Cảm ngộ tu luyện: Âm thầm
Tác giả: Ngôn Vũ
[ChanhKien.org]
Trong “Giảng Pháp tại các nơi X – Tinh tấn hơn nữa”, Sư phụ giảng:
“Không được chú trọng những cái đó, chư vị có thể âm thầm hoàn thành cho tốt những chỗ mà chư vị thấy còn thiếu sót, chư vị có thể âm thầm làm những gì chư vị cần làm, chư vị khiến chỗ còn chưa hoàn thiện của việc đó âm thầm tự mình làm cho nó được tốt, thì chư Thần sẽ bội phục lắm, nói rằng cá nhân ấy thật là giỏi lắm! Đó mới là điều đệ tử Đại Pháp nên làm”.
Trong đoạn giảng Pháp này, Sư phụ đã dùng từ “âm thầm” ba lần liên tiếp. Ngoài ra trong các bài giảng Pháp tại các nơi khác Sư phụ cũng từng nhiều lần nhắc đến rất nhiều đệ tử âm thầm làm việc chứng thực Pháp. Từ trên mặt chữ của từ “âm thầm” mà lý giải, ý nghĩa chính là không nói, không phát ra âm thanh; ý tứ là không hiển thị, không phô trương, không để người khác biết…
Nỗ lực phó xuất làm những việc gì đều không để người khác biết là điều rất khó, bởi vì chúng ta là đang tu luyện trong con người, có quan hệ xã hội và cũng có giao thiệp với các đồng tu. Khi các đồng tu giao lưu với nhau về bản thân đã làm những gì để chứng thực Pháp, liệu bản thân có thể nhẫn được mà không nói ra được không? Tâm hiển thị, tâm thể diện, bản thân không nói thì ai biết được tâm ý đây, liệu có kìm nén được không?
Cổ nhân nói: “Vi ác nhi úy nhân tri, ác trung khuyển hữu thiện lộ; vi thiện nhi cấp nhân tri, thiện xứ tức thị ác căn”. Ý nghĩa là một người làm việc xấu mà sợ người khác biết có thể thấy loại người này vẫn còn biết xấu hổ, cũng chính là trong ác tính vẫn còn lưu lại một chút lương tri hối cải hướng thiện; còn người làm được một chút việc thiện mà đã vội vàng muốn người khác biết, thì chứng minh rằng anh ta làm việc thiện chỉ vì ham muốn hư danh và sự khen ngợi; loại người làm việc thiện có mục đích này, khi anh ta làm việc thiện đã gieo mầm họa ngụy thiện đáng sợ. Lời này mặc dù có phần hơi quá đáng nhưng cũng có mấy phần đạo lý trong đó.
Trong người thường việc hiển thị bản thân mạnh hơn người khác, cao minh hơn người khác có lẽ sẽ được người khác ngưỡng mộ và tôn trọng; nhưng là một người tu luyện càng hạ thấp khiêm nhường, im hơi lặng tiếng bao nhiêu thì càng hiển lộ ra trình độ tu luyện của anh ta bấy nhiêu.
Trong “Tinh tấn yếu chỉ – Thế nào là khai ngộ”, Sư phụ giảng:
“Thực ra thông thường những ai khai ngộ rồi đều là đệ tử không hiển thị bản thân mà lặng lẽ thực tu, với tuổi tác khác nhau, nhìn bề ngoài không có gì khác so với người bình thường, rất có thể là người trông không hề nổi bật”.
Nguyện cho tất cả chúng ta đều nghe theo lời giáo huấn của Sư phụ, làm một “đệ tử không hiển thị bản thân mà lặng lẽ thực tu” (Tinh tấn yếu chỉ – Thế nào là khai ngộ). Bởi vì vô luận là chúng ta làm gì, tất cả đều đến từ sự từ bi vĩ đại của Sư phụ và Đại Pháp.
Một chút thể ngộ cá nhân, có chỗ nào không đúng mong từ bi chỉ chính.
Ngày đăng: 03-04-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.