhận ra sự tồn tại của nguyên thần và sự bất diệt của sinh mệnh con người, biết được sau khi con người chết vẫn còn có kiếp sau, người có trí huệ sẽ biết suy xét đến sự vĩnh hằng của sinh mệnh bản thân, người đó tin rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, họ sẽ không muốn thành công nhanh chóng hoặc vì chút lợi ích nhỏ trước mắt, vì những được mất trong đời mà làm chuyện xấu, vậy nên người đó sẽ dùng “Chân, Thiện, Nhẫn” để yêu cầu bản thân, tích đức hành thiện, cho dù có thể sẽ vì thế mà gặp phải một số thống khổ, bởi vì người đó biết rõ con người còn có đời sau. Nhưng trong xã hội hiện nay, vì đạo đức nhân loại đã bị móp méo, khiến nhiều người vì ham muốn cá nhân mà không màng đến lợi ích của người khác, có người thậm chí coi “người không vì mình, trời tru đất diệt” làm phương châm sống, điều này hoàn toàn trái ngược với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ. Những gì mà người trải nghiệm cận tử đã kinh qua một lần nữa cho chúng ta biết, con người không chỉ có nguyên thần, sau khi con người chết còn có đời sau, hơn nữa sau khi người ta chết đi, nguyên thần sẽ đối mặt với sự phán xét, một người cả đời hành thiện sẽ có phúc báo, còn người làm nhiều điều bất nghĩa tất sẽ gặp ác báo. Một khi con người làm nhiều điều ác, đó không chỉ là vấn đề gặp phải ác báo, mà bản chất sinh mệnh thực sự của người đó sẽ gặp nguy hiểm.

“Nhưng điều mà kẻ không điều ác nào mà không làm sẽ đương đầu chính là việc toàn bộ tế bào giải thể hết, trong Phật giáo gọi là ‘hình thần toàn diệt’.” (Chuyển Pháp Luân).

Pháp Luân Đại Pháp là một cách gọi dùng trong nhân loại. Thực ra đó là Pháp của vũ trụ. Tất cả sinh mệnh trong vũ trụ đều chịu sự chế ước của Ông.

“Vậy Phật Pháp là gì? Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản. Phật Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức thể hiện khác nhau, tại các tầng khác nhau có các tác dụng chỉ đạo khác nhau; tầng càng thấp [thì] biểu hiện càng phức tạp. Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy; thời xưa giảng rằng ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ; [ngũ hành kia] cũng có tồn tại chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy. Người tu luyện đến được tầng nào thì chỉ có thể nhận thức được thể hiện cụ thể của Phật Pháp tại tầng ấy; đó chính là quả vị và tầng tu luyện [của người ấy]. Nói chung, Pháp rất lớn. Đến điểm cực cao mà giảng, thì rất đơn giản; bởi vì Pháp kia giống như hình dáng của kim tự tháp. Đến nơi tầng cực cao thì ba chữ có thể dùng để khái quát, đó chính là Chân Thiện Nhẫn; thể hiện tại các tầng cực kỳ phức tạp”. (Bài giảng thứ nhất – Chuyển Pháp Luân).

Đệ tử Pháp Luân Đại Pháp mọi thời khắc trong cuộc sống hằng ngày luôn lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” để yêu cầu bản thân, người trước ta sau, làm việc gì cũng nghĩ cho người khác, sống vô tư vô ngã, cuối cùng đồng hóa với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ. Nhưng một khi chính Pháp được truyền, sẽ có tà ma đến can nhiễu, đây là đạo lý tương sinh tương khắc của vạn vật. Cái tốt và cái xấu luôn song hành cùng nhau. Tập đoàn chính trị lưu manh Giang Trạch Dân vì sự ích kỷ của mình đã bất chấp nguyện vọng của người dân, tiến hành cuộc bức hại lưu manh theo kiểu cách mạng văn hóa đối với hàng nghìn hàng vạn học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Vậy hậu quả của việc công kích nhắm vào “Chân, Thiện, Nhẫn” là gì? Đó tất nhiên là sự ngang ngược của “Giả, Ác, Bạo”, trường bức hại này chẳng phải là hủy diệt nhân loại tận gốc rễ sao? Vậy những người bức hại sẽ phải gánh chịu hậu quả gì? Đó không đơn giản chỉ là vấn đề một nguyên thần bị tiêu hủy, bởi vì thân thể người tồn tại trong rất nhiều không gian, thân thể trong tầng tầng không gian của người đó phải gánh chịu sự thống khổ vô tận trong quá trình bị tiêu hủy, để bồi thường những tội nghiệp mà bản thân gây ra khi bức hại Đại Pháp, điều đó mới vô cùng đáng sợ.

Trong Giảng Pháp tại Pháp hội châu Âu, Ngài Lý Hồng Chí có giải đáp một đoạn như sau:

“Đệ tử: Thế nào là hình thể và linh hồn của con người toàn diệt?

Sư phụ: Đây lại là một việc vô cùng đáng sợ, vô cùng đáng sợ! Giảng cụ thể thì chư vị không chịu đựng nổi mức độ đáng sợ đó, quá đáng sợ rồi! Con người cho rằng, người ta chỉ có một đời, kỳ thực trong một đời này của người ta lại vừa vặn tựa như giấc ngủ, tự kỷ chân chính của chư vị lại không khởi tác dụng gì lớn. Khi cá nhân ấy từ bên trong thân xác xuất ra, chư vị phát hiện chư vị là nhẹ nhàng phiêu đãng, khi không chịu sự ức chế của đại não, chư vị phát hiện tư tưởng của chư vị toàn bộ đều mở ra. Sau khi tiến nhập vào không gian đó thì cũng phát sinh khác biệt so với thời gian của không gian của người thường. Hệt như tỉnh ngủ, chư vị sẽ đột nhiên phát hiện những sự việc đã làm trong đời một cách sống động, mỗi một việc nhỏ cũng đều tựa như vừa mới làm, rõ ràng như thế, lập tức đại não đều giải phóng. Toàn bộ chuyện tốt và chuyện xấu chư vị đã làm chư vị đều biết, chư vị có thể nói sự việc mà chư vị làm trong người thường không phải là chư vị làm sao? Chư vị lại chuyển sinh, chư vị lại làm chuyện xấu, cũng không được. Thần nhìn sinh mệnh là nhìn chỉnh thể, chứ không nhìn một đời chư vị, cho nên sinh mệnh này của chư vị đã làm những gì đều phải hoàn trả, là đạo lý này. Cho nên người ta làm chuyện xấu rồi thì phải hoàn trả.

Vậy thì nếu tiêu hủy thì nó quá đáng sợ rồi! Nếu là hình thần đều toàn diệt rồi, tiêu diệt như thế nào đây? Chính là lấy sinh mệnh hữu hình trong một đời của cá nhân này giết chết đi, tiêu diệt đi. Tại tích tắc giết chết thân thể, ở trong cảnh giới đồng đẳng mà nguyên thần có thể sinh tồn [thì] tất cả linh thể của chư vị toàn bộ đều giết chết. Sau khi giết chết, họ chưa phải thực sự chết, họ chỉ bất quá là đã ly khai một tầng này, sinh mệnh vi quan hơn của họ vẫn tồn tại. Vậy thì sinh mệnh vi quan hơn cũng đồng thời lại giết chết, từng tầng từng tầng trong quá trình giết chết họ vẫn phải hoàn nghiệp. Hoàn như thế nào đây? Trong thống khổ bị tiêu hủy, phải chịu hết thảy tội, cũng giống như ở trong địa ngục kia mà chịu bị nung nấu vậy, nung đỏ miếng sắt lên rồi áp vào, nói chung là hết thảy đều ở trong thống khổ mà hoàn [trả], sau đó tầng tầng giết chết. Sau khi giết chết rồi sinh mệnh của chư vị vẫn chưa kết thúc, bởi vì chư vị vẫn có sinh mệnh cấu thành bởi lạp tử vi quan hơn, sinh mệnh của một tầng ấy tiếp tục lại chịu đựng, lại giết chết; sau đó thân thể của vi quan hơn họ tiếp tục lại chịu đựng, lại giết chết; thẳng đến diệt tận, thống khổ đó là đáng sợ nhất!!! Có người nói tôi làm chuyện xấu rồi thì chết là xong, nào dễ dàng vậy?! Chư vị phải hoàn trả tất cả những việc xấu mà chư vị làm thì mới có thể xong. Mà cái xong kia cũng không phải là xong, sẽ đánh chư vị đến một nơi bẩn thỉu vô tỷ – bẩn thỉu nhất trong vũ trụ. Đờm của nhân loại, Thần đều nói đờm của con người là bẩn thỉu nhất, ném chư vị vào trong một cái lọ đờm. Đờm của bệnh nhân chư vị đều cảm thấy bẩn, bẩn thỉu nhất. Nhưng tôi nói với chư vị, cái này so với nơi bẩn thỉu nhất, bẩn thỉu nhất kia không biết là kém gấp bao nhiêu lần nữa, sẽ bị đánh đến nơi bẩn thỉu nhất, bẩn thỉu nhất. Lúc này vẫn còn một chút tri giác, biết rằng bẩn thỉu, chư vị nói xem đó là tâm tình gì đây? Cứ ở đó vĩnh viễn mà sống, vĩnh viễn không có ngày ra. Đó mới là sự việc tương đối đáng sợ! Thích Ca Mâu Ni không có giảng đến bước này, bởi vì Ông chỉ giảng đến địa ngục, giảng đến sự việc của mười tám tầng địa ngục. Mỗi tầng địa ngục này khổ hơn một tầng địa ngục khác. Có lúc tôi giảng tội của người phá hoại Đại Pháp, mười tám tầng địa ngục cũng chứa không nổi. [Vừa rồi] giảng cho chư vị một việc rất đáng sợ vậy!”

Trong cuộc bức hại tà ác đối với Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục, có người có thể đưa ra những nhận định đầy lý trí, chứ không mù quáng nghe theo mệnh lệnh của những kẻ cầm quyền mà tạo tội nghiệp khiến tương lai sinh mệnh của bản thân chịu đựng thống khổ; nhưng cũng có người chỉ vì một chút lợi ích chính trị và tiền bạc trước mắt mà không e ngại trợ giúp tà ác, trở thành người đi đầu trong việc bức hại Pháp Luân Công. Có một số cảnh sát rõ ràng biết rằng, người hàng xóm tu luyện Pháp Luân Công là người tốt, nhưng vẫn dồn họ vào chỗ chết, còn nói “ai cho tôi tiền thì tôi làm việc cho người đó”, nhưng bạn có biết nếu bạn làm như vậy, sẽ mang lại điều gì cho tương lai sinh mệnh của bạn không?

Chúng tôi chân thành hy vọng rằng bạn có thể thử xem trải nghiệm cận tử của sĩ quan Heidler và thiện đãi các học viên Pháp Luân Đại Pháp, bởi vì họ là những người tu luyện. Vào thời cổ đại ở Trung Quốc, ngay cả Hoàng Đế cũng vô cùng tôn kính người tu luyện. Hoàng Đế cần dẫn dắt quần thần kính Trời, vì họ biết rằng con người chỉ là sinh mệnh nhỏ bé cấp thấp trong vũ trụ bao la vô tận. Là một sinh mệnh trong vũ trụ thì con người phải chịu sự chế ước của quy luật vũ trụ, không thể làm trái ý Trời.

Độc giả thân mến, Pháp Luân Đại Pháp (chiểu theo đặc tính Chân, Thiện, Nhẫn của vũ trụ) đang hồng truyền ở Trung Quốc và trên toàn thế giới, cuộc bức hại của tập đoàn chính trị lưu manh Giang Trạch Dân đối với hàng trăm triệu người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã hoàn toàn thất bại, đây là sự kiện quan trọng hàng đầu trong xã hội nhân loại ngày nay. Cuộc đời mỗi người không chỉ là một kiếp này đâu, sau khi bạn kinh qua trải nghiệm cận tử, hiểu được chân lý của vũ trụ và ý nghĩa đời người mà Pháp Luân Đại Pháp đã tiết lộ, bạn có cảm nghĩ gì?

Trong lịch sử vài chục năm nay của Trung Quốc, những kẻ đương quyền đã bức hại rất nhiều người dân lương thiện vì tham vọng quyền lực của bản thân. Những kẻ đương quyền thường dùng thủ đoạn bịa đặt hoang ngôn, lừa gạt bách tính nhằm duy trì cuộc bức hại. Chúng tôi hy vọng rằng trong trường tà ác bức hại Pháp Luân Đại Pháp này, bạn đừng tin vào những tuyên truyền của tà ác và sức ép chính trị của tập đoàn chính trị lưu manh Giang Trạch Dân, đừng vì một suy nghĩ sai lầm nhất thời mà bức hại Đại Pháp hoặc trong tư tưởng phản đối Đại Pháp, suy nghĩ sai lầm ấy sẽ mang đến cho bạn sự hối hận ngàn thu!

“Chân, Thiện, Nhẫn” là đặc tính của vũ trụ, là Pháp lý trong vũ trụ chúng ta. Hành xử thuận theo tiêu chuẩn này mới là đúng đắn. Những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúc phúc bạn có thể chiểu theo đặc tính vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” để đưa ra những lựa chọn sáng suốt, vì sự vĩnh hằng của sinh mệnh bản thân mà đặt định ra một tương lai tốt đẹp.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/13.htm

Tài liệu tham khảo:

1. Chuyển Pháp Luân – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc, tháng 11 năm 1998.

2. Đại Viên Mãn Pháp – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc, tháng 7 năm 1999.



Ngày đăng: 24-10-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.