Suy tư về nền văn minh của chúng ta: Môi trường



Tác giả: Một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[Chanhkien.org] Một chuyên gia bảo vệ môi trường từng nhận xét rằng lịch sử Trung Hoa rất lấy làm tự hào khi để lại nền văn minh 5.000 năm, đem đến cho chúng ta các giá trị cổ xưa mà không có mảnh rác nào. Nền văn minh hiện đại mới có một trăm năm, nhưng rác thải đã trở thành một nỗi nhức nhối lớn cho nhiều chính phủ.

Văn hóa Trung Quốc cổ đại chắc chắn là tuyệt vời. Nó thậm chí được khen ngợi nhiều hơn vì việc áp dụng các phương pháp phát triển bền vững. Trong sự hòa hợp với thiên nhiên, con người sống hài hòa với môi trường của họ. Nền văn minh hiện đại dường như là tuyệt vời, nhưng những vấn đề nó mang lại cũng rất lớn. Chẳng hạn, sự phân hủy vi sinh của các loại vật liệu tổng hợp là rất khó sử dụng. Phương pháp phân hủy nhân tạo thì gây ô nhiễm độc hại. Rác thải được chất đống khắp mọi nơi trên thế giới và ngay cả trong không gian. Nếu tình trạng này diễn ra trong 5.000 năm, thế giới sẽ ra sao?

Chúng ta luôn hy vọng rằng sự phát triển mới sẽ mang lại cho chúng ta một lối thoát. Tuy nhiên, sau mỗi lần như vậy, khi vấn đề cũ được giải quyết xong thì chúng ta lại thấy mình va phải sự phức tạp mới như là hậu quả của sự phát triển mới. Vì chuyện này xảy ra hết lần này đến lần khác, bao nhiêu nỗ lực của chúng ta đã biến thành vô ích? Có vẻ như công nghệ mới tự hào mỗi ngày đều có sự đột phá, nhưng về tổng thể môi trường sống của con người được cải thiện hay xấu đi? Chất lượng cuộc sống tăng hay giảm?

Ngày nay, không khí và nước sạch đã trở thành thứ hàng hóa quý giá. Con người chi đồng lương khó nhọc vào các sản phẩm “làm từ tự nhiên” và “không ô nhiễm”. Họ đi nghỉ ở những vùng đất hoang sơ như Tây Tạng. À, tốt hơn là họ có đủ khả năng cố gắng chi trả cho cái gọi là “quay về với thiên nhiên”, người nghèo chỉ có thể sống trong các đống rác và cả rừng bê tông. Đôi khi, tôi nhớ lại cảnh tốt đẹp ngày xưa, người ta có thể cưỡi ngựa đi bất cứ đâu, uống nước sông khi thấy khát và dừng chân dưới bóng cổ thụ lúc mệt mỏi. Giờ thì sao? Dường như chúng ta có thể chọn lựa các loại phương tiện giao thông, nhưng không loại nào trong số đó thuận tiện bằng ngựa. Hơn nữa, nó đồng nghĩa với việc những phương tiện đó tiêu thụ một lượng lớn năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Liệu bây giờ chúng ta có thể uống sông nữa không? Mặt nước trông thật dơ bẩn. Thế còn cây bên lề đường? Bụi bám đầy trên lá và gốc toàn là rác.

Thực ra, những gì mà người xưa làm để bảo vệ môi trường là cực kỳ đơn giản. Tất cả mọi thứ đã được lấy từ thiên nhiên và trả về với thiên nhiên. Gạch được làm từ đất dùng để xây nhà ở cho con người. Đồ đạc, cửa sổ và cửa ra vào được làm bằng gỗ. Thùng chứa được làm bằng tre, quần áo được dệt từ sợi bông, v.v. Khi không còn sử dụng nữa, tất cả những nguyên liệu này quay về chu kỳ tự nhiên mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Có lẽ bạn muốn nói rằng các nguyên liệu này đã được sử dụng là bởi vì công nghệ chưa đủ cao như các nguyên liệu tổng hợp mới. Câu hỏi là, mặc dù: nếu các nguyên liệu tự nhiên có thể được tạo ra, tại sao chúng ta không tận dụng mà lại tạo ra vật liệu mới? Hơn nữa, nếu các nguyên liệu tổng hợp có xu hướng gây ra tác dụng phụ không tốt, vậy nó có thực sự có đáng để chúng ta cố gắng tạo ra?

Trên thực tế, nhân loại dường như không hiểu rằng họ được tạo ra bởi chư Thần, cũng như môi trường họ đang sống. Khi chư Thần tạo ra nhân loại, tất cả các yếu tố cần thiết cho cuộc sống của con người đã được tính đến. Do đó, bất cứ điều gì con người cần đều có thể được tìm thấy trong môi trường. Còn gì phù hợp hơn để làm đồ nội thất hơn gỗ? Gỗ có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Thật là thuận tiện. Còn gì có thể chịu nhiệt tốt hơn sứ vốn có trong đất? Còn gì thoải mái hơn mặc vải lụa hay bông vải? Chúng ta đã thử tất cả chúng; liệu chúng ta có thể vượt ra khỏi sự an bài của chư Thần? Các dược phương được lưu truyền trong dân gian thực sự có hiệu quả, thậm chí hiệu quả hơn cả các loại thuốc tổng hợp của y học phương Tây. Điều này là dựa trên kinh nghiệm của riêng tôi. Hồi còn học tiểu học, tôi bị mắc bệnh quai bị. Triệu chứng của tôi vẫn còn sau một thời gian dài, uống thuốc gì cũng không tác dụng, cho đến một ngày tôi được uống một dược phương được chế biến từ công thức dân gian. Khi tôi lên học trung học, tôi bị phát ban hơn nửa năm, uống thuốc vẫn không khỏi. Cuối cùng, một bác sĩ lớn tuổi hành nghề Trung Y đã chữa khỏi cho tôi bằng sừng trâu. Dường như tôi thấy rằng chúng ta có thể khám phá cách sử dụng cho bất kỳ cái gì từ tự nhiên từ khi chư Thần sáng tạo ra nó với một mục đích.

Từ các truyền thuyết được lưu truyền qua các thế hệ, chúng ta nhận ra rằng từ ban đầu chúng ta đã không biết làm thế nào để tận dụng lợi thế của môi trường tự nhiên tuyệt vời đã được ban cho chúng ta. Sau đó, có người đến chỉ cho chúng ta cách sử dụng lửa. Tiếp nữa, người khác đến dạy chúng ta canh tác, và người khác dạy chúng ta dệt. Một số người khác đã cố gắng phân loại thảo mộc và nói với chúng ta hiệu quả của từng loại, v.v. Phải chăng chúng là những câu chuyện cổ tích? Không. Chư Thần dạy chúng ta cách sống trong môi trường mà họ đã sáng tạo cho chúng ta. Đây là những câu chuyện về cách chư Thần tạo ra sự sống cho con người. Đây chính là “khoa học thực sự” được truyền cấp bởi chư Thần! Tuy thế chúng ta đã quên mất chư Thần và những điều mà chư Thần để lại.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/1105



Ngày đăng: 27-11-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.