Của cải vật chất không thể khiến người ta cảm thấy hạnh phúc



Tác giả: Chính Nguyên

[Chanhkien.org] Xã hội hiện đại đều ủng hộ chế độ phúc lợi (Wellbeing), mục đích của nhà nước là làm cho xã hội đều cảm thấy hạnh phúc (Happiness). Gần một thế kỷ qua, dưới định hướng tư tưởng này, ở những nước phát triển thì tổng giá trị sản xuất quốc nội (GDP) cùng mức bình quân sinh hoạt đều có tiến bộ nhảy vọt. Theo lý thuyết, mọi người sẽ hạnh phúc vui vẻ hơn so với ngày trước rất nhiều; tuy nhiên, rất nhiều cuộc điều tra xã hội đã phát hiện rằng ở Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản người dân không hề cho rằng cuộc sống của họ là hạnh phúc hơn những người ở thập niên 50 của thế kỷ 20.

Richard Layard, giáo sư tâm lý học nổi tiếng thuộc Trường Kinh tế London (London School of Economics) đã tiến hành nghiên cứu hiện tượng này dưới quan điểm của xã hội học và kinh tế học (1,2). Ông phát hiện rằng mọi người không chú trọng đến giá trị tuyệt đối của tài sản và thu nhập, mà là quan tâm đến việc hơn thua trong mức thu nhập của mình so với mức thu nhập chung của các giai tầng trong xã hội. Có lẽ đây là lý do vì sao nhiều người giàu có (37%) cảm thấy vui vẻ hơn so với người nghèo (16%). Ông còn phát hiện, chỉ bằng vào của cải vật chất không thể mang đến hạnh phúc, cần phải có một khoảng thời gian hưu trí an nhàn nhất định mới có thể giúp mọi người cân bằng lại sinh hoạt. Bởi vậy, ông cho rằng GDP không thể đại biểu cho mức độ phúc lợi của một đất nước.

Trong xã hội đương đại, từ lãnh đạo quốc gia cho đến những người dân bình thường đều hy vọng được giàu có trong thời gian ngắn nhất, rất nhiều người vì điều này mà không ngại bất kỳ giá nào. Nhưng theo nghiên cứu của giáo sư Richard Layard cho thấy, một quốc gia giàu có không chỉ là GDP cao, và dân chúng hạnh phúc không chỉ do của cải vật chất mang lại. Một chế độ xã hội công bằng, bầu không khí xã hội phát triển lành mạnh, đời sống vật chất cơ bản được nâng cao, đó mới là hy vọng của người dân.

Khổng Tử từng miêu tả về xã hội đại đồng và xã hội tiểu khang như sau: “Đại Đạo lúc thi hành, thiên hạ là của chung. Tuyển hiền và tài, giảng chữ tín học hòa thuận, không chỉ thân người thân của mình, không chỉ coi con mình là con; khiến người già có chốn chung thân, người cường tráng có chỗ dùng, trẻ nhỏ có chỗ vận dụng sở trường, người góa, độc thân, tàn tật đều được nuôi dưỡng. Nam có sự phân công, nữ có chỗ nương tựa. Hàng hóa, khi tràn ra đầy đất, không ai giữ cho riêng mình. Sức lực, khi không đến từ tự thân, không chỉ vì bản thân. Âm mưu bế tắc không thành, trôm cướp loạn tặc không xảy ra. Cho nên cửa nhà không cần đóng, đó gọi là đại đồng.” “Nay Đại Đạo đã ẩn, thiên hạ phân thành nhà. Chỉ thân người thân của mình, chỉ coi con mình là con, hàng hóa, sức lực chỉ vì mình. Quan trên dạy dân dùng lễ, thành quách sông ngòi vững chắc kiên cố. Lấy lễ nghĩa làm kỷ cương, chấn chỉnh đạo vua tôi, để cha con một lòng, để anh em hòa thuận, để vợ chồng hòa ái. Lập ra quy định, phân chia ruộng đồng, chọn kẻ hiền dũng, của công thành riêng. Sử dụng mưu kế, chiến trận từ đó mà đến. Vũ, Thang, Văn, Võ, Thành Vương, Chu Công vì vậy mà được chọn. Sáu bậc quân tử này, không ai không cẩn trọng lễ nghĩa. Lấy cái nghĩa của họ, học chữ tín của họ, học kinh nghiệm của họ, khoan dung với phạm nhân, với dân thường giảng nhân lễ nghĩa trí tín. Nếu không theo như vậy, đông lên thành xu thế, tất gây ra tai ương. Ấy là tiểu khang.” (3) Thánh hiền thời xưa đã miêu tả tình huống của xã hội khi thuận theo Thiên Đạo. Trung Quốc ngày nay làm trái với Đạo Trời, xã hội đã loạn đến mức làm người ta rùng mình kinh hãi.

Thực ra, người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí đã sớm chỉ ra phương thức trị quốc như sau: “Dân giàu là cái đạo của vua quan, hạ mình vì tiền là hạ sách. Giàu mà vô đức sẽ nguy hại chúng sinh, giàu mà có đức là chỗ mọi người mong mỏi, vậy nên giàu là không thể không tuyên [dương] đức. Đức là tích từ đời trước; vua, quan, phú, quý thảy đều từ đức mà ra, vô đức thì chẳng được gì, mất đức sẽ mất hết. Vậy nên kẻ mưu quyền kẻ cầu tài ắt phải tích đức, chịu khổ hành thiện là có thể tích đức từ quần chúng. Mà muốn được thế ắt phải hiểu việc nhân quả, minh tỏ điều ấy thì có thể tự kiềm chế cái tâm của quan và dân, thiên hạ giàu có mà thái bình.” (4) “Người không trọng đức, thì thiên hạ đại loạn bất trị, ai ai cũng coi nhau như địch thì sống mà không hạnh phúc, sống mà không hạnh phúc ắt sẽ không sợ sống chết, Lão Tử nói: Dân không sợ chết, thì doạ chết được sao? Vậy sẽ là uy hiếp cực lớn. Thiên hạ thái bình là điều dân mong nguyện, bấy giờ nếu pháp luật sinh ra quá nhiều để cầu ổn định, thì ắt trái lại mà thành vụng về. Nếu muốn giải mối lo ấy, thì ắt phải khắp thiên hạ tu đức thì mới trị được tận gốc, quan chức nếu không ích kỷ thì quốc gia mới không hủ hoá, dân nếu lấy tu thân dưỡng đức là trọng, thì chính quyền và dân sẽ tự câu thúc cái tâm mình, thế mới có toàn quốc an định, lòng dân cùng hướng, giang sơn yên ổn, mà hiểm hoạ ngoại bang cũng tự e dè, thiên hạ thái bình, ấy là việc của thánh nhân.” (5).

Tài liệu tham khảo:

1. “Happiness-Has Social Science a Clue?” Lionel Robbins Memorial Lectures 2003, Center for Economic Performance, London School of Economics.

2. The Economist. August 9th-15th, 2003. pp 62.

3. 《 Lễ ký – Lễ vận 》

4. Lý Hồng Chí. 《 Tinh Tấn Yếu Chỉ 》- Giàu mà có đức.

5. Lý Hồng Chí. 《 Tinh Tấn Yếu Chỉ 》- Tu nội mà an ngoại.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/24646



Ngày đăng: 12-10-2013

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.