Chính thuyết về văn hóa tu luyện Thần truyền Trung Hoa (Phần 1): Lời nói đầu: Thần Phật tại nhân gian



Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Kính dâng bài viết này để ca ngợi Sư phụ Lý Hồng Chí và Pháp Luân Đại Pháp.

Kính tặng bài viết này cho vô số chúng sinh đã vì Pháp mà đến trong hàng ngàn năm qua.

Kính dâng bài viết này để kỷ niệm 21 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền.

Lời nói đầu: Thần Phật tại nhân gian

Phần một: Nguồn gốc của tu luyện

Phần hai: Tiết lộ một đường Thiên cơ

Phần ba: Không ai không biết, nhưng ai có thể biết?

Phần bốn: Bề trên của Đế Vương

Phần năm: Thần thoại diễn nghĩa

Phần sáu: Đời đời kế thừa

Phần bảy: Đoạn tuyệt và tái sinh

Phần tám: Tu luyện Chính Pháp

Phần chín: Thần nhân đồng tại bàn về cứu độ

Lời cuối sách: Kiến chứng lịch sử, Thần Phật đến vì bạn

Lời nói đầu: Thần Phật tại nhân gian

Từ xưa đến nay người Trung Quốc đã có tín ngưỡng chính thống đối với trời đất và Thần Phật, đây không chỉ bởi vì Trung Quốc có nền văn hóa Thần truyền lâu đời, mà còn vì người Trung Quốc trong lịch sử từ lâu đã gieo trong sâu thẳm tâm hồn hạt giống hướng tới Thần Phật. Trong lịch sử, tín ngưỡng đối với Thần Phật của người Trung Quốc rất thành kính và sâu sắc, vừa phong phú vừa đa dạng. Trong mọi mặt của đời sống bất kể là trong chính sử, dã sử, truyền thuyết dân gian, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc và nhiều lĩnh vực khác đều có thể tìm thấy vô số những bản ghi chép về phương diện này. Loại truyền thừa này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua văn tự, hình tượng hiện vật hay truyền miệng mà không bị gián đoạn. Dù trải qua sự tuyên truyền vô thần luận cùng với sự phá hoại bừa bãi nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong suốt 64 năm cướp nước thì loại truyền thừa này vẫn không thể bị cắt đứt. Một khi cơ hội đến, hạt giống này sẽ bắt đầu bén rễ nảy mầm, cũng có thể coi đây là thời cơ để tiếp nối cơ duyên vạn cổ về khát vọng được Thần Phật chân chính cứu độ từ bao đời nay.

Người dân trong xã hội Trung Quốc hiện nay biểu hiện tín ngưỡng vào Thần Phật ở hai trạng thái cực đoan cực xấu. Một mặt, việc hương hỏa thịnh vượng trong các đền chùa dường như đang phù hộ cho các “quyền nam tiền nữ” (chỉ những kẻ có tiền, có quyền) tiêu tai giải nạn, thăng chức phát tài. Trong số đó không thiếu các quan chức các cấp của Trung Cộng, những người tự xưng là vô thần, cũng như những người dân thường, dẫn đầu bởi những doanh nhân tài phiệt giàu có cho đến mọi tầng lớp trong xã hội cũng ùn ùn kéo tới đền chùa sì sụp khấn vái. Họ lấy cái gọi là cúng dường tượng Phật tạo bằng đất nung làm phương tiện và điều kiện để đạt được ham muốn cá nhân. Mặt khác, họ hoàn toàn tự lừa mình gạt người, tự tuyên bố cho rằng không có vị Thần Phật nào tồn tại, nhưng khi nói ra những lời đó họ không nhận thấy sự thiếu tự tin của chính mình.

Có người nói, tôi thấy Thần Phật triển hiện thì tôi mới tin. Thực ra, Thần Phật luôn triển hiện ở khắp nơi, chỉ có điều bạn nhìn thấy rồi cũng không tin, hơn nữa do chịu ảnh hưởng của quan niệm cố hữu hạn hẹp của mình, ngay cả khi Thần Phật thực sự triển hiện ra trước mặt bạn, bạn vẫn có thể tìm ra lý do để không tin. Lấy một ví dụ, trong các ngôi chùa lớn nhỏ đều có thể nhìn thấy tượng Phật, nhưng bạn có bao giờ nghĩ tới tại sao tượng Phật lại có hình tượng như vậy không? Rất có khả năng ai đó đã nhìn thấy hình tượng của Phật sau đó thể hiện ra thông qua các hình thức nghệ thuật, hoặc cũng có thể đó chỉ là sự tưởng tượng của con người như những người tin vào thuyết vô thần luận tuyên bố. Nhưng, cho dù có là tưởng tượng thì tại sao lại tưởng tượng thành hình tượng như vậy mà không phải hình tượng khác? Bạn không nhìn thấy không có nghĩa là người khác không nhìn thấy, cho dù bạn có nhìn thấy hay không thì Thần Phật đều tồn tại, giống như bạn không nhìn thấy sóng vô tuyến, nhưng nó thực sự tồn tại.

Ngoài những hình tượng của Thần Phật được triển hiện ra dưới nhiều hình thức khác nhau, từ xưa đến nay trong nhân gian cũng đã lưu lại rất nhiều thần tích kỳ diệu đủ để gợi mở cho con người về sự tồn tại của Thần Phật. Lấy một ví dụ rất gần với chúng ta, lại có thể kiểm chứng bất cứ lúc nào. Vào tháng 6 năm 2002, tại thôn Đào Pha, xã Chưởng Bộ, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu đã phát hiện một tảng đá Tàng Tự Thạch, trên mặt đá có sáu chữ lớn “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong”. Sau khi được các chuyên gia có thẩm quyền kiểm chứng, đã xác định rằng tảng đá này được hình thành tự nhiên cách đây 270 triệu năm, chính quyền địa phương đã quảng cáo tảng đá này là “tảng đá cứu tinh” và quảng bá như một dự án du lịch, có thể tìm thấy những lời giới thiệu liên quan trên website chính thức của họ. Tất nhiên, họ chỉ đề cập đến năm chữ đầu tiên, thế nhưng bất kể trên vé thắng cảnh hay những người đến tham quan trực tiếp ai cũng đều nhìn thấy rõ ràng sáu chữ. Hơn nữa trong sáu chữ này, chữ “Quốc” và chữ “sản” đều là chữ “Quốc” (國) và chữ “sản” (産) phồn thể. Nếu như từ tự nhiên sinh ra mà gắn vào, đây đã là một xác suất không thể tin được. Đây không phải là thần tích thì là gì?! Mặc dù sự thật đã làm cho người ta chấn động, nhưng ngay cả như vậy, có những người vẫn không tin. Một doanh nhân sau khi nghe tin đã nhất quyết đánh cược đòi lái xe suốt đêm để đi kiểm tra thực tế. Sau đó nhờ mọi người khuyên giải mới chịu lên mạng internet và trang web của chính quyền địa phương để tìm hiểu, anh ấy đã thấy được sự thật. Dù lý trí anh ấy biết đây là sự thật, nhưng miệng vẫn nói không thể tin được, và anh ấy đã tự tìm lý do cho rằng đó là do chính quyền địa phương tạo ra vì lợi ích kinh tế. Trong lịch sử, Trần Hậu Chủ viết bài “Ngọc thụ hậu đình hoa” (Cây ngọc ở vườn hoa sau cung cấm) đã bị cho là “vong quốc chi âm” (âm nhạc mất nước). Dù chính quyền địa phương không có can đảm để làm điều đó, ngay cả khi nó được tạo ra bởi chính quyền như anh ấy nói, thì nó cũng là điềm báo về sự diệt vong do Thần mượn tay bọn họ mà tạo ra.

Tín ngưỡng đối với Thần Phật, từ trước đến nay luôn là tin và ngộ đặt lên trước. Bởi vì so với những gì con người đã biết thì vẫn còn rất nhiều điều chưa biết. Còn khoa học thực chứng mà nhân loại đã biết lại vô cùng hạn hẹp, đó chẳng qua chỉ là một phương thức nhận thức vật chất, sinh mệnh, vũ trụ theo kiểu người mù sờ voi mà thôi. Đồng thời bởi vì khoa học hiện đại với sự hạn chế vốn có của nó không thể nhận thức được đạo đức, điều này cũng khiến cho việc chứng thực sự tồn tại của Thần Phật không thể thực hiện được. Vậy có con đường nào khác để thực sự nhận thức được về Thần Phật không? Thực ra, trong lịch sử văn hóa Thần truyền Trung Hoa đã sớm có từ lâu, đó chính là thông qua tu luyện.

Trong giới tư tưởng, các triết gia đã chỉ ra rằng con người có ba câu hỏi lớn đó là: Con người từ đâu đến? Đến đây để làm gì? Rồi sẽ đi về đâu? Con người là do Thần tạo ra, điều này trong lịch sử các dân tộc khác nhau trên thế giới đều có truyền thuyết như vậy, chẳng hạn như Nữ Oa của phương Đông tạo ra con người, Thượng Đế Giê-hô-va của phương Tây tạo ra con người. Điều này chẳng đã trả lời cho câu hỏi con người từ đâu đến? Mà con người đến đây làm gì? Rồi sẽ đi về đâu? Nếu tìm hiểu sâu hơn một chút, thì tại sao Thần lại tạo ra con người? Đây dường như vẫn là vấn đề tìm kiếm mãi mà không có lời giải. Từ xưa đến nay trên mảnh đất “Thần Châu” cổ xưa của Trung Quốc đã có biết bao Đế Vương tướng quân hiền thần, phú ông thương nhân, danh nhân kiệt xuất cho đến bách tính thường dân áo vải đã cùng nhau diễn dịch phần quan trọng nhất của văn hóa Thần truyền Trung Hoa, đó là văn hóa tu luyện, cũng từ đó đặt nền móng cho nhân loại ngày nay để có thể thực sự nhận thức về Thần Phật thông quá các phương diện khác nhau.

Năm 1992, Pháp Luân Công được truyền ra từ Trung Quốc dưới hình thức khí công, dường như đây là lần đầu tiên mọi người thực sự nhận ra được nội hàm của việc tu luyện. Tu luyện là gì? Nguồn gốc lịch sử uyên nguyên của tu luyện là gì? Mục đích của tu luyện là gì? Tu luyện và Thần Phật có mối liên hệ gì? Từ đó đã khởi nguồn một hiện tượng lịch sử vẫn kéo dài cho đến ngày nay và đã có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của xã hội nhân loại – đó là tu luyện Pháp Luân Công. 21 năm qua các học viên Pháp Luân Công đã thể hiện sự chân thành thiện lương, sự thăng hoa về đạo đức trên vũ đài thế giới, đặc biệt là khi đối mặt với sự đàn áp phi pháp và tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu từ năm 1999 đến nay. Trong cuộc bức hại các học viên vẫn thể hiện ra sự ôn hòa, kiên cường bất khuất, đại thiện đại nhẫn, điều đó càng trực tiếp thể hiện rõ ràng chân lý “Chân, Thiện, Nhẫn” của vũ trụ mà người tu luyện Pháp Luân Công thực hành theo giữa chốn nhân gian, đồng thời cũng đã tiết lộ thêm một bước về bản chất của tu luyện.

Pháp Luân Công là tu luyện, Pháp Luân Công cũng không hẳn chỉ là tu luyện. Khi lịch sử đi đến ngày hôm nay, chúng ta cần phải từ góc độ văn hóa tu luyện để nhận thức lại mối quan hệ giữa Thần Phật và lịch sử của chúng ta, để nắm chắc cơ duyên vạn cổ trong thời khắc lịch sử quan trọng này. Đồng thời, thực tiễn tu luyện của hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công đang tạo ra một nền văn hóa tu luyện mới cho nhân loại, tất cả những điều này đều chỉ ra một sự thật mà con người đang dần được hiểu rõ hơn – đó là Thần Phật đã đến nhân gian.

Chín bài viết trong loạt bài “Chính thuyết về văn hóa tu luyện Thần truyền Trung Hoa” sẽ trình bày các hiện tượng văn hóa tu luyện trong lịch sử Trung Quốc, đặc biệt là hiện tượng tu luyện Pháp Luân Công ngày nay. Thông qua ngôn ngữ thông tục và dễ hiểu, nhằm cung cấp cho con người ngày nay một góc nhìn để nhận biết về Pháp Luân Công và những gợi mở sâu sắc mà Pháp Luân Công đã mang đến cho chúng ta. Lý do tôi sử dụng chính thuyết cho tiêu đề bài viết là vì nó khác với nghiên cứu văn hóa và học thuật thông thường, mà đó là nhận thức hoàn toàn mới của một học viên tu luyện Pháp Luân Công sau khi đã thăng hoa về thể chất và tinh thần. Có câu rằng: “Bất thức Lư San chân diện mục, Chỉ duyên thân tại thử san trung” (dịch nghĩa: “Hình dáng Lư Sơn không thấy thật, Chỉ vì thân giữa núi non này”) chỉ phù hợp với đời sống người thường, còn với những chuyện trong tu luyện vốn siêu việt khỏi toàn bộ tri thức của nhân loại, muốn nhận thức về nó mà không thực sự bước vào tu luyện, thì chẳng khác nào ngắm hoa trong sương, không sao thấy rõ, chạm vào không được và càng không thể nhận thức được hết.

Đi theo con đường tu luyện mà Thần Phật chỉ dẫn, hướng lên phía trước tìm kiếm Thần, Thần Phật đã triển hiện ở chốn nhân gian.

(Xin đón đọc bài kế tiếp: “Nguồn gốc của tu luyện”)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118455



Ngày đăng: 17-06-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.