Đằng sau hình ảnh động vật vẽ trên giấy và in trên vải



Tác giả: Đệ Tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[ChanhKien.org] Tối qua, tôi và đồng tu chia sẻ về vấn đề các bức hình động vật in trên giấy và vải có thể can nhiễu đến tu luyện. Đồng tu nói nên viết ra vì có đồng tu vẫn chưa coi trọng về phương diện này. Tôi nghĩ: có lẽ Sư Phụ đã mượn lời của đồng tu bảo tôi viết ra, vậy tôi xin viết ra.

Một ngày hè năm ngoái, tôi cùng một số đồng tu đến thăm một đồng tu trong vùng đang bị giả tướng nghiệp bệnh bức hại. Một triệu chứng trên thân thể của đồng tu là mỗi bên mí mắt sưng một cái mụn thịt lớn, mí mắt bị đè không thể mở ra được. Khi ngồi trên giường cô ấy, tôi nhìn thấy trên tủ quần áo nhà cô có dán chữ “Phúc”, dưới chữ “Phúc” lộ ra hình vẽ hai cái chân ngựa, tôi gỡ chữ “Phúc” xuống, hóa ra đằng sau chữ “Phúc” dán bức tranh nhân vật hoạt hình của người thường “Chuột Mickey (hay vịt Donald)” (tôi không phân biệt được chuột Mickey hay vịt Donald) đang cưỡi ngựa. Trong bức tranh động vật ấy, phía trên hai con mắt của nhân vật hoạt hình có một bên sưng phồng lên, mỗi bên mắt có một bọng khí, một bên to hơn một chút, một bên nhỏ hơn một chút. Khi nhìn lại hai cục mụn thịt trên mắt của đồng tu bị nghiệp bệnh, tôi kinh ngạc phát hiện hai cục mụn thịt to nhỏ tương ứng với hai bọng khí trên mắt con động vật trong bức tranh. Bọng khí ở mắt bên nào của con động vật to thì bọng thịt ở mắt bên đó của cô ấy cũng to. Phía mắt con động vật to thì mắt cô ấy cũng to, phía mắt con động vật nhỏ thì mắt cô ấy cũng nhỏ. Sau khi chia sẻ với đồng tu đó, người nhà cô lập tức gỡ bức tranh “Chuột Mickey” xuống đem ra ngoài đốt.

Ngày hôm sau, hai bọng khí lớn trên mí mắt của đồng tu biến mất và đôi mắt trở lại bình thường.

Sáng nay, ngày 13 tháng 8, tôi lại nhớ đến câu chuyện về hai bọng khí to và nhỏ trên mắt con động vật trong bức hình tương ứng với hai mụn thịt to và nhỏ trên mắt đồng tu. Một ý niệm xuất hiện: “Động vật làm phụ thể”. Tôi ngộ ra trước đây mình chỉ hiểu động vật phụ thể là cáo, chồn, quỷ, rắn, không ý thức được tranh vẽ động vật cũng có thể làm phụ thể. Bây giờ tôi mới ngộ sâu hơn rằng tranh động vật chẳng phải cũng là sinh mệnh sao? Ở không gian khác chẳng phải sinh mệnh nào cũng đang sống sao? Dán bức tranh đó chẳng phải là thích nó sao? Chẳng phải là muốn nó sao? Chẳng phải là cầu nó sao? Thế thì nó nhất định sẽ đến.

Nhớ lại mấy tháng trước, tôi có duyên tiếp xúc với một đồng tu ở vùng khác, chân của cô có giả tướng nghiệp bệnh, đi lại khó khăn. Trên chiếc chăn trong nhà cô ấy có in hình một con chó màu xám được may trên một tấm vải to hơn chiếc gối, toàn thân phủ phục, bốn chân ngồi xổm. Lúc đó tôi chia sẻ với đồng tu, nhắc nhở cô ấy nên thanh lý con động vật đó. Cô ấy nói đó là cái gối của cô ấy.

Một đồng tu mà trên giường có hình một con hổ nhỏ được may bằng một tấm vải vàng, đồng tu nói cô ấy đã gối lên nó nhiều năm. Thân thể đồng tu này bị giả tướng hay mệt mỏi, hay buồn ngủ. Sau khi chia sẻ với đồng tu, cô ấy đã ném con hổ vào nhà kho bên ngoài nhà.

Sáng nay, tôi đột nhiên nghĩ: cái gối hình chó, hình hổ, được người tu luyện gối lên, chúng có thể không thoải mái sao?

Một ý niệm chợt đến: “hút tinh hoa trên cơ thể của chư vị”, tôi ngộ được đó là điểm hóa của Sư phụ, vội ghi vào giấy, vừa viết xong thì một đoạn Pháp của Sư phụ hiện lên trong tư tưởng:

Mà tinh hoa của thân thể người chỉ có một phần ấy (Chuyển Pháp Luân).

Xem ra tu luyện thật nghiêm túc, một khi không chú ý thì sẽ bị can nhiễu. Tôi viết ra để nhắc nhở các đồng tu hãy ngộ trên Pháp, coi trọng thanh lý trong gia đình, thanh lý động vật bên mình.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/247255



Ngày đăng: 27-02-2019

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.