Mở cánh cửa sinh tử, khám phá bí ẩn của linh hồn (Phần 4.1)



[ChanhKien.org]

4. Vén lên bức màn bí ẩn về trải nghiệm cận tử

Trải nghiệm cận tử là một ngành khoa học tuyến đầu hiện nay, nó là một lĩnh vực nghiên cứu tổng hợp liên quan đến nhiều ngành khoa học như y học, sinh vật học, thần kinh học, tâm thần học, tâm lý học, vật lý học, khoa học xã hội, v.v. Với tư cách là người biên dịch, mặc dù chúng tôi xuất thân từ những lĩnh vực khoa học khác nhau, nhưng xét từ những kiến thức mà chúng tôi nắm được, cho đến nay vẫn chưa có một lý luận khoa học hiện đại nào có thể giải thích rõ ràng về trải nghiệm cận tử. Tuy rằng có một số tác phẩm thuộc lĩnh vực tôn giáo cũng đề cập đến một số hiện tượng như linh hồn của con người,… nhưng những tác phẩm này lại khác biệt quá xa so với khoa học hiện đại và rất khó được người hiện đại lý giải và tiếp nhận.

Năm 1992, môn tu luyện Đại Pháp thượng thừa hoàn toàn mới mẻ bắt đầu hồng truyền ở Trung Quốc đại lục và trên toàn thế giới, đó chính là Pháp Luân Đại Pháp. Người sáng lập pháp môn này là Đại sư Lý Hồng Chí, Ngài đã dùng ngôn ngữ khoa học hiện đại đơn giản mà dễ hiểu, để giải thích một cách toàn diện và rõ ràng về thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ trong cuốn kiệt tác “Chuyển Pháp Luân” của mình, mà những lập luận này cũng lần đầu tiên tiết lộ đầy đủ tấm màn bí ẩn về trải nghiệm cận tử. Dưới đây tác giả sẽ cố gắng phân tích một số trải nghiệm cận tử dựa trên những lý giải hạn hẹp của mình đối với các pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp.

4.1 Thân thể người và sinh mệnh

Sinh mệnh con người chẳng lẽ chỉ đơn giản là cái nhục thân này của chúng ta hay sao? Lẽ nào nói rằng sinh mệnh con người sẽ vĩnh viễn biến mất cùng với việc nhục thân tử vong? Kinh nghiệm của vô số người trải nghiệm cận tử nói cho chúng ta biết rằng sự sống vẫn tồn tại sau khi con người chết. Vậy rốt cuộc mối quan hệ giữa thân thể người và sinh mệnh là gì?

Trong Chuyển Pháp Luân, Đại sư Lý Hồng Chí giảng rằng:

“Thân thể người ta nếu không có nguyên thần của mình, không có tính khí tính cách, đặc tính, không có những thứ ấy, thì chính là một tảng thịt; nó không thể là một con người hoàn chỉnh, có mang theo cá tính tự ngã độc lập”.

Theo quan điểm của khoa học hiện đại, thân thể người là do vô số tế bào tổ hợp thành, tế bào lại do phân tử cấu thành, mà phân tử là do nguyên tử cấu thành, nguyên tử lại là do hạt nhân nguyên tử và electron cấu thành, truy xuống dưới nữa còn có hạt quark, neutrino, v.v. Đây là những điều mà nền khoa học hiện đại ngày nay có thể nhận thức được. Phải chăng xuống dưới nữa còn có những hạt cực nhỏ hơn? Khi con người chết đi, tế bào của thân thể người chết rồi, phải chăng nguyên tử, hạt nhân nguyên tử trong thân thể người cũng chết theo hoặc biến mất hay sao? Thân thể người có vô số tế bào, trong mỗi tế bào có vô số phân tử, mỗi phân tử lại là do vô số nguyên tử và hạt nhân nguyên tử cấu thành, nếu như hạt nhân nguyên tử thật sự có thể biến mất sau khi con người chết, vậy thì cái chết của người đó sẽ gây ra một vụ nổ hạt nhân. Nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa nhìn thấy người chết nào bị hỏa táng lại gây ra thảm họa hạt nhân cho thế giới. Sinh mệnh phải chăng tồn tại ở một tầng lạp tử nhỏ hơn? Thực chất chính là như vậy.

“Vào lúc con người chết, những hạt nguyên tử trong thân thể có thể tùy tiện chết theo không? Vì vậy chúng tôi phát hiện rằng khi con người chết rồi, thì chỉ tại tầng không gian của chúng ta, thành phần ở tầng phân tử thô nhất mới bị tuột ra; còn tại các tầng không gian khác thì các thân thể không hề bị huỷ.” (Chuyển Pháp Luân).

“Chúng tôi từ cao tầng mà nhìn, thấy [khi] con người chết rồi, [nhưng] nguyên thần bất diệt. Nguyên thần bất diệt là sao? Chúng tôi thấy rằng sau khi người ta chết, [thì xác] người ở chốn an nghỉ kia, chẳng qua chỉ là các tế bào của thân người trong không gian này của chúng ta mà thôi. Các tổ chức tế bào của nội tạng và bên trong thân thể, toàn bộ thân người, và từng tế bào tại không gian này đều thoát rơi ra; còn thân thể tại các không gian khác như phân tử, nguyên tử, proton, cho đến các vật chất vi lạp thành phần nhỏ hơn thì không chết; chúng vẫn ở trong các không gian khác, [chúng] vẫn tồn tại trong các không gian vi quan.” (Chuyển Pháp Luân).

Nguyên thần mới chính là sinh mệnh thực sự của con người, mà nguyên thần của con người là do những lạp tử vi quan cấu thành. Nếu ví tế bào phân tử của thân thể người như một bộ y phục, thì cái chết cũng giống như việc con người cởi bỏ một bộ y phục vậy. Sau khi nguyên thần thoát khỏi cái thân thể cấu thành từ tế bào phân tử này, thì nó sẽ tồn tại ở một không gian vi quan hơn, lúc này thân thể của nguyên thần là do lạp tử vi quan hơn cấu thành và không hề tử vong. Thân thể này có thể bay lên, không lạnh không nóng, không nặng không nhẹ, vô cùng mỹ diệu. Tất cả những người từng ở trạng thái cận tử đều có trải nghiệm ly thể, chính là cảm thấy bản thân rời khỏi thân thể của mình sau đó bay lên, thực ra đây chính là quá trình nguyên thần ly thể. Khi con người chết, quá trình nguyên thần ly thể từng được các nhà khoa học quan trắc được.

Năm 1906, tiến sĩ Mike Tegar tại bệnh viện bang Massachusetts, Hoa Kỳ đã phát hiện trong quá trình tử vong, trọng lượng của bệnh nhân giảm dần với tốc độ 1 ounce/giờ, trong giây phút con người tắt thở, cân nặng giảm đột ngột 3/4 ounce (không tính nhân tố vật lộn với sự sống trước khi bệnh nhân chết). Bài luận văn này đã được công bố trên tạp chí học thuật của hiệp hội nghiên cứu tâm thần học Hoa Kỳ. Năm 1916, nhà khoa học người Mỹ, tiến sĩ Carter đã lần nữa tiến hành thí nghiệm này, ông dùng một tấm màn được nhuộm bằng loại thuốc có tên là dicyanin để quan sát thân thể người lúc tử vong. Ông quan sát thấy rằng, đúng vào lúc bệnh nhân chết, có một vật phát sáng giống như sương mù từ trong thân thể bệnh nhân bay lên, phản chiếu lên tấm màn, trong chốc lát liền biến thành hình dạng giống với thân thể bệnh nhân rồi từ từ bay lên, hướng về phía cửa sổ và biến mất một cách bí ẩn, đồng thời trọng lượng người này lập tức giảm đi 3/4 ounce.

Vậy thì nguyên thần và nhục thân của con người có quan hệ gì? Mọi người đều biết, mọi hoạt động sinh sống của con người tại thế gian đều do đại não con người điều khiển, là chỉ lệnh mà tư duy đại não phát xuất ra. Vậy tư duy của con người đến từ đâu? Mọi người thường cho rằng hoạt động tư duy của con người được sinh ra trong mạng lưới thần kinh của não bộ, nếu không có mạng lưới thần kinh, thì sẽ không có hoạt động suy nghĩ của não bộ và ý thức của con người. Tuy nhiên những nghiên cứu về trải nghiệm cận tử đã phủ định giả thuyết này, bởi vì những người trải nghiệm cận tử sau khi chết lâm sàng và não bộ ngừng hoạt động (điện não đồ là một đường thẳng) vẫn có ý thức rõ ràng và hoạt động tư duy của đại não, trải qua những trải nghiệm cận tử đầy ly kỳ. Vậy thì suy nghĩ của con người rốt cuộc đến từ đâu?

Đại sư Lý Hồng Chí giảng:

“Tín tức chân chính phát xuất ra trong đại não người không phải là bản thân đại não người ta phát huy tác dụng, không phải bản thân đại não phát xuất ra, mà là nguyên thần của người ta phát xuất ra. Nguyên thần con người không chỉ lưu trú tại nê hoàn cung. Nê hoàn cung mà Đạo gia nói đến chính là thể tùng quả mà Y học hiện đại chúng ta vẫn nhìn nhận. Nếu nguyên thần ở nê hoàn cung, thì chúng ta thực sự cảm thấy như đại não đang suy xét vấn đề, đang phát xuất ra tín tức; nếu như nó ở tim, thì thực sự cảm thấy tim đang suy xét vấn đề.” (Chuyển Pháp Luân).

Trung Quốc có một câu thành ngữ “cầu được ước thấy” (心想事成), có thể là lý do này. Nếu nguyên thần của người ngụ ở tim, thì người ta sẽ cảm thấy tim đang truyền đạt thông điệp. Sở dĩ người ta cho rằng đại não tiến hành hoạt động tư duy, là vì nguyên thần thông thường lưu trú ở thể tùng quả của đại não. Nhưng bất kể nguyên thần ở trong đại não hay ở nơi nào khác trong cơ thể con người, thì tư duy thực sự là từ nguyên thần phát xuất ra.

Có lẽ các nhà giải phẫu học sẽ nói, tại sao khi giải phẫu đại não con người không nhìn thấy nguyên thần nào cả? Ban nãy chúng ta vừa nói đến, nguyên thần là do những hạt vi quan hơn cấu thành, không phải được cấu thành từ tế bào phân tử của chúng ta, vì thế chúng không tồn tại trên nhục thân này.

Đại sư Lý Hồng Chí đã chỉ ra:

“Vật chất ở [các mức] vi lạp có phân tử, nguyên tử, proton, khảo sát xuống nữa mãi đến tận cùng; nếu như tại mỗi tầng có thể nhìn thấy được một diện {bề mặt} của tầng, chứ không phải là một điểm, [tức là] thấy một diện của tầng phân tử, thấy một diện của tầng nguyên tử, một diện của tầng proton, một diện của tầng hạt nhân nguyên tử, thì chư vị đã nhìn thấy được hình thức tồn tại tại những không gian khác nhau. Bất kể vật thể nào, kể cả thân thể người, cũng đều đồng thời tồn tại [tại các] tầng không gian cùng với không gian vũ trụ, [chúng] cũng có tương thông [với nhau]. Vật lý học hiện đại của chúng ta nghiên cứu các vi lạp vật chất, [nó] chỉ nghiên cứu từng vi lạp, phân tích, phân tách nó; phân tách hạt nhân nguyên tử rồi lại nghiên cứu thành phần phân rã [của hạt nhân]. Nếu có các thiết bị có thể triển khai mà nhìn thấy trong tầng ấy—toàn bộ thể hiện của tất cả thành phần nguyên tử hoặc thành phần phân tử ở trong tầng này—nếu có thể nhìn thấy được cảnh tượng ấy, thì chư vị đã đột phá được đến không gian ấy mà nhìn thấy được chân tướng tồn tại ở các không gian khác.” (Chuyển Pháp Luân).

Nếu chúng ta có thể đột phá được đến không gian mà nguyên thần tồn tại, thì cũng sẽ nhìn thấy hình thức tồn tại của nguyên thần.

Vật lý năng lượng cao cho rằng, các hạt càng vi quan thì năng lượng càng lớn.

Đại sư Lý Hồng Chí cũng chỉ ra:

“Tôi nói rằng bất kể vật thể nào cũng đều có năng lượng, ngay cả phân tử cũng là có năng lượng. Người ta không cảm giác được rằng phân tử có năng lượng là vì bản thân nhân loại là do phân tử cấu thành, vì vậy không cảm giác được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sĩ 1998).

“Dưới tác dụng của một trường điện từ nhất định, khí công sư có thể phát ánh quang huy rất mạnh mẽ, đẹp vô cùng. Công lực càng cao thì trường năng lượng phát ra càng lớn”. (Chuyển Pháp Luân).

Đối với những sinh mệnh thể cao cấp ở không gian khác, thân thể của họ là do các hạt vi quan hơn cấu thành, cho nên hình tượng của họ là hào quang rực rỡ. Nhưng mắt thường của chúng ta và các thiết bị hiện nay không nhìn thấy hoặc đo thấy được, bởi vì họ tồn tại ở không gian khác. Đây chính là lý do tại sao rất nhiều người có trải nghiệm cận tử đều nhìn thấy ánh sáng, hơn nữa còn cho rằng ánh sáng này là một loại sinh mệnh mà không phải là vật chất, thực ra ánh sáng này là một loại sinh mệnh cao cấp, chỉ là họ không nhìn rõ hình tượng, cho nên cảm thấy như một loại ánh sáng, đương nhiên cũng có người trải nghiệm cận tử có thể nhìn rõ hình tượng, nên cho rằng đó là sinh mệnh thể được cấu thành từ ánh sáng. Vì những sinh mệnh cao cấp này là đại trí đại huệ, là từ bi, do vậy những người trải nghiệm cận tử luôn cảm nhận được trí huệ, sự từ bi và bao dung không gì sánh được từ trong ánh sáng đó. Thực ra đó là giao tiếp với sinh mệnh cao cấp ở không gian khác. Những sinh mệnh cao cấp này đều có công năng, họ có thể truyền cảm tư duy, nên khi người trải nghiệm cận tử giao tiếp với ánh sáng, cảm thấy không phải dùng ngôn ngữ mà dùng suy nghĩ để giao tiếp.

Nếu như nguyên thần không ở trong không gian của chúng ta, vậy thì làm sao họ có thể chi phối được hoạt động thân thể trong không gian vật chất này của chúng ta? Chính là thông qua đại não của chúng ta. Đại sư Lý Hồng Chí giảng:

“Như vậy đại não của con người khởi tác dụng gì? Nếu yêu cầu tôi giảng, thì đại não con người với hình thức trong không gian vật chất này của chúng ta, nó chỉ là một [nhà máy] công xưởng gia công. Tín tức thật sự là do nguyên thần phát xuất ra; nhưng thứ mà nó phát xuất ra không phải là ngôn ngữ; nó phát xuất ra một chủng tín tức vũ trụ, đại biểu cho một ý nghĩa nào đó. Đại não của chúng ta sau khi tiếp thụ chỉ lệnh ấy, liền biến đổi nó thành ngôn ngữ hiện nay, hình thức biểu đạt như thế. Chúng ta thông qua tư thế tay, ánh mắt, hay các động tác đủ loại để biểu đạt nó ra; đại não là có tác dụng ấy. [Còn] chỉ lệnh chân chính, tư duy thật sự là do nguyên thần của con người phát xuất ra.” (Chuyển Pháp Luân).

Đọc đến đây chắc hẳn quý vị đã có một nhận thức hoàn toàn mới về thân thể người và sinh mệnh. Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên từ vạn cổ đến nay đã tiết lộ cho con người bí ẩn về thân thể người và sinh mệnh một cách rõ ràng như vậy. Trải nghiệm cận tử chính là trải nghiệm ly thể của nguyên thần ở tại không gian khác, sau khi người trải nghiệm cận tử được cứu sống lại, đại não của nhục thân người ấy đã tiếp nhận được tín tức khi nguyên thần của họ đang ở không gian khác, sau đó thông qua tư thế tay, ánh mắt, hay các loại động tác để biểu đạt nó ra. Thực ra, nguyên thần mới là người trải nghiệm thực sự, não người chỉ là một chiếc máy tiếp nhận thông tin mà thôi.

Nếu như trải nghiệm cận tử diễn ra khi nguyên thần đang ở không gian khác, vậy làm thế nào để giải thích việc người trải nghiệm cận tử có thể biết trước tương lai và hồi tưởng lại một đời đã trôi qua? Phần tiếp theo chúng tôi sẽ dựa vào những hiểu biết hạn hẹp của mình từ trong Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp để nói về vấn đề này, chúng có liên quan đến nhận thức khái niệm về thời không.

Dịch từ: https://media.zhengjian.org/media/zjbooks/life_gate/11.htm



Ngày đăng: 11-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.