Văn hóa Thần truyền của người dân tộc thiểu số Trung Quốc (1): Tổ tiên đến từ Thiên thượng (phần 2)



Tác giả: GZ

 

[ChanhKien.org]

Tiếp theo Phần 1

Lời tựa:

Tôi đã có nhiều năm tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu nghệ thuật, trong quá trình công tác đã nghiên cứu nhiều đề tài về dân tộc thiểu số Trung Quốc. Tôi đã phát hiện thấy rằng các dân tộc thiểu số có một lịch sử rất cổ xưa, tuy nhiên rất nhiều điều họ bảo tồn được lại vô cùng khó hiểu đối với người hiện đại, người ta chỉ xem đó như một nền văn hóa thần bí để thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình. Kể từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thoát khỏi sự đầu độc của chủ nghĩa vô thần và thuyết tiến hóa, tôi liên tục được Đại Pháp khai mở trí huệ, khi nhìn lại những sản phẩm văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số này, tôi phát hiện rằng rất nhiều điều mà người bình thường không thể hiểu được đã được giải đáp trong các bài giảng Pháp của Sư tôn. Văn hóa nghệ thuật của các dân tộc thiểu số cũng chứng minh cho sự tồn tại của Thần, cũng là một phần của văn hóa Thần truyền, nhưng thuyết tiến hóa và chủ nghĩa vô thần đã cản trở con đường quay trở về truyền thống của con người thế gian. Tôi xin chia sẻ những hiểu biết này với các đồng tu, do tầng thứ tu luyện cá nhân có hạn, có chỗ nào không phù hợp, xin từ bi chỉ rõ.

1. Tổ tiên đến từ Thiên thượng (Phần 2)

Dân tộc Di còn có một tài liệu lịch sử cổ khiến mọi người kinh ngạc và rất có giá trị tham khảo là cuốn “Nguồn gốc dân tộc Di”, đây là cuốn gia phả của dân tộc Di. Cuốn sách được Đại Bimoism (còn gọi là Tất Ma) Cử Lâu Bố Đà của người dân tộc Di triều đại nhà Đường thu thập chỉnh lý, biên tập từ các cuốn sách lịch sử của các bộ tộc và gia đình dân tộc Di, nó ghi lại sáu giai đoạn lịch sử từ khi vũ trụ được tạo ra đến khi phân thành các chi nhánh tổ tiên của người Di, tổng cộng có 27 quyển, có thể nói là một pho sách rất hoành tráng. Trong đó truyền tải lại một vũ trụ quan rất quan trọng, nếu bộ sử sách về nguồn gốc sáng tạo vũ trụ này chính là gia phả của họ, thế thì tổ tiên của họ chính là Thần đến từ vũ trụ.

Trước tiên, hãy cùng xem xét chương mở đầu và cảm nhận phương pháp kể chuyện của bộ gia phả này:

Chúng phối hợp với nhau

Tản Thiệp Thiệp đời thứ nhất

Thiệp Hằng Hằng đời thứ hai

Hằng Ẩn Ẩn đời thứ ba

Ẩn Nhã Khải đời thứ tư

Khải Nhã Lược đời thứ năm

Lược Ân Ân đời thứ sáu

Ân Ân đậu đời thứ bảy

Đậu Khắc Khắc đời thứ tám

Khắc Vũ Vũ đời thứ chín

Vũ Thư Sách đời thứ mười

Thanh khí sinh ra vào đời thứ mười

Đến Hằng Tư Sách

Tư Sách là Càn Phụ

Đã kể lại như thế

Sự sản sinh ra thanh khí và trọc khí:

Thời cổ khi Trời chưa hình thành

Khi Đất chưa sinh ra

Khi Ngải chưa sinh ra

Khi Bộ chưa xuất hiện

Đầu tên có thanh khí và trọc khí

Xuất hiện thanh khí

Lắng xuống là trọc khí

Thanh khí màu xanh đen

Trọc khí màu đỏ đồng

Màu đen là thanh khí

Màu đỏ đồng là trọc khí

Khí xanh chuyển thành Ngải

Ngai Khả Khả đời thứ nhất

Khả Khả Đầu đời thứ hai

Đầu Mạc Mạc đời thứ ba

Mạc Mạc Giác đời thứ tư

Giác Nhã Phấn đời thứ năm

Phấn Nhã Nạp đời thứ sáu

Nạp Nhã Ngạc đời thứ bảy

Ngạc Nhã Liệt đời thứ tám

Liệt Nhã Đầu đời thứ chín

Đầu A Vũ đời thứ mười

Trọc khí sinh ra vào đời thứ mười

Đến Đầu A Vũ

A Vũ là Khôn Mẫu

Ngải sinh ra Ngải Tư Sách

Bộ sinh ra Bộ Vị Lâu

Sau khi chúng kết hợp

Sinh ra nguồn gốc của Ngải

Sinh ra nguồn gốc của Bộ

Ngải Tắc Tắc đời thứ nhất

Tắc Hồng Hồng đời thứ hai

Hồng Hồng Hùng đời thứ ba

Hùng Nhã Lập đời thứ tư

Lập Ông Ông đời thứ năm

Ông Ni Tung đời thứ sáu

Tung Dư Dư đời thứ bảy

Dư Dư Đầu đời thứ tám

Đầu Ngải Bộ đời thứ chín

Bộ Xả Vũ đời thứ mười

Xả Vũ Vũ đời thứ mười một

Hằng Vũ Vũ đời thứ mười hai

Mọi người có thể thấy, gia phả này dùng phương thức trần thuật mộc mạc để kể lại, về những sinh mệnh thể tối nguyên sơ “thanh khí” và “trọc khí” thì họ chỉ tường thuật rất đơn giản hành vi và lịch sử của họ, ghi lại tên gọi của từng thế hệ, cũng không bình luận hay giải thích gì thêm. Cách kể chuyện này xuyên suốt toàn bộ bản gia phả, đó chính là thái độ rất lý trí và nghiêm túc của một nhà biên sử. Chúng ta hãy xem nội dung, sinh mệnh tối nguyên sơ ban đầu là dạng khí, được gọi là “thanh khí” và “trọc khí”, khi chúng phối hợp cùng nhau, mỗi loại khí lại tự sáng tạo ra mười đời sinh mệnh, mỗi đời sinh mệnh đều được ghi lại tên gọi, theo cách đời sau nối tên đời trước, tức là tên của cha là họ của con. Đến đời thứ mười của thanh khí là “Hằng Tư Sách” thì “Càn Phụ” (cha trời) cũng được hình thành; Đến đời thứ mười của trọc khí là “Đầu A Vũ” thì “Khôn Mẫu” (mẹ đất) được hình thành. Lúc này, sinh mệnh bắt đầu biến đổi thành hai loại vật chất là “Ngải” (哎) và “Bộ” (哺), tức là “Âm và Dương”. Từ thời điểm này, vũ trụ bắt đầu sinh sôi tạo ra nhiều sinh mệnh (Hình 1).

Hình 1: Đai lưng của Dân tộc Choang ở tỉnh Vân Nam, “Âm và Dương” tạo ra sinh mệnh ở các tầng thứ

Khi “Ngải” (哎) và “Bộ” (哺) sinh sôi mười đời, vũ trụ ở tầng này bắt đầu phồn vinh: “Đời thứ mười “Đỗ Trâu Tai Hoằng” sống ở nơi tốt đẹp, mặc y phục tươi sáng như hoa, có căn cơ tốt, ngồi trên đài hoa rực rỡ, nói chuyện hợp lý hợp tình, dùng ngôn từ đẹp đẽ, sinh ra vô số “hình ảnh”, hạc trắng cai quản vùng đồng bằng, chim cu gáy cai quản vùng rừng hoang dã. Hạc trắng dùng sợi tơ vàng và sợi tơ bạc dệt ra mười tấm lụa xanh, dệt ra mười tầng vũ trụ, lúc này, vũ trụ đã được mở rộng gấp mười lần”. Ở đây nhấn mạnh một câu: “Tri thức và hiểu biết của chúng ta đều bắt nguồn từ khi vũ trụ này phát triển”. Đây là câu trần thuật vô cùng lý trí, cũng là thái độ làm việc của nhà viết sử, khiến cho cảnh giới của “Thần” được mô tả một cách ôn hòa, chân thực (Hình 2)

Hình 2: Hoa văn trên đai lưng của dân tộc Bố Y: Thần sáng tạo ra vạn vật

Nhận thức của tổ tiên người Di về âm dương và quá trình sản sinh ra sinh mệnh cũng phù hợp một cách đáng kinh ngạc với bài giảng của Sư Tôn. Sư phụ đã giảng trong Tinh Tấn Yếu Chỉ:

Ở rất cao và rất vi quan nơi vũ trụ tồn tại hai chủng vật chất khác nhau, đó cũng là đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn tối cao của vũ trụ, thể hiện ra thành hình thức tồn tại của hai chủng vật chất ở một tầng thứ không gian nhất định của vũ trụ. Xuyên suốt từ đó trở xuống, từ vi quan đến hồng quan cho đến một không gian nhất định. Càng xuống dưới thì hai loại vật chất tính chất này, thuận theo trạng thái biểu hiện của Pháp tại các tầng thứ khác nhau, mà biểu hiện càng khác nhau, khác biệt càng lớn. Từ đó mà sinh ra điều mà Đạo gia gọi là Lý ‘âm dương và thái cực’. Xuống tiếp nữa, hai chủng vật chất tính chất khác nhau này càng ngày càng phát sinh đối lập, như vậy hình thành Lý ‘tương sinh tương khắc’. (“Phật tính và ma tính” –Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Từ đời thứ 10 đến đời thứ 90 của “Ngải Bộ” (Âm Dương), các đời con cháu tiếp tục mở rộng phạm vi vũ trụ lên tới “chín mươi cung” , “chín mươi tầng trời xanh”, vũ trụ lúc này: “Mọi cảnh vật hoàn toàn mới, thiên nữ dệt gấm lụa, trai tráng rèn đúc đồng, bậc Thánh nhân biết thiên văn, người huệ tâm luận trăng sáng, kẻ tri ​​thức bày kế sách, đều bắt nguồn từ “Ngải Bộ”. Sau khi mọi thứ được hình thành, bề mặt vũ trụ được bao phủ bởi lớp sương mù màu xanh lá cây, sương mù màu xanh ở bên trên, sương mù màu đỏ bên dưới, vũ trụ lúc này rất cao, rất nhiều tiên nhân sống ở tầng giữa của vũ trụ. Biển biếc cuộn sóng, mặt trời rực sáng trên không trung … ”

Hai đoạn mô tả về cảnh giới ban đầu của vũ trụ này là những mô tả đẹp nhất và thần thánh nhất trong toàn bộ sử thi, nó giống như thế giới Thiên quốc trong vũ trụ từng được kính viễn vọng Harley chụp lại (Hình 3), vũ trụ tràn đầy các sinh mệnh, một thế giới Thiên quốc vô cùng thịnh vượng và mỹ lệ, so với nơi thế tục thì thử hỏi còn điều gì mà không thể buông bỏ được?

Hình 3: “Thế giới Thiên quốc” được chụp bởi NASA bằng kính viễn vọng Harley vào ngày 26 tháng 12 năm 1993

Sau khi Âm và Dương được sinh ra, lại trải qua một lần diễn hóa nữa, vũ trụ không ngừng hoàn thiện, không chỉ có thánh nhân và hiền triết, mà còn có cả tri ​​thức trên trời và hiểu biết dưới đất, lại thêm tiếng chuông, gấm vóc, tri ​​thức, thi ca … vũ trụ càng ngày càng phồn thịnh, đồng thời hình thành Thái Cực, Tam Sơn, Tam Thú, Tam Mộc, Tam Điểu, Lục Hợp … (Hình 4)

Hình 4: Khăn choàng thêu của dân tộc Động, với hình chữ Vạn ở bốn phương tám hướng của vũ trụ

Sử thi đến đây mới chỉ là quyển đầu tiên về lịch sử “Âm Dương” của vũ trụ, cũng là tầng thứ đẹp nhất được mô tả trong toàn bộ sử thi. Quyển thứ hai bắt đầu nói về thế hệ “Ngải Bộ”, cũng chính là nói về 90 đời con cháu được tạo ra bởi “Âm Dương”, cùng với 90 tầng của vũ trụ mà họ lần lượt khai mở.

Mỗi tầng ở đây đều do một đời sinh mệnh khai mở, mỗi tầng đều rất tốt đẹp. Khi đến đời thứ 90 cũng là đến tầng thứ 90, họ “sống trong chín tầng trời của vũ trụ, 900 khoảng càn khôn, rút lại thành 900 phần, miêu tả Ngải Bộ cửu tinh, vẽ thiên tinh trên Đào Dịch,” lúc này bầu trời sao trong hệ Ngân hà mà chúng ta nhìn thấy bắt đầu hình thành, “khi ruộng vườn còn chưa được khai phá thì hình ảnh đã được vẽ ra. Khi đất còn chưa mở mang thì hình ảnh đã được vẽ ra”. Đây là hai câu rất quan trọng, tại sao nói rằng mọi thứ trên thế gian chỉ là huyễn tượng, bởi vì đó đều là những hình ảnh do sinh mệnh cao cấp trong vũ trụ vẽ ra. (Hình 5)

Hình 5: Quỹ đạo vận hành của chín đại hành tinh được quan sát và ghi lại trong cuốn sách cổ Na Sử của người Di

Sau đó, “bốn người tài giỏi được sinh ra, lúc đầu sinh ra mười hai cầm tinh con vật, đều được hình thành từ ‘Ngải Bộ’,” Tứ Tượng, mười Thiên Can và mười hai Địa Chi cũng xuất hiện, họ mang đến: “Một quyền lực mạnh mẽ, quyền lực mang lại vinh hiển, phúc lộc, mang lại nhiều vô kể”. Họ “vừa nghĩ vừa kể, mắt nhìn tay viết, mọi thứ họ nghĩ đều hoàn mỹ, theo Bát Quái mà phân chia, Bát Quái biến hóa ra rất nhiều”, Bát Quái đã được họ sáng tạo ra, đĩa Bát Quái to lớn ảnh hưởng đến vận mệnh của con người bắt đầu chuyển động. Lúc này những cơ chế cơ bản của vũ trụ đều đã hình thành: Âm Dương, Tứ Tượng, Thiên Can, Địa Chi, Bát Quái, Nhị Thập Bát Tú (hình 6)… bộ sử thi đến đây mới chỉ là quyển thứ ba. Thế hệ sau đó lại sáng tạo một tầng trời, mỗi một thế hệ lại là tầng tầng sinh mệnh và thế giới, tầng tầng trời đời đời đều sinh sôi ra sinh mệnh và sáng tạo ra thế giới… mãi khi đến tầng thứ chín thì bắt đầu xuất hiện Thiên, Địa, Nhân…

Hình 6: “Bức tranh tam giới” trên áo choàng của Đạo giáo người dân tộc Dao

Tính chân thực của bộ gia phả này còn ở chỗ thời kỳ lịch sử càng gần với của loài người thì thông tin mà nó ghi lại càng chính xác, thông tin về các nhân vật, niên đại và địa điểm phát sinh đều tương ứng với hiện thực. Điều này khiến mọi người càng không thể nghi ngờ về tính chân thực của bộ gia phả này. Từ thời đại Ni Năng con người đã bắt đầu mở rộng lãnh thổ trên trái đất, phạm vi lãnh thổ mà mỗi thế hệ cai quản đều đã được ghi lại chi tiết, đều có thể đối chiếu với bản đồ hiện nay. Ngoài ra còn có các ghi chép chi tiết về nguồn gốc và các thời kỳ của chín đại hành tinh, chín đại hành tinh đều có tên riêng của mình, mỗi ngôi sao đều mặc các trang phục và mang các pháp khí khác nhau (Hình 7). Người cha tạo ra sinh mệnh của họ gọi là Ni Tổ Tán, người mẹ gọi là Năng Tổ Tán. Ngoài ra còn có vô số các chòm sao do các anh hùng, các chúng Thần và các thể sinh mệnh tạo thành, số lượng các chòm sao này rất lớn, nhưng tên của chúng đều được ghi lại. Ngoài ra còn có một phần ghi lại gia phả của nhị thập bát tú (28 chòm sao), có thể thấy sự khác biệt so với ghi chép của dân tộc Hán (Hình 8).

Hình 7: Hình 28 chòm sao của Trương Tăng Dao thời kỳ nhà Lương (Nam triều)

Hình 8: Bảng đối chiếu 28 chòm sao tiếng Di và tiếng Hán

Bộ sử thi sáng thế khổng lồ này đã dùng ngôn ngữ cổ xưa để ghi lại một cách mộc mạc, đơn giản lịch sử vô cùng phức tạp và xa xưa, mục đích của nó không nhắm đến biểu đạt bất cứ điều gì, cũng không phải để giảng giải bất cứ đạo lý nào, mà nó chỉ ghi lại lịch sử: từ Thần đến người, từ không đến có, từ trời đến đất. Mỗi tầng thứ đều là sinh mệnh, mỗi tầng thứ đều hình thành một thế giới, sinh mệnh sinh sôi nảy nở không ngừng, vũ trụ vĩ đại biết bao! Nhưng càng quay về ngọn nguồn thì thế giới càng trở nên tốt đẹp.

Về vũ trụ và sinh mệnh, Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

Thích Ca Mâu Ni còn giảng về học thuyết ‘tam thiên đại thiên thế giới’. Ông nói rằng trong vũ trụ này của chúng ta, trong hệ Ngân Hà này của chúng ta, có ba nghìn tinh cầu có tồn tại sắc thân như thân thể nhân loại chúng ta. Ông còn giảng rằng trong một hạt cát cũng có tam thiên đại thiên thế giới như thế này. Một hạt cát lại giống như một vũ trụ; trong đó lại có con người có trí tuệ như chúng ta, có tinh cầu giống như thế, cũng có núi sông nước chảy. Nghe thật quá huyền hoặc! Nếu đúng như lời ấy, mọi người thử nghĩ xem, ở bên trong đó cũng có những hạt cát phải không? Bên trong hạt cát kia lại có tam thiên đại thiên thế giới phải không? Như vậy trong tam thiên đại thiên thế giới ấy lại có những hạt cát phải không, bên trong hạt cát kia cũng còn có tam thiên đại thiên thế giới phải không? Vậy nên, đến tầng Như Lai mà nhìn cũng không đến tận cùng của nó được.

Tế bào [làm bằng] phân tử của con người cũng như thế. Người ta hỏi vũ trụ to đến đâu; tôi nói với mọi người rằng, vũ trụ này có biên giới; nhưng tại tầng như tầng Như Lai mà xét, thì thấy nó là vô biên vô tế, to lớn vô hạn. Mà nội bộ thân thể con người, từ phân tử cho đến vi lạp tại vi quan trở xuống lại to lớn như vũ trụ này; nghe vậy mà thấy quá huyền hoặc. [Khi] tạo thành một cá nhân, một sinh mệnh, [thì] tại [mức] cực vi quan đã tạo nên thành phần sinh mệnh đặc định của nó, bản chất của nó.” (“Bài giảng thứ hai” – Chuyển Pháp Luân)

Từ sự ra đời của vũ trụ đến sự sáng tạo ra trời và đất, rồi đến sự sinh sôi nảy nở của loài người, không biết bằng cách nào mà bộ lịch sử này đã được truyền tụng và ghi chép lại cho đời sau, những nhà chép sử hẳn đã mang chính niệm và sứ mệnh cao cả thế nào mới có thể vượt qua không gian vô tận và thời gian đằng đẵng, để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao và xuyên suốt này: ghi chép lại lịch sử. Bộ lịch sử có tên là ”Nguồn gốc của người Di” này không chỉ là lịch sử của một dân tộc, mà còn là lịch sử của một vũ trụ, còn là lịch sử của một sinh mệnh vĩ đại!

Tôi tin rằng tất cả những người đã từng một lần đọc bộ lịch sử này đều sẽ có cảm xúc giống như tôi, không nén nổi xúc động trước sự rộng lớn và vĩ đại của vũ trụ này. Từ sự sinh ra của vũ trụ đến khi loài người sinh sôi nảy nở trên trái đất, thế hệ này qua thế hệ khác, tầng này đến tầng khác, không ngừng thay đổi, không ngừng sinh sôi nảy nở. Vũ trụ đã thai nghén ra biết bao nhiêu chúng sinh cũng như vô vàn thế giới tươi đẹp! Nếu một vũ trụ chính là một sinh mệnh, nếu con người chính là đối ứng với vũ trụ rộng lớn và những chúng sinh cự đại này, vậy thì mỗi người mà các đệ tử Đại Pháp chúng ta thông qua giảng chân tướng mà cứu được ấy, đó chính là đang cứu vớt một sinh mệnh vũ trụ!

“Văn hóa Thần truyền” của các dân tộc thiểu số còn có những nét đặc sắc, huy hoàng nào nữa? Xin xem tiếp phần sau.

(Còn tiếp)

 

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/258919



Ngày đăng: 28-08-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.