Phỏng vấn nhân vật – Phần 2: Chính Pháp, tu luyện và hôn nhân gia đình



Tác giả: Vương Khánh Phong

[ChanhKien.org] tiếp theo phần 1

Hỏi: Anh từng kể rằng anh là con một, cô ấy cũng vậy phải không?

Đáp: Cô ấy cũng vậy.

Hỏi: Khi đó anh có cảm thấy cô ấy đi rồi thì anh sẽ dễ dàng làm các việc hồng Pháp giảng chân tướng hơn không?

Đáp: Không, tôi không hề có tâm thái này. Vào lúc cô ấy dọn đi và ký giấy ly hôn, tôi có cảm giác thế này: Ôi, cái gia đình đầy xung khắc suốt mấy năm nay giờ đột nhiên trở nên yên tĩnh, dường như tôi có thể toàn tâm toàn ý làm những việc mình cho là quan trọng hơn, suy nghĩ này thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong đầu tôi, khiến tôi cảm thấy mình nên thư giãn.

Hỏi: Trước đây anh luôn nói tâm trạng mình lo lắng không yên, từ lúc cô ấy dọn đi đến lúc ký giấy ly hôn mất khoảng bao lâu?

Đáp: Khoảng hơn một năm. Tại sao tôi lại cảm thấy nhẹ nhõm? Đó là bởi lúc đó mâu thuẫn rất lớn, thường là do tôi ra ngoài hồng Pháp cả ngày trở về không có cơm ăn, vợ tôi còn trách mắng tôi một trận. Để thể hiện sự không hài lòng, cô ấy thường từ chối nấu ăn suốt một hoặc hai tuần, mặc dù thời gian của cô ấy khá linh hoạt do còn đang đi học. Lúc đó tôi nghĩ, là người tu luyện không thể đòi hỏi người khác quá nhiều, nhưng tôi nghĩ tôi đang làm việc đúng đắn, chỉ cần tôi không bận tâm là được rồi. Ở góc độ khác, cô ấy làm như vậy chắc chắn là cô ấy không bằng lòng với tôi, nhưng bản thân tôi lại còn cho rằng mình đang nhẫn chịu cô ấy bằng thái độ khoan dung.

Hỏi: Giai đoạn này kéo dài rất lâu, anh thường không có gì để ăn sao?

Đáp: Đây cũng là lý do khiến tôi thường xuyên không giữ được tâm tính. Tôi đi ra ngoài hồng Pháp cả ngày rất cực khổ, nên tôi hy vọng về nhà sẽ có cảm giác ấm áp hơn, thời điểm đó cũng có thể là sức chịu đựng của tôi còn khá kém, bởi vì một hôm tôi rất mệt, vừa bước vào nhà liền nhìn thấy một khuôn mặt lạnh nhạt, như một cái nồi đất lạnh lẽo, lại thêm vào một loạt những câu nói lạnh lùng, tôi cảm thấy trong tâm rất ủy khuất, nên đã không giữ được tâm tính.

Nhưng ở một phương diện khác, trong hơn một năm này, vợ tôi cũng nói, cho dù thường hay tỏ vẻ bất mãn, bất lực với tôi, nhưng trong nội tâm cô ấy cũng cảm thấy suốt nhiều năm nay ngoại trừ mâu thuẫn do việc tu luyện của tôi thì nhìn chung tình cảm giữa chúng tôi rất tốt, không có điều gì không hoà hợp, vì vậy cô ấy cũng rất khó cắt đứt quan hệ tình cảm này.

Hỏi: Cô ấy đã từng phải dựa vào anh trong mọi khía cạnh của cuộc sống phải không?

Đáp: Đúng vậy, cô ấy là người có tính cách đặc biệt, tương đối dựa dẫm phụ thuộc. Lúc đầu cô ấy muốn dựa dẫm vào tôi, nhưng vì mâu thuẫn với tôi nên cô ấy đành phải đặt sự dựa dẫm này vào cha mẹ cô ấy, vì vậy những lời góp ý của cha mẹ và bạn bè ảnh hưởng rất nhiều đến cô ấy, Tôi cũng thường cảm thấy rằng sau khi tôi nói chuyện với cô ấy, cô ấy trả lời có thể xem xét lại, nhưng ngày hôm sau lại trở lại như cũ, đều là do cô ấy lại nói chuyện với bố mẹ cô ấy. Vì vậy trong một năm này chính là tình huống lặp đi lặp lại như vậy, cho đến cuối cùng làm xong thủ tục ly hôn.

Hỏi: Nói như vậy trong quá trình này cô ấy vẫn còn đang rất do dự, rất thống khổ phải không? Vậy còn anh, là một người đàn ông, hơn nữa anh còn có việc quan trọng cần làm, căn bản không thể quan tâm được hết việc này. Anh có cảm giác này không?

Đáp: Nói thẳng là tôi đã suy nghĩ rất nhiều, trước lúc cô ấy dọn đi tôi đã không nghĩ quá nhiều. Đối với tôi, điều khiến tôi bị sốc nhất chính là: sau khi sự việc xảy ra tôi nhận ra mức độ nghiêm trọng của sự việc, tôi mới bắt đầu nhận ra bản thân mình trước đây đã làm không đủ tốt về phương diện này nên tạo thành vấn đề như vậy, lặp đi lặp lại như vậy, tôi cũng cảm thấy tôi và vợ tôi có duyên phận rất lớn. Bởi vì tôi đã không xem xét những vấn đề này một cách nghiêm túc trong một thời gian dài và kết quả khiến tôi cảm thấy rằng mình không nên như vậy, nói như vậy vẫn còn nhẹ. Vào thời điểm đó, bản thân tôi cảm thấy rất hy vọng sửa chữa một chút lỗi lầm để cứu vãn cục diện. Quá trình cứu vãn này cũng giống như vợ tôi nói, cô ấy đã gần như tuyệt vọng rồi tôi mới bắt đầu chân thành và nỗ lực kéo cô ấy trở lại, dường như đã hơi muộn rồi.

Hỏi: Trong thời gian cô ấy dọn ra ngoài anh đã làm gì?

Đáp: Sau một thời gian điều chỉnh suy nghĩ, qua chia sẻ với học viên, nhận thức được Pháp của Sư phụ và tự suy ngẫm lại bản thân, tôi nhận ra rằng tôi cần phải cứu vãn cuộc hôn nhân này. Khi tôi nhìn rõ vấn đề của mình rồi thì không còn gì phải giải thích hay chần chừ nữa, tôi sẽ nỗ lực hết mình để cứu vãn cuộc hôn nhân này. Vợ tôi ngạc nhiên nói, khi cô ấy dọn ra ngoài thì không thấy tôi có bất kỳ động tĩnh gì, tại sao lúc này lại đột nhiên hành động. Thực ra khi vợ dọn ra ngoài, tôi thực sự không thấy mình có vấn đề gì lớn, một khi tự nhận ra vấn đề của mình, tôi cảm thấy phải lập tức cải chính lại vấn đề của mình, cố gắng vãn hồi những tổn thất do các vấn đề của mình gây ra, trong mắt vợ tôi, tôi đã đột nhiên thay đổi. Cách tiếp cận của tôi là dùng ngôn ngữ mà cô ấy có thể hiểu được, chủ yếu là từ phương diện gia đình của người thường, nói cho cô ấy về những vấn đề mà tôi nhận thức được và ngộ được rằng trước đây tôi đã làm một số hành động quá khích và cực đoan. Tôi hy vọng về sau có thể điều chỉnh lại, để đối phương có thể dễ dàng tiếp nhận hơn. Đồng thời biểu hiện rõ nguyện vọng sau này khi xử lý vấn đề sẽ chú trọng hơn đến tâm thái và thái độ của đối phương và vấn đề mà đối phương nghĩ đến, cố gắng từ góc độ quan điểm của đối phương mà suy xét cân nhắc, v.v… chủ yếu nói về nhận thức của tôi đối với vấn đề này và cam kết sẽ thay đổi.

Tuy nhiên mọi việc không hề đơn giản như vậy, chủ yếu vì cá tính của vợ tôi có đặc điểm rất dễ bị tín tức ngoại lai ảnh hưởng, nói cách khác, nếu như cô ấy là người có chủ kiến thì tôi chỉ cần nói thông suốt cho cô ấy hiểu là được. Tuy nhiên tôi phát hiện một tình huống bất ổn thế này, kỳ thực tình huống bất ổn này không chỉ liên quan đến hoàn cảnh xung quanh, nó cũng có quan hệ với nhân tố tà ác của cựu thế lực, vì vậy tôi cảm thấy tại phương diện con người tôi cần nói chuyện với bạn bè xung quanh cô ấy, trước tiên là cha mẹ cô ấy, tôi cần nói chuyện với họ về hiểu biết của tôi đối với vấn đề này, thậm chí cả bạn thân của cô ấy. Mặc dù tôi nghe nói rằng những người bạn đó cũng đang cố gắng hết sức để phá tan cuộc hôn nhân này, tôi vẫn trực tiếp gặp mặt và làm rõ vấn đề này, hy vọng họ đều có thể nhận ra thành ý chân thành, thiện lương của tôi, thấy được nhận thức của tôi về vấn đề này, như vậy mọi người cũng sẽ thúc đẩy sự việc này theo chiều hướng tốt hơn, vì vậy tôi đã chủ động đến nói chuyện với họ.

Hỏi: Khi đó anh không thể buông bỏ được sinh mệnh này hay không thể buông bỏ được cuộc hôn nhân này và mối tình này? Anh có thể nói rõ hơn không?

Đáp: Tôi nghĩ là kết hợp nhiều yếu tố, một là duyên phận, bởi vì tôi chưa bao giờ nghĩ rằng cuộc hôn nhân này vào lúc nào đó sẽ xảy ra xung đột hay sau này tôi không còn duyên phận với cô ấy nữa, nên khi cô ấy nói rằng cô ấy sau này sẽ dọn ra ngoài sống, đối với tôi mà nói thì không thể chấp nhận hình thức này. Cũng giống như tôi đã nói, lúc đầu biểu hiện của tôi dường như là không có thái độ gì, kỳ thực tôi cảm thấy sinh mệnh này có duyên phận rất lớn với tôi, tôi vẫn luôn nghĩ như vậy, từ các phản ứng của cô ấy cũng chứng thực điểm này. Đã là duyên phận thì không thể vì sai lầm của tôi hay can nhiễu của tà ác tại không gian khác mà đẩy sinh mệnh này tới kết cục đáng sợ, tôi không muốn chấp nhận sự thực này, tôi nghĩ thông qua nỗ lực cá nhân tôi có thể kéo cô ấy trở lại.

Ngoài ra, bạn bè quanh cô ấy đều là bạn chung của chúng tôi. Tôi muốn đề cập đến những thiếu sót của tôi trong tu luyện. Thời kỳ tu luyện bình thường có thể không phải là vấn đề gì quá lớn, nhưng những biểu hiện trong thời kỳ Chính Pháp sẽ bị cựu thế lực lợi dụng. Sau khi tu luyện, đặc biệt là khi bản thân tôi dần dần tinh tấn, cá nhân tôi sẽ hữu ý bài xích một số hoạt động xã hội, ví dụ như khiêu vũ, v.v… tôi cảm thấy việc này lãng phí thời gian. Hay như việc bàn bạc cổ phiếu giống như mọi người, tôi cũng thấy phản cảm. Khi trong tâm tôi bài xích những thứ trong xã hội này, thì cũng vô hình trung đẩy họ ra xa, cảm nhận của họ chính là tôi không muốn gia nhập đội ngũ của họ, tôi nghĩ có lẽ họ cũng cảm nhận được tôi muốn giữ một khoảng cách với họ. Tôi nghĩ cảm nhận này cũng không phải là cảm giác vui vẻ, thế nên đến khi mâu thuẫn của tôi xuất hiện, liền trở nên tồi tệ hơn. Bởi vì từ trước đến nay tôi chưa từng kể với người khác về mâu thuẫn trong gia đình, những gì họ nghe được về mâu thuẫn của chúng tôi chính là qua những lời kể của vợ tôi, mà tôi nghĩ những người này đều có duyên phận với tôi, họ cho rằng tôi chính là biểu hiện “như vậy”. Kỳ thực đứng từ góc độ của họ, tôi có thể cảm nhận rằng họ có nhận thức không tốt về Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp. Khi cuộc hôn nhân của chúng tôi tan vỡ, tôi cũng gần như cắt đứt liên lạc với họ, còn vợ tôi vẫn thường liên lạc với họ. Vì vậy, bất cứ khi nào họ nhìn thấy vợ tôi, họ tự nhiên liên hệ cuộc hôn nhân thất bại của cô ấy với cuộc hôn nhân của một người tu luyện khác và với Đại Pháp, tôi đoán các kết luận rút ra đều là phụ diện, tiêu cực, nên tôi rất lo lắng cho tương lai của họ.

Hỏi: Có nghĩa là, khi anh muốn cứu vãn cuộc hôn nhân này, nỗi lo của anh cho sinh mệnh của nhóm người này đã lớn hơn nhiều so với mối quan hệ tình cảm hôn nhân của anh và vợ anh?

Đáp: Điểm này tôi không thể phân định rõ ràng. Tuy nhiên cảm nhận của tôi chính là như vậy. Cuộc hôn nhân này đã đến hồi kết thúc, nếu không liên quan đến những nhân tố siêu thường và cân nhắc đến những nhân tố này, anh thử nói xem mối quan hệ tình cảm này liệu có nên buông bỏ hay không? Tôi cảm thấy rằng tôi sẽ không chấp trước vào việc cứu vãn cuộc hôn nhân này. Bởi vì theo tôi, cho dù tôi tự mình đi tiếp hay về sau có kết cục khác, không nhất định cứ phải như thế nào, vì vậy nhân tố thứ hai chiếm tỷ trọng rất lớn trong tâm tôi. Còn có một nguyên nhân đến từ bản thân, tôi ngạc nhiên rằng thời gian lâu như vậy mà tôi không nhìn thấy được vấn đề của mình, một vấn đề lớn như vậy. Tổn thất thì đã gây ra rồi, vậy nên tôi hy vọng sẽ có cơ hội bù đắp lại lỗi lầm đã qua, suy nghĩ này khiến tôi vẫn luôn không muốn bỏ cuộc.

Hỏi: Về điểm này xem ra anh rất ngay chính, tôi lo lắng rằng nếu anh làm không tốt sẽ gây ảnh hưởng phụ diện cho sinh mệnh họ, đồng thời cản trở việc họ lựa chọn Đại Pháp, điều mà tôi lo lắng nhất kỳ thực là điều này. Đây cũng là điều rất nhiều người nên suy ngẫm về bản thân. Bởi vì không ít người có cảm nhận rằng: việc bên ngoài dù thế nào cũng phải làm cho tốt, nhưng về đến nhà lại cảm thấy những việc này có thể làm cho qua.

Đáp: Đúng vậy, Sư phụ cũng đã từng nói rằng: Giữa vợ chồng với nhau còn dễ, cãi nhau xong hôm sau lại làm lành. Trong tâm chúng ta ít nhiều cũng có ý nghĩ này, ở ngoài chúng ta chú ý đến hình ảnh và ảnh hưởng của mình khá nhiều, nhưng khi ở nhà tôi nghĩ nếu lần này làm không tốt hoặc trong tâm có chấp trước chưa buông bỏ được thì lần sau lại có cơ hội. Đây là lý do tại sao chúng tôi đối xử với họ khác biệt.

Hỏi: Dù sao có thể tha thứ, dù sao cũng là người một nhà. Chỗ nào làm không tốt chúng ta nên được tha thứ.

Đáp: Đúng vậy, có nhân tố này bên trong.

Hỏi: Trong hơn một năm, anh đã cố gắng giảng chân tướng cho họ, kể cả cha mẹ cô ấy. Anh muốn cứu vãn cuộc hôn nhân này nhưng cuối cùng vẫn thất bại phải không?

Đáp: Đúng vậy, khi đó tôi đã thất bại. Khi đó nếu như tâm thái tôi biểu hiện ra không có thêm chấp trước thì có lẽ sẽ có một kết quả khác. Bây giờ nhìn lại kỳ thực chỉ là một hình thức biểu hiện mà thôi, cho dù có biểu hiện đáng sợ thế nào kỳ thực vẫn có thể có cách giải quyết tốt. Cho nên then chốt là tâm chúng ta động như thế nào? Tôi không dám nói rằng làm thế nào sẽ có kết quả gì, nhưng tôi có thể nhìn thấy khi làm việc này tâm tôi còn mang theo chấp trước, một trong số đó chính là tâm sợ hãi với kết quả này. Bản thân nỗi sợ hãi này có cả nhân tố trách nhiệm của tôi với chúng sinh, ít nhiều cũng lo lắng cho bản thân mình, vậy thì sợ hãi này chính là thứ phải vứt bỏ, nhưng khi đó tôi không đạt được trạng thái ngay lập tức vứt bỏ, tôi nghĩ đó cũng là lý do bị cựu thế lực lợi dụng: Người này có tâm sợ hãi ly hôn, vậy thì phải khiến anh ta bỏ nó đi.

Hỏi: Nhưng tôi nghĩ anh đang lo sợ những người này đi theo hướng phụ diện đúng không?

Đáp: Đúng vậy! Từ trên Pháp lý tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm, nhưng tôi cảm thấy làm một đệ tử Đại Pháp cần phải buông bỏ chấp trước, chỉ là cố gắng làm những gì bản thân mình nên làm, chứ không phải vì kết quả này mà lo lắng sợ hãi, lo lắng thái quá khẳng định là thiếu sót.

Hỏi: Sau khi ly hôn, anh vẫn còn có ý định vãn hồi không?

Đáp: Sau khi ly hôn tôi cảm thấy tính khả thi không lớn lắm, ngoài ra có một suy nghĩ là hậu quả đã gây ra rồi, đối với một sự việc đã thành, làm một người tu luyện cũng không thể luôn vướng mắc vào điều này không bỏ, khi đó tôi nghĩ có thể làm tốt những gì nên làm thôi.

Hỏi: Sau khi ly hôn, anh và cô ấy còn liên lạc với nhau không?

Đáp: Vẫn còn, cha mẹ tôi và vợ tôi vẫn qua lại với nhau khá nhiều. Bởi vì sau khi đến Mỹ, vợ tôi có thể thường xuyên quay về Trung Quốc, tôi thì không tiện về, cha mẹ cô ấy cũng không tiện xuất ngoại, khi cha mẹ tôi sang Mỹ cũng thường xuyên mời cô ấy đến ăn cơm. Cha mẹ tôi xử lý vấn đề này tuy rằng theo phương thức người thường, nhưng tôi rất tán thành. Chúng tôi đã xử lý mối quan hệ này bằng thái độ bao dung và tâm thái bình hoà. Ngoài ra, có một số vấn đề là do chúng tôi có những người bạn chung nên không tránh khỏi tiếp xúc với nhau. Sau khi tôi buông bỏ tâm này, vợ tôi vẫn ngẫu nhiên gọi điện cho tôi vì một nguyên nhân nào đó. Bởi vì lúc đầu cô ấy cảm thấy cuộc hôn nhân này không có lối thoát, ý tôi nói là không có lối thoát cho vấn đề hoà giải, mặt khác trong tâm cô ấy vẫn lưu luyến với mối tình cảm này.

Hỏi: Tôi nghĩ anh đã luôn đối xử rất tốt với cô ấy, chỉ là lúc đó quá bận rộn mà có phần bỏ quên cô ấy.

Đáp: Cả cô ấy và cha mẹ cô ấy đều nghĩ rằng tôi là người tốt, đối với một số cách làm của tôi khi tôi làm những việc Đại Pháp, họ cho rằng đây là một vấn đề rất lớn, không thể chấp nhận được. Bây giờ đã có sự thay đổi. Khi đó, về tình cảm giữa chúng tôi không có vấn đề gì, chỉ là hai người có lựa chọn khác nhau, nếu như tiếp tục sống như vậy cũng không được.

Hỏi: Vậy khi đó có phải anh nên chủ động quan tâm đến cô ấy hơn một chút, viên dung hơn một chút, có phải sẽ không đi đến cực đoan không?

Đáp: Tôi nghĩ khi đó tôi có rất nhiều điểm không tốt, không hề đặt bản thân vào vị trí đối phương mà suy nghĩ, quan tâm đến cô ấy, dành cho cô ấy tình cảm ấm áp hơn. Còn cả tính lười biếng của tôi nữa, ví dụ ra ngoài cả ngày vất vả, về nhà liền không muốn làm thêm chút việc nhà, nhưng trong mắt của vợ tôi thì làm những việc bên ngoài không đồng nghĩa với làm việc ở nhà, ngược lại đó là sự mất mát. Nếu như tôi có thể làm nhiều hơn một chút cũng xem như bù đắp rồi, tuy nhiên bởi vì tính lười nhác của tôi nên làm không đủ. Khi tôi nhận thức được những vấn đề này, cũng giúp một phần giải quyết mâu thuẫn, đương nhiên đó không phải là những phương diện được đề cập đến sau này, chủ yếu là cần suy nghĩ cho đối phương nhiều hơn, khi xử lý vấn đề cần làm sao để đối phương dễ dàng chấp nhận hơn. Làm tốt nhiều phương diện đều sẽ có ích cho việc duy trì cuộc hôn nhân này, từ góc độ người tu luyện mà giảng cũng là điều mà người tu luyện nên làm, có điều bản thân tôi khi đó chưa ý thức được, yêu cầu đối với bản thân cũng không đạt đến mức độ đó, khiến rất nhiều phương diện không làm được tốt.

Hỏi: Ý anh là ở ngoài thì yêu cầu bản thân như người tu luyện, còn ở nhà lại yêu cầu đối với bản thân có lúc buông lơi giống người thường?

Đáp: Đúng vậy. Tôi có biểu hiện này, nhưng nói trên phương diện khác, kỳ thực bị chấp trước bao phủ hết. Ví dụ những việc đã làm trong tu luyện, mức độ trách nhiệm, yêu cầu đối với bản thân phải làm tốt một việc. Tôi tin rằng chắc chắn tôi có thiếu sót, cũng sẽ thể hiện ra trong việc tu luyện. Nếu như tôi ở nhà, bất kể trong trạng thái nào cũng cần có trách nhiệm làm tốt việc nhà, đây là trách nhiệm không thể chối bỏ, thì mâu thuẫn sẽ không lớn như vậy.

Hỏi: Sau khi ly hôn anh vẫn tiếp tục nỗ lực cứu vãn, bây giờ cả hai đã về với nhau rồi. Trạng thái hiện nay của anh và vợ anh là gì?

Đáp: Kỳ thực việc nỗ lực cứu vãn không thể hiện ở kết quả, chỉ là tôi vô tình phát hiện ra cơ hội này, và những thay đổi sau đó có chút bất ngờ. Lúc đầu sau khi nỗ lực cứu vãn bị thất bại, ước chừng nửa năm thời gian, tình hình có chút biến đổi. Tôi làm việc với cô ấy và bạn bè của cô ấy trở nên dễ dàng hơn. Sau khi tái hôn, trong thâm tâm tôi biết rằng những việc của Đại Pháp là không thể làm ít hơn, nhưng hình thức biểu hiện viên dung của tôi là: Tôi không nhất thiết phải gác hết mọi thứ sang một bên. Đây cũng là vấn đề trí huệ, lúc trước suy nghĩ tương đối đơn giản, dường như mỗi việc Đại Pháp đều cần tôi đích thân có mặt ở đó. Nhưng nếu suy nghĩ trí huệ một chút, có thể dùng một số hình thức khác vẫn sẽ có kết quả đồng dạng như vậy. Trước đây khi tôi đã định ra việc gì thì nhất định không châm chước, linh hoạt, hiện tại tôi có thể thử dùng các phương thức khác nhau để đạt được cùng một mục tiêu. Tôi yêu cầu bản thân khá cao về thời gian, nghĩa là tôi phải dành nhiều thời gian hơn để làm một số việc nhà, hoặc cùng cô ấy đi mua đồ, xem phim, thậm chí là giao tiếp. Về phương diện này cần ý thức được đây là để duy hộ những điều trong tầng thứ người thường, phải có trách nhiệm làm, đồng thời về phương diện tu luyện như học Pháp và làm các hạng mục Đại Pháp cũng đều phải làm, cần yêu cầu bản thân đảm bảo về thời gian và cần nâng cao hiệu quả, ví dụ như ngủ ít đi. Trước đây tôi cảm thấy mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao, khi trạng thái tu luyện tốt thì có thể kiêm được nhiều việc, cũng giống như yêu cầu trong Pháp: Làm tốt công việc, làm tốt việc nhà, sứ mệnh của Đại Pháp cũng cần làm cho tốt. Tôi nghĩ rằng đệ tử Đại Pháp trong gia đình mà một bên tu luyện một bên không vẫn có thể tu được, chỉ là bất cứ lúc nào cũng cần bảo trì trạng thái lý trí, thanh tỉnh, ví dụ việc Đại Pháp xong rồi thì những việc trong nhà cũng cần phải quản, còn cần tận lực làm cho tốt, việc nhà làm tốt rồi, đối phương có thể sẽ tương đối hài lòng, khi đối phương cần mình phối hợp mình cũng cần cố gắng phối hợp cho tốt.

Hỏi: Quá trình tiếp xúc với những người xung quanh cũng là một quá trình rất tốt để giảng chân tướng.

Đáp: Đúng vậy, ban đầu trí huệ ít, luôn cảm thấy những việc này lãng phí thời gian, tiếp xúc đến những thứ không thuần tịnh, ảnh hưởng đến tu luyện của mình, hiện giờ tôi không cảm thấy như vậy nữa. Kỳ thực những người này cũng không đơn giản là những người bình thường, ra đường tìm một người không quen biết để giảng chân tướng còn khó khăn. Trong giao tiếp xã hội gặp rất nhiều người Trung Quốc. Tôi phát hiện còn có một ưu thế là, thông thường người vợ hoặc chồng không tu luyện có một môi trường giao tế nhỏ của họ, thông qua vợ/chồng mình có thể quen biết rất nhiều người, đây chính là cơ hội tốt để tiếp xúc với những người thường xung quanh, đây là một điều kiện thuận lợi. Bây giờ tôi nhìn nhận vấn đề không như trước, rất nhiều việc có thể làm.

Hỏi: Các anh hàng năm vẫn tổ chức hội chợ “Triển lãm sức khỏe”, tôi nhớ rằng anh từng xin nghỉ phép hai tuần để làm việc này.

Đáp: Đây cũng là một việc mà vợ tôi luôn canh cánh trong lòng. Khi đó thời gian nghỉ phép dùng hết rồi còn phải xin nghỉ phép không lương, đây là điều cô ấy không thể chấp nhận. Hiện nay tôi có thể dùng hình thức khác nhau để làm, ví dụ tôi có thể làm một số đoạn ghi âm, hoặc là ở công ty tranh thủ thời gian làm một chút. Tôi không thể giống như trước đây Pháp hội nào cũng tham gia, nhưng những việc trong tu luyện thì không thể buông lơi.

Hỏi: Vậy ấn tượng của vợ anh đối với Đại Pháp hiện nay như thế nào?

Đáp: Có lúc cô ấy cũng luyện công, có lúc tôi đọc một đoạn Pháp cho cô ấy nghe, cô ấy cũng đồng ý nghe, nếu bảo cô ấy cùng học Pháp với tôi, cô ấy vẫn còn do dự không muốn. Về việc này tôi cũng không thể làm gì hơn. Cô ấy thuộc mẫu người khá cảm tính, ấn tượng của cô ấy đối với Đại Pháp là, nếu tôi làm tốt thì cô ấy sẽ cảm thấy tốt hơn một chút. Tất nhiên, những người tu luyện xung quanh tôi trạng thái tu luyện cũng tốt hơn trước, cũng đang thay đổi ấn tượng của cô ấy. Nếu trạng thái cá nhân tôi không tốt cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cách nhìn Đại Pháp của cô ấy, tôi cũng sẽ rất khó giải thích được rõ. Kỳ thực yêu cầu đối với chúng ta là rất nghiêm khắc. Xét từ cá nhân sinh mệnh cô ấy, có thể đi được tốt hơn nữa hay không, từ trên Pháp lý tôi cũng không phân được rõ. Ví dụ nếu cá nhân tôi tu luyện tốt, liệu cô ấy có bước vào học Pháp không? v.v… tôi vẫn không dám khẳng định, nhưng chắc chắn sẽ có hy vọng.

Trước đây cô ấy kể lể khắp nơi về những việc không tốt của tôi, hiện nay cô ấy lan truyền khắp nơi về những điểm tốt của tôi, khởi được tác dụng truyền lời chính diện. Vì vậy có thể nói nếu như trí huệ của chúng ta lớn kỳ thực là một điều kiện thuận lợi.

Hỏi: Đúng vậy, sự lựa chọn của một người đối với Đại Pháp kỳ thực là sự lựa chọn của sinh mệnh họ. Sư phụ từng giảng một sinh mệnh chỉ cần không phản đối Đại Pháp thì sẽ được cứu. Còn đối với việc khi nào họ tu luyện, họ có thể tu luyện hay không? Có thể không phải là điều mà chúng ta có thể quyết định được.

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Khi đó anh mang theo tâm thái chân thành, bao dung và thiện tâm để nói với những người xung quanh cô ấy, họ có thể hiểu được không?

Đáp: Lúc đó có người rất xúc động, mỗi khi nói xong tôi đều cảm thấy rất tốt, cảm thấy hôm nay thành ý của tôi đã mang lại hiệu quả giúp ích cho đối phương, tuy nhiên sau đó nghe lại thì không phải vậy, bây giờ nghĩ lại có thể lúc đó trong tư tưởng tôi vẫn còn thiếu sót.

Hỏi: Là đệ tử Đại Pháp mà nói, dù thế nào chúng ta đều biết rằng đạo đức xã hội người thường đang trượt dốc ngàn dặm một ngày, những sự việc trong xã hội bình thường cũng rất không tốt, nhưng đệ tử Đại Pháp có thể làm được đến bước này xác thực đã thể hiện rằng đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp lấy Pháp làm trọng, thể hiện tấm lòng từ bi rộng lớn, đại thiện đại nhẫn của đệ tử Đại Pháp, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến rất nhiều người cảm động. Điều này thực sự không dễ nói, nhưng cũng nên để mọi người biết rằng đây xác thực là biểu hiện không tốt trong xã hội người thường, loại tư tưởng và hành vi biến dị đó của họ đều biểu hiện ra là đang can nhiễu đến cuộc sống của chúng ta.

Đáp: Vì vậy khi đó tôi cảm thấy những sự việc mà cựu thế lực tà ác diễn hoá ra quả thật rất tàn nhẫn, tôi biết những gì đệ tử Đại Pháp gặp phải đều không phải ngẫu nhiên, đều có nguyên nhân đằng sau, cái gọi là khảo nghiệm đệ tử Đại Pháp cũng vậy, cái gì cũng vậy, sự biến dị của các sinh mệnh cao tầng diễn hoá ra những thứ này cũng tác động sâu sắc đến tôi.

Hỏi: Thật xuất sắc, bất cứ khi nào đệ tử Đại Pháp dùng Pháp để chỉ đạo bản thân thì đều có thể vượt qua. Tôi không thể nói chúng ta gặp việc nào cũng có thể vượt qua, bởi vì mỗi người đều đối diện với những vấn đề khác nhau. Khi đọc bài viết của anh tôi quả thật rất ngạc nhiên, và cũng nghĩ đến vấn đề của bản thân.

Đáp: Mặc dù một số chi tiết không được đề cập trong bài viết của tôi, nhưng mọi phương diện cũng đều được nhắc đến. Cá nhân tôi không cho rằng những học viên chưa gặp phải vấn đề như vậy thì sẽ không có cảnh giới này, kỳ thực có thể hoàn toàn tương phản. Bản thân họ có thể không có chấp trước này, và cũng sẽ không gặp phải khó nạn như vậy. Ngoài ra, những học viên không có khổ nạn này có thể vì căn cơ và sự đồng hoá với Đại Pháp của họ tốt hơn tôi, cho nên có một số việc cũng sẽ không xảy ra với họ. Nhìn từ góc độ này, khó nạn của tôi là có nguyên nhân từ bản thân tôi. Bản thân suốt một thời gian dài vẫn luôn không đạt được yêu cầu mới tạo nên khó nạn lớn như vậy, phải phó xuất nhiều hơn mới có thể vượt qua.

Hỏi: Anh đã vượt qua được rồi, tôi mừng cho anh, xin cảm ơn anh.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/24194



Ngày đăng: 29-01-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.