Văn hóa Thần truyền của dân tộc thiểu số Trung Quốc (5): Các triều đại thay phiên nhau diễn vở kịch lớn, đời này nối tiếp đời kia vì Pháp mà đến



Tác giả: GZ

Tiếp theo Phần 4.2

[ChanhKien.org]

Lời tựa:

Tôi đã có nhiều năm tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu nghệ thuật, trong quá trình công tác tôi đã nghiên cứu nhiều đề tài về dân tộc thiểu số Trung Quốc. Tôi phát hiện rằng các dân tộc thiểu số có một lịch sử rất cổ xưa, tuy nhiên rất nhiều điều họ bảo tồn được lại vô cùng khó hiểu đối với người hiện đại, người ta chỉ xem đó như một nền văn hóa thần bí để thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình. Kể từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thoát khỏi sự đầu độc của chủ nghĩa vô thần và thuyết tiến hóa, tôi liên tục được Đại Pháp khai mở trí huệ, khi nhìn lại những sản phẩm văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số này, tôi phát hiện rằng rất nhiều điều mà người bình thường không thể hiểu được đã được giải đáp trong các bài giảng Pháp của Sư tôn. Văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số cũng chứng minh cho sự tồn tại của Thần, cũng là một phần của văn hóa Thần truyền, nhưng thuyết tiến hóa và chủ nghĩa vô thần đã cản trở con đường quay trở về truyền thống của con người thế gian. Tôi xin chia sẻ những hiểu biết này với các đồng tu, do tầng thứ tu luyện cá nhân có hạn, có chỗ nào không phù hợp, xin từ bi chỉ rõ.

5. Triều đại thay nhau diễn kịch lớn, đời đời nối tiếp đến vì Pháp

Mọi người đều nói rằng văn hóa Trung Quốc là nền văn hóa Thần truyền, khi chúng ta nhìn lại 5000 năm lịch sử, từng màn kịch lớn lần lượt hiện ra trước mắt. Nhìn từ tầng lý này của con người thì lịch sử của Trung Quốc chính là vương giả trị quốc, binh chinh thiên hạ, kẻ thắng làm vua, kẻ thua làm giặc. Nhưng từ hoành quan mà nhìn thì mỗi giai đoạn của lịch sử Trung Quốc đều là tầng tầng bước đệm để khi Đại Pháp hồng truyền chúng sinh có thể nhận ra và lý giải được nội hàm của “Chân, Thiện, Nhẫn”. Chỉ cần quan sát tỉ mỉ, chúng ta sẽ thấy rằng nội hàm của “Chân, Thiện, Nhẫn” vẫn luôn xuyên suốt trong 5000 năm lịch sử. Xét từ góc độ này, văn hóa Thần truyền chính là vào thời mạt kiếp giúp chúng sinh lý giải và đồng hóa với “Chân, Thiện, Nhẫn”, Thần đã lợi dụng các loại nhân tố làm bước đệm trong 5000 năm để khơi gợi, dẫn dắt con người tìm được con đường phản bổn quy chân trong hồng trần cuồn cuộn. Lịch sử, văn hóa và tư tưởng của mỗi triều đại đã góp phần xây dựng nên một môi trường tu luyện như ngày nay. Đại Pháp hồng truyền đã thực sự mở ra con đường con người trở thành Thần, đây là lần đầu tiên kể từ khi khai thiên tịch địa.

Về tu luyện, Đại sư Lý Hồng Chí đã giảng:

“Chúng ta biết đó, đều đang giảng tu luyện, tu luyện. ‘Tu luyện’ là gì? Thực ra không có bao nhiêu người thật sự minh bạch hàm nghĩa chân chính của nó. Tu luyện ấy, chính là ‘thành tựu sinh mệnh’. Không phải cứ trong tôn giáo mới là tu luyện, cũng không chỉ đoàn thể tu luyện [mới] là tu luyện. Nếu vào lúc vũ trụ này không còn được nữa mà khai sáng Tam giới này, nhất là xã hội nhân loại hôm nay, thu nhận tới đây toàn là đại biểu của sinh mệnh cực kỳ to lớn và quần thể sinh mệnh ở cao tầng, thì xã hội này sẽ là xã hội thế nào, đối đãi nó ra sao? Mọi người hãy nghĩ đi, đây không hề là vấn đề đơn giản. Quả thực họ [mà] có thể tới xã hội nhân loại [thì] họ đã tới hoàn cảnh tu luyện rồi đó. Tôi vẫn luôn giảng rằng, toàn thể xã hội này kỳ thực chính là hoàn cảnh tu luyện [được] khai sáng cho đệ tử Đại Pháp chúng ta. Chư vị không trong tôn giáo, [mà] chư vị tu luyện trong xã hội, [thì] các ngành các nghề chẳng phải đều thành trường sở tu luyện của chư vị?! Kỳ thực không chỉ có thế, vậy con người chẳng phải đều trong hoàn cảnh tu luyện sao?! Trong lịch sử có xã hội như thế này không?!

Mỗi từng giai tầng của xã hội, mỗi từng hoàn cảnh của xã hội, mỗi từng biểu hiện với hình thức khác nhau trong xã hội, đều đang khảo nghiệm lòng người. Trong cuộc sống phát sinh mỗi từng sự việc đều nhìn xem sắp đặt của nhân tâm; đều đang ghi chép hết thảy. Tại sao Thần Vận mỗi buổi diễn lại có thể độ nhân? Họ có cơ sở, hoàn cảnh đó sao? Tôi vẫn luôn giảng rằng, Thần Vận ấy, khán giả tới là không đơn giản, không phải tùy tiện tùy tiện tới đâu; họ đã có cơ sở đó rồi, ở xã hội họ đã được lựa chọn rồi, họ có thể đắc được cơ duyên ấy, thì mới có thể tiến vào rạp diễn. Nghĩa là, ở xã hội nhân loại, ở hoàn cảnh rộng lớn này, họ đã đang tu luyện rồi.” (Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018)

Thần Vận đã triển hiện được tinh túy văn hóa Thần truyền 5000 năm của Trung Quốc, đã đánh thức hồi ức về Trung Quốc trong sâu thẳm trái tim của mỗi khán giả, mà nhân duyên này chính là đã được kết thành trong 5000 năm thay đổi triều đại. Bắt đầu từ một thị tộc nhỏ trên núi Côn Luân, các con cháu của Viêm Đế và Hoàng Đế dần dần sinh sôi phát triển và lan rộng khắp mảnh đất Thần Châu, hình thành mô hình cộng đồng đa dân tộc như ngày nay. Hoa Hạ và các dân tộc khác giống như biểu hiện tại nhân gian của hai chủng vật chất âm và dương, lịch sử Trung Quốc cơ bản chính là xoay quanh mối quan hệ giữa các dân tộc (Hình 1).

Hình 1: Bản đồ phân bố các dân tộc ở Trung Hoa

Nhìn tổng quát lịch sử Trung Quốc, nếu đứng trên cơ điểm “dân tộc” mà xét, thì kể từ khi hình thành “dân tộc Hán” tới nay đã có ba vương triều thống nhất do dân tộc Hán thành lập gồm: nhà Hán, nhà Tùy và nhà Minh; có hai vương triều hợp nhất do các dân tộc thiểu số thành lập là: nhà Nguyên và nhà Thanh. Còn từ trước nhà Tần đến nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu, chỉ phân thành người Hoa và người Di, chứ không phân thành các dân tộc. Ban đầu, bộ tộc Hoa Hạ và các bộ tộc Man, Di, Nhung và Địch dùng phương hướng để phân chia khu vực, trải qua các cuộc hợp tung liên hoành, thôn tính và chiến tranh, đã hình thành những quốc gia mới, liên bang giữa Di và Địch dần dần phát triển thành các quốc gia hùng mạnh như Tần, Sở, Ngô, Việt (Hình 2). Nước Sở thôn tính người Dung, người Bách Bộ và người Quân ở phía nam về sau trở thành quốc gia hùng mạnh nhất trong số Chiến Quốc thất hùng; nhưng nước Tần sau khi thôn tính 12 nước Tây Nhung, nước Ba và nước Thục, cũng trở thành một thất hùng. Gia tộc Lý Đường sáng lập ra nhà Đường có một nửa dòng máu dân tộc Tiên Bi, bà nội, mẹ ruột và hoàng hậu của Hoàng đế Thái Tông Lý Thế Dân đều là người Tiên Bi. Trong phần lịch sử còn lại, các triều đại như Tam Quốc – Lưỡng Tấn – Nam Bắc triều, Ngũ Hồ thập lục quốc, Ngũ Đại Thập quốc, Lưỡng Tống, Liêu Kim, Tây Hạ v.v., đều là thời kỳ các dân tộc phân quyền tự lập quốc. Đúng như câu nói: Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Lịch sử 5000 năm của Trung Quốc chính là lịch sử của sự tổng hòa đa dân tộc do con cháu của Viêm Đế và Hoàng Đế phát triển mà thành, là sự vận tác diễn biến của các triều đại khác nhau trong sự hợp tan tan hợp, người này lên người kia xuống, tương phụ tương thành cho nhau. Trong Chính Pháp vũ trụ, nhân loại làm thế nào phá bỏ được những quan niệm trong quá khứ, làm thế nào nhìn rõ màn sương mù của lịch sử, làm thế nào trong hoàn cảnh phản lý mà vượt qua ma nạn và tiêu trừ nghiệp lực, từ đó tìm được chân lý mà nhảy thoát ra, đó là cốt lõi của văn hóa Thần truyền – tu luyện. Những triều đại nào càng gần với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ thì càng phồn vinh, thịnh vượng, triều đại nào xa rời khỏi đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ thì có biểu hiện suy tàn. Từ góc độ hoành quan mà xét, kẻ địch trong lịch sử không còn là kẻ địch, tai họa cũng không còn là tai họa, trong mỗi quá trình chiến tranh và hòa hợp, Trung Quốc không những không diệt vong mà ngược lại giống như biển lớn thu nạp trăm sông ngày càng lớn mạnh.

Hình 2: Bản đồ hình thế thời Xuân Thu Chiến Quốc

Trong vở diễn 5000 năm này, nội hàm của “Chân, Thiện, Nhẫn” luôn xuyên suốt trong đó, đặt ra tầng tầng bước đệm. Người xưa hiểu như thế nào về “Chân”? Lão Tử nói: “chân nếu thay đổi”, thì “tu thân, đức ấy mới chân”. Trang Tử lại nói: “Chân là từ bản tính tự nhiên, tự nhiên không thể thay đổi, cho nên thánh nhân giáo pháp tự nhiên trân trọng sự chân thành, không chịu ước thúc thế tục”, nói lời chân, làm chân nhân, tu chân dưỡng tính, phản bổn quy chân được coi là quan niệm đạo đức của người xưa, nếu nâng lên thành đạo trị quốc thì biểu hiện đó chính là “dùng pháp trị quốc”. Lấy nước Tần làm ví dụ, tại sao họ có thể thống nhất được thiên hạ trong thời kỳ loạn thế? Nếu nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng nước Tần tương đối phù hợp với đặc tính “Chân” của vũ trụ – biểu hiện cụ thể chính là họ đã dùng gia pháp trị quốc, thực hiện “pháp trị” nhằm đạt được mức độ tập quyền và thống nhất cao độ trong cả nước, giúp trong nội bộ quốc gia hình thành một hệ thống quản lý lấy luật pháp làm nền tảng. Dù trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế hay quân sự đều có những hình phạt nghiêm khắc, vì vậy toàn bộ đất nước dưới áp lực mà phát triển nhanh chóng (Hình 3).

Hình 3: “Bia đá Dịch Sơn” khắc chữ tiểu triện sau khi thống nhất văn tự, ghi lại những công tích vĩ đại của Tần Thủy Hoàng, do Lí Tư viết

Tuy nhiên vì nó quá “Chân” mà không có sự cân bằng tương ứng với “Thiện” và “Nhẫn”, nên sẽ bị đặc tính của vũ trụ chế ước, biểu hiện đó chính là sát phạt quyết đoán, không coi trọng “nhân ái, khoan dung”, do đó trong lịch sử 13 năm ngắn ngủi của nước Tần, mặc dù nó có thể nhanh chóng chiếm cứ toàn bộ khu vực Trung Nguyên, thống nhất các đơn vị đo lường, văn tự, tiền tệ và tư tưởng văn hóa, nhưng do chính sách thuế nặng, luật pháp hà khắc, lạm dụng sức dân, vượt quá sức chịu đựng của người dân, nên cuối cùng dẫn đến việc nhà Tần sớm bị tiêu vong (Hình 4).

Hình 4: Ngựa và chiến binh đất nung của Tần Thủy Hoàng: Những người bảo vệ dưới lòng đất lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Tương tự như nước Tần còn có Đại Mông Cổ, một đế chế do Thành Cát Tư Hãn thành lập có lãnh thổ lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, mà đế chế làm đau đầu người dân vùng Trung Nguyên bấy lâu này, kỳ thực cũng là con cháu Viêm Hoàng giống như người Trung Nguyên. Kể từ Thuần Duy, hậu duệ của vị hoàng đế cuối cùng của nhà Hạ là vua Kiệt, chạy về phía bắc tạo lập nên dân tộc Hung Nô, dân tộc dũng mãnh hung hãn này chính là họa ngoại xâm lớn nhất của vùng Trung Nguyên, sau nhiều thế kỷ thăng trầm, hợp nhất đã phát triển thành bộ tộc Mông Cổ. Siêu đế quốc hợp nhất từ nhiều dân tộc này cũng tôn trọng “pháp trị” giống như nước Tần, Thành Cát Tư Hãn đã ban hành hiến pháp “Bộ luật Thành Cát Tư Hãn” sớm nhất trên thế giới, tách biệt quyền hành chính và quyền tư pháp, thiết lập một hệ thống chế độ quân chủ với màu sắc bộ lạc dân chủ, điều này khiến cho đế quốc Mông Cổ có một sự thống nhất tập quyền cao độ, tính nguyên tắc và thể chế hóa này cũng là một biểu hiện của “chân”, nhưng do giết chóc quá nhiều, nên đến đâu cũng thấy sinh linh lầm than, đặc biệt là vào thời nhà Nguyên đã đối xử không khoan dung với người Hán, không đủ “Thiện” và “Nhẫn”, mất lòng dân và cuối cùng bị nhà Minh thay thế (Hình 5).

Hình 5: Khu vực màu xanh lam là lãnh thổ của Đế chế Mông Cổ năm 1248

Đối với “thiện”, từ xưa Trung Quốc đã nói về “tích đức thành thiện”, làm việc thiện thì kết thiện duyên. Lão Tử đã nâng “thiện” lên một cảnh giới cao hơn: “Lòng tốt như nước, nước giữ được vạn vật mà không tranh giành”, “Thiện” mà Lão Tử giảng giống như nước, có thể làm lợi cho vạn vật mà không va chạm với vạn vật. “Chân” phát sinh ra “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” giữa mọi người. Nhà Đường chính là vương triều kết hợp được “thiện như nước” và “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, có đủ cả “Chân, Thiện, Nhẫn”. Mọi người đều biết rằng nhà Đường là đỉnh cao của sự phát triển xã hội ở Trung Quốc cổ đại, chính sách dân tộc bao dung và tiến bộ chính là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy nhà Đường phát triển nhanh chóng. Gia tộc Lý Đường có một nửa huyết thống của người Hồ nên rất khoan dung với mọi dân tộc, hầu như không có rào cản sắc tộc nào trong toàn xã hội. Thái độ cơ bản của Đường Thái Tông Lý Thế Dân đối với các dân tộc là “thuần phục thì bảo hộ họ, phản đối thì thảo phạt”, nếu các dân tộc xung quanh không đối đầu với nhà Đường, thì thực hiện chính sách “ràng buộc” đối với họ; ngược lại, những kẻ cố tình xâm phạm nội địa hoặc đe dọa nghiêm trọng đến nhà Đường thì sẽ được giải quyết bằng vũ lực. Nhà Đường còn áp dụng nhiều chính sách dân tộc như phái sứ thần đi chiêu hàng, thực thi song hành vừa ban ân vừa ra uy, kết thân gần gũi v.v. để vỗ về và ổn định các dân tộc xung quanh. Một trong những chính sách đạt hiệu quả nhất là kết thân gần gũi. Nhà Đường lập quốc năm 289, nhưng đã 29 lần kết thân với chín chính quyền dân tộc bao gồm Thổ Phồn, Thổ Cốc Hồn, Đột Quyết, Khiết Đan, Hề, Hồi Hột, Vu Điền, Ninh Viễn và Nam Chiếu. Những “mối họa ngoại xâm của Trung nguyên ” trước đây nay đều đã trở thành “thân gia” của nhà Đường, điều này không chỉ ổn định mối quan hệ với các dân tộc, mà còn truyền bá tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật cho đến những kỹ thuật sản xuất Thần truyền của Trung Nguyên đến các khu vực này. Tấm lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng của Đường Thái Tông đã cảm hóa được các dân tộc xung quanh, khiến cho vạn bang triều kiến, văn hóa Đại Đường truyền rộng khắp bốn biển, Đường Thái Tông được tôn xưng là “Thiên Khả Hãn”, vì nhà Đường có đủ cả “Chân, Thiện, Nhẫn” nên đã giúp nhà Đường đẩy nền văn minh Trung Hoa lên đỉnh cao chói lọi, viết nên trang sử rực rỡ, huy hoàng nhất (Hình 6).

Hình 6: Tượng công chúa Văn Thành và Tùng Tán Cán Bố

“Nhẫn” được coi là một loại trí tuệ vĩ đại trong văn hóa 5000 năm của Trung Quốc. Khổng Tử nói: “Việc nhỏ không nhẫn thì nhiễu loạn mưu lớn”. Trong 5000 năm lịch sử, Thần đã tạo dựng câu chuyện về “Nhẫn” từ nhiều góc độ khác nhau để mọi người có thể lý giải được nội hàm của nó. Cả Hàn Tín và Nhạc Phi đều là những anh hùng có tâm đại nhẫn, đồng thời cũng có cả “chân” và “thiện”, vì vậy họ có thể vì chân lý mà buông bỏ sinh mệnh của mình, trở thành những anh hùng để lại tiếng thơm muôn đời. Nếu chỉ cúi đầu nhẫn nhục chấp nhận một cách mù quáng thì sẽ yếu đuối và bị ức hiếp, ví như nhà Tống có biểu hiện vô cùng nhu nhược, phải mất đến 149 năm chống lại sự quấy nhiễu của nhà Liêu và nhà Kim, cuối cùng mất nước diệt vong sau nhiều lần phải bồi thường lớn. Chúng tôi thấy rằng chỉ khi có đầy đủ cả ba yếu tố “Chân, Thiện, Nhẫn” mới có thể mang lại hòa bình và ổn định lâu dài. Chẳng hạn nhà Thanh chính vì có thể đạt được đủ ba yếu tố “Chân, Thiện, Nhẫn” nên vương triều do dân tộc thiểu số thành lập này mới có thể cùng tồn tại thịnh vượng trong gần ba thế kỷ với 400 triệu người Hán. Thứ mà họ dựa vào không chỉ là pháp trị, mà còn là sự bao dung với tư tưởng và văn hóa của các dân tộc khác, vì thế đổi lại là sự đại hòa hợp văn hóa Mãn – Hán và sự ổn định của Trung Quốc trong gần ba thế kỷ. Cả nhà Đường và nhà Thanh đều là những thời kỳ thịnh vượng trong lịch sử Trung Quốc, nhưng điểm khác biệt là nhà Thanh hoàn toàn là một chính quyền do dân tộc thiểu số thiết lập, vì đã trải qua sự thống trị hà khắc của thời kỳ Nguyên Mông trước đó, người dân Trung Nguyên cực kỳ ghét người ngoại tộc, vì vậy có thể hình dung được mức độ khó khăn trong việc quản lý của chính quyền nhà Thanh. Trước tình thế như vậy, quân Thanh sau khi tiến vào đã rút ra được bài học đau thương của triều đại Nguyên Mông trước đó, nên đã tích cực điều chỉnh chính sách đối với người Hán, đặc biệt là sau khi Hoàng đế Khang Hy lên nắm quyền đã thực hiện chính sách nhân từ, thực hiện một loạt chính sách “an dân” và “ban ân huệ cho dân”, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các biện pháp cải cách như “không bao giờ tăng thuế” và “hia ruộng theo đinh”, bãi bỏ chính sách “thuế theo đầu người” đã được thực hiện ở Trung Quốc trong hơn 2000 năm, điều này giúp giảm bớt đáng kể gánh nặng cho người dân, giúp dân số của triều đại nhà Thanh tăng trưởng nhanh chóng. Để giảm bớt mâu thuẫn Mãn – Hán, Hoàng đế Khang Hy đã bãi bỏ “phong trào vây đất” của quý tộc Bát Kỳ, thực hiện “chế độ ruộng đất” trả lại vùng đất thời nhà Minh cho những người dân vốn đã canh tác ở đó, động thái này không những được lòng người dân mà còn làm tăng diện tích đất trồng trọt, nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp (Hình 7).

Hình 7: Bức tranh màu in bài văn về cày ruộng và dệt vải của Hoàng đế Khang Hy

Một động thái tuyệt vời khác được Hoàng đế Khang Hy thực hiện là xây dựng miếu Khổng Tử, Ông đích thân ban tặng tấm biển “Vạn Thế Sư Biểu” (Hình 8). Với tư cách là Thiên Tử, ông đã ba lần hành đại lễ với ba bái và chín lần dập đầu trước tượng Khổng Tử, thậm chí còn tự mình đến cúng bái trước lăng mộ của Khổng Tử, những hành động này là nhằm tuyên bố với thế nhân rằng: người Mãn cũng tiếp thu văn hóa của Trung Nguyên, lấy tư tưởng của Nho gia làm đạo trị quốc. Động thái này ngay lập tức giành được sự tôn trọng của các nhân sĩ đại phu, Khang Hy được ca ngợi là “Thiên cổ nhất Đế”, điều thu được là lòng trung thành và sự tận tâm của các bề tôi người Hán như Kỷ Hiểu Lam, Lưu Dung, Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Phiên, Lâm Tắc Từ, Trương Chi Động, Tả Tông Đường, Hồ Tuyết Nham, họ đã cúc cung tận tụy cho sự phồn vinh của nhà Thanh và lập được nhiều công lao to lớn, đây chẳng phải là trí tuệ của tâm đại Nhẫn sao?

Hình 8: Hoàng đế Khang Hy đích thân ngự bút cho Bức Hoành Phi ở miếu Khổng Tử

Sau khi Ung Chính lên ngôi, ông chủ trương “nhân tục lợi đạo” (hướng dẫn theo phong tục); Càn Long cũng cho rằng cần phải “tòng tục tòng nghi” (thích nghi theo phong tục) và “nhân tục tập vi trị” (cai trị theo phong tục). Vì vậy triều đình nhà Thanh đã thực hiện một loạt chính sách dân tộc có hiệu quả ở vùng biên cương, ví dụ, tôn trọng các đặc điểm của Phật giáo Tạng truyền được đa số người dân vùng Tây Tạng và Mông Cổ tín ngưỡng, đề xướng tín ngưỡng Phật giáo Tạng truyền, động thái này giành được sự đồng tình và ủng hộ của các dân tộc ở hai vùng này. Ở khu vực Tây Nam chủ yếu thực hiện chủ trương “cải thổ quy lưu” (cải cách trả chế độ Thổ Ti cho địa phương), thực hiện “bách khắc chế” (chế độ Tù trưởng) ở vùng Tân Cương, thực hiện “minh kỳ chế” ở vùng Mông Cổ v.v, đó chính là các chính sách dân tộc được áp dụng dựa vào đặc điểm dân tộc và hiện trạng xã hội của địa phương. Nhà Thanh đã dùng khoan dung để đổi lấy hòa hợp dân tộc, bởi vì phù hợp với các đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ, nên điều đạt được chính là thái bình, phồn vinh và thịnh vượng lâu dài (Hình 9).

Hình 9: Tượng Đại Phật Di Lặc – Phật tương lai được thờ tại cung Ung Hòa

Đại sư Lý Hồng Chí đã viết trong Chuyển Pháp Luân:

“Chân, Thiện, Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu”.

Khi chúng ta sử dụng tiêu chuẩn này để đo lường mọi thứ xung quanh, thì có thể thật sự phân biệt được thiện và ác, tốt và xấu, thật và giả. Con người là như thế, các quốc gia cũng như thế. Thần trong năm nghìn năm lịch sử đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải thích nội hàm của “Chân, Thiện, Nhẫn”.

“Quay về truyền thống là con đường rộng mở lên trời” (“Tái tạo”, Hồng Ngâm V, Lý Hồng Chí)

Trong màn cuối cùng của vở kịch lớn lịch sử này, khi Đại Pháp của vũ trụ hồng truyền tại thế gian, thì văn hóa tương phản “giả, ác, đấu” của Trung Cộng cũng xuất hiện một cách phô thiên cái địa. Dưới sự thúc đẩy của thứ văn hóa này, lịch sử hòa hợp các dân tộc Trung Hoa đã bị thay đổi thành lịch sử đấu tranh các dân tộc, ánh sáng rực rỡ của nền văn hóa Thần truyền đã bị các lý thuyết giả dối vô thần và thuyết tiến hóa che phủ, các giá trị quan phổ quát truyền thống đã bị thay thế bởi các giá trị quan vị tư vị kỷ và những lời nói rỗng tuếch. Bóng ma của “chủ nghĩa cộng sản” đến từ phương Tây đã cắt đứt cội nguồn của nền văn minh Trung Hoa, Marx và Engels đã trở thành “tổ tiên” của người Trung Quốc, dưới sự dẫn động của loại tư tưởng tẩy não này, thiên lý không còn, nhân luân bị mất, cốt nhục tương tàn, mọi người đều coi nhau như kẻ thù, con người trong cuộc đấu tranh chống lại trời, đất và con người dần mất đi thiện niệm, làm cho đất nước có nguy cơ chia cắt: Giang Trạch Dân đã xé bỏ “Điều ước Nerchinsk” do Hoàng đế Khang Hy ký, giao hơn 1 triệu km vuông lãnh thổ Trung Quốc cho Nga; Các vấn đề bạo lực độc tài diễn ra tại Tân Cương và Tây Tạng đã làm cho xu hướng chia tách ngày càng nghiêm trọng; Hồng Kông vốn là viên ngọc sáng chói của phương đông, ngày nay đang sụp đổ dưới chế độ độc tài tàn bạo … Điều đáng sợ hơn nữa là văn hóa “giả, ác, đấu” đã lan rộng ra toàn cầu bởi sự thúc đẩy về lợi ích, mâu thuẫn dân tộc, xung đột chủng tộc, tranh chấp quốc tế càng ngày càng diễn ra nghiêm trọng, những tư tưởng và văn hóa biến dị đang tác động đến những quan niệm truyền thống của mọi người ….. Trong thời loạn thế này, cánh cửa vận mệnh đã được mở ra, lựa chọn “Chân, Thiện, Nhẫn” hay lựa chọn “giả, ác, đấu”, vận mệnh của mỗi cá nhân đều nằm trong chính tay mình.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/259811



Ngày đăng: 19-12-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.