Vị lai Bát quái phương vị (Phần 9)
Tác giả: Tiểu Nham
[Chanhkien.org]
(III) Từ Tiên thiên Bát quái phương vị suy ra Hậu thiên Bát quái phương vị
4. Tôi suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương như thế nào?
Điều tôi nói ở đây gồm có một tiền đề và ba nguyên lý. Một tiền đề chính là tiền đề về phân trục như tôi vừa nói qua, với định nghĩa “nhân trục” nằm ngang và “Thần trục” nằm dọc. Vậy còn ba nguyên lý là gì? Chính là ba nguyên lý biến động, trong đó hai cái là nguyên lý biến động của vũ trụ, còn một cái là nguyên lý biến động của xã hội nhân loại hoặc điều chỉnh tùy động. Đây chính là ba nguyên lý, rất là giản đơn, không hề phức tạp.
Trước tiên chúng ta đem phương pháp phân trục hình chữ thập áp dụng vào “Tiên thiên Bát quái phương vị” của Phục Hy. Như vậy chúng ta được Hình 12. Hai quẻ Càn (☰), Khôn (☷) {Thiên, Địa} nằm trên ‘Thần vũ trục’. Bởi vì như chúng ta biết, nếu như đem Bát quái kết hợp với Ngũ hành, thì trung ương của Ngũ hành là Thổ, Thổ vượng tứ phương, trung ương là Thổ. Thổ cũng đại biểu cho người, văn hóa Trung Quốc “lấy Thổ làm tôn”, người sống trên đất, do vậy mới gọi là “Trung Thổ”. Bởi vì trung ương là người, cho nên “Thần vũ trục” cũng ẩn hàm quan hệ Thiên-Địa-nhân. Còn “nhân trục” nằm ngang triển khai thành Khảm (☵), Ly (☲) {Thủy, Hỏa}, đại biểu hai chủng vật chất không thể ly khai tại thế gian nhân loại; do đó hai quẻ Khảm, Ly đại biểu nhân loại, đại biểu “nhân thế trục” triển khai theo chiều ngang. Hình 12 chính là quan hệ giữa “Tiên thiên Bát quái” và trục hình chữ thập. Như vậy chúng ta đã chuẩn bị tiền đề để nghiên cứu biến hóa của Bát quái.
Tiếp theo chúng ta phải nghiên cứu xem biến động như thế nào; đây chính là trọng tâm nhất của Dịch lý, là cơ lý về biến động. «Kinh dịch» chính là Dịch lý, cũng là Lý biến hóa. Vũ trụ biến động như thế nào? Thiên Địa biến động như thế nào? Xã hội nhân loại biến động như thế nào? Nhân loại cần biến động theo thiên tượng như thế nào? Đây đều là Dịch lý tối đại, tuyệt không đơn giản như những tiểu đạo về bói mệnh, toán quái.
Vậy thì rốt cuộc biến động như thế nào? Biến động của vũ trụ phản ánh ra sao trong biến đổi của Bát quái phương vị? Ban đầu tôi đã nghiên cứu gợi ý từ câu nói trong «Chuyển Pháp Luân», “Xoáy vào (thuận chiều kim đồng hồ) độ bản thân, xoáy ra (ngược chiều kim đồng hồ) độ nhân“, xin xem Hình 13. Pháp Luân xoáy vào (thuận chiều kim đồng hồ) đại biểu cho độ bản thân, hướng vào trong, tu luyện tự kỷ, yêu cầu tự kỷ, cải biến tự kỷ, đề cao tâm tính, đề thăng, trở về vũ trụ, phản bổn quy chân, v.v. Pháp Luân xoáy ra (ngược chiều kim đồng hồ) độ nhân, hướng ra ngoài, cứu người, hành động, cải biến thế giới, yêu cầu người khác, chỉ huy người khác, hạ xuống nhân gian, v.v. Để biết nội dung chi tiết, xin mời quý độc giả tìm đọc cuốn «Chuyển Pháp Luân» của Lý Hồng Chí Tiên sinh. Ý nghĩa của việc Pháp Luân chuyển động thuận chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ đã gợi mở cho tôi. Nếu như vũ trụ lớn biến động, thì phản ánh như thế nào lên Bát quái phương vị? Ở trên chúng ta đã phân tích hai trục trong “Tiên thiên Bát quái”, như vậy đại biến động của vũ trụ nhất định sẽ phản ánh lên chuyển động của “nhân trục” và “Thần trục”. Vũ trụ phải biến động, mục đích là cải biến vũ trụ, là hành động, là cần cứu độ, là “Thiên nhân đi xuống”, do đó “Thần trục” phải xoay chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Khi ấy tôi chính là nghĩ như vậy. Nhưng hiện tại tôi cho rằng, biến hóa từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” sang “Hậu thiên Bát quái phương vị” là do Thần trục động, bởi vì Thiên nhân đi xuống. Bởi vì Thần trục động, nên nhất định phải khiến nhân trục hoán vị, nhân trục ở đây chỉ là động theo. Nhưng nhân trục động, chính là phản bổn quy chân; đây là nguyên nhân biến động từ “Hậu thiên Bát quái” sang “Vị lai Bát quái”.
“Thần trục” và “nhân trục” hoán vị cho nhau, đây là nguyên lý biến hóa thứ nhất để suy luận “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Phản ánh chính là sự kiện trọng đại “Thiên nhân đi xuống” trong vũ trụ. Cũng là nói rằng, đại biến động của vũ trụ trước tiên phản ánh ở sự đổi chỗ giữa “Thần trục” và “nhân trục” trong “Bát quái phương vị đồ”. Thông qua đổi chỗ giữa “Thần trục” và “nhân trục” (Hình 14), chúng ta được trạng thái quá độ thứ nhất từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” sang “Hậu thiên Bát quái phương vị”, như thể hiện ở Hình 15.
Tiếp theo tôi sẽ giới thiệu một khái niệm tương quan với Bát quái, đó là đồ hình ‘Thiên viên Địa phương’ {Trời tròn Đất vuông}, hoặc gọi là đồ hình ‘ngoại viên nội phương’ {ngoài tròn trong vuông}. Đồ hình ‘Thiên viên Địa phương’ này thuyết minh điều gì? Chính là nói, trên Bát quái phương vị đồ, bốn quẻ nằm trên “nhân thế trục” và “Thần vũ trục” là đại biểu bốn cực của hình tròn ‘Thiên viên’; còn bốn quẻ còn lại là nằm ở bốn góc của hình vuông ‘Địa phương’. ‘Thiên viên Địa phương’ cũng là nói rằng tròn đại biểu cho Trời, vuông đại biểu cho Đất. Tuy nhiên người viết cho rằng đây chỉ là một loại lý giải nông cạn. Tôi rất mong tiếp thu nhận thức về ‘ngoại viên nội phương’. Bản thân tôi cho rằng, tròn đại biểu bên ngoài, đại biểu cho “đại vũ trụ”, còn vuông đại biểu bên trong, đại biểu cho “tiểu vũ trụ”, hoặc hệ Ngân Hà mà nhân loại chúng ta đang cư ngụ.
Như vậy, chúng ta phát hiện thấy Lý biến hóa mà chúng ta đã đề cập tương đương với đổi trục hoán vị bốn quẻ ở hình tròn bên ngoài, hơn nữa là chiểu theo cơ lý xoay chuyển của Pháp Luân. Loại chuyển hoán này chỉ liên quan đến bốn quẻ trên hình tròn bên ngoài, và không hề động tới bốn quẻ nằm tại bốn góc hình vuông bên trong. Như vậy bốn quẻ ‘tứ giác quái’ này biến hóa như thế nào? Lúc này phương vị Thái Cực mà chúng ta đã nói ở trước mới khởi tác dụng. Chúng ta thử đặt ‘Tiên thiên Thái Cực’ vào đồ hình ‘Thiên viên Địa phương’ thì sẽ rõ.
Tiếp theo, chúng ta phát hiện thấy chiểu theo Lý biến hóa của tiểu vũ trụ, tức hoán đổi theo Lý ‘Âm Dương phản bối’ của Thái Cực, thì chúng ta phải lấy ‘Thần vũ trục’ làm trục đối xứng để đổi chỗ bốn quẻ tại bốn góc của hình vuông, tức Tốn (☴) đổi cho Đoài (☱), Cấn (☶) đổi cho Chấn (☳). Khi này chúng ta sẽ được một đồ hình quá độ gọi là trạng thái quá độ thứ hai của Hậu thiên Bát quái, xem Hình 18.
Như vậy, Lý biến động của đại vũ trụ là Lý biến động của bốn quẻ nằm ở hình tròn bên ngoài {ngoại viên}, chiểu theo Lý xoay chuyển của Pháp Luân mà hoán trục; còn Lý biến động của tiểu vũ trụ là Lý biến động của bốn quẻ nằm tại bốn góc hình vuông bên trong {nội phương}, chiểu theo Lý của Thái Cực mà đảo chiều Âm-Dương.
Trạng thái quá độ thứ hai này trông đã rất tương tự với “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương, nhưng vẫn chưa giống hoàn toàn. Tiếp theo, cũng chính như câu nói đề tỉnh của Thiệu Ung: “Thiệu Tử nói, Bát quái này của Văn Vương là vị trí dùng cho người, tức cái học của hậu thiên“. Cũng là nói rằng, “Hậu thiên Bát quái phương vị” giảng chính là nhân lý, cái lý ở nhân gian; do đó sau khi “Thiên nhân đi xuống”, tức đại biến động hoán trục của đại vũ trụ và Âm-Dương đổi chỗ của tiểu vũ trụ, còn có điều chỉnh theo nhân lý ở nhân gian nữa. Đây chính là Lý biến động thứ ba, nhân gian biến lý.
Như vậy Lý ở nhân gian cần phải là như thế nào? Cũng có nghĩa là tiếp theo chúng ta phải đổi chỗ quẻ tượng như thế nào? Đầu tiên, bởi vì hai quẻ Càn, Khôn trong “Tiên thiên Bát quái” đại biểu Thiên, Địa, nên trong “Hậu thiên Bát quái” đại biểu Phụ, Mẫu. Chúng ta biết rằng, “Hậu thiên Bát quái” đại biểu nhân luân, mà xã hội nhân loại là sản vật của Thiên-Địa tương giao, nên chân chính đại biểu cho nhân luân không thể là hai quẻ Càn, Khôn, mà chỉ có thể là sáu quẻ còn lại. Bởi vì hai quẻ Càn, Khôn không thể vừa đại biểu Thiên, Địa, vừa đại biểu nhân luân sản sinh từ Thiên-Địa. Chính vì vậy hai quẻ Càn, Khôn chỉ có thể đại biểu Phụ, Mẫu {cha, mẹ} mà không thể đại biểu nhân luân, không thể đại biểu xã hội nhân loại, chỉ sử dụng sáu quẻ còn lại mới có thể đại biểu nhân luân, đại biểu xã hội nhân loại. Trong “Tiên thiên Bát quái phương vị”, quẻ Càn là cực Dương, là thủ lĩnh các quẻ Dương; quẻ Khôn là cực Âm, là thủ lĩnh các quẻ Âm. Mời xem Hình 3, Thái Cực còn gọi là ‘Âm-Dương ngư’ {cá Âm-Dương}, nhìn theo hướng xoay chuyển theo chiều kim đồng hồ, thì đầu cá Dương tại Càn (☰), đầu cá Âm tại Khôn (☷).
Hiện tại chuyển hoán thành “Hậu thiên Bát quái”, thì cần phải là Lý của người, tức nhân luân chi lý, không thể lấy Càn, Khôn {Phụ, Mẫu} để lãnh đạo Âm-Dương ngư được, bởi vì hai quẻ Càn, Khôn không nằm trong nhân luân, không thể tự mình sinh chính mình được. Như vậy nhân luân chi lý, cũng chính là Âm-Dương ngư của nhân luân, cần phải do ai dẫn đầu? Nếu như có thể tìm được đáp án cho vấn đề này, thì hết thảy bí mật của “Hậu thiên Bát quái phương vị” sẽ được khai mở.
Đáp án chính là “Con trai cả thay cha, con gái út thay mẹ”. Nếu như đem trạng thái quá độ thứ hai trong Hình 18 mà đổi quẻ Càn (☰) {cha} cho quẻ Chấn (☳) {trưởng nam}, quẻ Khôn (☷) {mẹ} cho quẻ Đoài (☱) {thiếu nữ}, thì chúng ta sẽ được đồ hình “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương, không lệch chút nào.
Vậy thì vì sao phải đổi chỗ như thế? Vì sao phải lấy “Con trai cả thay cha, con gái út thay mẹ”? Chúng ta biết rằng, trong “Tiên thiên Bát quái”, quẻ Càn là thuần Dương, cực Dương, đứng đầu quần Dương, dẫn đầu Dương ngư; quẻ Khôn là thuần Âm, cực Âm, đứng đầu quần Âm, dẫn đầu Âm ngư. Trong “Hậu thiên Bát quái” hiện tại, hai quẻ Càn, Khôn {Phụ, Mẫu} không nằm trong nhân luân, thuộc bậc cha chú của “Hậu thiên Bát quái”, cũng chính là mang theo thuộc tính của “Tiên thiên Bát quái”; như vậy tiếp theo ai sẽ dẫn đầu Âm-Dương đây? Hiển nhiên trong sáu quẻ nhân luân, trưởng nam có thể dẫn dắt quần Dương, bởi rằng Dương giả, lấy trưởng làm tôn. Cũng như điều chúng ta từng nói qua, 7, 9 đều là số Dương, lấy 9 đại biểu cho Dương, số Dương cần phải lấy trưởng giả. Còn Âm giả, là lấy thiếu làm tôn, 6, 8 đều là số Âm, lấy 6 đại biểu cho Âm, số Âm cần phải lấy thiếu giả. Do đó thiếu nữ đại biểu cho mẹ, chứ không phải trưởng nữ đại biểu cho mẹ. Chính là ý nghĩa này.
Vậy thì Lý nhân luân “Con trai cả thay cha, con gái út thay mẹ” còn có hàm nghĩa hoặc ý nghĩa nào khác nữa? Chúng ta giảng ý nghĩa là đa phương diện, ở đây chỉ xin đơn cử hai ý nghĩa.
Trước tiên, từ trưởng nam cho đến thiếu nữ, là đại biểu cho tất cả con cái trong nhà ở một xã hội truyền thống. Chúng ta biết rằng, xã hội truyền thống được gắn bó bởi sợi dây huyết mạch gia đình, trong nhà giảng “trong trăm cái thiện, đức hiếu làm đầu”. Đây là luân lý tối căn bản, là yêu cầu đối với con cái.
Lại nữa, xét từ góc độ xã hội, “con trai cả thay cha” có ý nghĩa gì? Con trai cả trong toàn xã hội là ai? Chính là Thiên Tử. Thiên là cha, nhi tử của Thiên, con trai cả của Trời chẳng phải chính là Thiên Tử hay sao! Do đó Thiên Tử đại biểu cho sự tôn quý bậc nhất ở nhân gian. Vậy còn con gái út {thiếu nữ} thì sao? Trong xã hội truyền thống, người phụ nữ có vị trí thấp kém; con gái út đại biểu cho nhân sỹ tầng thấp cực kỳ hèn mọn, đại biểu cho nữ tỳ {hầu gái}. Như vậy từ trưởng nam cho đến thiếu nữ cũng là đại biểu từ Thiên Tử cho đến nô tỳ, tức toàn bộ thành viên trong xã hội nhân loại. Chính là ý nghĩa này.
Ở đây tôi cần nói thêm rằng, sau khi Văn Vương đưa ra “Hậu thiên Bát quái”, thì xã hội Trung Quốc cũng tiến nhập vào “thời đại Thiên Tử”. Khoảng thời gian này kéo dài 3.000 năm. Như chúng ta biết, vào thời nhà Hạ, nhà Thương trước nhà Chu, Đế vương đều được gọi là “Đại vương”, ngay cả Trụ vương nhà Thương tự cao tự đại cũng chỉ được gọi là ‘vương’. Ở dưới ‘vương’ là ‘hầu’, ‘hầu’ các phương được gọi là ‘chư hầu’. Chỉ sau thời Văn Vương, nhà Chu được khai sáng mới có danh xưng ‘Thiên Tử’. Do đó, sự phân chia thời kỳ lịch sử của tôi là hoàn toàn khác với những gì được giảng trong văn hóa đảng. Xã hội truyền thống Trung Quốc có thể được phân thành “thời đại Thần truyền” hay “thời đại Đế vương” đối ứng với “Tiên thiên Bát quái” và “thời đại bán-Thần” hay “thời đại Thiên Tử” đối ứng với “Hậu thiên Bát quái”. “Thời đại Thần truyền” là hai triều Hạ, Thương và thời đại trước đó, bao gồm cả thời đại truyền thuyết từ Phục Hy đến Ngũ Đế, với rất ít văn tự ghi lại và văn hóa tư tưởng lưu truyền. Vì sao? Nguyên nhân nhất định không phải cái gọi là ‘lực lượng sản xuất lạc hậu’ được giảng trong văn hóa đảng. Chính là bởi vì Thần không cho phép những thứ này được lưu truyền, bởi chúng không có quan hệ với Chính Pháp vũ trụ và “Thiên nhân đi xuống”; chúng là đối ứng với “Tiên thiên Bát quái”, không có quan hệ với “Hậu thiên Bát quái”. Mà “thời đại Thiên Tử” là từ Tây Chu đến khi Mãn Thanh diệt vong năm 1911, tổng cộng 3.000 năm. Đây cũng là sự phân chia lịch sử mà tôi căn cứ theo biến hóa của thiên tượng để đưa ra. “Thời đại Thần truyền” cũng là thời đại “Tiên thiên Bát quái phương vị”, “thời đại Thiên Tử” cũng là thời đại “Hậu thiên Bát quái phương vị”, là thời đại kiến lập văn hóa nhân loại, chuẩn bị cho “Vị lai Bát quái phương vị”, cũng là thời đại chuẩn bị văn hóa và tư tưởng cho Chính Pháp vũ trụ. Tôi nói như vậy, có thể rất nhiều độc giả không hiểu lắm, hoặc không tin lắm; tuy nhiên tôi không nói thì không được, bởi vì những điều này có tương quan mật thiết với “Vị lai Bát quái” sẽ được trình bày ở sau.
Mời tham khảo bản gốc: http://www.zhengjian.org/node/71001
Ngày đăng: 06-09-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.