Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 1): Nguồn gốc của tu luyện



Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Người Trung Quốc, bao gồm người Hoa, thường tự gọi mình là “Viêm Hoàng tử tôn” (con cháu của Viêm Hoàng), mà Viêm Đế và Hoàng Đế lại được coi là nhân văn sơ tổ (người đặt định ra nền văn hóa) của dân tộc Hoa Hạ. Dựa trên các tư liệu lịch sử lưu trữ hiện có, thời đại Hoàng Đế được ước tính vào khoảng 5000 năm trước công nguyên. Theo ghi chép trong Hoàng Đế nội kinh, trước thời đại Hoàng Đế sống, còn có thời Thượng cổ, Trung cổ nhưng niên đại quá lâu không thể xác định được. Tuy nhiên, từ trong những vết tích ít ỏi mà lịch sử lưu lại, chúng ta có thể thấy được đó là thời kỳ Thần nhân đồng tại, là một thời kỳ mà cả chỉnh thể xã hội có đạo đức cao thượng.

Người đời nay nhận thức Hoàng Đế nội kinh dưới góc độ khoa học hiện đại, họ chỉ xem, nghiên cứu nó như một tác phẩm y học cổ đại, còn đối với tôn giáo sinh ra và phát triển ở Trung Quốc như Đạo giáo mà nói, họ lại chỉ coi đó là một trong những tác phẩm kinh điển trong Đạo Tạng mà thôi, trong khi đó Hoàng Đế cùng Lão Tử cũng là những nhân vật đại diện cho Đạo gia.

Trong phần Thượng cổ Thiên Chân Luận – phần mở đầu của Hoàng Đế nội kinh có viết: “Thời xưa, Hoàng Đế khi sinh ra đã có tính thần linh, tuổi còn nhỏ đã biết nói năng lưu loát, thuở ấu thơ đã có thể lĩnh hội được mọi việc xung quanh rất nhanh chóng, lớn lên tính tình đôn hậu, thông minh tài giỏi, khi trưởng thành được lên ngôi vua, làm xong mọi việc thì lên trời”. Lên trời ở đây chính là nói Hoàng Đế sau khi tu luyện viên mãn thì bạch nhật phi thăng (giữa ban ngày sáng tỏ bay vút lên trời cao). Trong “Chương XI Tại Hựu” – phần Ngoại Thiên – cuốn Trang Tử Nam Hoa Kinh có đoạn ghi chép lại rằng: “Hoàng Đế cầu Đạo Quảng Thành Tử, từ đó mà đắc Đại Đạo”. Mà Quảng Thành Tử là ai? Trong tiểu thuyết “Phong Thần Diễn Nghĩa” thời nhà Minh có nói Quảng Thành Tử là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn, ông là một trong 12 đại Kim Tiên của Đạo giáo. Nguyên Thủy Thiên Tôn cùng Thái Thượng Lão Quân vốn là Thần Tiên cao nhất trong hệ thống Đạo gia mà con người có thể biết đến trong truyền thuyết thần thoại của Trung Quốc.

Tu luyện là gì? Nhìn từ truyền thuyết của Hoàng Đế thì thấy quá trình một người trở thành Thần – đó chính là tu luyện. Đạo gia cho rằng thông qua tu luyện đắc đạo sẽ thành Chân nhân, đó cũng chính là khái niệm Thần Tiên trong nhận thức thông thường của con người.

Như vậy tu luyện, luyện đan là danh từ trong Đạo giáo, trong lịch sử Trung Quốc ngoài Đạo giáo ra, còn có Phật giáo, Phật giáo giảng về thiền định tu hành, cuối cùng tu thành chính quả khác nhau: từ quả vị La Hán, Bồ Tát, cho đến quả vị Phật. Chân nhân của Đạo giáo và quả vị chính quả của Phật giáo có quan hệ đối ứng gì? Trong tác phẩm “Phong Thần Diễn Nghĩa”, chúng ta có thể biết được đại khái rằng Kim Tiên trong Đạo giáo cơ bản tương đương với quả vị Bồ Tát trong Phật giáo. Nói cách khác, cho dù là tu luyện, luyện đan trong Đạo giáo hay tu hành thiền định trong Phật giáo, cho đến cuối cùng đều có thể đạt tới thành tựu giống nhau, cũng vì sự khác biệt về thể hệ giữa Đạo giáo và Phật giáo mới khiến họ dùng “Đạo” và “Pháp” nên tạo thành lý giải khác nhau đối với chân lý của vũ trụ.

Nếu nói Thần tạo ra con người, như vậy cũng có nghĩa là Thần Phật đã lưu lại hình thức và phương pháp tu luyện khác nhau, tu luyện đã trở thành con đường duy nhất để con người có thể truy tìm Thần. Nói đến đây chúng ta có thể thấy rằng, lịch sử của tu luyện đã có từ rất lâu đời, rốt cuộc giới Thần Tiên đã có lịch sử bao nhiêu năm rồi? “Một ngày trên trời bằng ngàn năm mặt đất”. “Sơn trung vô giáp tí, tuế nguyệt bất tri niên” (dịch nghĩa: Trong núi chẳng có lịch, ngày tháng qua đi chẳng hay năm nào). Trong quan điểm thời không được miêu tả trong kinh Phật đề cập tới khái niệm về con số thiên văn vũ trụ là kiếp và ức kiếp (một kiếp tương đương với bao nhiêu ức năm). Mà trong lịch sử văn minh nhân loại lần này, đặc biệt là bắt đầu từ khi lịch sử Trung Quốc có văn tự ghi chép, văn hóa Thần, Phật và tu luyện đã được lưu truyền liên tục từ đời này qua đời khác, trở nên xuyên suốt trong mọi phương diện đời sống của người Trung Quốc.

Người Trung Quốc ngày nay biết tới tu luyện bắt đầu từ “cơn sốt khí công” vào giữa và cuối Cách mạng Văn hóa (1966-1976), cơn sốt khí công rầm rộ kéo dài đến gần 20 năm, có đến hơn 2000 môn phái khí công, thế nhưng dường như chẳng ai thực sự nói rõ được nguồn gốc lịch sử uyên nguyên của tu luyện là gì, mãi cho đến khi Pháp Luân Công được phổ truyền ra công chúng vào năm 1992, người ta mới có thể thực sự nhận thức lại về nguồn gốc lịch sử chân chính của tu luyện.

“Khí công là văn hóa tiền sử”, “Khí công chính là tu luyện”. [1]

Pháp Luân Công, hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được ông Lý Hồng Chí phổ truyền ra công chúng.

Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp tu luyện thượng thừa của Phật gia, là lấy [việc] đồng hoá với đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ làm chỉ đạo, là chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà tu luyện; do vậy [điều] chúng ta tu luyện là Đại Pháp Đại Đạo”.

Cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã chỉ rõ bản chất phương pháp tu luyện của hai gia phái Phật và Đạo, đồng thời chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa Pháp Luân Công với Phật giáo và Đạo giáo.

“Đạo gia tu luyện Chân Thiện Nhẫn, trọng điểm tu Chân; vậy nên Đạo gia giảng tu chân dưỡng tính, nói lời chân, làm điều chân, làm chân nhân, phản bổn quy chân, cuối cùng tu thành Chân Nhân. Nhưng cũng có Nhẫn, cũng có Thiện; [còn] trọng điểm rơi vào tu Chân. Trọng điểm của Phật gia rơi vào tu Thiện của Chân Thiện Nhẫn. Vì tu Thiện có thể tu xuất tâm đại từ bi; một khi xuất hiện tâm từ bi, thì [thấy] chúng sinh rất khổ, do vậy phát sinh nguyện vọng muốn phổ độ chúng sinh. Nhưng cũng có Chân, cũng có Nhẫn; trọng điểm rơi vào tu Thiện. Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ — Chân Thiện Nhẫn đồng tu — [vậy nên] công chúng ta luyện rất to lớn”.

Trong các bài giảng Pháp sau này, ông Lý Hồng Chí đã tiết lộ thêm một bước về sự khác biệt giữa tu luyện Pháp Luân Công ngày nay và tu luyện trong lịch sử.

“Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử cũng như Jesus xuất hiện, mới làm cho con người hôm nay thật sự nhận thức được thế nào là ‘chính tín’ và ‘tu luyện’, thế nào là ‘Phật Đạo Thần’, hết thảy những điều như thế. Lịch sử đã làm tư tưởng con người hôm nay phong phú lên, làm cho con người có thể nhận thức lý giải Pháp, có thể đắc Pháp. Hết thảy quá trình lịch sử của nhân loại đều là để đặt định cho cơ sở này; nói cách khác, chính vì để truyền Đại Pháp nên mới tạo ra con người và văn hoá con người; chứ không phải Pháp là giảng cho phù hợp với văn hoá nhân loại, lại càng không phải là sản phẩm của văn hoá nhân loại.” (2)

“…Các vị tưởng rằng tu hành và tín ngưỡng [của] các tôn giáo trong lịch sử mới là tu luyện duy nhất thôi sao? Nếu như hết thảy những gì trong Tam giới và lịch sử con người đều được an bài cho Chính Pháp vũ trụ, thì lịch sử đó chỉ là việc Đại Pháp thông qua quá trình lịch sử mà tạo nên chúng sinh, nhân loại cùng phương thức tư tưởng và văn hoá của con người mà thôi; nhờ đó mà đến thời Đại Pháp hồng truyền sẽ khiến tư tưởng con người có thể lý giải được Pháp, hiểu được Pháp là gì, tu luyện là gì, cứu độ chúng sinh là gì, v.v. cũng như các hình thức tu luyện. Nếu đúng như vậy, thì hết thảy tu luyện và tín ngưỡng trong lịch sử đều chẳng phải [chính] là đặt định ra văn hoá tại thế gian cho Chính Pháp vũ trụ sau này? Con đường ‘người thành Thần’ là gì? Chư Thần trên thiên [thượng] đều nói rằng tôi lưu lại cho con người một chiếc thang bắc lên trời đó.” [3]

Đối với những người không tu luyện, không biết tu luyện vì điều gì thì thấy những lời mà ông Lý Hồng Chí nói ở trên dường như rất khó lý giải, nhưng trong mắt người tu luyện chân chính, đây chính là thiên cơ.

Trong lịch sử lâu dài đằng đẵng, mảnh đất Trung Hoa đã để lại vô số điều của văn hóa Thần truyền: có Bàn Cổ khai thiên địa, Nữ Oa tạo ra con người; có Thần Nông nếm bách thảo, Đại Vũ trị thủy; có Thương Hiệt tạo ra chữ cảm động Thần linh, gạo từ trên trời rơi xuống, quỷ thần ban đêm cũng kinh hãi khóc rống; có tử khí Đông lai (chỉ điềm may mắn đến từ phương Đông) của Lão Tử, có bạch nhật phi thăng của Hoàng Đế; lại có Phong Thần Diễn Nghĩa, bát Tiên đắc Đạo, Tây du thỉnh kinh, có đủ loại thần thoại truyền thuyết lưu truyền từ xưa đến nay, cũng có nhiều thần tích của người tu luyện hiển hiện, còn có hạt giống hướng tới Thần Phật vốn chôn giấu sâu trong nội tâm mỗi người Trung Quốc. Hạt giống này trong bụi phủ của lịch sử có lẽ vẫn luôn chờ đợi đến ngày hôm nay, chờ đợi đến ngày cơ duyên tu luyện chân chính tới, Pháp Luân Công chỉ một câu đã nói rõ về nguồn gốc tu luyện, có lẽ đây chính là mở ra đại đạo căn bản để chúng ta chân chính hướng về phía trước truy tìm Thần. Người có duyên nghe đạo đắc Pháp, người có chí cuối cùng thành chính quả, đó là vì để viên mãn.

(Xin đón đọc bài kế tiếp: “Tiết lộ một đường thiên cơ”)

Ghi chú:

[1] Trích “Bài giảng thứ nhất” trong “Chuyển Pháp Luân” – Sư phụ Lý Hồng Chí;

[2] Trích “Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ” – Sư phụ Lý Hồng Chí;

[3] Trích kinh văn “Gậy cảnh tỉnh mạnh mẽ” – Sư phụ Lý Hồng Chí.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118469



Ngày đăng: 22-06-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.