Cảm ngộ tu luyện: Tâm sợ hãi, tư tâm và viên dung
Tác giả: Khiết Tịnh
[ChanhKien.org]
Ngày hôm qua sau khi giao lưu với các đồng tu, tôi phát hiện ra bản thân có rất nhiều chấp trước nhưng trước giờ vẫn luôn không chú ý đến, thậm chí còn xem chúng là chân ngã. Bây giờ tôi muốn phơi bày chúng ra và cũng hy vọng chia sẻ của tôi có thể mang lại chút gợi mở cho mọi người.
Đầu tiên tôi thấy mình có chủng tâm sợ hãi rất ngoan cố, cái gì cũng sợ, sợ bị bức hại, sợ phải chịu khổ, sợ bị lãnh đạo không xem trọng, sợ bị người khác chê cười, sợ bị mất đi công việc, lợi ích.., sợ bị người khác bàn tán sau lưng, sợ bị người nhà phản đối, sợ người khác đối với mình không tốt, sợ bị tổn thương, sợ nhện, rết.., sợ các con động vật nhỏ v.v…, quả thật tôi sợ hãi quá nhiều thứ. Tuy nhiên tôi lại cho rằng những tâm sợ ấy là chính mình, còn xem chúng là bình thường. Sau khi giao lưu chia sẻ với đồng tu tôi phát hiện được, kỳ thực, bản thân cái tâm sợ hãi này là một loại nhân tố vật chất ngoại lai, nó có sinh mệnh, nhưng nó tuyệt đối không phải là sự thuần chân của tiên thiên, mà trong nó có lẫn với các nhân tố khác như tâm cầu danh, tâm tự ti, tình… Nhưng về cơ bản nó là tư, là thứ giúp duy hộ những thứ của bản thân như lợi ích, tình cảm, danh dự, thân thể v.v…, là thứ để bản thân không phải chịu tổn thất hay bị tổn hại. Nó là thứ thâm căn cố đế của vũ trụ cũ giúp duy hộ bản thân, trong Chính Pháp thì nó là thứ cần được quy chính. Trong tu luyện thì cần dần dần tu bỏ nó. Tôi ngộ ra rằng một đệ tử Đại Pháp tu luyện Đại Pháp căn bản của vũ trụ thì cần phải thản đãng, đường đường chính chính, không nên sợ hãi điều này điều kia. Đồng thời còn cần tu bỏ cái tư, đồng hóa với đặc tính vô tư vô ngã của vũ trụ mới, chính là khi làm bất cứ việc gì hoặc động bất cứ niệm đầu gì thì cần dùng Pháp đo lường một chút, xem xem bản thân đã thản đãng chưa, đã làm được vô tư chưa, cơ điểm khi làm các việc thì nên vì người khác, vì chúng sinh, cần bài trừ những thứ vị tư vị ngã của bản thân. Người xưa có câu rằng “quân tử thường thản đãng, tiểu nhân thường lo lắng”. Trong bài “Chính khí ca” của Văn Thiên Tường chẳng phải cũng có đoạn: “Trời đất có chính khí, Tạo nên thể nên hình, Dưới thì làm sông, núi, Trên mặt trời, sao tinh, Còn người: khí hạo nhiên, Đẫm thâm sơn-trời thẳm” sao? Đây là cái lý của con người, tiêu chuẩn dành cho đệ tử Đại Pháp thì còn cao hơn cả thế!
Kế đến tôi phát hiện bản thân có quá nhiều những thứ vị tư, quả thật tất cả cơ điểm đều là vị tư. Ví như khi có đồng tu cần giúp đỡ hoặc tập thể có việc cần làm thì điều đầu tiên tôi nghĩ đến chính là lợi ích của bản thân, rằng việc này có phiền phức không, có chỗ nào tốt cho mình hay không, thậm chí với các việc trong nhà, nếu như phiền phức quá thì tôi cũng không muốn làm, tư tưởng thực sự rất dơ bẩn!
Còn có một loại tâm cũng cần phải đột phá, đó là thường trong công việc hoặc khi làm các việc khác, dễ sinh ra một loại cảm giác nhàm chán, tịch mịch, vô vị, thậm chí còn muốn tìm cầu trạng thái kích thích. Nhàm chán cũng là một loại vật chất, nó có thể hủy hoại ý chí của người tu luyện, khiến bạn trở nên lười biếng, thờ ơ không muốn tinh tấn, do vậy không thể thừa nhận cái tâm này, hễ thấy nó được sản sinh ra thì liền bài xích đi, hãy tìm các việc có ý nghĩa mà làm.
Trong quá trình giao lưu tôi còn ngộ ra rằng việc bản thân luôn sợ khổ là không đúng, bởi vì Sư phụ đã từng giảng có thể chịu khổ cũng là một phương diện của đề cao tâm tính, mà là một người tu luyện thì mọi phương diện của tâm tính đều cần đề cao lên, như thế mới có thể thực sự đề cao lên (tôi không nhớ rõ nguyên văn). Việc không thể chịu khổ ấy chẳng phải là có lậu sao, một bậc Giác Giả nên lấy khổ làm vui cơ mà, làm việc sợ khổ, luyện công sợ khổ, lẽ nào vậy được?
Tôi còn ngộ được là một sinh mệnh trong vũ trụ, điều có ý nghĩa nhất và sứ mệnh to lớn nhất là gì? Chính là chứng thực Đại Pháp, viên dung Đại Pháp, duy hộ Đại Pháp, có thể xả bỏ sinh mệnh vì chân lý vũ trụ mà không hề hối tiếc. Đó là điều vĩ đại nhất và thù thắng nhất.
Vậy thì khi chúng ta làm tốt ba việc, chúng ta chẳng phải là đang chứng thực Đại Pháp sao? Việc làm tốt công việc nơi người thường và chăm lo chu toàn cho gia đình, duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp và bè bạn không phải là viên dung Đại Pháp sao? Chúng ta không nên coi nhẹ bất kể việc gì, tất cả đều có ý nghĩa phi thường, nếu chúng ta thực sự minh bạch được những gì chúng ta làm là vĩ đại như thế nào, chúng ta sẽ càng tinh tấn hơn. Đại Pháp quán xuyến hết thảy, bao dung hết thảy, hơn nữa lại là viên dung bất phá, chúng ta thực sự cần dùng Đại Pháp để đo lường hết thảy.
Tôi cảm thấy rằng một người tu luyện khi tu được đến mức càng thuần tịnh, càng tốt thì càng có thể phát hiện ra những chấp trước vi tế, nhỏ nhặt của bản thân, tu luyện thực sự là tu cái tâm này! Người tu luyện nên phải là chân tu, tu luyện một cách thành tâm thành ý, làm tốt mỗi từng việc cần làm một cách hết sức thiết thực, chớ nên cô phụ sự từ bi khổ độ của Sư tôn cũng như điều mong đợi suốt cả cuộc đời của chính mình.
Tôi hy vọng rằng các đồng tu có thể giao lưu với nhau nhiều hơn, thiện ý chỉ ra vấn đề của đối phương, giúp đỡ người khác đề cao lên một cách từ bi, không nên thờ ơ hay tránh né, bởi vì một người tu luyện thì cần phải tu thiện mà, hơn nữa tất cả chúng ta đều là chỉnh thể.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/53891
Ngày đăng: 22-08-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.