Khoa học bị hạn chế bởi luật vũ trụ
Tác giả: Một học viên Đài Loan
[Chanhkien.org] Hiện tại, các nguyên lý và học thuyết đã được công nhận là nền tảng để các nhà khoa học chế tạo các thiết bị máy móc khác nhau. Có hai định luật vật lý được chấp nhận là: “bảo toàn năng lượng” và “bảo toàn khối lượng”. Bất kể loại ứng dụng nào được phát triển, dù là cơ khí, điện tử, quang học,… thì không lý thuyết nào có thể đi ngược lại hai định luật này. Thông qua quan sát và thực nghiệm, các định luật này đã được chứng minh là chính xác.
Sư phụ giảng: “Trong vũ trụ này có một [Pháp] lý, gọi là ‘bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất’, chư vị chẳng mất, [nó] cưỡng chế chư vị phải mất. Ai có tác dụng ấy? Chính là đặc tính vũ trụ có tác dụng ấy; vậy nên chư vị muốn chỉ có được [mà không mất] thì không thể được.” (Chuyển Pháp Luân). Tôi vừa mới ngộ ra sự thật rằng các định luật “bảo toàn năng lượng” và “bảo toàn khối lượng” đều là biểu hiện của nguyên lý “không mất, không được” ở cảnh giới vật chất của con người.
Niềm tin vào khoa học hiện tại đã công nhận nguyên lý “không mất, không được”; nhưng nguyên lý này chỉ được ứng dụng khi bị hạn chế bởi luật vũ trụ. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, vô số thiết bị và dụng cụ điện, chẳng hạn đèn điện và TV, thu điện năng từ nhà máy phát điện—thứ năng lượng được chuyển hóa từ dầu mỏ, khí tự nhiên, hoặc nhiên liệu nguyên tử—và chuyển hóa thành công năng. Nhà máy điện tiêu thụ các nhiên liệu này để sản xuất ra điện năng. Các nhà khoa học phóng tên lửa lên không gian bằng cách đốt cháy một lượng lớn nhiên liệu, từ đó thu được năng lượng đủ để đưa tên lửa rời mặt đất và lên quỹ đạo. Nhiên liệu bị mất đi để đổi lấy động lực. Hãy suy nghĩ về điều này, liệu có phương tiện giao thông hay thiết bị khoa học nào của khoa học hiện đại là không dùng phương thức chuyển hóa một thứ gì đó sang một thứ khác? Nguyên lý “không mất, không được” được minh chứng rất rõ ràng. Tuy nhiên, bởi vì khoa học hiện nay của chúng ta không hoàn toàn hài hòa với luật căn bản của vũ trụ, nên mức độ thành công của khoa học bị hạn chế bởi luật vũ trụ. Phải mất rất nhiều công sức để đạt được một chút thành quả nhỏ bé.
Sư phụ giảng: “Tôi đơn cử một thí dụ cho chư vị, vũ trụ đang vận động, trong vũ trụ có hệ Ngân Hà, có các thiên hà tất cả đều đang vận động, chín hành tinh đang quay quanh Mặt Trời, trái đất cũng tự chuyển động. Mọi người thử nghĩ xem, ai đẩy chúng? Ai gia lực cho chúng? Chư vị không thể dùng khái niệm người thường mà nhận thức chúng được, nó là một dạng ‘toàn cơ’ như thế.” (Chuyển Pháp Luân). Lấy ví dụ, mặt trăng được tạo ra bởi người tiền sử và nó áp dụng dạng “toàn cơ” này. Nó không cần nhiên liệu để duy trì sự xoay chuyển trong hàng tỷ năm. Các vệ tinh nhân tạo hiện đại hay tàu vũ trụ cần đốt cháy năng lượng để bay lên, và chúng không thể vận dụng cơ chế xoay chuyển. Nếu nhân loại có thể học cách tuân thủ luật vũ trụ hơn nữa, thì khoa học của nhân loại sẽ có một bước nhảy vọt.
Trên đây chỉ là suy nghĩ của cá nhân tôi. Xin vui lòng chỉ ra những gì chưa đúng.
Dịch từ:
http://pureinsight.org/node/1068
Ngày đăng: 15-11-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.