Văn hóa Thần truyền của người dân tộc thiểu số Trung Quốc (1): Tổ tiên đến từ Thiên thượng (phần 1)



Tác giả: GZ

 

[ChanhKien.org]

Lời tựa:

Tôi đã có nhiều năm tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu nghệ thuật, trong quá trình công tác đã nghiên cứu nhiều đề tài về dân tộc thiểu số Trung Quốc. Tôi đã phát hiện thấy rằng các dân tộc thiểu số có một lịch sử rất cổ xưa, tuy nhiên rất nhiều điều họ bảo tồn được lại vô cùng khó hiểu đối với người hiện đại, người ta chỉ xem đó như một nền văn hóa thần bí để thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình. Kể từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thoát khỏi sự đầu độc của chủ nghĩa vô thần và thuyết tiến hóa, tôi liên tục được Đại Pháp khai mở trí huệ, khi nhìn lại những sản phẩm văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số này, tôi phát hiện rằng rất nhiều điều mà người bình thường không thể hiểu được đã được giải đáp trong các bài giảng Pháp của Sư tôn. Văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số cũng chứng minh cho sự tồn tại của Thần, cũng là một phần của văn hóa Thần truyền, nhưng thuyết tiến hóa và chủ nghĩa vô thần đã cản trở con đường quay trở về truyền thống của con người thế gian. Tôi xin chia sẻ những hiểu biết này với các đồng tu, do tầng thứ tu luyện cá nhân có hạn, có chỗ nào không phù hợp, xin từ bi chỉ rõ.

1. Tổ tiên đến từ Thiên thượng (Phần 1)

Cách đây 2,4 triệu năm, cuộc vận động địa chất lần thứ tư của kỷ Canh Tân ở Trung Quốc đã khiến cho dãy núi Himalaya trồi lên, thêm vào đó sự thay đổi khí hậu lần thứ tư của kỷ Băng Hà đã biến vùng Tây Nam Trung Quốc thành một khu vực địa lý tương đối độc lập. Hơn mười ngọn núi cao hơn mặt nước biển như Nộ Sơn, Cao Lê Cống Sơn, Ngọc Long Tuyết Sơn… phân bố dọc theo dãy Himalaya, hình thành nên một dãy núi lớn nằm ngang, đó là một bức bình phong tự nhiên mang lại cho khu vực phía Tây Nam một khí hậu tự nhiên độc lập, được gọi là “đảo trên trời”. Bắt đầu từ thời kỳ Tiên Tần, tổ tiên của hơn 20 dân tộc thiểu số như Di, Miêu, Tạng, Choang, Bố Y, Thủy, v.v. đã di cư từ vùng đất Trung Hoa đến đây, nhờ vị trí địa lý và khí hậu độc lập đã giúp họ tránh xa được hầu hết các cuộc chiến tranh vùng Trung Nguyên, khiến cho hệ thống văn hóa của các dân tộc thiểu số này được bảo tồn khá nguyên vẹn.

Năm 1965, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hai chiếc răng của người cổ đại ở huyện Nguyên Mưu, tỉnh Vân Nam, theo nghiên cứu, nó có lịch sử 1,7 triệu năm. Đây là hóa thạch của con người có niên đại lâu nhất được tìm thấy ở Trung Quốc từ trước đến nay, các nhà khoa học của chúng ta hiện nay cho rằng người Nguyên Mưu là giống người quá độ từ “người vượn tiến hóa thành người hiện đại”. Tuy nhiên trên mặt hóa thạch từ Kỷ Tam điệp ở huyện Phúc Nguyên, tỉnh Vân Nam (Hình 1) lại phát hiện bốn dấu chân người, theo nghiên cứu, những tảng đá này có lịch sử 235 triệu năm. Theo thuyết tiến hóa của Darwin, 3 triệu năm trước mới xuất hiện con người thời kỳ đầu tiên, vậy 235 triệu năm trước làm sao có con người được? Rõ ràng, thuyết tiến hóa không thể giải thích được điều này.

Hình 1: Bốn dấu chân người được phát hiện trên hóa thạch từ Kỷ Tam Điệp ở huyện Phúc Nguyên, tỉnh Vân Nam (hình ảnh từ mạng Internet)

Dưới đáy hồ Phủ Tiên, tỉnh Vân Nam, các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện ra một quần thể di chỉ kiến trúc văn minh tiền sử có diện tích 2,4 km2 có niên đại cách đây ít nhất 20.000 đến 30.000 năm, nó lớn gấp ba lần thành phố cổ Pompeii (Hình 2-5). Dưới đáy hồ nước đã phát hiện 42 bộ phận bức tượng bằng đá do con người điêu khắc hình mặt trời, mặt trăng, hình người, các con số chẵn lẻ, hình tam giác âm dương v.v., còn có một tòa kiến trúc hình kim tự tháp. Điều này cho thấy từ 20.000-30.000 năm trước, thành phố cổ này đã có trình độ văn minh cao. Theo thuyết tiến hóa của Darwin, sự xuất hiện nền văn minh của nhân loại không vượt quá 1 vạn năm. Vậy thì ai đã xây dựng nên những kiến trúc này?

Hình 2: Phác họa phục hồi di chỉ thành phố cổ dưới đáy hồ Phủ Tiên, tỉnh Vân Nam (hình ảnh từ mạng Internet)

Hình 3, 4 , 5: Những kết cấu kiến ​​trúc và điêu khắc của thành phố cổ được tìm thấy dưới đáy hồ Phủ Tiên, Vân Nam (hình ảnh từ mạng Internet)

Các dân tộc thiểu số tin rằng tổ tiên của họ đến từ Thiên thượng

Nhiều dân tộc cổ đại ở Tây Nam đã bảo tồn được một số lượng lớn các sử thi, kinh sách và các bài hát cổ từ thời sáng thế, họ dựa theo những lời răn dạy cổ xưa này mà noi theo phong tục tập quán và nghi thức, lễ tiết truyền thống. Những bộ sử thi sáng thế này đã ghi chép lại một cách chi tiết nguồn gốc tổ tiên của họ.

Sử thi “Lặc Nga Đặc Y” của dân tộc Di, (chú thích: lưu truyền ở khu vực dân tộc Di thuộc Lương Sơn, Tứ Xuyên), viết như sau:

Vào thuở xa xưa ấy,

Trên trời rơi xuống lê căn,

Mà đến thế giới này,

Biến thành lửa để đốt,

Chín ngày cháy đến tối,

Chín đêm cháy đến sáng,

Ban ngày khói cuồn cuộn,

Ban đêm sáng choang choang,

Trên trời một ngọn lửa lớn,

Dưới đất một ngọn lửa lớn,

Vì quê nhà mà cháy,

Vì sự sinh sôi mà cháy

Dần dần biến đổi,

Biến thành Âm Dương,

Thật là kỳ lạ,

Gió mát thổi đến,

Có thể thành quê nhà không,

Không thể thành quê nhà,

Mây vàng mây hồng đến,

Dưới bảy đất năm nước,

Loài vật hình thành không?

Loài vật không hình thành,

Đoạn này nằm trong phần mở đầu “Tuyết nguyên thập nhị chi” trong “Lặc Nga Đặc Y”. Trong ngôn ngữ dân tộc Di, từ “雪- tuyết” và “繁殖 – sinh sôi nảy nở” đều phát âm là “ô”, vì vậy “Tuyết” là một cách chơi chữ, trong tiếng dân tộc Di có nghĩa là “khởi nguồn sinh sản” hoặc “khởi nguồn sinh mệnh”. Chữ “黎 – lê” dịch sang tiếng dân tộc Di là “靈 – linh”, ám chỉ nguyên thần của con người. Trong đoạn thơ viết “lê” (tức nguyên thần) rơi đến một tầng thứ trong “thế giới này”, đến đây để làm gì? Vì có sứ mệnh mà đến— “vì quê nhà mà thiêu đốt”. Sau đó, “lê” phát triển thành “âm và dương” rồi sau đó tiếp tục phát triển thành “bảy vùng đất và năm vùng biển”, bảy đất và năm nước trong ngôn ngữ Di được gọi là “Thập mộc ân cơ”, dịch ra thành “bảy vùng đất và năm vùng biển”, thực ra là để chỉ bảy lục địa và năm đại dương, tức là trái đất. Người Di tin rằng khi họ sống, con người sinh sống trên bảy vùng đất và năm vùng biển, sau khi chết “lê” (tức nguyên thần) rời khỏi bảy vùng đất và năm vùng biển, ngôn ngữ dân tộc Di gọi là “Thập mộc ân cáp”. Ta có thể thấy những ghi chép trong sử thi của tổ tiên người Di không chỉ là cái nhìn về toàn bộ địa lý của trái đất, mà họ còn ghi chép rõ về sứ mệnh của những sinh mệnh cao tầng từ tầng tầng không gian hạ xuống trái đất – “vì quê nhà mà thiêu đốt”, và còn phải chịu đựng sự thiêu đốt chẳng quản ngày đêm vì để thực hiện sứ mệnh này. Các sinh mệnh trên trái đất ngày nay chẳng phải vì để có thể cứu chúng sinh ở trên thiên quốc quê nhà mà đã chịu đựng các loại tầng tầng ma nạn để hạ xuống trái đất đó sao?

Hình 6: Đai lưng dân tộc Choang ở vùng Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, “Âm Dương” diễn hóa sinh mệnh

Về Âm và Dương, trong cuốn sách cổ “Sự khởi đầu của vạn vật” của người Di cũng có ghi chép lại như sau: Trước khi hình thành trời, đất và loài người, không có gì cả, khắp mọi nơi đều một mảng tối như bưng, sau đó sinh ra hai loại khí là khí thanh (khí trong) và khí trọc (khí đục), liên tục được kết hợp và phân tách, sinh ra hai loại nguyên tố vật chất gọi là “哎普 – Ngải Phổ”, rồi từ “Ngải Phổ” mà hình thành trời đất và vạn vật (Hình 7). Khí trong của “Ngải Phổ” tạo thành Mễ Cổ Lỗ màu trắng và khí đục của “Ngải Phổ” tạo thành Mí A Ná màu đen. Mễ Cổ Lỗ còn gọi là Thiên Phụ, sinh ra trời, sinh ra mặt trời và sinh ra con đại bàng, đại diện cho dương; Mí A Ná còn được gọi là Địa Mẫu, sinh ra đất, sinh ra mặt trăng và sinh ra con hổ, đại diện cho âm. Phù hiệu hình Mễ Cổ Lỗ màu trắng và Mí A Ná màu đen quấn quýt vào nhau được gọi là “Du Tất Tư”, chúng không ngừng phân tách, hợp lại biến hóa ra vạn vật. Do đó, Mễ Cổ Lỗ và Mí A Ná được vẽ như hai con sâu đen trắng quấn vào nhau, đó là Âm và Dương (Hình 8).

Hình 7: Trong quyển kinh thư cổ của dân tộc Di “Sự khởi đầu của vạn vật”, khí trong của “Ngải Phổ” tạo thành Mễ Cổ Lỗ trắng và khí đục của “Ngải Phổ” tạo thành Mí A Ná màu đen. Đây là hình mẫu nguyên sơ nhất của “Thái Cực”.

Hình 8: Hoa văn trên đai lưng của người Choang ở tỉnh Vân Nam: “Âm và Dương” tạo ra sinh mệnh.

Nhận thức của tổ tiên người Di về Âm Dương và quá trình sản sinh ra sinh mệnh cũng phù hợp một cách đáng kinh ngạc với bài giảng của Sư tôn:

Tôi cho mọi người biết rằng con người không hề tiến hoá từ vượn, mà là sinh ra trong vũ trụ. Mọi người biết rằng Trung Quốc có học thuyết thái cực của Đạo gia. Học thuyết thái cực này giảng hai khí âm dương. Khi chưa sinh ra hai khí âm dương thì là trạng thái hỗn độn, gọi là vô cực. Sau đó nó sẽ sinh ra thái cực, có hai khí âm dương, sau đó thái cực sinh ra vạn sự vạn vật. Đây là lý luận của Đạo gia. Tôi thấy rất khoa học. Thực tế tôi phát hiện một tình huống, đương nhiên đây không chỉ là tôi phát hiện, vật chất khổng lồ trong vũ trụ trong vận động sẽ sinh ra sinh mệnh. Chúng ta không nhìn thấy vật chất này, nhưng nó không nhất định là không tồn tại. (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])

Tiếp theo sử thi viết rằng:

Từ đó trở về sau,

Mưa mù bay trên trời,

Mưa mù bay ba năm,

Ba tầng sương trắng xóa,

Trên bảy đất năm nước,

Mây đỏ giáng xuống ba trận,

Chín ngày chuyển thành tối,

Chín đêm chuyển thành sáng,

Vì quê nhà mà tan chảy,

Vì mọi vật mà tan chảy.

Sau khi chín loại mây trắng mây đen gặp nhau,

Băng kết thành xương,

Tuyết hợp thành thịt,

Gió thổi thành khí,

Mưa xuống thành máu,

Sao biến thành mắt,

Tạo nên vạn vật sinh sôi,

Sinh sôi mười hai loại

Mười hai giống loài

Sáu loại có máu,

Sáu loại không có máu,

Đến đây, sử thi đã giải thích rõ rằng “Âm Dương” đã trải qua các hình thức tôi luyện khác nhau rồi cuối cùng đã hình thành mười hai vật chủng – “Có sáu loại có máu, có sáu loại không có máu”. Đó là những thứ gì? Theo lý thuyết vật lý lượng tử tiên tiến nhất hiện nay, các hạt electron và hạt quark được coi là những hạt cơ bản nhất cấu thành nên vật chất trong vũ trụ. Trong mô hình chuẩn của vật lý hạt đã liệt kê 12 hạt cơ bản tạo nên mọi vật trong vũ trụ, gồm 6 loại hạt quark và 6 loại hạt lepton, chúng chính là những hạt cơ bản nhất tạo thành vũ trụ.

Về sự sản sinh ra các loài, trong “Bài ca cây phong” của “Sử thi dân tộc Miêu” lưu hành ở khu vực Đông Nam tỉnh Quý Châu cũng có miêu tả tương tự như sau: Cây phong sinh ra một con bướm tên là Muội Bảng Muội Lưu (có nghĩa là “bướm mẹ”), nó là sinh mệnh tối nguyên sơ, mang thai ở trong nước và sinh ra 12 quả trứng, sau 16 năm ấp trứng, mười hai quả trứng nở ra 12 loại sinh vật như người, rồng, thần sấm, côn trùng, chim và thú v.v. thế là trên thế giới đã có những sinh mệnh tối nguyên sơ, thế giới đã tràn đầy sự sống.

Ảnh: Mẫu tay áo của phụ nữ Miêu ở khu vực Đài Giang, Đông Nam tỉnh Quý Châu: Bướm mẹ

Con người hiện đại bị khoa học che mờ hai mắt, nhưng từ góc độ khoa học mà họ tin tưởng chắc chắn mà xét, thuyết tiến hóa cũng ngày càng trở nên khó đứng vững, đặc biệt trong những năm gần đây, nghiên cứu về cơ học lượng tử đã liên tục phá vỡ sự hiểu biết của giới khoa học về thế giới. Theo lý thuyết lượng tử vướng víu, vũ trụ là một thể sinh mệnh khổng lồ và có khả năng nhận thức. Nếu vậy, chẳng phải vũ trụ là một vị Thần sao?

Các đệ tử Đại Pháp chúng ta đều biết rằng, sinh mệnh của chúng ta đến từ đại khung thiên thể xa xôi, vì để cứu thế giới Thiên quốc và vô số chúng sinh của chúng ta mà tầng tầng giáng hạ xuống trái đất, nhưng ở trong hồng trần cuồn cuộn và đặc biệt là dưới nền giáo dục của văn hóa tà đảng hiện nay, mọi người đều bị chủ nghĩa vô thần và thuyết tiến hóa làm mê mờ, cho rằng con người là do vượn tiến hóa mà thành, đó là sự báng bổ và xúc phạm đến sinh mệnh của chúng ta. Nhưng điều khiến con người kinh ngạc là các sử thi cổ xưa của các dân tộc thiểu số đã ghi lại được lịch sử sáng thế của Thần, điều này đã chứng minh sự tồn tại của Thần. Hơn nữa tất cả đều là sự an bài của Thần để giúp cho sự hồng truyền Đại Pháp tại thế gian vào giai đoạn cuối cùng này.

(Còn tiếp)

 

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/258916



Ngày đăng: 23-08-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.