Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 4): Bề trên của Đế vương



Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Truy cầu của nhân sinh là gì? Con người nên sống vì điều gì? Vấn đề này từ xưa đến nay đã có vô số người đặt câu hỏi, có vô số người đã suy nghĩ tìm tòi câu trả lời, từ đó đã diễn dịch ra vô số câu chuyện. Có người muốn sống một cuộc đời thật oanh liệt, lấy trị quốc bình thiên hạ làm nhiệm vụ chính của mình. Có người muốn sống cảnh thanh bần giữ mình, giữ gìn truyền thống làm ruộng đọc sách truyền từ đời này sang đời khác; có người sống xa xỉ cực độ sẽ không có kết thúc tốt đẹp. Có người đứng ngoài thế tục, nhẹ nhàng rời chốn nhân gian bay lên thành Tiên. Dục vọng nhân gian, không có gì ngoài ba điều là danh – lợi – tình, mà các bậc Đế vương, đặc biệt là các bậc Đế vương thời xưa, dường như là người có thể đạt được dục vọng nhân gian tới hạn độ tối đa. Cái gọi là “Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ. Suất thổ chi tân, mạc phi vương Thần” có nghĩa là gì? Có nghĩa là: “Khắp dưới gầm trời, chẳng có chỗ nào không phải là lãnh thổ của vua. Khắp các bến bờ trên cõi đất, chẳng ai là không phải bề tôi của vua”. Bậc Đế vương giàu có nức tiếng thiên hạ, cũng đã đứng ở đỉnh cao quyền thế nhân gian, đã đến bước này, họ còn có điều gì có thể truy cầu đây?

Hoàng đế các triều đại Trung Quốc, đều xưng là “Thiên tử”, người có quyền lực tối cao thì xưng Đế, mà quyền của Vua là do Thần trao cho, biểu thị mình thay Trời chăm sóc, bảo vệ muôn dân. Nói cách khác, Hoàng đế cũng không phải là tồn tại cao nhất, trên Đế vương, còn có Thiên Đế, Thần Tiên. Mà trường sinh bất lão của các vị Thần Tiên trong truyền thuyết, cũng trở thành sự truy cầu vọng tưởng của các vị Đế vương muốn trường sinh bất lão, vĩnh viễn hưởng thụ quyền lực của Đế vương. Tần Thủy Hoàng phái các phương sĩ (chỉ những người luyện phép Tiên) cầu lấy tiên dược, Hán Vũ Đế lệnh cho Đông Phương Sóc lên Thiên đình hái trộm đào tiên của Tây Vương Mẫu, tất cả đều có thể tìm thấy trong chính sử. Cho dù bản thân họ làm như vậy là đúng hay sai, thì thực ra Đế vương cũng chẳng qua là dùng quyền thế trong tay họ để nỗ lực truy tìm Thần. Chỉ có điều, loại cố gắng này không phải bởi vì bạn là Đế vương mà hạ thấp yêu cầu tương ứng, sự thật chứng minh rằng loại nỗ lực này của Đế vương thường là tốn công vô ích, tuy nhiên, kinh nghiệm thất bại của họ cũng có một ý nghĩa tích cực, đó chính là dục vọng của nhân gian không phải là mục tiêu đáng để con người chấp trước theo đuổi.

Nói đến việc tu luyện của Đế vương, trong lịch sử còn có một vị Hoàng đế tên là Lương Vũ Đế, trong thời ông trị vì ông không chỉ cho xây dựng chùa chiền có quy mô hùng vĩ, mà còn lấy địa vị Hoàng đế chí tôn để xuất gia, kết quả sao nhãng triều chính, cuối cùng bị chết đói vì loạn Hầu Cảnh (cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Lương của tướng Hầu Cảnh). Lương Vũ Đế từng có một cuộc đối thoại với Đạt Ma. Ông hỏi rằng ông một đời cất chùa, độ tăng, bố thí cơm cho thầy tu, như vậy có được công đức gì chăng? Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời một cách rõ ràng rằng: Những việc làm ấy thực không có công đức gì cả! Sự đắc ý của Lương Vũ Đế khiến cho Tổ Bồ Đề Đạt Ma mất hứng, nói chuyện không hợp ý, vì thế Đạt Ma cũng băng qua sông mà đi, đáng tiếc cho Lương Vũ Đế một lòng hướng Phật, nhưng do không hiểu về tu luyện đã bỏ lỡ cơ hội kết duyên với Phật Pháp. Hoàng đế Minh Gia Tĩnh sùng tín Đạo giáo, vọng tưởng luyện đan trường sinh, cũng do không hiểu về tu luyện, đã làm rất nhiều chuyện xuẩn ngốc. Ông còn tự phong cho mình nhiều Đạo hiệu đặc biệt, nào là Chân nhân, Chân quân, Tiên ông cho đến Đế quân, trở thành chuyện cười thiên cổ. Minh triều cũng từ thời Minh Gia Tĩnh mà đi đến bại vong.

Có không ít câu chuyện về các vị Đế vương cầu Phật hướng Đạo mà trở thành truyện cười, một mặt thể hiện ra rằng các vị Hoàng đế thực chất cũng có những dục vọng truy cầu giống như bách tính. Vì vậy, đối với việc tu luyện, không vì sự cao thấp của địa vị xã hội mà thay đổi tiêu chuẩn. Nên mới nói tu luyện chỉ nhìn vào nhân tâm con người. Tiếp theo, tại sao các vị Đế vương nối tiếp nhau làm những việc này từ đời này đến đời khác, trong khi ngoại trừ việc người người đều có tâm cầu Phật hướng Đạo ra, nhìn từ góc độ nào đó, các vị Đế vương dường như càng dễ dàng thoát khỏi sự bận tâm về danh-lợi-tình để tu luyện? Bởi vì một bậc tôn quý như Đế vương, cũng dễ dàng biết được một số chuyện mà bách tính không biết, đặc biệt là những chuyện liên quan đến giới tu luyện. Hết đời này sang đời khác, hết người này đến người khác muốn trở thành một thành viên trong quần thể người muốn tu luyện, cũng là nói về nguồn gốc mối quan hệ giữa tu luyện và con người, cũng như sự khát khao và khó có được đối với chân Pháp đại Đạo. Hơn nữa, những câu chuyện hoang đường của họ cũng đủ để cảnh tỉnh những người tu luyện sau này tránh mắc phải, đây cũng là một phần của văn hóa tu luyện Thần truyền. Có mặt tích cực cũng có mặt tiêu cực, có thành công cũng có thất bại. Những câu chuyện phong phú này được trình diễn như một vở kịch cho người đời sau xem, đặc biệt là lưu lại để con người ngày nay được nhìn thấy.

Đương nhiên, cũng có những bậc Đế vương biểu hiện ra mặt tích cực, vì cầu chính Pháp, cũng không động niệm, không màng đến ngôi vị Hoàng đế. Trước khi Thích Ca Mâu Ni xuất gia, ông có địa vị cao quý của một vị Hoàng tử. Hoàng đế Thuận Trị từ bỏ ngôi vị Hoàng đế để tu Phật Pháp. Mà các vị minh quân được công nhận trong lịch sử như Hán Văn Đế, Đường Thái Tông, Khang Hy Đế…, khi tại vị, ngoài việc cần chính vì dân, làm tốt bổn phận của một Hoàng đế ra, cũng không ngoại lệ biểu hiện ra sự bao dung, ủng hộ và công nhận đối với tôn giáo chính pháp, cũng vì thế mà trong thời đại của các vị vua này trị vì cũng tự nhiên có một thời đại thịnh thế, quốc thái dân an.

Là Hoàng đế thì phải làm tròn trách nhiệm của một Hoàng đế, phải trở thành một vị Hoàng đế tốt, đây là bổn phận. Vừa muốn làm tròn trách nhiệm của một Hoàng đế lại mong muốn tu luyện thành Tiên thành Phật, dường như khó có thể có được hai điều này, trong lịch sử ngoại trừ Hoàng Đế sau khi đại trị thiên hạ thăng thiên thành Tiên ra, trong các vị Đế Vương sau này khó xuất hiện lại lần nữa. Muốn trở thành bề trên của Đế vương, vẫn là khó hơn lên trời xanh.

Trong các thư sách kinh điển của Đạo gia, thường dùng cách lấy Đạo trị quốc làm Vương để ví với con đường tu luyện, cũng có thể coi đó như là một phần thành tựu có được của các bậc Đế vương. Trong “Đạo Đức kinh” của Lão Tử có năm nghìn chữ, trong “Trang Tử” còn có bài “Ứng Đế Vương” thể hiện trực tiếp hơn, trên bề mặt đều nói về Đạo trị quốc làm vua, thực tế đều đang nói về làm thế nào để tu luyện, nhưng ít người có thể hiểu được.

Tại buổi hòa nhạc của dàn hợp xướng Thần Vận năm 2011, bài hát “Đời người là vì sao” đã hát ra câu trả lời mà hàng nghìn năm nay con người đã vất vả đi tìm kiếm. Trong lời bài hát có viết:

“Nhân sinh bách niên vi thuỳ mang

Danh lợi thân tình quải đoạn trường

Khúc chung hý tán thuỳ thị ngã

Thương thiên vô ngữ lưỡng mê mang

Đại Pháp hồng truyền tại thân bàng

Liễu giải chân tướng chỉ mê hàng

Hoán tỉnh chúng sinh minh thiện ác

Trảo hồi tự ngã hồi thiên đường” [1]

Diễn nghĩa:

Trăm năm đời người vì ai mà bận rộn

Danh lợi thân tình vướng vào làm khổ tâm

Khúc nhạc kết, vở kịch xong thì ai là tôi nhỉ

Trời cao không nói chi, chúng ta đều mê mang

Đại Pháp hồng truyền ngay bên thân

Liễu giải chân tướng sẽ chỉ ra đường lối

Đánh thức chúng sinh minh tỏ thiện ác

Tìm về ‘tự ngã’, quay về thiên đường”

Pháp Luân Đại Pháp đang ở ngay bên cạnh bạn và tôi.

(Xin đón đọc bài kế tiếp: “Thần Thoại Diễn Nghĩa”)

Chú thích: [1] Bài thơ “Đời người là vì sao” – Hồng Ngâm 3 của Đại Sư Lý Hồng Chí.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118472



Ngày đăng: 04-08-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.