Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.2)



[ChanhKien.org]

4.2 Thời gian và không gian

Khái niệm về không gian đã được chúng tôi đề cập đến khi phân tích về quan hệ giữa thân thể người và sinh mệnh, không gian giữa các tầng bề mặt được cấu thành từ các lạp tử lớn nhỏ khác nhau chính là các không gian khác nhau. Bởi vì nhân loại không thể đột phá không gian vật chất này của chúng ta, mặc dù hiện nay các tàu vũ trụ đã bay ra khỏi không gian bên ngoài Trái Đất, con người đã đặt chân lên Mặt Trăng, tàu thăm dò không gian đã bay ra khỏi hệ Mặt Trời, nhưng chúng ta vẫn không thể nhìn thấy được các sinh mệnh bên ngoài Trái Đất. Bởi vì chúng ta chỉ đang bay đi bay lại trong không gian vật chất của nhân loại, đương nhiên sẽ không thấy được sinh mệnh ở các không gian khác. Nếu muốn tiến nhập vào không gian khác thì thân thể của chúng ta phải phù hợp với yêu cầu và hình thức tồn tại của sinh mệnh ở không gian đó. Hiện nay, các lĩnh vực tiên tiến nhất của nền vật lý hiện đại đã có thể nhận ra sự tồn tại của không gian khác. Vào năm 1998, Akini Hamid và các nhân viên nghiên cứu thuộc đại học Stanford ở California, Hoa Kỳ đã đề xuất trong Thuyết thế giới đa màng rằng, con người có thể chỉ sinh tồn ở trên bề mặt của một tầng (màng) trong số rất nhiều không gian. Vào ngày 28 tháng 06 năm 2001, Tạp chí Khoa học uy tín thế giới “Nature” đã đưa tin về việc phát triển nghiên cứu Thuyết thế giới đa màng. Thế nhưng, giới tu luyện đã sớm nhận thức được điều này từ hàng nghìn năm trước. Ví như, cả Phật gia và Đạo gia đều nhận thức rằng trong tam giới có rất nhiều tầng “Trời” khác biệt với thế giới của chúng ta. Vì nguyên thần là do lạp tử vi quan cấu thành, nên sau khi nguyên thần của người trải nghiệm cận tử ly thể có thể tiến nhập vào không gian khác và có thể giao tiếp với sinh mệnh của không gian đó. Cảm giác mà người trải nghiệm cận tử đi xuyên qua đường hầm có lẽ chính là cảm giác khi nguyên thần của họ xuyên qua các không gian khác.

Nói đến không gian thì không thể không nhắc đến thời gian. Đại sư Lý Hồng Chí từng tiết lộ trong các bài giảng của Ngài rằng:

“Nói về thời gian, trong những không gian khác nhau có những thời gian khác nhau. Cái thời gian đó vô cùng phức tạp, cũng giống như bên trong một cái đồng hồ có những bánh răng to nhỏ khác nhau, hầu như là vậy. Kỳ thực còn phức tạp hơn như vậy không biết bao nhiêu ức lần – triệu lần vẫn còn kém.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu năm 1998).

“Theo chỗ khoa học hiện nay nhìn nhận thì thân thể vật chất này từ tế bào trở xuống có trạng thái thế nào? Các loại thành phần phân tử, dưới phân tử là nguyên tử, proton, hạt nhân nguyên tử, điện tử, hạt quark; lạp tử nhỏ nhất mà hiện nay nghiên cứu đến là neutrino.” (Bài giảng thứ hai– Chuyển Pháp Luân).

“Một khi thân thể người ta chuyển động, [thì] các tế bào trong thân thể người đều động theo; hơn nữa ở vi quan tất cả các phân tử, proton, điện tử, cho đến nhỏ hơn mãi nữa tất cả thành phần đều vận động theo. Nhưng chúng có hình thức tồn tại độc lập; các hình thức tồn tại của thân thể trong các không gian khác cũng đều trải qua một loại biến đổi.” (Bài giảng thứ hai– Chuyển Pháp Luân).

Vì những không gian nơi thân thể tồn tại này có sự sai biệt về thời gian, do đó cùng một sự việc, nhưng biểu hiện của chúng trong các không gian khác nhau là khác nhau. Lấy một ví dụ không chính xác lắm, đồng hồ có ba kim, đó là kim giờ, kim phút và kim giây. Chúng lần lượt tượng trưng cho thân thể của bạn ở ba không gian khác nhau, một đời của bạn là một vòng quay của mặt đồng hồ. Sự sống của bạn bắt đầu từ số không, ba kim đồng hồ này đồng thời chuyển động, khi kim giây quay hết một vòng thì bạn đã đi hết một đời ở không gian đó; mà kim phút mới chỉ đi được một khoảng nhỏ, vậy thì ở trong không gian đó, bạn chỉ mới sống được vài tuổi thôi; nhưng lúc này kim giờ hầu như chưa chuyển động, cũng có nghĩa là bạn mới được sinh ra ở không gian đó, do vậy sự sai biệt về thời gian trong các không gian khác nhau là vô cùng lớn.

Đại sư Lý Hồng Chí đã chỉ ra rằng:

“Khi một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một phạm vi nhất định trong không gian của vũ trụ này có rất nhiều những ‘cá nhân ấy’ đồng thời giáng sinh, cũng giống như cá nhân kia, cùng mang một tên, những việc họ làm là đại đồng tiểu dị; do đó cũng được tính là bộ phận của toàn bộ chỉnh thể cá nhân ấy.” (Bài giảng thứ bảy Chuyển Pháp Luân).

“Khi một cá nhân giáng sinh, trong một không gian đặc thù không có khái niệm thời gian, cuộc đời vị ấy đã đồng thời tồn tại ở đó rồi; có [những người] không chỉ là một đời [đồng thời tồn tại ở đó].” (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân).

Nếu nguyên thần của một người có thể dựa vào một phương thức nào đó để cảm nhận được tín tức từ không gian khác, vậy thì người trải nghiệm cận tử có thể biết trước tương lai. Chúng ta đều biết rằng một số thầy toán mệnh và nhà dự ngôn có thể dự đoán tương lai. Đôi lúc tính chính xác của toán mệnh và dự ngôn khiến chúng ta cảm thấy kinh ngạc, cảm thấy thật khó hiểu vì sao họ biết được những tín tức này. Thực ra các nhà tiên tri đã dựa vào công năng đặc dị mà nhìn thấy được cảnh tượng ở không gian khác, còn những người toán mệnh thông thường thì dựa vào phương pháp thuật số cao cấp từ thời xa xưa mà bản thân đã nắm vững để có được tín tức từ không gian khác, và những sự việc được các tín tức này tiết lộ vẫn chưa xảy ra trong không gian của chúng ta. Nếu như sự việc ấy đã tồn tại trong một không gian đặc thù như vậy, thì cũng có nghĩa là một đời của con người đã được sắp đặt xong rồi. Tất cả những người trải nghiệm cận tử đều nhận được một thông điệp: cuộc sống của bạn vẫn chưa kết thúc, bạn phải quay trở lại thân thể và tiếp tục cuộc sống của mình. Và có thể hồi tưởng lại một đời, bởi vì nguyên thần của họ cảm nhận được cảnh tượng trong không gian đặc thù này.

Bên trên, tác giả dùng những hiểu biết nông cạn của mình đối với Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp để phân tích những hiện tượng điển hình xuất hiện trong trải nghiệm cận tử, đưa ra một số tham khảo cho bạn đọc. Trên thực tế, Pháp Luân Đại Pháp có thể đưa ra những lời giải thích hoàn hảo cho tất cả những hiện tượng siêu thường xuất hiện trong trải nghiệm cận tử. Nếu quý vị muốn tìm hiểu nhiều hơn những bí ẩn về thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ, xin hãy đọc toàn bộ cuốn “Chuyển Pháp Luân” và những cuốn sách khác của Đại sư Lý Hồng Chí.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/12.htm

Tài liệu tham khảo:

1. Chuyển Pháp Luân – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc tháng 11 năm 1998.

2. Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc tháng 7 năm 1997.

3. Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc tháng 3 năm 1999.

4. Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sĩ – tác giả Lý Hồng Chí, nhà xuất bản Pháp Luân Phật Pháp, Hồng Kông, Trung Quốc tháng 3 năm 1999.



Ngày đăng: 03-10-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.