Năm 2016-2017 trong “Thôi Bối Đồ” (3): Tấm gương của lịch sử



Tác giả: Lưu Hương Liên

[ChanhKien.org]

Tiếp theo phần 2

VI.Những tội ác lớn nhất trong lịch sử

1.Những tội ác lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc

Những tội ác lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc là sự kiện mấy lần diệt Phật với của vị hoàng đế vì chống lại Phật Pháp mà tạo thành bốn lần đại nạn, sử sách gọi là sự kiện “Tam Vũ nhất Tông diệt Phật”. Tình tiết khác nhau, nhưng kết cục lại khiến người ta rùng mình như nhau! Trong đó, một lần diệt Phật còn chưa kịp thực thi, thì ngôi cao kia đã tự đánh mất đế vị.

a.Thái Vũ Đế Thác Bạt Đào nhà Bắc Ngụy diệt Phật, chết ở tuổi tráng niên, họa đến con cháu

Thời kỳ Nam Bắc triều, Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Thác Bạt Đào (tộc người Tiên Ty) đích thân thống lĩnh đội quân tinh nhuệ san bằng bốn nước, thống nhất phương Bắc. Chiến công hiển hách, khiến cho Bắc Ngụy quốc lực lớn mạnh. Lúc đó Phật Pháp đã được lưu truyền rộng rãi, rất nhiều người xuất gia tu hành. Nhưng Thác Bạt Đào không tin Phật Pháp, dưới sự xúi bẩy của trọng thần Thôi Hạo người Hán, đã bắt đầu cuộc vận động diệt Phật.

Năm 438, Thác Bạt Đào hạ chiếu, lệnh cho tăng lữ 50 tuổi trở xuống hoàn tục, giải quyết nguồn cung binh lính.

Năm 444, lại lấy cớ Phật giáo làm “hoạt động mê tín”, hạ chiếu trục xuất tăng nhân.

Năm 446, dưới sự góp ý nhiều lần của Thôi Hạo, ông đã hạ chiếu diệt Phật nghiêm trọng nhất: đập bỏ tượng Phật, đốt bỏ kinh thư, phá bỏ chùa chiền, chôn sống tăng lữ.

Lúc đó, thái tử một lòng tin theo Phật Pháp đã hết lần này đến lần khác dâng sớ khuyên can, trì hoãn việc ban bố chiếu thư, một số tăng nhân trốn thoát được. Không được mấy ngày, Thác Bạt Đào lại bắt đầu đập bỏ tháp Phật, hủy tượng Phật để đúc tiền, đốt kinh thư, giết hại tăng ni… trên dưới cả nước phải sống trong cảnh phập phồng lo sợ.

Thôi Hạo, người cực lực thúc đẩy cuộc vận động diệt Phật, đã rơi vào kết cục thê thảm. Năm 450, lão thần đã qua ba triều đại này và người thân ba nhà của ông ta đã bị diệt tộc, trước khi chết phải chịu cực hình thảm khốc, lăng nhục đủ điều, tiếng kêu khóc thấu trời… Khi đó mọi người đều nói, đây là báo ứng diệt Phật của Thôi Hạo.

Hai năm sau, Thái Vũ Đế tựa như mặt trời ban trưa, lại bị hoạn quan giết chết, tuổi mới 45. Hai người con trai của ông ta (thái tử và cung tông) cũng lần lượt bị chết trong tay của tên hoạn quan.

b.Vũ Đế Vũ Văn Ung nhà Bắc Chu diệt Phật, chết bất ngờ ở tuổi tráng niên, họa đến đời con cháu

Cuối thời Nam Bắc triều, Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung (người Tiên Ty) anh võ thiện chiến, 32 tuổi (năm 575) đã đích thân chinh phạt Bắc Tề, đến 34 tuổi đã thống nhất phương Bắc lần nữa.

Năm 574, Vũ Văn Ung tuyên bố không sợ xuống địa ngục, Phật Đạo đều diệt hết, đốt bỏ kinh thư, đập bỏ tượng Phật, lệnh cho hòa thượng và Đạo sĩ hoàn tục. Sau khi tiêu diệt Bắc Tề, lại cấm Phật giáo, Đạo giáo trong nước Bắc Tề, phá bỏ và biến 40.000 ngôi chùa Đạo viện thành nhà ở, thiêu hủy dấu tích của Phật Pháp, cưỡng ép 3.000.000 tăng ni hoàn tục, khiến cho Phật Pháp ở phương bắc gần như tuyệt tích. Tháng 06 năm sau, Bắc phạt Đột Quyết, Vũ Đế điều động đại quân đến, trong lúc hả lòng hả dạ thì đột nhiên mắc bệnh nặng mà chết, tuổi chỉ mới 35.

Bắc Chu diệt Phật, họa không chỉ dừng lại ở đây! Thái tử Vũ Văn Vân 19 tuổi lên ngôi, tàn bạo hoang dâm, năm sau đã nhường ngôi cho đứa con trai 6 tuổi, bản thân ở trong hậu cung phóng túng hoang dâm, 3 năm sau thì bệnh chết. Sau khi con thơ kế vị, đại quyền rơi vào trong tay ông ngoại là Dương Kiên. Dương Kiên rất mau chóng đã diệt sạch 43 gia tộc con cháu hoàng thất Vũ Văn, ngoài ra tông thất Vũ Văn cơ bản đã bị giết sạch không còn lại một ai. Năm 581, Dương Kiên phế bỏ Bắc Chu, lập nên triều Tùy.

c.Đường Vũ Tông Lý Viêm diệt Phật, tráng niên bệnh chết

Trước khi Đường Vũ Tông Lý Viêm lên ngôi, vốn đã thích Đạo thuật. Sau khi lên ngôi lúc 26 tuổi, ngày càng thiên vị Đạo giáo, dưới sự xúi bẩy của những tín đồ Đạo giáo bên cạnh, bắt đầu chỉnh đốn Phật giáo, về sau đã diễn biến thành nạn diệt Phật. Bởi vì Đường Vũ Tông diệt Phật vào giữa những năm Hội Xương, nên được gọi là “Hội Xương diệt Phật”.

Tháng 04 năm Hội Xương, sau khi chuẩn bị đầy đủ, đã triển khai cuộc vận động diệt Phật toàn diện trong phạm vi cả nước. Tất cả chùa chiền đều bị phá hủy, hết thảy tượng đồng, chuông khánh, vật dụng bằng đồng trong chùa đều giao cho quan viên nung chảy đúc tiền, vật dụng bằng sắt giao cho châu quận địa phương đúc thành nông cụ. Chiếu thư rõ ràng, lệnh phá bỏ hơn 4.600 chùa miếu, hơn 40.000 ngôi miếu nhỏ, lượng lớn kinh Phật đã bị đốt bỏ, bắt ép hơn 260.000 tăng ni hoàn tục, hòa thượng đến từ Ấn Độ và Nhật Bản cũng không may mắn thoát thân.

Đại Đường thịnh thế, cũng là thời kỳ mà Phật Pháp thịnh hành, sau khi Đại Đường suy yếu, Phật Pháp vẫn đi sâu vào lòng người. Vũ Tông diệt Phật đánh mất lòng dân, cục diện xã hội vốn dĩ an định ngày càng suy vong trong tiếng kêu than khắp nơi của người dân.

Không lâu sau Vũ Tông đột nhiên bệnh chết, tuổi chỉ mới 33.

d.Thế Tông Sài Vinh nhà Hậu Chu diệt Phật, tráng niên bệnh chết, họa đến con cháu

Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh “hùng tài đại lược” được khen ngợi là “đệ nhất minh quân” thời Ngũ Đại. Ông đã cải cách toàn diện, mở mang bờ cõi, đánh đâu thắng đó, nhưng lại chết ở tuổi tráng niên khi chỉ mới 39 tuổi, mãi đến hôm nay vẫn khiến cho người ta ngậm ngùi tiếc nuối.

Sài Vinh đoản mệnh, nhìn thì thấy giống như là ngẫu nhiên, nhưng lại không ngẫu nhiên chút nào. Chúng ta hãy xem ghi chép trong chính sử, Sài Vinh ngoài những công tích vĩ đại đó ra, thì còn có gì nữa.

Năm thứ hai Sài Vinh lên ngôi, tháng 05 năm 955, đã hạ chiếu phá hủy chùa chiền. Chùa miếu Phật Pháp trong nước, ngoài những ngôi chùa có bút tích của hoàng đế có thể được giữ lại ra, mỗi huyện chỉ còn có một ngôi chùa, những ngôi chùa còn lại đều bị hủy hết. Cả nước tổng cộng đã phá bỏ 30.360 ngôi chùa, hủy tượng Phật đúc tiền, gần triệu tăng ni bị ép phải hoàn tục.

Vào năm Phật Pháp hưng thịnh đó, rất nhiều người không dám ra tay phá hủy tượng Phật. Sài Vinh ngang nhiên nói: “Phật là Phật, tượng là tượng. Phật ngay cả thịt, mắt cũng đều có thể bố thí, đập tượng Phật đúc tiền, Phật cũng sẽ đồng ý thôi”.

Chùa Đại Bi ở Trấn Châu (huyện Chánh Định, thị trấn Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc ngày nay) có một tượng Quán Âm Bồ Tát bằng đồng lớn rất linh thiêng, những người đi đập tượng Phật đều tự chém đứt cổ tay mà chết, không người nào dám hạ thủ. Sài Vinh đích thân bước lên, dùng cây rìu lớn đập vào ngực của tượng Bồ Tát, đích thân phát động cuộc vận động diệt Phật.

Về sau, Sài Vinh hỏi Vương Phác là người tinh thông thuật số: “Trẫm có thể sống được mấy năm?”

Vương Phác trả lời: “Sau năm 30 thì không biết được”. Sài Vinh hiểu sai rằng còn có thể sống đến năm 30, nên rất vui mừng,

Nhưng mà, lời của Vương Phác lại có ngụ ý khác, Sài Vinh tại vị 5 năm 6 tháng, năm lần sáu vừa khéo lại là số 30.

Năm 959, Sài Vinh muốn thu phục 16 châu ở Yên Nam, thống lĩnh đại quân, tiến đánh U Châu. Khi xa giá đến quan Ngõa Kiều, Sài Vinh đứng ở trên cao nhìn xuống, nghe người dân nói nơi này gọi là “Bệnh Long Đài” (“bệnh long” ý là rồng bệnh), thì lập tức lên ngựa quay trở về. Ngay đêm hôm đó phần ngực ông bị lở loét. Không lâu sau vết loét trên ngực của Sài Vinh lan rộng thối rữa mà chết, mọi người lúc đó đều truyền tai nhau rằng đây là quả báo chém vào ngực của tượng Phật.

Con trai 5 tuổi của Sài Vinh lên ngôi không được một năm, đã bị thống soái Triệu Khuông Dẫn đoạt mất giang sơn, rơi vào cảnh nước mất nhà tan.

Không kể người đời sau thương tiếc Sài Vinh “tuổi trẻ tài cao mất sớm” như thế nào, cũng không thể che đậy “quả báo tội ác” của ông ta. Kết cục này, vốn không phải chuyện mới lạ gì, chỉ là ác báo của ba lần diệt Phật trước đó lặp lại mà thôi.

2.Những tội ác lớn nhất trong lịch sử phương tây

Tội ác lớn nhất trong lịch sử phương tây là bức hại Cơ Đốc giáo. Từ người đứng đầu Do Thái giáo bày mưu giết hại Đức Chúa Giê-su cho đến đế quốc La Mã bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo trong khoảng thời gian gần 300 năm, mỗi một lần bức hại chính giáo, thì luôn kèm theo từng đợt từng đợt ôn dịch trời giáng, lịch sử đã để lại một bài học đau thương giữa sống và chết đối với nhân loại ngày hôm nay.

a.Do Thái giáo bày mưu hại chết Đức Giê-su

Tín ngưỡng đối với Đức Chúa của Do Thái giáo là khởi nguồn của Cơ Đốc giáo. Kinh điển Ngũ Thư Mô-sê (Ngũ Thư là năm quyển sách đầu tiên trong Kinh Thánh Hebrew, bao gồm: Sách Sáng thế, Sách Xuất hành, Sách Lêvi, Sách Dân số và Sách Đệ nhị luật) mà Do Thái giáo tín phụng là nội dung kế thừa quan trọng được Cơ Đốc giáo lấy làm Cựu Ước trong Kinh Thánh. Câu chuyện về Đức Giê-su và những môn đồ truyền giáo của Ngài được các tín đồ Cơ Đốc ghi chép lại, làm phần Tân Ước trong Kinh Thánh. Nhưng, Do Thái giáo không thừa nhận quyển kinh Tân Ước.

Do Thái giáo Mạt Pháp, Đức Giê-su hạ thế truyền tân pháp

Tại sao lại gọi là Cựu Ước, Tân Ước? Ý chính là giao ước mà Thượng Đế xác lập cho con người, trong đó có viết những điều răn mà các tín đồ cần phải tuân thủ. Cựu Ước là Mô-sê ký kết cho người Do Thái thế kỷ thứ 13.

Bởi bất cứ sự vật gì đều sẽ tuân theo quy luật “sinh thành, phát triển lớn mạnh, suy yếu, tiêu vong”, trong Phật giáo gọi là “thành – trụ – hoại- diệt”, đây cũng là phép tắc mà bất kỳ tôn giáo nào trong lịch sử cũng không thể siêu việt được. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni người sáng lập Phật giáo đã từng tiên tri về quá trình phát triển của Phật giáo: “thời kỳ Chính Pháp” (500 năm, Phật giáo thuần chính), “thời kỳ Tướng Pháp” (1000 năm, Phật giáo bị rối không thuần, nhưng là có Pháp, có Phật tướng ở đó, còn có thể tu hành độ nhân), và sau cùng đi vào “thời kỳ Mạt Pháp” (Phật giáo bị làm loạn, không thể độ nhân được nữa). Ba giai đoạn này, thật ra cũng thích hợp với Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo, chẳng qua là thời gian dài ngắn khác nhau mà thôi.

Thật ra, Mô-sê cũng đã dự ngôn về “mạt Pháp” trong Do Thái giáo xưa, trong “Sách Đệ Nhị Luật” của Cựu Ước Mô-sê đã nói: “Ta biết rằng sau khi ta chết rồi, các ngươi ắt sẽ bại hoại hoàn toàn, xa rời khỏi lời mà ta căn dặn các ngươi”. Một nghìn năm sau khi Mô-sê qua đời, Do Thái giáo đã đi vào thời mạt Pháp, mọi người đã không thể lý giải hàm nghĩa chân chính của giáo nghĩa nữa, có những đền thờ đã rõ ràng đã trở thành thị trường giao dịch, thậm chí mua bán gia súc (xem trong “Phúc Âm Ma-thêu” của Tân Ước)…….

Vào thời gian Do Thái giáo mạt Pháp, Đức Giê-su xuất thế, truyền giảng giáo nghĩa mới, đã có một lượng lớn người tin theo, điều này đã chọc giận thế lực Do Thái giáo đương thời.

Các thượng tế và kỳ mục là người đứng đầu dân tộc Do Thái, họ muốn hại chết Đức Giê-su, nhưng người Do Thái không có quyền tự chủ. Bởi vì thời bấy giờ toàn bộ địa khu của dân tộc Do Thái dưới sự thống trị của đế quốc La Mã, cần phải nghe theo lệnh của tổng trấn do đế quốc La Mã sai đến. Vì vậy các thượng tế Do Thái giáo bắt giữ Đức Giê-su, giải đến chỗ tổng trấn Phi-la-tô, yêu cầu Phi-la-tô phán Người tội tử hình.

Tổng trấn Phi-la-tô cho rằng Đức Giê-su vô tội, nhiều lần muốn phóng thích. Nhưng Do Thái giáo phẫn nộ và các thượng tế không can tâm, mạnh mẽ yêu cầu đóng đinh Đức Giê-su lên thập tự giá xử tử Người, cả một vùng trở nên náo loạn đòi tổng trấn Phi-la-tô tử hình Đức Giê-su.

“Phúc âm Ma-thêu” của kinh Tân Ước ghi lại rằng: Tổng trấn Phi-la-tô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: “Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy!”. Toàn dân đáp lại: “Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi!”

Lời thề này cuối cùng đã ứng nghiệm, trở thành ác mộng mà người Do Thái không thoát được trong hơn cả nghìn năm.

Tội ác hoàn trả gần hai nghìn năm

Đại chiến ắt bại, Trời không che chở. Đây là sự thật khiến cho người Do Thái đau lòng nhưng lại không thể không đối diện.

Năm 66, người Do Thái tổ chức nổi loạn bị tổng trấn La Mã trấn áp, chỉ riêng tổng trấn Caesarea đã có hơn 20.000 người Do Thái bị giết. Sau đó người Do Thái đã phát động khởi nghĩa.

Năm 70, đại quân La Mã đã đánh bại quân khởi nghĩa, có khoảng 1,1 triệu người Do Thái đã chết trong chiến trận, 70.000 người bị bán làm nô lệ, những người bị đóng lên thập tự giá xử tử nhiều không đếm xuể. Thánh điện Giê-ru-sa-lem đã bị cướp phá không còn lại gì, Chân nến Shabbat và các thánh vật bị đưa đến La Mã. La Mã đã xây dựng Khải hoàn môn Constantinus để kỷ niệm chiến thắng lần này.

Năm 132, người Do Thái khởi nghĩa lần nữa, ba năm sau đã bị dập tắt, hơn 500.000 người Do Thái gặp nạn. Đế quốc La Mã lệnh cho hết thảy người Do Thái mãi mãi không được trở về quê hương, những người Do Thái may mắn sống sót từ đây đã bắt đầu cuộc sống lưu vong đến các nơi trên thế giới, nhưng trong vùng đất của các dân tộc khác cũng luôn luôn bị hắt hủi bài xích.

Hai nghìn năm, lịch sử di dời, tản mạn khắp nơi của người Do Thái chính là lịch sử bị hắt hủi bài xích ở các nơi trên thế giới. Đế quốc La Mã mãi luôn chèn ép người Do Thái, sau khi đế quốc này sụp đổ cũng không có thuyên giảm. Năm 1290, nước Anh trục xuất người Do Thái; năm 1306 – năm 1394, nước Pháp nhiều lần xua đuổi người Do Thái; năm 1348, Thụy Sĩ bài xích người Do Thái; năm 1349 – năm 1360, Hung-ga-ri bài xích người Do Thái; năm 1391, Tây Ban Nha bức hại, tàn sát người Do Thái trên quy mô lớn; năm 1421, nước Áo bài xích người Do Thái; năm 1492, toàn bộ 400.000 người Do Thái ở Tây Ban Nha đã bị tịch thu toàn bộ tài sản, trục xuất ra nước ngoài; năm 1497, Bồ Đào Nha học theo Tây Ban Nha bài xích người Do Thái. Năm 1881, nước Nga bài xích, giết hại người Do Thái; năm 1939 đến năm 1945, phát xít Đức đã giết hại hơn 6 triệu người Do Thái.

Giống như phép tắc “mắt đền mắt, răng đền răng” mà Mô-sê định ra trong kinh Cựu Ước. Con cháu của dân tộc Do Thái, trên tổng thể vốn không có làm chuyện ác gì, nhưng lại phải chịu khổ nạn trong gần 2.000 năm, đây chỉ có thể minh chứng rằng họ đang ứng nghiệm với lời thề độc trong lúc huyên náo của tổ tiên họ khi hại chết Chúa Giê-su, phải hoàn trả tội lỗi của tổ tiên họ.

Lịch sử bị kịch càng có thể lưu lại lời cảnh tỉnh cho nhân loại. Do Thái giáo đã đến thời kỳ mạt Pháp, Thánh giả Giê-su xuất thế truyền chính pháp cứu chuộc cho dân tộc Do Thái, nhưng lại bị chính người đứng đầu của người dân Do Thái hại chết, bức hại Giác Giả truyền Chính Pháp, tội lỗi chính là to lớn như vậy.

Mãi đến năm 1948, bộ phận người Do Thái ở sống tản mác lưu lạc ở các nơi trên thế giới đã trở về vùng đất của tổ tiên để thực hiện lời tiên tri “Israel phục quốc” trong kinh Cựu Ước. Từ đó trở đi, thắng lợi lâu ngày không gặp cuối cùng đã đến, Israel đã thắng trận giống như có kỳ tích vậy, vị Thần mà họ tôn thờ và tín phụng, dường như lần nữa đã bắt đầu quan tâm đến dân tộc đã phải chịu nhiều khổ nạn này –   đó là bởi Cứu Thế Chủ Mê-si-a sắp truyền Chính Pháp ở thế gian con người, vậy nên đã cấp cho dân tộc cổ xưa này một cơ duyên cứu độ bình đẳng.

b.Đế quốc La Mã bức hại tín đồ Cơ Đốc

Sau khi Đức Giê-su bị hại, Do Thái giáo tiếp tục lùng bắt các đệ tử truyền giáo của Đức Giê-su. Không bao lâu, đế quốc La Mã cũng bắt đầu cuộc đàn áp tàn bạo đối với Cơ Đốc giáo.

Kết cục của chính sách tàn bạo của Nê-rô

Năm 54, Nê-rô kế nhiệm hoàng đế La Mã. Nê-rô nổi tiếng hoang dâm bạo ngược, giết người như ngóe, ngoài việc giết oan các quan đại thần ra, còn giết chết người mẹ ruột, anh em và hai người vợ của mình.

Năm 64, Nê-rô vì để mở rộng xây dựng hoàng cung đã phóng hỏa thiêu hủy thành La Mã (bởi thời bấy giờ rất khó tháo bỏ những nhà dân xung quanh hoàng cung), và sau đó giá họa cho các tín đồ Cơ Đốc, miêu tả Cơ Đốc giáo thành tà giáo mê tín phản xã hội, kích động dân chúng La Mã tham gia bức hại. Hàng loạt tín đồ Cơ Đốc giáo bị giết, bị ném vào trường đấu thú và bị mãnh thú xé xác ăn thịt trong tiếng kêu la hò hét của người La Mã… Nê-rô còn lệnh cho người ta trói các tín đồ Cơ Đốc với những bó cỏ khô, và xếp thành hàng trong hoa viên làm thành những ngọn đuốc lửa để dạo chơi ban đêm.

“Lời cầu nguyện cuối của tín đồ Cơ Đốc tử vì Đạo”, bức tranh miêu tả tình cảnh thảm khốc của các tín đồ Cơ Đốc giáo bị Đế chế La Mã bức hại, trên những cây cột trụ xung quanh đấu trường, bên trái là các tín đồ bị lửa thiêu sống, bên phải là tín đồ bị xử tử đóng đinh trên thập tự giá, ở giữa chính là một nhóm tín đồ sắp bị mãnh thú xé xác ăn thịt.

Dưới trường bức hại điên cuồng, cũng đã gieo phải mầm họa cho Nê-rô và dân chúng La Mã. Năm 65, đế quốc La Mã bùng phát dịch bệnh (có học giả sau này cho rằng là bệnh sốt rét nặng). Năm 68, người La Mã khởi nghĩa chống lại chính quyền bạo ngược, thành La Mã nổi loạn, Nê-rô đã tự sát trong lúc trốn chạy, khi đó chỉ mới 31 tuổi.

Những đế vương La Mã lên ngôi sau đó vẫn tiếp tục bức hại Cơ Đốc giáo, họ không tin rằng bức hại chính giáo sẽ mang đến ác báo cho quốc gia, nhân dân cũng như bản thân mình, càng không tin những trận ôn dịch đó là cảnh tỉnh của Thiên thượng. Cơ Đốc giáo mãi luôn bị định là phi pháp, có nơi còn bị trưởng quan địa phương bức hại nặng nề thậm chí bị giết hại, cũng có quan viên mắt nhắm mắt mở. Cuộc bức hại Cơ Đốc giáo lúc chặt chẽ lúc nới lỏng kéo dài gần 300 năm, ôn dịch bao trùm toàn bộ La Mã cũng không khiến trường bức hại thuyên giảm đi chút nào.

“Hiền đế” vô đức, ôn dịch trời giáng 

Tên chính thức của vị hoàng đế La Mã này là Marcus Aurelius Antoninus Augustus, Augustus là cách gọi kính trọng, ý là “Thần thánh, trang nghiêm, vĩ đại”, dựa theo tập quán thời bấy giờ, nên gọi ông là Antoninus. Trận đại ôn dịch trong khoảng thời gian mà ông nắm quyền, chính là được gọi theo tên của ông: ôn dịch Antoninus.

Bởi vì Aurelius đã để lại một bộ tác phẩm “Suy ngẫm” (The Meditations), có một số “tư tưởng triết học”. Vì vậy các nhà sử học sau này đã miêu tả ông là hiền đế La Mã, hoàng đế triết học, hoàng đế nhà tư tưởng, và gọi ông là “Aurelius”, cứ như vậy đã cắt đứt mối quan hệ giữa Aurelius Antonninus và “đại ôn dịch Antoninus” đó.

Năm 161, Marcus Aurelius Antoninus đã trở thành Hoàng đế La Mã.

Cuộc bức hại của Nê-rô đối với Cơ Đốc giáo chỉ là ở trong thành La Mã, còn Aurelius thì lại muốn diệt trừ tận gốc tín đồ Cơ Đốc giáo trên toàn quốc. Ông ta hạ chiếu phán xử gia sản của các tín đồ Cơ Đốc giáo cho người tố cáo, nhằm dụ dỗ người dân cả nước đi tìm kiếm, tố cáo các tín đồ Cơ Đốc giáo. Chính phủ lợi dụng các loại cực hình tra tấn dã man nhằm ép buộc các tín đồ Cơ Đốc giáo từ bỏ tín ngưỡng, nếu không từ bỏ thì sẽ bị chém đầu hoặc ném vào đấu trường để cho mãnh thú xé xác, còn để cho mọi người vây xem tìm niềm vui.

Kỳ thực, hoàng đế Aurelius Antoninus rất tương đồng với hoàng đế Sài Vinh nhà Hậu Chu thời Ngũ Đại Trung Quốc. Hai người đều có chiến công hiển hách, nhưng đều là bức hại chính giáo (Sài Vinh “diệt Phật” trên cả nước), rồi đều là mắc bệnh nặng trong chiến tranh, chết một cách mau chóng, cũng đều được người đời sau gọi là “anh minh chi chủ” (vị vua anh minh), cứ như vậy đã che đậy những tội ác tày trời của ông ta.

Aurelius Antoninus sau khi nắm quyền được 5 năm, năm 166, một trường đại ôn dịch đã giáng xuống, bởi vì xảy ra vào thời kỳ thống trị của Hoàng đế Marcus Aurelius Antoninus, vậy nên sử sách đã gọi đây là “ôn dịch Antoninus”.

Mộ phần hỗn loạn của những người đã chết trong dịch bệnh Antoninus thời La Mã cổ đại.

Trận đại dịch Antoninus quét qua toàn quốc, những ghi chép trong sử sách quả thật là khiến người ta không khỏi kinh tâm động phách, nhìn thấy mà kinh hãi giật mình:

“Những xác chết vì không có người chôn cất mà thối nát, phân hủy ngay trên đường phố. Phần bụng của họ sưng phù lên, từng cơn từng cơn nước mủ không khác gì những dòng nước lũ từ trong miệng nôn ra, cặp mắt đỏ rực, tay thì giơ lên cao. Xác chết chất chồng lên xác chết, la liệt phân hủy ngay trên từng con đường, trên từng góc phố, cửa hiên ngoài sân nhà hoặc trong giáo đường.

Trong những đám sương mù ngoài biển cả, có những con thuyền chỉ vì những tội lỗi của thuyền viên, cũng không tránh khỏi cơn thịnh nộ của Thượng Đế, đã trở thành những ‘nấm mồ’ lênh đênh trôi giạt trên những cơn sóng lớn ngoài biển cả.

Khắp đồng ruộng mênh mông đều là những cây lúa dựng đứng đã chuyển sang màu trắng, không có người thu hoạch mang về kho, từng đàn từng đàn lớn những con cừu, con dê, trâu bò và heo sắp biến thành động vật hoang dã, những súc vật này đã quên mất có người đã từng thả nuôi chăn dắt chúng. Trong thành Constantinople, số người chết càng không thể tính đếm…, xác chết đành phải chất thành đống ở trên đường phố, toàn bộ thành phố đều bốc mùi hôi thối”.

Tư liệu nghiên cứu thống kê nhân khẩu cho thấy, tỷ lệ tử vong bình quân của trận ôn dịch Antoninus đại khái khoảng là 7-10%, còn trong thành thị và quân đội rất có khả năng là 13-15%.

Khi đó, một vị bậc thầy của hoàng đế Aurelius Antoninus cũng đã nhắc đến trận ôn dịch này trong một lá thư, nói rằng nó (trận ôn dịch) khiến cho một phần ba nhân khẩu ở một số khu vực đã chết bởi dịch bệnh, đồng thời một phần mười binh sĩ trong quân đội cũng bị truyền nhiễm mà chết. Triệu chứng ôn dịch được miêu tả trong sử sách: tiêu chảy dữ dội, nôn mửa, cổ họng sưng to, thân thể rữa nát, sốt cao nóng đến phỏng cả tay, tay chân lở loét hoặc mọc ung nhọt, cảm thấy khát nước không thể chịu đựng, lớp da hóa mủ.

Năm 169, đế vương Verus – người cùng Aurelius Antoninus thống trị La Mã đã chết bởi trận ôn dịch. Năm 180, bản thân Aurelius Antoninus cũng chết bởi ôn dịch.

Đế quốc La Mã hùng mạnh trong trận ôn dịch hoành hành 16 năm đã đi đến suy vong, thời kỳ hoàng kim của đế quốc La Mã với lãnh thổ kéo dài đến cả ba châu lớn là châu Á, châu Âu, châu Phi đã đoạn đứt trong tay của vị “vua hiền đức” này.

Tội ác tày trời trong việc bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo của của “hiền đế” Aurelius Antoninus, không chỉ đã dẫn đến cái chết trời giáng cho bản thân và người thân, đã hại chết đồng liêu, hại những quân lính chấp hành mệnh lệnh bức hại, còn kéo theo hàng nghìn vạn sinh mệnh người dân trên khắp cả nước.

Decius và ôn dịch Cyprian 

Năm 249, Decius lên ngôi, thời bấy giờ đế quốc La Mã rộng lớn đã đứng trước mối nguy hiểm trùng trùng. Vì để xoay chuyển nguy cơ, ông đã phát động một cuộc bức hại chưa từng có đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo. Ông ta hạ chiếu, lấy hình thức của luật pháp quy định người người nhất định phải đi bái tế tượng Thần của La Mã và tượng các vị đế vương La Mã để có được một tờ giấy chứng nhận của chính phủ. Những ai không có giấy chứng nhận thì sẽ bị xử tử.

Đây là cuộc bức hại có kế hoạch nhắm vào các tín đồ Cơ Đốc giáo, trên hình thức cũng là bôi nhọ đối với tín ngưỡng của họ. Bởi vì tín ngưỡng của Cơ Đốc giáo không thừa nhận cũng không thể tế bái những vị Thần khác (chính là giống như “bất nhị pháp môn” trong Phật giáo). Đây cũng giống như lấy hình thức pháp lệnh của chính phủ để hủy diệt giáo quy, giới luật và tín ngưỡng của Cơ Đốc giáo. Một lượng lớn các tín đồ Cơ Đốc giáo kiên trinh đã vì tín ngưỡng thà chết chứ không chịu khuất phục.

Năm sau, ôn dịch lại kéo đến lần nữa. Trường ôn dịch này được ghi chép bởi một vị giáo chủ Cyprian của Cơ Đốc giáo, vậy nên được gọi là ôn dịch Cyprian.

Decius lên ngôi hai năm đã chết trong chiến trận, và trường ôn dịch này đã hoành hành gần 20 năm, đã cướp đi mạng sống của 25.000.000 người, là một trong những trận ôn dịch có số người chết nhiều nhất trong lịch sử. Vào thời cao điểm nhất, thành La Mã mỗi ngày có đến 5.000 người chết, sức chiến đấu trong quân đội giảm sút to lớn. Năm 270, vị vua Claudius II cũng chết trong trận ôn dịch.

Diocletianus, hai năm điên cuồng 

Đối diện với bức hại, các tín đồ Cơ Đốc giáo vẫn giữ gìn tín ngưỡng của mình, xem cái chết giống như con đường để quay trở về. Họ ở trong khổ nạn vẫn khuyến thiện giảng đạo với người đời, thậm chí trước khi bị hành hình vẫn giống như Đức Giê-su năm xưa, cầu chuyện cho những kẻ đã bức hại mình. 

Trong trận đại ôn dịch, người ta đều xua đuổi người thân mắc bệnh ra khỏi nhà, lo sợ bị nhiễm bệnh, còn các tín đồ Cơ Đốc giáo lại dũng cảm không màng đến an nguy của mình đi ra ngoài phố chăm sóc chữa trị cho những người mắc bệnh, truyền giảng Phúc Âm, cầu nguyện cho họ, cử hành tang lễ cho người chết. Biểu hiện của Thần tính hết sức thiện lương này đã khiến cho người đời nhìn thấy được sự vĩ đại của chính tín, khiến cho những lời vu cáo phỉ báng của chính quyền đối với Cơ Đốc giáo đã hoàn toàn mất đi thị trường.

Cơ Đốc giáo trong thời gian bị bức hại trái lại càng phát triển lớn mạnh hơn, đến khi Diocletianus được lập làm hoàng đế, người vợ và rất nhiều người hầu cận đều là tín đồ Cơ Đốc giáo.

Diocletianus khi còn tại vị, lúc đầu vẫn còn khoan dung đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo, về sau dưới sự xúi bẩy của người con rể – phó đế Galerius, đã bắt đầu cuộc bức hại chưa từng có trong lịch sử: Đốt bỏ kinh sách của Cơ Đốc giáo, phá bỏ giáo đường; tịch thu tài sản; thanh trừ hết thảy các tín đồ Cơ Đốc giáo trong quân đội và quan lại; về sau đã trực tiếp vạch rõ ranh giới với tín ngưỡng, những người tín ngưỡng Cơ Đốc bị bắt, bị tra tấn hành hạ, những ai không từ bỏ tín ngưỡng thì bị xử tử.

Sau hai năm điên cuồng, Diocletianus vì sức khỏe ngày càng xấu đi nên đã thoái vị.

Galerius ăn năn hối lỗi 

Hoàng đế La Mã Galerius sau hai năm điên cuồng bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo đã thật lòng sám hối.

Năm 305, lúc đầu khi Galerius từ phó đế lên ngôi trở thành chính đế, liền bắt đầu cuộc bức hại đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo trên quy mô lớn. Vào năm thứ 6, ông đã mắc phải một chứng bệnh quái ác. Theo ghi chép của nhà sử học Cơ Đốc giáo: Hành hạ đau đớn tàn khốc của căn bệnh giống như chính trị tàn khốc của ông ta vậy, tinh hoàn của ông ta đã xuất hiện triệu chứng bưng mủ, về sau đã mọc một khối u lớn, dòi bọ từ trong đến ngoài xâu xé da thịt ông. Thân thể ông rữa nát, và cơn đau dữ dội cũng khiến ông không còn ra hình người nữa.

Các bác sĩ bó tay không còn cách nào. Có những bác sĩ trong lúc xem bệnh cho ông quả thật không thể chịu đựng nổi cái mùi hôi thối mà quay mặt sang một bên ói mửa, lần này đã thật sự chọc giận tên bạo chúa, ông ta đều đã giết chết những bác sĩ này. Đến cuối cùng, thân thể của Galerius đã hoàn toàn biến dạng, nhìn vào chỉ là một cái bao lớn sưng phù. Thân trên của ông trở nên khô cứng, chỉ còn da bọc xương, còn thân dưới của ông cảm giác giống bánh pudding, hai chân của ông cũng đã biến dạng.

Sau một năm dày vò đau đớn bởi chứng bệnh, năm 311, cuối cùng ông đã tỉnh ngộ. Ông gọi tên Đức Chúa và thật lòng sám hối. Ông ở trên giường bệnh đã ban bố chiếu thư, hủy bò lệnh cấm đối với các tín đồ Cơ Đốc giáo trong khu trực thuộc miền đông La Mã, chấm dứt hết thảy bức hại đối với tín đồ Cơ Đốc giáo, đồng thời đã quy y Cơ Đốc giáo. Mấy năm sau, Galerius đã bình thản ra đi.

Hai năm sau, năm 313, Constantinus Đại đế và Licinianus một lòng tin theo Cơ Đốc giáo đã cùng nhau ban bố sắc lệnh Mi-lan rửa oan cho Cơ Đốc giáo. Nhưng đây chỉ là công đức và huy hoàng của cá nhân, chứ không cách nào hoàn trả tội ác bức hại Cơ Đốc giáo trong gần 300 năm của đế quốc La Mã. Sau Constantinus Đại đế, đế quốc La Mã hùng mạnh đã tan rã, về sau tuy lại được hoàng đế Theodosius sùng tín Cơ Đốc giáo tạm thời thống nhất, nhưng vẫn không thể đi ngược lại con đường tan rã và diệt vong.

Đến đây, chúng ta đã nhìn thấy tội ác lớn nhất trong lịch sử nhân loại chính là bức hại những chính giáo chính tín Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo, đặc biệt là bức hại Thánh giả truyền chính Pháp thì tội lỗi càng to lớn hơn, quả báo thê thảm đã lưu lại một bài học cảnh tỉnh sâu sắc cho người đời.

Vậy nên, ở một phương diện khác, thuận theo Đạo trời, truyền rộng thúc đẩy chính giáo chính Pháp, chấm dứt bức hại đối với chính giáo chính tín, lập lại trật tự, chính là công đức thiên đại.

Phần sau chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về căn nguyên cơ bản của những triều đại thịnh thế huy hoàng của Trung Quốc cổ đại. Sau khi xem xong, mọi người sẽ có thể hiểu được vì sao trong “Thôi Bối Đồ” nói đến, phải sau khi “thuận thiên thôi mệnh”, mới có thể mở ra thời đại hưng thịnh cho Trung Quốc cũng như toàn nhân loại.

Xem tiếp Phần 4

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/2016/08/02/153980.《推背图》中的2016-17、圣人、“中国梦”三.html



Ngày đăng: 19-09-2016

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.