Từ máy tính bàn về sinh mệnh cần “Chân-Thiện-Nhẫn”
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp
[Chanhkien.org]
1. Sự phát tán của virus máy tính
Trong lúc viết bài này, những virus trên Internet vẫn tiếp tục cố xâm nhập vào server của tôi. Gần đây, virus nhắm vào Windows càng ngày càng thêm hung hăng ngang ngược. Những virus này một khi lây nhiễm vào một máy tính không phòng bị, sẽ từ đây mà tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mới, ở trên Internet mà phát tán virus. Theo phần mềm bảo vệ máy tính trên website server ghi chép lại, phát hiện kỷ lục về virus vượt gấp hai lần truy cập bình thường. Vừa nói đến hacker, mọi người liền lập tức liên tưởng đến những chàng trai trẻ tuổi đến từ Âu Mỹ; nhưng trên thực tế gần đây, các loại virus đến từ Trung Quốc, Nhật Bản lại rất nhiều. Nhật Bản tự xưng là đất nước sáng lập ra IT (áp dụng máy tính vào sản xuất), cả nước Nhật rất nhanh chóng chỉnh đốn và sắp đặt cơ sở hạ tầng cho mạng lưới Internet. Tổng hợp hành chính của Nhật Bản đã tuyên bố rằng chỉ trong một tháng 10 năm 2001, mạng lưới Internet tốc độ cao đã có 270.000 người tham gia. Thông báo của Yahoo Nhật Bản cho biết mạng tốc độ cao của Yahoo Nhật Bản có số người đăng ký lên đến 1 triệu người ngay từ năm 2001. Hiện tại website, email và điện thoại di động đang phổ cập, trở thành thứ không thể thiếu của mọi người.
Theo sự tiến bộ của kỹ thuật, sinh hoạt của mọi người càng ngày càng thuận tiện, nhưng ở một phương diện khác lại mang đến nguy hại càng lớn hơn, càng ngày càng rõ ràng. Nói ví dụ, cuối năm 2001, sự tổn thất do virus máy tính vượt xa 2, 3 năm trước gộp lại; hiện nay sự an toàn trên Internet đã là vấn đề lớn của các chuyên gia máy tính; một người sử dụng máy tính bình thường, nếu không cẩn thận rất có thể trở thành nạn nhân. Các phần mềm diệt virus và tường lửa đã trở thành sản phẩm dễ bán ở các cửa hàng máy tính, nhưng sau khi phát triển một phần mềm chống virus, sẽ có một virus mới sinh ra đời nhằm chống lại phần mềm đó, đối với việc này lại cần một update phần mềm chống virus mới, đây là một vòng tuần hoàn ác tính. Hơn nữa theo việc phổ cập nhanh chóng của Internet, virus máy tính được lan truyền nhanh hơn. Điển hình như sự kiện 11/9 ở nước Mỹ, đây không phải chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà càng lộ ra tính trọng yếu của đạo đức. Nếu như không có người tạo ra virus, tình huống như vậy đã không xảy ra. Nếu như không có người làm hoạt động khủng bố, sẽ không có nhiều người phải hy sinh như vậy. Mọi người nếu đều tin tưởng vào kỹ thuật, chỉ bằng dục vọng của con người, mà không có sự ước chế của đạo đức… thì chuyện xấu nào cũng dám làm. Đây không phải là vấn đề kỹ thuật và pháp luật có thể giải quyết. Nếu như một người tin tưởng “Chân, Thiện, Nhẫn”, đối với người khác chân thành, lương thiện, luôn suy nghĩ cho người khác, một người không coi trọng danh lợi, liệu người đó sẽ làm việc xấu như vậy sao?
2. Sự nguy hại của trò chơi máy tính
Ở Nhật Bản, trò chơi máy tính (computer game) vô cùng thịnh hành. Không chỉ là trẻ con, mà cả người lớn cũng chơi.
Mọi người đã từng xem qua trò chơi đối kháng trên mạng chưa? Lúc đó, mặt mỗi người đều đỏ lên, chỉ muốn làm sao đánh bại đối phương; nếu tiếp tục chơi như vậy, người đó sẽ cho rằng thế giới này là mạnh được yếu thua, từ đó sẽ vì đạt được mục đích mà không từ thủ đoạn. Thật đáng tiếc là các trò chơi tràn ngập giết chóc, bạo lực lại rất nhiều. Những năm gần đây, ở Nhật Bản tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội tăng lên rất cao; trong trường học các vụ việc ỷ mạnh hiếp yếu liên tiếp diễn ra, những điều này đều bắt nguồn từ đạo đức con người thấp kém, thiếu suy nghĩ vì người khác, thiếu thiện niệm trong tâm. Việc này có quan hệ rất lớn với các loại tuyên truyền của TV, trò chơi, báo chí. Bởi vì trẻ con lúc nhỏ sẽ bắt chước, từ nhỏ đã bị tiêm nhiễm những điều không tốt, thì khi trưởng thành sẽ biến thành người như thế nào đây? Kết quả là rõ ràng rồi.
Ngoài ra, trong trò chơi, chỉ cần nhấn nút reset, người chơi sẽ có thể bắt đầu trò chơi lại lần nữa. Dù là kết quả trong trò chơi thế nào, chỉ cần thử đi thử lại, mãi cho đến thành công. Nhưng cuộc sống là không như vậy, một người vô luận làm gì, người đó đều phải chịu trách nhiệm cho việc đó, làm chuyện xấu nhất định phải gánh chịu. Người chơi nhiều trò chơi sẽ rất dễ sinh ra ảo giác, tưởng rằng cuộc sống thực sẽ tương tự như trong trò chơi…. Những người như vậy rất có thể đã làm những chuyện xấu mà không thấy, hoặc không để tâm; đối với mọi người mà nói, thì đây là việc hết sức đáng sợ.
3. Máy tính cũng có sinh mệnh
Tôi trong văn phòng hay nghe nói, “Máy móc hôm nay tính tình không tốt…” Nói như vậy, mọi người khẳng định sẽ không tin, nhưng máy tính thật sự có sinh mệnh. Lấy một ví dụ, kế toán của công ty chúng tôi không rành máy tính cho lắm; một ngày nọ, cố mãi cũng không thể in chi phiếu ra, cô ấy tới tìm tôi, ở trước mặt tôi làm qua một lần, một chút vấn đề cũng không có. Vậy mà ngày hôm sau tôi đi ra ngoài, cô ấy ở một mình, lại in chi phiếu không được, cô không khỏi thốt lên: “Mi chờ đó, xem lão Ngô lát nữa về sẽ thu thập mi”, kết quả máy móc lập tức lại khôi phục bình thường.
4. Điều khiển máy tính? Hay bị máy tính điều khiển?
Hiện nay khắp nơi đều là máy tính. Có rất nhiều người cho rằng phải có máy tính, nếu không sẽ không theo kịp trào lưu của thời đại này. Vốn máy tính chẳng qua chỉ là công cụ để cuộc sống mọi người được dễ dàng hơn mà thôi; vậy mà không biết từ lúc nào, vì học máy vi tính, mọi người đành phải trả giá cao để mua sắm máy vi tính, hàng năm dùng tiền mua phần mềm, vì học cũng học trên máy tính, tham gia lớp học, làm việc cũng trên máy tính, thậm chí thiệp chúc Tết cũng được làm trên máy tính. Giống như con người đều bị máy vi tính điều khiển. Trong trường đại học của tôi có một người lớp trước nhận chức tại đại học ở Tokyo, có một lần gặp mặt ông, ông đã nói: “Tôi giống như bị sóng điện điều khiển cả ngày hay sao ấy.” Khi đó ông có mang theo hai chiếc điện thoại, hai thiết bị nhận gửi email, hơn nữa thư điện tử còn đang được chuyển qua sóng điện thoại di động. Đây là một hiện tượng vô cùng phổ cập ở Nhật Bản, mọi nơi đều có thể lên mạng, mọi người cũng không còn tự do của mình, dù bạn đi đến chỗ nào, sóng điện từ đều có thể tìm được.
Tôi cũng không phản đối kỹ thuật hiện đại, thuận theo kỹ thuật phát triển, sinh hoạt của mọi người được cải thiện. Điều tôi muốn nói chính là cái khoa học này so với tưởng tượng của mọi người thì nông cạn hơn rất nhiều. Con người không thể chỉ vì dục vọng của mình mà một mực phát triển kỹ thuật. Lấy một ví dụ đơn giản, trong 20 năm qua, lĩnh vực phát triển mạnh nhất là gì, mọi người biết chăng? Là lĩnh vực máy vi tính. Máy vi tính tại thế chiến thứ II bắt đầu theo sự cần thiết của quân sự, cho tới hôm nay nó đã có phát triển cực lớn. Hiện nay ngoại trừ đảo hoang hoặc sa mạc không có người ra thì dường như không chỗ nào không có sự hiện diện của máy vi tính. Máy tính cá nhân, nồi cơm điện, tủ lạnh, v.v. dường như tất cả vật phẩm đều có sự khống chế của máy tính. IBM thậm chí còn nghiên cứu và chế tạo thành công loại máy tính có thể nhìn xuyên qua, mọi người giống như đang bị chôn vùi trong biển máy tính. Nói là con người điều khiển máy vi tính, nhưng mặt khác, con người càng sử dụng máy vi tính, con người lại càng bị máy tính khống chế. Con người thật giống như trở thành nô lệ cho máy tính. Hiện nay con người dựa vào máy tính mà lưu trữ tài liệu, dữ liệu cổ phiếu, phân tích kinh doanh đều dựa vào máy tính; phát triển tiếp theo chính là dùng máy tính làm ra quyết định, ví như xe lửa, máy bay đã có thể dùng máy tính tự động điều khiển; tiến tiếp nữa thì con người cần phải nghe máy tính mới được; tiếp sau đó là máy tính hoàn toàn chỉ huy con người, máy tính càng ngày càng có trí tuệ nhân tạo; ở trong thi đấu cờ vua, máy tính đã chiến thắng siêu kiện tướng của con người; con người cũng càng ngày càng phụ thuộc vào máy tính, cuối cùng là hoàn toàn bị máy tính khống chế, con người chính là đang bị lợi dụng dục vọng của mình mà huỷ diệt bản thân.
Người nước ngoài nào đến Nhật Bản, đều nhìn tốc độ đi trên đường của người dân Nhật Bàn mà giật mình. Con người mỗi ngày đều bận rộn tối tăm mặt mũi với công việc, từ sáng sớm đến tối muộn. Nhưng con người vì sao đến thế gian? Mỗi ngày đều bận rộn nhiều việc như vậy, kết quả được cái gì? Có bao nhiêu thời gian trò chuyện với người nhà? Bạn tri âm có bao nhiêu? Mỗi ngày, xung quanh không phải chiến tranh, thì là cổ phiếu, hoặc là tội phạm, trong nội tâm đến bao giờ mới được yên tĩnh đây? Nhưng một người tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn”, đối với chính mình chính trực, suy nghĩ cho người khác, không chấp trước vào được mất nơi thế gian, thì nội tâm của người đó tự nhiên được yên bình và phẳng lặng.
5. Máy tính càng tân tiến, con người càng thoái hoá
Máy vi tính dẫu phức tạp thế nào, nhưng từ một người làm hệ thống mà suy nghĩ, thì chính là một hệ thống đầu vào và đầu ra (input-output); quay trở lại xem xã hội nhân loại, thì cá nhân là đơn vị nhỏ nhất tạo thành xã hội – bản thân con người là đa dạng nhiều sắc mầu. Đầu vào giống nhau, thì máy vi tính sẽ cho ra kết quả giống nhau. Nhưng con người thì khác. Con người không chỉ có thân thể vật chất, mà “còn phải có tính khí, tính cách, đặc tính, và nguyên thần mới có thể cấu thành một con người hoàn chỉnh, độc lập, và mang theo cá tính tự ngã.” (Bài giảng thứ nhất “Chuyển Pháp Luân”). Cùng một vấn đề, nhưng người khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau; thậm chí dù là người giống nhau, nhưng thời gian, tình huống, tâm thái khác nhau cũng sẽ sinh ra kết quả khác nhau. Cùng với sự phổ biến của TV và máy tính, mọi người không còn nhận ra tư tưởng của mình nữa, cuộc sống của con người chẳng phải càng ngày càng trở nên đơn điệu, ngôn ngữ càng ngày càng nông cạn, càng ngày càng giống nhau hay sao? Mọi người thử suy nghĩ một chút, chúng ta mỗi người đều không giống đám đông đó, đều là độc lập, có bản tính của mình; nếu như tất cả mọi người đều có cùng một tư tưởng, cùng một cách thức vận động, mặc quần áo giống nhau, cùng cá tính, cùng văn hoá, thì đó không phải là điều quá bi thảm hay sao? Tôi thường xuyên chứng kiến cha mẹ cho con cái sử dụng máy vi tính khi tuổi còn rất nhỏ, và nghĩ rằng học máy tính có thể nâng cao trí tuệ. Nhưng các bạn có biết chăng, kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với máy tính so với những đứa trẻ không tiếp xúc máy tính thì trí nhớ kém hơn rất nhiều, kém hơn 2 lần. Điểm này bạn có thể tìm hiểu để xác nhận.
Con người tự mình có rất nhiều khả năng. Ví như con mắt thứ ba gọi là “thiên mục”, năng lực dao thị, hoặc công năng túc mệnh thông để biết rõ quá khứ, tương lai và vận mệnh, v.v. Những siêu năng lực này đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Chúng ta giờ đây xem chúng là công năng đặc dị, thật ra chúng đều là bản năng của con người, là tiềm năng của thân thể người, chỉ là thuận theo xã hội loài người chúng ta phát triển, tư duy trong đại não con người ngày càng trở nên phức tạp, càng ngày càng coi trọng thực tế, càng ngày càng ỷ lại vào công cụ hiện đại hoá; như vậy, bản năng của con người càng ngày càng thoái hoá rồi. Một mực phát triển khoa học, nếu người sử dụng có đạo đức thấp kém, chẳng phải còn có chuyện đáng sợ hơn thế sao? Có người cho rằng những vấn đề hiện nay có thể thông qua những kỹ thuật tân tiến mà giải quyết, nhưng đây chỉ là suy nghĩ bề ngoài, nếu chúng thuộc về tiêu chuẩn đạo đức thì không giải quyết được, cái gì cũng không giải quyết được. Mọi người hẳn đều biết rõ vụ khủng bố bệnh than xảy ra ở nước Mỹ, nhưng trong tự nhiên không tồn tại bệnh than, mà vi khuẩn than là được chế tạo trong phòng thí nghiệm, điều này có đáng sợ không? Con người vì dục vọng của mình mà đã tạo ra thứ đáng sợ như thế. Lại ví dụ như, để gia tăng sản lượng thịt bò, vốn là loài ăn cỏ nay lại cho ăn thịt, sử dụng các loại dược phẩm và ADN, kết quả tạo thành bệnh bò điên. Điều này họ nói là vấn đề kỹ thuật, chứ không nói do đạo đức quá thấp kém mà nảy sinh vấn đề; nếu con người không có thiện tâm, thì sẽ không có khả năng giải quyết vấn đề từ căn bản.
Xã hội nhân loại hiện nay tồn tại rất nhiều vấn đề, mà muốn giải quyết tận gốc chúng, thì đầu tiên phải bắt đầu từ nhân tâm. Thế giới cần chân thành, lương thiện, hoà bình; sinh mệnh cần có “Chân, Thiện, Nhẫn”.
Xem thêm:
>> Chuột máy tính và ngôn ngữ lập trình
>> Quan điểm của tôi về “tin tặc”
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/13655
Ngày đăng: 17-07-2014
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.