Khám phá bí mật núi Thái Sơn (2): Trên đỉnh Ngạo Lai nhìn thấy triều đại đỏ
Tác giả: Liên Lý Chi
[ChanhKien.org]
Đỉnh Ngạo Lai và đồi Phiến Tử
Truyện “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân mở đầu tại nước Ngạo Lai; trùng hợp là ở phía Tây núi Thái Sơn lại có một ngọn núi Ngạo Lai. Núi Ngạo Lai cao 900 mét, chỉ cao bằng lưng chừng núi Thái Sơn, nhưng những người lần đầu đến Thái Sơn thường ngộ nhận rằng núi Ngạo Lai là núi Thái Sơn. Bởi vì núi Ngạo Lai đứng trước, núi Thái sơn đứng phía sau nên bị khuất tầm nhìn, do đó thời xưa thường miêu tả về núi Ngạo Lai như sau: đỉnh Ngạo Lai sắc nhọn, hùng vĩ, dáng vẻ ngạo nghễ (sừng sững) không cúi đầu trước núi Thái Sơn. Có câu ngạn ngữ cổ “Ngạo Lai cao, Ngạo Lai cao, nhìn gần như ngang hàng với núi Đại (tên xưa của núi Thái), nhìn xa chỉ đến lưng chừng núi Đại”. Vì vậy tính khí, tính cách của núi Ngạo Lai là ngạo mạn, dù thực tại nó không cao bằng Thái Sơn, nhưng lại không cúi đầu trước núi Thái Sơn, đó là ý nghĩa tên gọi của núi Ngạo Lai.
Núi Thái Sơn thực ra gồm hai phần: núi Thái Sơn ở phía Đông và núi Ngạo Lai ở phía Tây. Ngăn cách núi Thái Sơn và đỉnh Ngạo Lai là một khe suối, gọi là suối Vàng, còn được gọi là suối Tây. Suối Vàng là phần thượng nguồn của sông Nại Hà chảy từ Bắc về Nam, qua thành phố Thái An. Tại khe suối của suối Vàng này có đầm Hắc Long rất nổi tiếng, trên đầm có cầu Trường Thọ nối liền núi Ngạo Lai với núi Thái Sơn. Từ cầu Trường Thọ đi về phía Tây, qua chùa Vô Cực, đi tiếp nữa là đến khu vực núi Ngạo Lai. Khu vực núi Ngạo Lai gọi là Thiên Thắng Trại. Thiên Thắng Trại xưa là nơi đồn trú của đội quân Xích Mi (họ bôi lông mày màu đỏ) thời nhà Hán, đến nay tại trại này vẫn còn nhiều di chỉ được lưu lại của đội quân Xích Mi, ví dụ như cối đá giã gạo, bể đựng nước, đài quan sát… Thiên Thắng Trại ngoài đỉnh núi chính là đỉnh Ngạo Lai, còn có đỉnh Kê Quan, đồi Phiến Tử, núi Hỏa Diệm Sơn, động Nguyệt Lượng (suối Nguyệt Lượng)…
Đồi Phiến Tử (cái quạt) đứng độc lập, ba mặt vách đá dựng đứng sắc nhọn, đây chính là đài quan sát của quân Xích Mi thời đó. Phía Bắc đồi Phiến Tử có một ngọn núi gọi là núi Hỏa Diệm Sơn, trong Những câu chuyện về núi Thái Sơn có ghi chép rằng “một đỉnh núi đen gió mạnh kỳ dị” như từng bị lửa thiêu trụi, đây chính là ngọn núi Hỏa Diệm Sơn trên đỉnh Ngạo Lai. Đỉnh Ngạo Lai, đồi Phiến Tử, Hỏa Diệm Sơn, có người nói đó chính là hình mẫu gốc của nước Ngạo Lai trong truyện Tây Du Ký, cái quạt Ba Tiêu của Thiết Phiến công chúa và Hỏa Diệm Sơn. Lại có người nói tác giả Tây Du Ký là Thi Nại Am khi lên kinh đã đi qua núi Thái Sơn, từ cảm thụ về núi Thái Sơn mà viết ra Tây Du Ký. Kỳ thực trên đỉnh Ngạo Lai còn có động Ma Vương, núi Sư Đà Lĩnh, tảng đá hình khỉ đá ngắm biển v.v. Núi Thái Sơn ngoài tảng đá phơi kinh Kinh Thạch Dục, còn có Thông Thiên Hà, Nam Thiên Môn v.v., đây đều là những cái tên xuất hiện trong Tây Du Ký, vì vậy người ta cho rằng núi Thái Sơn là nguyên mẫu của Tây Du Ký.
Như đã nói trước đây, Kinh Thạch Dục trên núi Thái Sơn khắc ba chữ giản thể là lái (来 đến), vô (无 không), vạn (万 mười nghìn) và chữ Thái (泰) trong tên núi Thái Sơn đều ẩn chứa mật mã thời gian “lịch sử ngày nay”. Vậy có lẽ đỉnh Ngạo Lai cũng ẩn chứa mật mã thời gian “lịch sử ngày nay” như vậy? Câu trả lời khẳng định là có, thông qua đỉnh Ngạo Lai ta thấy được đặc trưng và trạng thái xã hội ngày hôm nay, từ đó thể hiện mật mã thời gian “lịch sử ngày nay”. Chúng ta hãy xem xét bố cục của đỉnh Ngạo Lai.
Ở phía Tây của Thiên Thắng Trại, gần đỉnh chính của đỉnh Ngạo Lai còn có đỉnh Kê Quan (mào gà); gần đỉnh Ngạo Lai có đầm Hắc Long rất nổi tiếng. Kê Quan, Hắc Long, khiến chúng ta lập tức nghĩ đến tỉnh Hắc Long Giang trên bản đồ hình con gà của Trung Quốc. Bởi vì ở thời điểm “lịch sử ngày nay”, thì bản đồ Trung Quốc có hình con gà, mà mào gà trong bản đồ hình con gà chính là tỉnh Hắc Long Giang. Tức là, đỉnh Ngạo Lai, thông qua đỉnh Kê Quan và đầm Hắc Long, tương ứng thể hiện ra tỉnh Hắc Long Giang trên bản đồ hình con gà hôm nay, tiếp tục giải thích cho ý nghĩa: đỉnh Ngạo Lai là biểu hiện đặc trưng của trạng thái xã hội của quốc gia có bản đồ hình con gà trong “lịch sử ngày nay”.
Vậy thì “lịch sử ngày nay”, ai là mào gà (quan gà)? Ai nắm quyền bính trong đất nước bản đồ hình con gà? Đó là Trung Cộng. Vậy đặc trưng của Trung Cộng là gì?
Thiên Thắng Trại nói lên rằng Trung Cộng là “người mưu đồ định thắng Thiên”, vì vậy mà khu vực đỉnh của núi Ngạo Lai mới gọi là Thiên Thắng Trại, giải thích cho ý nghĩa thắng Thiên, người định thắng Thiên.
Đỉnh Ngạo Lai ý là: Trung Cộng là vô Thần luận, Mao Trạch Đông từng tuyên bố “đấu với trời là niềm vui vô tận, đấu với đất là niềm vui vô tận, đấu với người là niềm vui vô tận”. Trung Cộng đã hình thành tính cách tranh đấu, đối nội thì ăn trên ngồi trốc, xa rời quần chúng nhân dân, dùng bạo lực trấn áp để duy trì quyền thống trị; đối ngoại thì dùng ngoại giao sói chiến, ngoại giao uy hiếp cưỡng chế, đối địch với thế giới. Mục tiêu của Trung Cộng là “giải phóng toàn nhân loại”, không chỉ muốn thống lĩnh Trung Quốc, mà còn muốn thống lĩnh thiên hạ, dùng một chữ để khái quát là: ngạo mạn, vì thế mới nói đỉnh Ngạo Lai là tượng trưng cho “mào gà” Trung Cộng.
Quân Xích Mi là: Trung Cộng là đội quân nông dân màu đỏ nổi dậy cướp chính quyền, vì vậy Thiên Thắng Trại chính là đặt định ra văn hóa của đội quân mắt đỏ nổi dậy.
Động Nguyệt Lượng: biểu tượng quốc kỳ của Trung Cộng là năm ngôi sao, trăng và sao luôn đi cùng với nhau, đó là lý do động Nguyệt Lượng (suối Nguyệt Lượng) được đặt ở đỉnh Ngạo Lai.
Dễ nhận thấy rằng đỉnh Ngạo Lai là thể hiện Trung Cộng, sự sắp đặt bố cục văn hóa lịch sử ở nơi đây xoay quanh biểu hiện đặc trưng của Trung Cộng. Nếu nói đỉnh Ngạo Lai đối ứng với nước Ngạo Lai trong Tây Du Ký, vậy thì nước Ngạo Lai chính là ẩn dụ cho nước Trung Quốc trong “lịch sử ngày nay”. Nếu như đỉnh Ngạo Lai đối ứng với nước Trung Quốc trong “lịch sử ngày nay”, vậy thì ngọn lửa trên núi Hỏa Diệm Sơn trong Tây Du Ký đối ứng với ngọn lửa nào của ngày hôm nay? Chính là ngọn lửa trong vụ “tự thiêu giả ở Thiên An Môn” do Trung Cộng sắp đặt dàn dựng.
Vào đêm giao thừa 23 tháng 1 năm 2001, vì để đàn áp các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, Trung Cộng đã bí mật lên kế hoạch ngụy tạo vụ “tự thiêu ở Thiên An Môn”, sau đó vu oan cho đệ tử Pháp Luân Công. Lửa giả trong vụ án tự thiêu giả ở Thiên An Môn do Trung Cộng lên kế hoạch, đã trở thành lý do lớn nhất để Trung Cộng đàn áp bức hại các đệ tử Pháp Luân Công, ngọn lửa giả trong vụ “tự thiêu ở Thiên An Môn” cũng đã trở thành một sự kiện dấu mốc quan trọng trên con đường tu luyện của các đệ tử Pháp Luân Công. Hỏa Diệm Sơn trong Tây Du Ký cản trở con đường đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng; (tương tự vậy) ngọn lửa giả trong vụ án “tự thiêu ở Thiên An Môn” do Trung Cộng sắp đặt cũng là một trở ngại trên con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công. Tức là, núi Hỏa Diệm Sơn được đặt trên đỉnh Ngạo Lai, chính là đối ứng với ngọn lửa giả trong vụ “tự thiêu ở Thiên An Môn” do Trung Cộng sắp đặt trong “lịch sử ngày nay”.
Tại sao Trung Cộng lại muốn đàn áp một quần thể người luyện công? Bởi vì tâm tật đố, chính là tâm tật đố của người cầm đầu Trung Cộng khi đó là Giang Trạch Dân. Pháp Luân Công được truyền xuất ra từ năm 1992, vì Pháp Luân Công tuân theo “Chân – Thiện – Nhẫn” làm người tốt, cộng thêm với hiệu quả kỳ diệu của việc chữa bệnh khỏe người, đã làm cho nhiều người thông qua luyện tập mà đạt được cả thân và tâm khỏe mạnh, nên đã thu hút được rất đông đảo người dân luyện công. Pháp Luân Công được truyền ra thế giới chỉ trong 7 năm từ 1992 đến năm 1999 đã có hơn 100 triệu người luyện tập Pháp Luân Công. Vì thế mà kẻ cầm đầu Trung Cộng là Giang Trạch Dân đã đố kỵ điên cuồng, thấy rằng số người học Pháp Luân Công đã vượt xa số đảng viên Trung Cộng, nên khăng khăng đàn áp, đây là lý do vô lý để Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công. Kỳ thực nguyên nhân cơ bản khiến cho Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công là tâm tật đố. Bản chất của Trung Cộng là ngạo mạn kiêu căng tự đại, ăn trên ngồi trốc xa rời nhân dân, cho nên bất kỳ một chút chấn động tâm lý nào cũng đều làm Trung Cộng bị kích động mà xuất thủ đàn áp hủy diệt.
Đỉnh Ngạo Lai, thông qua nước Ngạo Lai, đồi Phiến Tử, Hỏa Diệm Sơn trong Tây Du Ký, để triển hiện ra việc Trung Cộng đã dàn dựng ngọn lửa giả trong vụ “tự thiêu ở Thiên An Môn” để đàn áp bức hại đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, cũng giải thích cho nguyên nhân thực sự Trung Cộng đàn áp bức hại Pháp Luân Công là vì tâm ngạo mạn và tật đố.
Văn hóa đỉnh Ngạo Lai được lịch sử sắp đặt bố cục công phu, đó là lời dự đoán trước của lịch sử về triều đại Trung Cộng đỏ. Thông qua luận giải bí ẩn của đỉnh Ngạo Lai, chúng ta thấy rằng: sự xuất hiện của Pháp Luân Công ngày nay quyết không phải là một sự việc bình thường, các đệ tử Pháp Luân Công đang phơi trần bản chất xấu xa của Trung Cộng, truyền rộng chân tướng, nhưng không chỉ đơn giản là phơi bày các vấn đề của Trung Cộng, bởi vì ở Lầu Vạn Tiên trên đường cổ lên núi Thái Sơn, chúng ta cũng thấy được bố cục lịch sử của việc các đệ tử Pháp Luân Công đang nỗ lực phơi bày sự giả dối trong ngọn lửa giả “tự thiêu ở Thiên An Môn” và truyền bá chân tướng.
Mời xem tiếp phần 3: Lầu Vạn Tiên – dự ngôn thiên cổ
Ngày đăng: 23-01-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.