Văn hóa Thần truyền của người dân tộc thiểu số Trung Quốc (3): Hồi sinh sau thảm họa
Tác giả: GZ
Tiếp theo Phần 2
[ChanhKien.org]
Lời tựa:
Tôi đã có nhiều năm tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu nghệ thuật, trong quá trình công tác đã nghiên cứu nhiều đề tài về dân tộc thiểu số Trung Quốc. Tôi đã phát hiện thấy rằng các dân tộc thiểu số có một lịch sử rất cổ xưa, tuy nhiên rất nhiều điều họ bảo tồn được lại vô cùng khó hiểu đối với người hiện đại, người ta chỉ xem đó như một nền văn hóa thần bí để thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình. Kể từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thoát khỏi sự đầu độc của chủ nghĩa vô thần và thuyết tiến hóa, tôi liên tục được Đại Pháp khai mở trí huệ, khi nhìn lại những sản phẩm văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số này, tôi phát hiện rằng rất nhiều điều mà người bình thường không thể hiểu được đã được giải đáp trong các bài giảng Pháp của Sư tôn. Văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số cũng chứng minh cho sự tồn tại của Thần, cũng là một phần của văn hóa Thần truyền, nhưng thuyết tiến hóa và chủ nghĩa vô thần đã cản trở con đường quay trở về truyền thống của con người thế gian. Tôi xin chia sẻ những hiểu biết này với các đồng tu, do tầng thứ tu luyện cá nhân có hạn, có chỗ nào không phù hợp, xin từ bi chỉ rõ.
3. Hồi sinh sau thảm họa – ký ức về trận Đại hồng thủy và nền văn minh tiền sử
Đại hồng thủy là một ký ức chung của rất nhiều dân tộc và quốc gia trên thế giới, trong tất cả các nền văn minh cổ đại trên thế giới đều có những câu chuyện liên quan đến trận Đại hồng thủy. Các bài hát cổ và sử thi của các dân tộc thiểu số Trung Quốc cũng ghi lại giai đoạn lịch sử xảy ra trận Đại hồng thủy thời tiền sử này.
Trong bài viết trước, chúng tôi đã đề cập đến việc Thần sau khi đào thải tiểu nhân và đại nhân xong đã tạo ra con người mang hình dáng như chúng ta ngày nay, cấp cho họ một môi trường sống phù hợp, nhưng nhân loại thời kỳ đầu vẫn không đáp ứng các tiêu chuẩn theo yêu cầu của Thần, do đó lại được sàng lọc một lần nữa, trong sử thi “Mai Cát” của người Di tiếp tục kể rằng:
“Người thế hệ này tâm bất hảo, lười biếng, từ sáng đến tối chỉ ăn và ngủ, họ lãng phí lương thực, Thần Cách Tư không chấp nhận, quyết định thay thế loài người này, Thần đã phái Vũ Mẫu Lặc Oa hạ phàm để thay thế thế hệ người thứ ba này. Vũ Mẫu Lặc Oa biến thành một con gấu lớn, chặn nước chảy tràn ra núi sông. Người mắt dọc học làm rượu vang, có năm con trai, một con gái. Năm anh em cày ruộng, cày ba ngày đều bị con gấu lấp lại, thế là mấy anh em bàn cách trói con gấu. Bốn anh em không muốn cứu con gấu, tất cả đều hô giết, chỉ có đứa em trai út đã cứu con gấu. Vũ Mẫu Lặc Oa nói với bốn anh em rằng nếu nước tràn ra sông núi thì sẽ thay đổi chủng người, bảo bốn anh em lần lượt đóng hòm vàng, hòm bạc, hòm đồng và hòm sắt, còn đưa cho em trai út ba hạt bầu giống, bảo anh ta trồng bầu hồ lô và trốn trong quả bầu với em gái. Bốn anh em đóng tủ xong thì giết con gấu, đầu gấu trôi ra biển đông, chặn lỗ thoát nước, nước liền dâng lên. Nước ngập trong 77 ngày đêm, Thần xuống trần trị thủy, bóng người không còn nữa, Thần Cách Tư tìm con người khắp mọi nơi, sau đó gặp được con ong bầu, cây thông, tùng la hán, ong mật, cây liễu, con rùa, Thần dựa theo tâm tính tốt xấu của chúng mà ban tặng những món quà khác nhau. Thần tìm đến bờ biển lớn, tìm được bầu hồ lô và bảo hai anh em thành thân để truyền nhân chủng. Hai anh em từ chối. Thần liền bảo họ lên đỉnh núi lăn đá xuống, lăn sàng và nia lại một chỗ, anh em vẫn không chịu thành thân. Thần lại so sánh với chim, cây, vịt, ngỗng, cuối cùng hai anh em nói:
Hai anh em chúng con cùng do bố mẹ sinh ra, thành thân rất xấu hổ, nếu muốn truyền sinh loài người phải có cách khác, vào ngày cầm tinh con chó, người anh đến đầu sông tắm rửa, cô em gái đến cuối sông vốc nước uống, uống nước để có thai, mỗi tháng uống một lần, uống được chín tháng thì em gái có thai, sinh ra một quả bầu lạ. Anh trai không ở nhà, em gái rất sợ hãi, vứt quả bầu xuống sông.
Thần biết được, dọc theo sông tìm đến bờ biển, tìm thấy quả bầu, chọc quả bầu ra, lần lượt sinh ra người Hán, người Thái, người Di, người Lật Túc, người Miêu, người Tạng, người Bạch, người Hồi. Bóng người đã trở nên nhiều”.
Đoạn sử thi này tiếp tục miêu tả loài người vào thời kỳ đầu vì đạo đức thấp kém nên Thần quyết định tạo ra một trận Đại hồng thủy để tiêu hủy tất cả các sinh mệnh và những người sống trên mặt đất không phù hợp tiêu chuẩn. Trong thảm họa, chỉ lưu lại hai anh em trai gái “tốt bụng” để làm nhân chủng, Thần cũng lấy tiêu chuẩn “lòng dạ tốt xấu” để chọn ra các loài vật đạt tiêu chuẩn “tặng cho họ những món quà khác nhau”. Hai anh em may mắn nhờ trốn vào quả bầu hồ lô mà sống sót sau trận Đại hồng thủy, từ đó sinh ra các dân tộc về sau. Cho nên “quả bầu hồ lô” trở thành biểu tượng cho sự tốt lành và sinh sôi của sinh mệnh và được lưu truyền rộng rãi trong văn hóa Trung Hoa (Hình 1).
Hình 1: Tranh thêu của người Miêu ở vùng Lôi Sơn, ông nam Quý Châu, “Quả bầu” có liên quan mật thiết với sinh mệnh.
Đại Sư Lý Hồng Chí trong khi giảng Pháp đã nói:
Từ xưa tới nay, vũ trụ này, hết thảy những cái này, đừng nói chỉ nhân loại, mà toàn thể vũ trụ đều đang chiểu theo quy luật đã được an bài từ trước khi việc xảy ra mà diễn ra. Nhân loại thì càng như thế. Năm nghìn năm nhân loại là một kiếp số, văn minh năm nghìn năm là một kịch bản. Tôi bảo mọi người này, quả thực là một kịch bản. Mỗi lần khoảng 5000 năm thì lịch sử nhân loại sẽ kết thúc, nhân loại sẽ huỷ diệt, nguyên nhân huỷ rớt là thành-trụ-hoại-diệt là quy luật của vũ trụ. Đã tới bước đó, thì cái gì cũng không còn tốt nữa, đạo đức nhân loại không được nữa rồi, vật chất cũng hỏng rồi, bèn huỷ rớt đi; phẩm chất đạo đức không đạt nữa thì nhất định bị huỷ rớt, được lưu lại đều là phần còn tốt, để làm như là nhân chủng [nòi giống], rồi lại phát triển lại mới; kịch bản này được thu hồi lại, chỉnh sửa lại mới, trong diễn nghĩa 5000 năm ấy, phần nào không thoả ý thì được chỉnh sửa, chỉnh sửa, chỉnh sửa. Cho nên rất nhiều chư Thần, các bậc thánh giả và người tu Đạo trên thế giới chẳng phải đều giảng những lời thế này? Nói rằng nhân loại là lặp lại, lịch sử nhân loại là lặp lại. Lời đó rất thường được giảng trong giới tu luyện, thường được nghe thấy, chính là chuyện như vậy. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)
Lớp người này thực sự đã trải qua quá trình không ngừng kiểm nghiệm và sàng lọc của Thần, mà được hữu ý giữ lại. Hai anh em sống sót sau trận Hồng thủy không chỉ thừa kế tinh hoa của thời kỳ văn minh nhân loại trước đây, mà còn sinh ra nhân chủng mới của nhân loại tiến nhập vào quá trình văn minh mới. Đây chính là câu chuyện “Con thuyền Noah” phiên bản Trung Quốc, những câu chuyện tương tự còn xuất hiện trong các sử thi như “Miêu Tộc Cổ Ca” của dân tộc Miêu, “Sáng Thế Kỷ” của dân tộc Nạp Tây, “Mật Lạc Đà” và “Bàn Cổ Thư” của dân tộc Dao, “Bàn Cổ Tán Ca” của dân tộc Choang, “Hỗn Độn Vương và Bàn Quả Vương ” của dân tộc Bố Y, “Hồng Thủy Triều Thiên” của dân tộc Ngật Lão, “Thiên Địa Khởi Nguyên” của dân tộc Bạch, “Cách Tát Nhĩ Vương” của dân tộc Tạng, v.v.
Tất nhiên, như Đại sư Lý Hồng Chí đã đề cập trong bài giảng ở trên, sau mỗi 5000 năm các kịch bản liên tục được sửa đổi, những phần không hài lòng đều tiêu biến theo sự hủy diệt của nền văn minh trước đó, những phần hài lòng sẽ được giữ lại để làm bước khởi đầu cho nền văn minh tiếp theo.
Trong công tác nghiên cứu trước đây, tôi phát hiện ở những vùng dân tộc thiểu số Tây Nam xa xôi, trên trang phục truyền thống của người dân có rất nhiều đồ hình cổ xưa như phù hiệu chữ “Vạn”, “Thái Cực”, “Hà Đồ Lạc Thư”. Tuy nhiên do giới học thuật chính thống ở Trung Quốc có quan điểm bài xích với các học thuyết huyền hoặc và học thuyết về Thần, họ cho rằng đó là những thứ mê tín và duy tâm, họ quy tất cả những điều nhận thức được vào cái gọi là phạm trù “khoa học thực chứng”, dẫn đến lịch sử Trung Quốc bị bóp méo bởi loại quan niệm cực đoan và phiến diện này, người ta chỉ tin vào những sự vật tận mắt nhìn thấy được, do đó lịch sử Trung Quốc đã bị đứt đoạn và giới hạn vào thời kỳ lịch khoảng 3300 năm trước đây khi đã xuất hiện chữ viết có thể tra cứu được, còn thời kỳ lịch sử trước đó được coi là “truyền thuyết thần thoại”, điều này khiến cho người Trung Quốc không thể tìm thấy gốc rễ lịch sử chân thực của mình.
Nói về phù hiệu chữ “卍”, các chủng tộc người được lưu lại từ thời văn minh tiền sử trước thời tiên Tần đã di cư đến khu vực phía Tây Nam, trên các văn tự cổ, các cuốn kinh sách cổ và trên trang phục của họ đều còn giữ lại rất nhiều phù hiệu chữ “卍”. Đến nay, ở Trung Quốc đại lục nơi chủ nghĩa vô thần lộng hành, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mẫu hình phù hiệu chữ “卍” ở các di tích văn vật cổ, vì vậy, rất nhiều người hiện đại biết được hàm nghĩa của phù hiệu chữ “卍”, nhưng các dân tộc thiểu số từ lâu đã coi phù hiệu chữ “卍” là phù hiệu thần thánh, coi nó tượng trưng cho cát tường như ý và được sử dụng thường xuyên (Hình 2 và 3).
Hình 2: Tranh thêu của dân tộc Bố Y: phù hiệu chữ “卍” bốn mặt tám phương
Hình 3: Phù hiệu chữ “卍” trên vải hoa nhuộm bằng sáp của dân tộc Miêu ở Quý Châu
Người dân tộc Di còn bảo tồn một bức vẽ Thái Cực vô cùng cổ xưa, đó là hình dạng nguyên sơ thủa ban đầu của Thái Cực mà chúng ta biết hiện nay, điều quan trọng hơn là Hà Đồ Lạc Thư mà mọi người hiện nay đều quen thuộc có liên quan mật thiết với người dân tộc Di. Trên thực tế, sau khi Chu Văn Vương dựa theo Hà Đồ Lạc Thư để suy diễn ra 64 quẻ thì Hà Đồ Lạc Thư lại một lần nữa biến mất, cho đến thời nhà Tống mọi người vẫn chưa biết nó là thứ gì, chỉ nghe nói từ xưa truyền lại một câu cổ ngữ “Hà xuất Đồ Lạc xuất Thư”, ngay cả Khổng Tử thời Xuân Thu cũng thốt lên một câu than thở: “Phụng điểu bất chí, Hà bất xuất Đồ, Ngô dĩ hĩ phu!” ý tứ là chim phượng không đến, Hà Đồ Lạc Thư đều tiêu mất rồi, cả đời này của ta cũng uổng rồi? Có thể thấy rằng Hà Đồ Lạc Thư đã biến mất từ lâu. Cho đến thời Nam Tống, Chu Hy phái đệ tử Thái Quý Thông đi lấy bức vẽ Thái Cực cổ có tên là “Thiên địa tự nhiên Hà Đồ” của người Di ở núi Đại Lương, Tứ Xuyên (Hình 4), cùng với Hà Đồ Lạc Thư tất cả có 3 bức vẽ (hình 5, 6). Sau này Chu Hy dựa theo Hà Đồ Lạc Thư này mới viết ra được cuốn sách “Chu Dịch bản nghĩa”, nhờ đó ông kế tục Khổng Tử trở thành nhà giáo dục và lý học vĩ đại có ảnh hưởng sâu sắc đến giới giáo dục Trung Quốc. Từ tư liệu trong những cuốn sách cổ của người Di, chúng ta có thể thấy rằng thời đó tổ tiên của người Di đã có những hiểu biết và nhận thức rất cao về thiên văn, vũ trụ học. Những hình vẽ cổ xưa này từ thời viễn cổ cho đến hiện nay vẫn luôn được thêu trên trang phục của các dân tộc thiểu số ở phía Tây Nam (Hình 7), bởi vì họ biết rằng những phù hiệu này có ý nghĩa thần thánh, có thể bảo hộ cho họ bình an, cát tường, cho nên chỉ vào những dịp quan trọng nhất như lễ hội, tế lễ, đám cưới, đám tang, … họ mới mặc những trang phục này.
Hình 4: Bức vẽ Thái Cực cổ trong cuốn kinh cổ “Na Sử” của dân tộc Di
Hình 5: “Thiên số” trong cuốn kinh cổ “Na Sử” của người Di, tức là Hà Đồ
Hình 6: “Địa Số” trong cuốn kinh cổ “Na Sử” của người Di, tức là Lạc Thư
Hình 7: Hình vẽ Thái Cực cổ trên đai lưng của dân tộc Miêu
Còn có một số hình vẽ cổ xưa khác, chẳng hạn như phù hiệu Lạc Thư cổ, hình ngôi sao tám cánh, v.v., chúng tượng trưng cho sự vận hành của thiên thể vũ trụ trong thời kỳ văn minh nhân loại lần trước. Trong thời kỳ văn minh nhân loại lần này, vì có sự biến hóa trong quan hệ đối ứng giữa quỹ đạo vận hành của thiên thể và con người, nên một số phù hiệu, đồ hình đã tự nhiên biến mất trong dòng sông dài lịch sử của nhân loại, ở đây tôi không giới thiệu thêm nữa.
Tôi phát hiện trong văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Tây Nam có rất nhiều dấu vết của những hình vẽ cổ xưa này, tại sao họ muốn bảo lưu những hình vẽ cổ xưa này? Mãi cho đến khi đọc bài giảng của Đại sư Lý Hồng Chí về vấn đề này của, tôi mới bỗng nhiên tỉnh ngộ. Đại sư Lý Hồng Chí giảng:
Tôi có thể bảo chư vị, vì sao dân tộc thiểu số Tây Nam Trung Quốc nhiều thế, hơn nữa dường như cách biệt hẳn với văn hoá năm nghìn năm Trung Quốc cận đại, kỳ thực những người đó là nhân chủng được lưu lại từ trước thời văn hoá năm nghìn năm. Một lần khi tôi lái xe tới Vân Nam, suốt dọc đường những vị Thần đó nói với tôi rằng dân tộc thiểu số kia đều là hoá thạch sống, rất cổ xưa. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017])
Thực ra không chỉ khí công là được lưu lại từ niên đại xa xưa; [mà] Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái, v.v. đều là [những thứ] di lưu từ tiền sử. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Khi tôi đọc hai đoạn giảng Pháp này, tôi chợt lĩnh ngộ được ý nghĩa sâu xa của việc lưu lại những chủng người cổ xưa và nền văn hóa cổ xưa mà họ mang theo đến ngày nay để trở thành “hóa thạch sống”, mọi sự việc đều không ngẫu nhiên, hết thảy điều này đều là những bước đệm mà Thần tạo ra để chuẩn bị cho sự hồng truyền Đại Pháp ngày hôm nay! Những chủng tộc cổ xưa này đã trải qua nhiều lần “Đại đào thải” nghiêm trọng mà được bảo lưu đến ngày nay.
Sau trận Đại hồng thủy, những người này mang theo ký ức về nền văn minh tiền sử trước đó và “món quà” mà các vị Thần ban cho họ mà đi xuống núi Côn Lôn, sau đó sinh sôi nảy nở, di chuyển về hướng đông, sau khi họ trở thành các thị tộc khác nhau thì tranh giành Trung Nguyên, rồi lại qua nhiều lần thay đổi triều đại mà phát triển thành các nhóm dân tộc khác nhau, phân bố ở vùng đất của Trung Quốc. Nhiều dân tộc thiểu số phía Tây Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của họ, vào thời tiên Tần, đã đi đến các vùng đất phía Tây Nam như Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên v.v. trở thành “hóa thạch sống” của nền văn minh tiền sử và được bảo lưu đến ngày nay.
Sư phụ Lý Hồng Chí đã nói trong bài giảng Pháp của mình:
Tiền sử phát sinh hằng bao nhiêu lần kiếp nạn của nhân loại, lưu lại một số rất nhỏ các sinh mệnh, chỉ những người mang tràn đầy chính tín đối với Thần mới có thể được lưu lại, nhưng trong phục hưng của bất kỳ lần nhân loại nào cũng đều chưa từng phát sinh tu luyện giống như đệ tử Đại Pháp. Chưa từng có, do đó không có tham chiếu.. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)
Khi Đại hồng thủy tràn ngập, chính là lúc đạo đức của nền văn minh nhân loại thời kỳ trước trở nên bại hoại nhất, những tổ tiên may mắn sống sót này là nhờ trong tâm còn giữ được chính niệm chính tín đối với Phật, Đạo, Thần mà giữ gìn được đạo đức tốt đẹp, từ đó họ có thể được Thần Phật giữ lại. Ngoài việc gánh vác trách nhiệm sinh sôi nảy nở con cháu sau, trong quá trình khai sáng thời kỳ văn minh tiếp theo, họ còn có trách nhiệm truyền bá hạt giống tín tâm vững chắc vào Phật, Đạo, Thần, đợi đến khi các loại tôn giáo dần dần hình thành và nở rộ trên vùng đất Trung Hoa rộng lớn, mà hết thảy điều này đều là tầng tầng bước đệm trải đường cho Đại Pháp hồng truyền trong thời mạt Pháp cuối cùng.
Đại hồng thủy là ranh giới giữa hai nền văn minh nhân loại, cũng là sự khởi đầu của nền văn minh chúng ta lần này. Từ đó đến nay, 5000 năm nữa lại sắp trôi qua, loài người đã đến thời mạt kiếp của thời mạt Pháp, đã đi đến gần bước cuối cùng của hủy diệt, mọi thứ qua đi đều sẽ tan thành mây khói. Vào lúc nhân loại bại hoại nhất, Sáng Thế Chủ sẽ mang Đại Pháp của vũ trụ đến hồng truyền tại nhân gian, vì con người thế gian hôm nay mà mở một cánh cửa thông lên trời. Thế nhân đã trăm cay ngàn đắng chờ đợi đến bước cuối cùng, xin đừng bỏ lỡ cơ duyên vạn cổ này!
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục đi theo bánh xe lịch sử, tìm hiểu về con đường phát triển của các dân tộc thiểu số, tìm kiếm ánh sáng của văn hóa Thần truyền trong nền văn hóa các dân tộc thiểu số.
(Còn tiếp)
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/259247
Ngày đăng: 19-10-2020
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.