Thuyết vô thần là “duy tâm”



Tác giả: Trần Ý

[Chanhkien.org] Khi bàn đến vấn đề “hữu thần hay vô thần”, những người vô thần thường tự coi mình là người “duy vật”, còn những người hữu thần là “duy tâm”, là mê tín. Thực ra chính những người “duy vật” không tin vào Thần này mới là người “duy tâm” điển hình.

Thế nào là “chủ nghĩa duy vật”? “Chủ nghĩa duy vật” cho rằng tồn tại khách quan là có trước (đệ nhất tính), còn nhận thức chủ quan là có sau (đệ nhị tính). Theo đó, khách quan quyết định chủ quan, và tồn tại quyết định ý thức. Ví như Phật, Đạo, Thần có thực sự tồn tại hay không, là do nhận thức chủ quan của người ta quyết định, là khác biệt với tồn tại khách quan. Họ đem những gì con người không thể nhìn thấy, hoặc những gì khoa học thực nghiệm không nhận thức đến xếp vào vị trí thứ hai, sau cái tồn tại “khách quan”, và cho là “duy tâm”. Đây là “chủ nghĩa duy vật”? Từ những năm 70 thế kỷ 20, y học phương Tây đã tiến hành giải phẫu cơ thể người mà vẫn không phát hiện được kinh lạc và huyệt vị. Trên thế giới có nhiều người như vậy, lẽ nào không có ai nhìn thấy được kinh lạc và huyệt vị? Dường như khó mà chứng minh nhân thể tồn tại kinh lạc và huyệt vị. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng «Hoàng Đế nội kinh», một cuốn cổ thư Trung Quốc, đã sớm đề cập đến rồi. Nếu Hoàng Đế không biết là có kinh lạc và huyệt vị, thì làm sao ông thấy rõ chúng và miêu tả ra? Lẽ nào vào thời kỳ đồ đá, con người mài đá thành kim rồi châm lên cơ thể người để làm thí nghiệm, rồi Hoàng Đế tổng kết kết quả? Còn vì sao Hoàng Đế có thể nhìn thấy, thì người ta nói đây vẫn là một bí ẩn. Vào thời Xuân Thu, Biển Thước nhìn thấy đằng sau thân Tề Hoàn Công có bệnh, nhưng Tề Hoàn Công và những người xung quanh không nhìn thấy. Tề Hoàn Công xem ra là một người “duy vật”, nhìn không thấy thì không tin, và những người xung quanh đều nói Biển Thước bảo người không có bệnh thành có bệnh, và không chịu chạy chữa, để sau đó “bệnh nhập tới tủy xương” thì đã muộn rồi. Như vậy ở đây rốt cuộc Biển Thước là người “duy vật” hay Tề Hoàn Công là người “duy vật” đây?

Có người nói, để phù hợp với khoa học, thì cần phải nhiều lần tiến hành thí nghiệm để nghiệm chứng. Nghiệm chứng như thế nào? Ví như có người lập kỷ lục chạy đua 100 mét lập nên kỷ lục thế giới ở 10 mét, thì chẳng lẽ ai cũng có thể lập kỷ lục ở 10 mét? Hoặc, vẫn để người lập kỷ lục đó tiến hành thí nghiệm nhiều lần để xem anh ta có đạt thành tích không? Cũng giống như Biển Thước nhìn thấy bệnh của Tề Hoàn Công, hay Hoàng Đế nhìn thấy kinh lạc huyệt vị, mà người khác không nhìn thấy vậy. Làm sao để liên tục tiến hành thí nghiệm đây? Nếu không thể, thì liệu có thể khẳng định Biển Thước và Hoàng Đế đã nhìn không đúng? Đây không phải khoa học sao?

Thực ra những người “duy vật” này, không chỉ nhìn không thấy thì không tin, mà thậm chí cố chấp đến mức có nhìn thấy cũng không dám tin nữa. Ví như con người chết rồi nhục thân phải thối rữa, đây là phù hợp với “khoa học”. Nên khi một số người qua đời, để tránh thân thể bị mục nát, người ta phải dùng rất nhiều kỹ thuật chống thối rữa để xử lý (ướp xác). Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều cao tăng có nhục thân không bị mục rữa, như Kim Kiều Giác ở núi Cửu Hoa, viên tịch vào năm 794 SCN, 3 năm sau, khi mở quan tài đá ra, chúng tăng kinh ngạc phát hiện thấy nhục thân cao tăng họ Kim vẫn “sắc diện như còn sống, sờ vào vẫn thấy mềm, khớp xương kêu thành tiếng”. Vào triều Minh, pháp sư Vô Hà thọ 110 tuổi viên tịch, chúng tăng khiêng nhục thân vẫn còn xếp bằng vào trong chum, 3 năm sau mở ra, thấy nhục thân vẫn còn tốt, sắc mặt như còn sống. Cao tăng Huệ Năng nổi tiếng triều Đường, sau khi viên tịch lưu lại nhục thân đến hôm nay vẫn không mục nát, còn bảo tồn tại chùa Nam Hoa ở Thiều Quan, Quảng Đông… Như vậy nhục thân họ vì sao không bị hư hoại? Chẳng lẽ phải đợi đến khi khoa học phát triển tới mức chứng minh được sau khi chết nhục thân có thể không bị hư, thì nhục thân các hòa thượng này mới không bị mục nát? Thực ra họ chính là Thần, nhưng người ta nhìn không thấy, do đó mới không bị hư hoại. Nhìn thấy vẫn còn không tin, đành dùng cụm từ “bí ẩn chưa được giải thích” cho xong! Như vậy, không phải người ta cứ muốn là có thể nhận thức được thế giới khách quan.

Lúc lâm chung, pháp sư Vô Hà niệm một bài kệ: “Ta đi rồi hình hài hưởng thọ hơn 100 năm, thân ảo gầy khô mà pháp thân phình ra. Tinh thần cao quý trên trời còn với tới được, cảnh tượng thế gian con người xa lắm rồi. Khách đến hỏi ta quy về phương nào, hết Đông đến Xuân lại thấy hoa mai nở”. Con người liệu có thể làm được vậy không? Họ chẳng phải là Thần sao? Thần chẳng phải là tồn tại sao? Muốn đạt đến cảnh giới đó, thì chỉ có tu luyện!

Ở thế giới khách quan này, không chỉ có nhục thân bất hoại, mà một viên tướng từng nhậm chức tư lệnh quân khu Tây Tạng đã tận mắt chứng kiến một vị lạt-ma đạo hạnh cao siêu hóa thành một luồng sáng đỏ bay mất vô ảnh vô tung. Trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, số người tu thành rồi hóa thành luồng sáng đỏ bay đi là rất nhiều, trong sách đều có ghi lại. Vào những năm hoằng truyền mật pháp đại viên mãn, vùng Tây Tạng băng tuyết có 10 vạn người tu hành thân hóa thành luồng sáng đỏ mà thành tựu. Vì sao nhục thân các hòa thượng kia lại bất hoại? Vì sao lại có chuyện hóa thành luồng sáng đỏ? Theo đó thì khoa học nhân loại vẫn còn chưa phát triển đủ, giải thích không được. Đều cho rằng khoa học còn chưa phát triển đủ, thì làm sao có thể lấy đó để chứng minh là Thần không tồn tại? Khoa học nhân loại liệu có thể phát triển đến mức cùng tận, chạm sát chân lý của toàn vũ trụ hay không? Nếu như không thể, thì không thể chứng minh rằng Thần là không tồn tại!

Xem thêm:

>> Nhục thân không bị mục rữa của cao tăng Việt Nam

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/18400



Ngày đăng: 30-05-2012

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.