Chính thuyết về Văn hóa tu luyện Thần truyền (Phần 7): Đoạn tuyệt và tái sinh



Tác giả: Tống Minh

[ChanhKien.org]

Tư tưởng học thuyết của ba gia Nho Thích Đạo cùng với sự mở rộng của ba giáo Nho Thích Đạo kéo dài thành hình thức biểu hiện cụ thể của xã hội, là đại diện chủ lưu trong nền văn minh Thần truyền Trung Hoa, trong dòng sông dài của lịch sử Trung Hoa luôn kèm theo biểu hiện cộng sinh mà lại có tranh đấu lẫn nhau. Loại biểu hiện này, lấy việc “đốt sách chôn Nho” của Tần Thủy Hoàng, “Bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật” của Hán Vũ Đế và “Tam vũ nhất tông” để tiêu diệt Phật giáo làm đầu.

Tư tưởng của Đạo gia có nguồn gốc lâu đời, vẫn có thể ngược dòng đến thần thoại Bàn Cổ khai thiên địa, nhưng thực sự được con người biết đến rộng rãi là bắt nguồn từ “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử. Tư tưởng Nho gia của Khổng Tử xuất hiện trong thời đại huy hoàng của phong trào “Trăm hoa đua nở” thời Tiên Tần, đến thời Hán Vũ Đế, do phù hợp yêu cầu trị quốc của các bậc Đế Vương, từ đó được lập làm tư tưởng chính thống thống trị của Đế Vương, đồng thời ảnh hưởng sâu sắc đến sự thay đổi triều đại hơn 2000 năm của Trung Quốc.

Đạo gia cùng Nho gia từ xưa đến nay đã có liên kết theo vô số cách, Khổng Tử đã từng hỏi lễ với Lão Tử, như vậy Đạo gia và Nho gia rốt cuộc là có quan hệ gì đây? Học giả đứng ở góc độ tư tưởng học thuyết sẽ có nhận thức khác nhau, nhưng chỉ có đứng ở góc độ tu luyện, mới có thể hiểu thấu được thực chất của nó.

Trong “Sử Ký” có một đoạn Lão Tử nói với Khổng Tử: “Những người ông nói đều tan xương nát thịt cả rồi, chỉ còn lời nói của họ thôi (Khổng Tử chủ trương theo lễ nghi của các vua đời trước, Lão Tử bác lại ý kiến đó). Vả lại, người quân tử gặp thời thì xe ngựa nghênh ngang; không gặp thời thì như cỏ bồng xoay chuyển. Tôi nghe nói: ‘Người buôn giỏi thì biết giấu của báu, khiến người ta thấy dường như không có hàng, người quân tử có đức tốt thì diện mạo dường như ngu si’. Ông nên bỏ cái khí kiêu ngạo cùng cái lòng ham muốn nhiều, cái vẻ hăm hở cùng cái chí tham lam đi. Những cái ấy đều không có ích gì cho ông. Tôi chỉ bảo ông có thế thôi”. Đoạn văn này nghe có vẻ đơn giản nhưng dường như không dễ hiểu sâu sắc, nên chỉ có thể dùng một đoạn bạch thoại của Lã Động Tân trong “Bát Tiên Đắc Đạo Ký” làm chú thích cho đoạn văn này. “Cái học của Khổng thánh nhân là nhập thế chính đạo, lời lời bình dị mà cận nhân tình, có thể làm mẫu mực cho người đời. Nếu ai ai cũng như vậy, thì thiên hạ khá được thái bình, nhưng đó chưa phải là đạo thường trị vĩnh cửu. Còn như diệu nghĩa xuất thế, đều nằm trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử. Nếu mọi người đều học tập theo, ắt muôn năm thường trị, vĩnh viễn không có chuyện loạn. Đạo tối cao trong sách đó, mọi người đều chịu là đúng, nhưng người ngày nay chỉ nhìn thoáng qua, mới cho là mối học dị đoan. Lại còn có nhiều yếu chỉ của Huyền môn, đạo thuật chính tông, đều là học vấn tối cao về nhân sinh. Ngày nay, những người tự nhận là thông đạt, lại khinh rẻ, chê bai đạo đó. Chỉ vì đạo đó không thi hành, thiên hạ mới thường loạn vậy”. Tuy nhiên, trong bài giảng Pháp của ông Lý Hồng Chí, ông đã giải thích thực chất của mối quan hệ giữa chúng một cách ngắn gọn và súc tích. “Nho giáo khi tu luyện đến tầng cực cao, nó quy về Đạo gia” [1] “Khổng Tử giảng là đạo lý làm người, chứ không giảng về tu luyện”. [2] Lão Tử giảng là phương pháp tu luyện. Nhưng trên thực tế, người Trung Quốc lấy tư tưởng Nho gia và tư tưởng Đạo gia hợp cả lại. [3]

Cho nên đứng trên ý nghĩa này mà nói, trong lịch sử cho dù là việc “Đốt sách chôn Nho” của Tần Thủy Hoàng, hay là sau này hành vi sùng Đạo, sùng Phật của Đế Vương mang đến ức chế tạm thời cho Nho giáo, kỳ thật đều không làm cho tư tưởng Nho gia cùng Nho giáo chính thống có thể đoạn tuyệt, cho dù là trong lịch sử phát sinh mấy lần người dị tộc (dân tộc khác) xâm lược quốc gia Hán tộc, cuối cùng đều là tư tưởng chính thống của Nho gia ảnh hưởng, cùng dung hợp văn hóa dị tộc.

Mà trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có đến bốn lần gặp đại Pháp nạn, Bắc Ngụy Thái Vũ Đế phế Phật sáu năm, sau khi Văn Thành Đế kế vị, chiếu phục Phật Pháp. Bắc Chu Vũ Đế diệt Phật năm năm, sau khi Tuyên Đế, Tĩnh Đế kế vị, Phật Pháp lại hưng thịnh. Đường Vũ Tông Hội Xương diệt Phật sáu năm, Tuyên Tông lên ngôi, Phật giáo phục hưng. Sau, Chu Thế Tông diệt Phật bốn năm, sau thời Bắc Tống, Phật giáo lại hưng thịnh.

Nhìn chung mấy lần Pháp nạn này của Phật giáo, vừa có nhân tố Phật Đạo cạnh tranh nhau, chẳng hạn như Bắc Ngụy Thái Võ Đế, Đường Vũ Tông ủng hộ Đạo, Bắc Chu Võ Đế cấm Phật ức Đạo, độc trọng Nho gia, Chu Thế Tông thông thư sử Hoàng Lão. Nhìn từ góc độ tu luyện, đây cũng là giáo huấn phản diện lưu lại cho hậu nhân, cuộc bức hại Chính Pháp tất yếu sẽ mang đến hậu quả xấu cho người bức hại, bốn lần diệt Phật, ngắn thì bốn năm, dài không quá sáu năm, Phật giáo đều phục hưng rất nhanh sau khi người bức hại chủ đạo chết đi, đây đều là nhìn từ bề mặt. Về thực chất, những gì bị hủy diệt bất quá là hình thức tôn giáo, phá chùa miếu, tăng ni hoàn tục, v.v… đối với bản thân Phật Pháp là không cách nào dùng thủ đoạn thế tục mà tiêu diệt được, Phật giáo trong lịch sử Trung Quốc những quá trình truyền thừa này, kỳ thật cũng là lưu lại cho hậu nhân hôm nay tài liệu tham chiếu để có thể nhận thức về Chính Pháp.

Lại từ một góc độ khác, Đạo giáo Phật giáo bất quá là hai loại hình thức tu luyện mà thế nhân biết đến, Phật giáo nói có tám vạn bốn ngàn pháp môn, đều có thể tu Phật. Đạo giáo nói có ba ngàn sáu trăm pháp môn, đều có thể nhập đạo. Như vậy trong dân gian, tại các tầng thứ khác nhau kỳ thực vẫn có những hình thức tu luyện khác không được con người biết đến, các triều đại cũng chưa bao giờ đoạn tuyệt. Người tu luyện thời xưa không quan tâm đến chuyện thế gian, chuyện thế gian cũng không ảnh hưởng đến họ, nhưng câu chuyện tu luyện của họ vẫn luôn có trong dân gian, ở các tầng thứ khác nhau mà dùng phương thức truyền miệng hoặc bí mật để lưu truyền lại, đồng thời trong diễn dịch của thế nhân hình thành thần thoại hoặc truyền thuyết dân gian.

Sâu trong nội tâm người Trung Quốc đều có tâm hướng Phật hướng Đạo, điều này bắt nguồn từ văn hóa Thần truyền mà dân tộc chúng ta truyền thừa đã lâu chưa từng đoạn tuyệt. Tuy nhiên, gần 100 năm nay, tà đảng Trung Cộng tuyên truyền thuyết vô thần tàn sát bừa bãi vùng đất Trung Hoa, đã phá hoại toàn diện văn hóa Thần truyền mà người Trung Quốc dựa vào để sinh tồn và phát triển, đồng thời đã mang đến tai họa nghiêm trọng cho người Trung Quốc. Luận thuyết về phương diện này, trong cuốn sách “Cửu Bình Cộng sản đảng”, đã có nhận định toàn diện sâu sắc, ở đây sẽ không nhắc đến nhiều nữa. Như vậy vào thời điểm mà Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đồng thời bị tiêu diệt, độc tôn tà giáo cộng sản Marx Lenin, còn văn hóa Thần truyền Trung Hoa đối mặt với thời khắc kế thừa chân chính bị đoạn tuyệt. Năm 1992, Ông Lý Hồng Chí, đứng trên cơ điểm Phật gia mà truyền ra Đại Pháp căn bản của vũ trụ, truyền ra đặc tính cao nhất của vũ trụ – “Chân, Thiện, Nhẫn”, khiến văn hóa Thần truyền Trung Hoa ở bên bờ vực kế thừa đoạn tuyệt tiếp tục có sức sống mới, cũng vì chúng sinh mang đến hy vọng sinh mệnh chân chính được cứu độ. Tuy nhiên, những sinh mệnh bại hoại cũ trong vũ trụ lại khăng khăng muốn tiến hành cái gọi là khảo nghiệm đối với Chính Pháp, do đó thao túng tà đảng Trung Cộng chốn nhân gian, phát động một kiếp nạn từ cổ đến nay chưa từng có, một kiếp nạn lớn không chỉ nhằm vào người Trung Quốc, mà là nhằm vào tất cả chúng sinh vì Pháp mà đến.

Cuộc bức hại này từ ngày 20/7/1999 đến nay (tính thời điểm bài viết là năm 2013 theo Tây lịch) đã diễn ra được 14 năm và vẫn đang tiếp diễn, sự hủy diệt của nó đối với lương tri đạo đức xã hội của Trung Quốc là rất thảm khốc, đồng thời trực tiếp dẫn đến sự bại hoại toàn diện của xã hội. Ảnh hưởng của nó đối với cộng đồng quốc tế trên rất nhiều phương diện, hơn nữa đã vượt qua giới hạn lương tâm đạo đức của nhân loại. Pháp Luân Đại Pháp là Phật Pháp, bất kể tà đảng Trung Cộng hung hăng ngang ngược như thế nào thì con người cũng không thể bức hại được Phật Pháp, người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cho dù gặp phải bức hại tàn khốc như thế nào, họ đều là người bước đi trên con đường của Thần, vậy thì bị bức hại thật sự này thực ra là thế nhân, thế nhân đi theo, thờ ơ, coi nhẹ và không muốn tiếp nhận chân tướng đối với cuộc bức hại này sẽ mang đến nguy cơ chân chính cho sinh mệnh của mình.

Trong tương lai không xa, cũng giống như tất cả sự kiện bức hại Chính Pháp trong lịch sử, cuộc bức hại nhằm vào người tu luyện Pháp Luân Công này cuối cùng sẽ kết thúc trong vô vọng, thủ phạm đầu ác tất sẽ nhận được kết cục xứng đáng, nhân tâm sẽ quy thiện, người tu luyện Đại Pháp sẽ hoàn thành sứ mệnh lịch sử trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh viên mãn quy vị, Thần Phật sẽ đại hiển, lịch sử cũng sẽ bước vào kỷ nguyên mới, đồng thời dưới sự chỉ dẫn của Đại Pháp vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” sẽ khai sáng ra một nền văn hóa Thần truyền mới thuộc về nhân loại tương lai.

(Xin đón đọc phần kế tiếp: “Tu luyện Chính Pháp”)

Ghi chú:

[1] Trích bài giảng thứ năm trong cuốn Chuyển Pháp Luân của Sư phụ Lý Hồng Chí

[2] Trích bài: “Độ nhân [là] giảng Pháp, không làm biểu diễn” trong cuốn Chuyển Pháp Luân (Quyển 2) của Sư phụ Lý Hồng Chí

[3] Trích bài: “Không tu Đạo mà đã ở trong Đạo” trong cuốn trong cuốn Chuyển Pháp Luân (Quyển 2) của Sư phụ Lý Hồng Chí

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/118475

Chú thích của người dịch:

Bài dịch có tham khảo bản dịch “Sử Ký” của dịch giả Phan Ngọc và bản dịch “Bát Tiên Đắc Đạo Ký” của dịch giả Nguyễn Đức Lân.



Ngày đăng: 30-08-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.