Cảm ngộ luân hồi: Nỗi u oán của cách cách



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Vào triều Thanh có một bé gái bị mất cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa. Sau đó cô bé may mắn gặp được một vị đại thần trong triều, vừa khớp là hai vợ chồng ông cũng không có con, nên ông đã mang cô bé về và nuôi nấng chăm sóc như thể đó là đứa con do chính mình sinh ra. Vì đây là một vị trọng thần của triều đình (vương gia), thế nên cô bé cũng trở thành cách cách.

Vì cô bé vốn thông minh, lại khéo ăn nói, và hay cùng tiểu hoàng thượng chơi đùa hồn nhiên, nên cô được ban cho một lệnh bài có thể tùy ý ra vào cung. Dần dần cô trở thành một nàng cách cách rất có tiếng vào thời ấy.

Thời gian lặng lẽ như nước trôi, không biết bao nhiêu ngày tháng đã qua, hai đứa bé hồn nhiên vô tư đã có khoảng thời gian vui vẻ cùng nhau ở trong cung. Những khuôn mặt tươi cười hồn nhiên đã tỏa sáng trong ký ức của hai đứa trẻ ngây thơ…

“Hoàng thượng ca ca!”, mỗi ngày tiểu cách cách đều gọi [tiểu hoàng thượng] một cách thân mật như thế…

Thoáng chốc cô bé tiểu cách cách năm nào đã trở thành thiếu nữ 15, 16 tuổi, dung mạo cũng đã trở nên hết sức mỹ lệ, còn hoàng thượng ca ca cũng đã lớn (năm ấy ước tầm 20 tuổi). Nhưng cả hai đều không ngờ rằng, trong cung đã xảy ra những chuyện nằm ngoài dự liệu. Họ vốn là những đứa trẻ vô tư lự, lớn lên lại thành đôi thanh mai trúc mã. Đâu ai đoán được một tai ách lại lặng lẽ giáng xuống đầu nàng thiếu nữ chớm xuân, mà cô gái lại điềm nhiên không hề hay biết….

Chuyện là thế này: Do cách cách thường hay ra vào cung, đi lại rất gần hoàng thượng, làm một số kẻ [xung quanh] sinh lòng đố kỵ, e rằng một ngày nào đó cô sẽ được gả cho hoàng thượng, trở thành sủng phi của hoàng thượng, việc đó đối với tiền đồ của họ quả là bất lợi, họ đã làm một bản tấu chương dâng lên thái hậu. Trong bản tấu chương ấy những kẻ đố kỵ luôn miệng nói những lời nghiêm trọng quá đáng để làm thái hậu chú ý, như: họ chỉ nghĩ cho giang sơn xã tắc Đại Thanh, nàng cách cách này ra vào hoàng cung, hành vi có chút tuỳ tiện, hy vọng thái hậu nghĩ cho long thể của hoàng thượng, còn nói cô mê hoặc quân vương v.v… Cách cách lại chẳng mảy may hay biết điều chi. Mãi cho đến khi thái hậu bức bách hoàng thượng viết ra một đạo chiếu chỉ triệu cô vào cung, ban cho cô cái chết (còn chết như thế nào thì tuỳ cô lựa chọn), lúc ấy cách cách như bị sét đánh ngang tai, cô đi thẳng đến tẩm cung, truy hỏi hoàng thượng vì sao bắt cô phải chết, nguyên nhân tại sao? Rốt cuộc là vì điều gì? Cô rốt cuộc đã phạm phải tội gì? Hoàng thượng ca ca của cô gượng gạo nói: “Bảo nàng chết, thì nàng phải chết!” Cách cách cảm thấy nghẹn ngào, toàn thân run rẩy, lòng cô tràn đầy sự uỷ khuất đến nỗi không nói nên lời, cô không ngờ hoàng thượng ca ca thanh mai trúc mã của cô lại tàn nhẫn vô tình đến thế! Nàng cách cách này là người tính tình rất mạnh mẽ, vừa lúc ngẩng đầu lên thấy trên tường của tẩm cung hoàng thượng có treo thanh bảo kiếm, cô cắn răng, tung người lên giật thanh bảo kiếm trên tường xuống. Rồi liền tự vẫn bằng thanh kiếm. Trong phút chốc thân cô đã đổ xuống vũng máu…

Hoàng thượng chứng kiến cảnh ấy, vừa sững sờ vừa bối rối đứng đó mà không biết làm sao, mất rất lâu mà hoàng thượng vẫn không biết phải làm sao cho phải.

Lúc đó cách cách vận một bộ trang phục màu tím theo lối trong cung, có đai thắt lưng. Nguyên thần cô ly thể bay lên trần cung điện, quan sát vẻ mặt hoàng thượng có chút áy náy, nhưng trong ánh mắt cũng pha lẫn rất nhiều sự bất lực. Chàng ngẩn người đứng nguyên chỗ cũ nhưng không hề đỡ nàng cách cách đã bao ngày sớm tối làm bạn cùng mình dậy. Cách cách nhìn thấy tình cảnh thê lương ấy đã rơi lệ, nguyên thần vì vậy mà rời khỏi nhục thân, không còn lý do gì để lưu lại hoàng cung nữa, linh hồn cô phiêu đãng bay ra khỏi hoàng cung một cách thê lương, mang theo nỗi quyến luyến vô bờ đối với trần thế và nỗi đau trong chuyện tình cảm…..

Sau khi biết được nỗi u oán [1] từ tiền kiếp và sau khi oán khí trong lòng giải thoát ra xong, em gái tôi nói rằng cô không còn thấy khó thở nữa, bây giờ việc hô hấp đã dễ dàng hơn nhiều, đó là nhờ sau khi tu luyện Đại Pháp cô mới biết được nỗi u oán tích lại sau cái chết trong tiền kiếp. Vì sao đời này cô luôn thấy khó thở, sầu muộn, hoá ra là khi tự vẫn trong tiền kiếp oán khí đã tụ lại trong tâm, mới dẫn đến việc đời này luôn cảm thấy không vui, luôn có một nỗi oán hận không tên; bây giờ thì tốt rồi, tâm tình cô cũng trở nên rộng mở thoáng đãng. Cô còn nói rằng cô sẽ không oán hận “hoàng thượng ca ca” nữa, nếu có cơ hội cô vẫn muốn cứu độ “hoàng thượng ca ca” chưa minh bạch chân tướng đang còn mê lạc trong thế tục, mong anh biết được câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, sớm ngày thoái xuất khỏi các tổ chức của tà đảng, lựa chọn cho mình một tương lai tươi sáng.

[1] u oán: nỗi oán hận trong lòng (thường chỉ nỗi oán hận của người con gái về tình cảm)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/52227



Ngày đăng: 16-08-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.