Tương lai của khoa học và khoa học của tương lai



Tác giả: Một đệ tử Ðại Pháp

[Chanhkien.org] “Khoa học” chân chính là gì?

Ý nghĩa của “khoa học” không những là quá chung chung, nhưng còn được định nghĩa bởi người thời nay. Trong nhiều trường hợp, “khoa học” được xem là “sự thật tuyệt đối”. Khi nói về khoa học, con người thường ca ngợi như là một sự cao siêu tột đỉnh. Khoa học cho chúng ta xe hơi và máy bay. Khoa học cho chúng ta nói chuyện với người khác bên kia trái đất. Khoa học đưa con người lên mặt trăng, và cũng đưa con người lên sao Kim và còn xa hơn nữa. Khi con người lo ngại rằng khoa học sinh ra quá nhiều ô nhiễm môi trường, thì có người nói “Ðừng lo, khoa học trong tương lai sẽ giải quyết vấn đề này”. Khi có người nói khoa học tận dụng hết các tài nguyên thiên nhiên mà không chế tạo được, thì có người trả lời “Ðừng lo, khoa học trong tương lai sẽ giải quyết vấn đề này”. Khi người ta than phiền về những ‘bệnh tật hiện đại’, thì có người trả lời “Ðừng lo, khoa học trong tương lai sẽ giải quyết vấn đề này”. Chúng ta đã không ý thức rằng, chúng ta hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối vào khoa học. Trong những năm gần đây, ý niệm về chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vật chất đã thấm nhuần trong ý nghĩa của khoa học. Thật ra, “khoa học” mà chúng ta nói đến, chỉ là một phương pháp đặc thù để khám phá sự thật của vũ trụ bằng phương pháp thực tiễn. Môn khoa học thực tiễn này chỉ mới mở mang trong chừng 300 năm nay. Nó phát triển mạnh mẽ chỉ trong vòng 100 đến 200 năm nay mà thôi. Trong thời mới bắt đầu, mọi người đều biết rằng chỉ có một phương pháp để khám phá sự thật, nhưng không phải chỉ là một cách. Có nhiều lý do để rồi cuối cùng đưa đến sự tôn sùng khoa học như là thánh.

1) Khoa học, và kỹ thuật hiện đại, đã phát minh ra rất nhiều ‘tiện lợi’ và “thoả mái” cho chúng ta. Vâng, trên bề mặt, máy bay và xe hơn di chuyển rất nhanh chóng hơn là các xe ngựa; điện thư thì nhanh hơn bưu điện; phân hoá học bón vào đất phát triển nhanh hơn là phân hữu cơ.

2) Khoa học hiện đại có rất nhiều đề tài nghiên cứu, trong đó con người sắp xếp theo một hệ thống từ trên xuống dưới một cách cứng ngắt. Tất cả điều này đã sinh ra nhiều huyền bí. Ðối với một người thường, khoa học rất sâu sắc và uyên thâm, ý kiến của các chuyên gia không thể nào bỏ qua được. Hệ thống này có thể chuyển hoá các giả thuyết trở thành sự thật. Mọi người chỉ học trong ngành của họ. Ðối với các ngành khác, bạn chỉ cần điều đã được kết luận. “Làm ơn cho tôi biết, đúng hay không”. Những gì mà công chúng biết chỉ là điều kết luận mà không được biết những điều khác trong quá trình làm ra kết luận này. Và rất thường xuyên, những gì chúng ta biết chỉ là những giả thuyết “chưa được công nhận” hay thậm chí “không thể được công nhận”. Tuy nhiên, theo thời gian, khi “kết luận” này hay lý thuyết này đã được ghi nhận trong sách vở, nó sẽ trở thành “sự thật” trong lòng con người. Quá trình để con người chấp nhận lý thuyết biến hoá của con người là một ví dụ điển hình. Thông thường những người đang phát minh trong “khoa học phổ thông” là những người chuyên bênh vựckhoa học. Tất cả những gì họ biết và muốn làm là phổ biến “sự thật”, mà không có hứng thú gì về điều tra hay nghiên cứu quá trình này.

3) Khi con người thành công và có được tiếng tăm trong khoa học, một số họ tự nhiên trở thành những người bênh vực rất tích cực cho khoa học. Sự nhiệt tình của những người này thường là cho “khoa học phổ thông”. Họ là những người “đầu thai” cho khoa học. Ðối với học, tôn sùng khoa học thật ra chính là tôn sùng chính họ.

Thật ra, khoa học mà chúng ta nói đến chưa có gì hoàn hảo cả. Chúng ta có thể bàn đến sự giới hạn của khoa học và những ảnh hưởng không tốt của nó sẽ đem lại cho con người trong những bài khác. Bây giờ chúng ta hãy bỏ đi cái quan niệm, định nghĩa hiện đại của khoa học, thật sự bình tâm nghĩ đến khoa học thật sự và căn bản của con người. Hằng ngày, khi chúng ta đào vào cái lãnh vực hẹp hòi mà chúng ta đang làm, ít khi chúng ta tự hỏi câu hỏi mà trước đây con người hay hỏi “Ý nghĩa thật sự là gì, khi có những hiện tượng rất phức tạp trong vũ trụ hiện tại?”Ðiều này cũng nói lên tại sao có rất nhiều người rất thích thú khi họ lần đầu tiên đọc Chuyển Pháp Luân. Trong quyển sách này, dùng ngôn ngữ con người, ông Lý Hồng Chí người đầu tiên giải thích rằng, có một cái “Luật” trong vũ trụ này!Và đó là đặc tính của vũ trụ Chân, Thiện, Nhẫn”, biểu hiện ý nghĩ khác nhau tại các tầng khác nhau. Ðó là Ðạo gia gọi là “Ðạo” và Phật gia gọi là “Pháp” (Chuyển Pháp Luân). Luật này tạo nên môi trường sống và cách sông của tất cả các tầng cấp của sinh vật. Mọi thứ trong vũ trụ đều phải qua Thành, Hoại, Trụ, Diệt theo “Luật” này.

Luật của vũ trụ cũng đã tạo ra loài người và tất cả mọi vật mà cần thiết cho sự tồn tại và phát triển tại tầng này. Vậy thì mọi thứ trên cõi đời này là sự biểu hiện của Luật của vũ trụ trong một không gian đặc biệt và tầng nhất định này. Từ quan điểm này, cá nhân tôi nghĩ rằng khoa học (nếu tôi phải cho một định nghĩa) là để xác định và hiểu sự biểu hiện của Luật tại tầng này. Vì thế những phương thức mà chúng ta dùng để khám phá sự thật sẽ không bị giới hạn bởi khoa học hiện tại.

Ông Lý đã giải thích rất rỏ ràng về mối quan hệ của Phật Pháp và khoa học loài người hôm nay và tương lai. Tôi muốn dùng lời Ông Lý để chấm dứt bài viết này.

“Phật Pháp tinh thâm nhất, trong số tất cả các học thuyết trên thế giới, là một khoa học thực nghiệm và tinh thông nhất. Ðể khai phá lãnh vực này, loài người cần phải thay đổi từ căn bản sự suy nghĩ của mình. Nếu không, sự thật của vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại và loài người sẽ mãi mãi bò lết trong cái vòng khung do sự hiểu biết ngu muội do chính mình tạo ra (“Chuyển Pháp Luân”)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/sci/sci/home/newscontent.asp?ID=8020
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=316



Ngày đăng: 29-05-2008

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.