Vị lai Bát quái phương vị (Phần 3)
Tác giả: Tiểu Nham
[Chanhkien.org]
(II) Tiên thiên Bát quái phương vị và Hậu thiên Bát quái phương vị
1. Nói từ «Phong Thần diễn nghĩa»
Vào những năm 80, 90 thế kỷ trước, tôi đọc được một tin tức trên báo chí nói rằng tại nơi mà Phục Hy năm xưa nhìn thấy bạch quy {rùa trắng} lại một lần nữa xuất hiện bạch quy, trên mu rùa có Bát quái văn. Nghe nói năm xưa Phục Hy nhờ quan sát Bát quái trên lưng rùa, sau đó ngẩng mặt nhìn trời, cúi đầu nhìn đất mà sáng lập Bát quái, khai sáng khởi nguyên văn hóa Trung Hoa. Sau đây tôi sẽ đưa ra một số thông tin sưu tập trên mạng để mọi người tham khảo.
“19 năm trước (tác giả ghi chú: tức năm 1984), người ta bắt được một cụ rùa trắng hơn 200 tuổi tại hồ Tiền Thành, gần đài Họa Quái ở Hoài Dương. Do đó, hồ rùa trắng xuất ra rùa trắng, đã chứng minh tính chân thực của truyền thuyết 6.000 năm trước, ông tổ Thái Hạo Phục Hy bắt được bạch quy ở Thái Thủy, đào ao nuôi thả, ngày đêm quan sát, bắt đầu sáng tác Bát quái. Sau 6 năm biến mất trong hồ khi được phóng sinh, hôm nay rùa trắng lại hiện thân tại Hoài Dương.”
“Vì sao bạch quy này xuất hiện tại đây và ‘dẫn người đến xem’? Theo cán bộ huyện về hưu, người từng nghiên cứu phong tục dân gian thì trong truyền thuyết, ông tổ Thái Hạo Phục Hy bấy giờ từ Thái Hà bắt được một con bạch quy, đào ao tự nuôi, thường đến ao quan sát và nhờ được gợi mở từ hoa văn trên thân bạch quy mà vẽ ra Bát quái; bởi vậy bạch quy là thánh vật giúp Phục Hy sáng tác Bát quái. Vậy rốt cuộc trên đời có bạch quy hay không? Sớm ngày 16 tháng 8 năm 1984, tại Đông Quan thuộc huyện Hoài Dương, một thiếu niên tên là Vương Đại Oa đã câu được một con bạch quy tại ao Bạch Quy trước đài Họa Quái. Chú rùa này toàn thân trắng toát, trong sáng lung linh, nặng 1,3 cân, gần như hình tròn. Theo giám định của chuyên gia hữu quan, chú rùa này đã 235 tuổi. Các chuyên gia kinh ngạc khi phát hiện các hoa văn trên thân bạch quy, cùng với bức họa Tiên thiên Bát quái của Phục Hy là nhất trí đến lạ thường. Chính giữa mu rùa có năm miếng, tượng trưng cho ‘Ngũ Hành’ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; xung quanh trung tâm mu rùa có tám miếng, tượng trưng cho Bát quái là Càn, Cấn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Khôn, Đoài; vòng ngoài mu rùa có 24 miếng, tượng trưng cho 24 tiết khí, dưới bụng có 12 miếng, tục xưng là ‘Địa chi’, tượng trưng cho Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi; móng rùa giống móng rồng, bắp chân có chữ ‘nhân’.”
“Theo «Nguyên hòa quận huyện đồ chí» thì: đài Bát quái và đàn Bát quái ở huyện Bắc chính là họa Bát quái do Phục Hy vẽ. Sử liệu hữu quan ở Hoài Dương ghi lại, sau khi định đô ở Hoài Dương, Phục Hy bắt được bạch quy từ Thái Thủy, đào ao nuôi dưỡng, ngẩng mặt nhìn trời, cúi đầu nhìn đất, quan sát vạn vật, lại căn cứ theo biến hóa thiên tượng và hình trên mu rùa để vẽ ra Bát quái. Năm 1984, bạch quy lại hiện thân tại Hoài Dương, còn ghi chép trước đó về bạch quy trong lịch sử thì chỉ là văn nhân mặc khách tưởng tượng mà thôi. Hôm nay, bạch quy lại một lần nữa hiện thân, khiến truyền thuyết trở thành hiện thực; vậy có thể nói, bạch quy là ‘hóa thạch sống’ để nghiên cứu văn hóa Phục Hy.”
Đương nhiên, đại đa số người ta chỉ coi đây là một câu chuyện để đọc cho vui, và coi việc lấy Bát quái từ bạch quy là một cố sự thần thoại không cách nào khảo cứu. Nhưng trên thực tế, dường như tất cả văn hóa các dân tộc đều bắt nguồn từ những cố sự thần thoại như vậy, chẳng lẽ cố sự thần thoại là chuyện của Thần thật ư? Bản thân tôi không định coi nó là cố sự, khi ấy tôi nghĩ, bạch quy tái hiện nhất định là biến hóa thiên tượng! Bạch quy tuyệt không phải là vô duyên vô cớ mà xuất hiện.
Ở đây tôi muốn kể cho mọi người một câu chuyện, và có thể các bạn chỉ coi như cố sự để nghe, bởi đây chẳng qua chỉ là một phỏng đoán của tôi mà thôi.
Mọi người nhất định đều từng nghe cố sự Đát Kỷ làm loạn triều đình rồi phải không. Điều này đối với việc Văn Vương suy ra “Hậu thiên Bát quái” là có quan hệ, là chủ tuyến của «Phong Thần diễn nghĩa». Đát Kỷ nguyên là con gái của Ký Châu hầu Tô Hộ, sau đó bị cáo chín đuôi phụ thể, rồi đi mê hoặc Trụ Vương nhà Thương, dẫn đến mất nước; Võ Vương từ đó khai sáng giang sơn nhà Chu kéo dài 800 năm, xã hội Trung Quốc từ đó tiến nhập vào “thời đại Thiên Tử” của “Hậu thiên Bát quái”.
Nếu như tôi nhớ không nhầm, thì đầu những năm 90 thế kỷ trước, tôi đã xem được một bài báo, nói trong rừng Tương Tây ở Hồ Nam, Trung Quốc, người ta đã phát hiện ra loài chim chín đầu có trong truyền thuyết. Đọc được tin tức này, tôi cảm thấy rất không hay, bởi tôi nghĩ tới cảnh thiên hạ đại loạn vì cáo chín đuôi năm xưa. Hồ ly yêu mị, hồ ly chín đuôi, nó nhất định là lẳng lơ dị thường; hôm nay xuất hiện chim chín đầu trong truyền thuyết, quả nhất định không thể xem thường. Chim thì thế nào? Chim thường ca hát, chim chín đầu ca hát thì nhất định là rất êm tai. Mấy năm sau, tại Tương Tây xuất hiện một “Spicy Girl”, luôn đứng hát bên cạnh Giang Trạch Dân, trở thành “quốc mẫu” nửa cấp ba lại nổi danh với nghiệp ca hát {nữ ca sĩ Tống Tổ Anh}. Đúng là thiên tượng đều có an bài ở bên dưới, chỉ có thế nhân là không tin mà thôi!
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/book/html/8gua/b002.htm
Ngày đăng: 30-08-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.