Khám phá bí mật núi Thái Sơn (6): Nam Thiên Môn rồng phượng bay lên



Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Nam Thiên Môn núi Thái Sơn

Đến Nam Thiên Môn là lên đến Đại Đỉnh. Toàn bộ khu vực Đại Đỉnh được cấu thành từ hai ngọn núi là Nhật Quan Phong ở mặt Đông Nam Thiên Môn và Nguyệt Quan Phong ở sườn Tây Nam Thiên Môn. Nhật Quan Phong và Nguyệt Quan Phong thể hiện là chữ “Nhật” (日) và “Nguyệt” (月) hợp thành chữ “Minh” (明), như vậy: Đại Đỉnh được bố cục xoay quanh chữ “Minh”, chủ đề Đại Đỉnh giải thích chính là “Minh”, tức là minh hiển chân tướng Pháp Luân Công. Bởi vì đường leo lên Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công, cho nên đỉnh núi Thái Sơn không nghi ngờ gì cũng chính là thể hiện việc tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công. Vậy chân tướng nào của Pháp Luân Công sẽ “minh” hiển?

1. Nam Thiên Môn

Điểm cao nhất của Thập Bát Bàn chính là Nam Thiên Môn. Nam Thiên Môn là cổng có kiến trúc hai tầng, toạ lạc ở thung lũng kẹp giữa hai quả núi, hình ảnh tựa như mở núi gặp cổng trời. Cảnh tượng giống Nam Thiên Môn được miêu tả trong Tây du ký, Nam Thiên Môn là cánh cửa lớn tiến vào thiên giới, cho nên mới gọi dòng suối ở dưới Nam Thiên Môn là Thông Thiên Hà.

Nam Thiên Môn ở Thái Sơn thể hiện việc quay về thiên giới, tiến vào cổng trời như thế nào? Chính là phi thăng (bay lên). Phía Tây của Nam Thiên Môn có Phi Long Nham, phía Đông có Tường Phượng Lĩnh, biểu hiện ý nghĩa long phượng phi tường (rồng phượng bay lượn). Bởi vì rồng và phượng đều là sinh mệnh trên thiên giới, văn hóa truyền thống Trung Quốc đặt định nên văn hóa mong trai thành rồng, mong gái thành phượng, cho nên ý nghĩa thật sự của “thành rồng thành phượng” là ý tứ tu hành về trời. Đỉnh cao nhất Thái Sơn có địa danh Húc Nhật Đông Thăng nổi tiếng trong ngoài nước, Húc Nhật Đông Thăng nghĩa là mặt trời buổi sáng mọc lên, ý nghĩa là “bạch nhật”; long phượng phi tường ở Nam Thiên Môn ý nghĩa là “phi thăng”, ghép lại chính là “bạch nhật phi thăng”. Trong Đạo gia, bạch nhật phi thăng được đặt định thể hiện cho tu hành viên mãn, cho nên, chủ đề của Nam Thiên Môn núi Thái Sơn chính là thể hiện bạch nhật phi thăng, tượng trưng cho người leo núi Thái Sơn tu hành viên mãn. Đây là cái “Minh” thứ nhất của Đại Đỉnh, thể hiện đệ tử Pháp Luân Công tu luyện viên mãn.

2. Thiên Nhai

Từ Nam Thiên Môn đi về phía Đông, ở bên sườn Nam của Phượng Hoàng Lĩnh có một con đường đá bằng phẳng dài 500m, gọi là Thiên Nhai. Chủ đề của Thiên Nhai là: Biểu hiện đệ tử Pháp Luân Công đi trên con đường tu luyện về trời tại cõi người thường không thoát ly thế tục.

Phía trước núi Thái Sơn là miếu Đại, từ Chính Dương Môn ở phía Nam của miếu Đại nhìn ra có một con đường tên là Thông Thiên Nhai. Thiên Nhai trên đỉnh núi Thái Sơn có quan hệ đối ứng với Thông Thiên Nhai trước miếu Đại, Thiên Nhai của Đại Đỉnh tượng trưng cho con đường tu hành trong cõi người thường, bởi vì nó cũng giống như Thiên Nhai được đặt ở “nhân giới”. Ở phía Bắc Thiên Nhai có miếu Khổng Tử, cũng chính là Văn Miếu. Nhìn chung Văn Miếu ở các nơi trên toàn quốc đều được xây dựng ở các khu thành thị nơi có người dân cư trú, cũng chính là nhân giới, chỉ có duy nhất Văn Miếu ở Thiên Nhai Thái Sơn là không theo tiêu chí này. Sở dĩ ở Thiên Nhai trên đỉnh Thái Sơn có Văn Miếu, chính là đối ứng với Thông Thiên Nhai bên dưới núi, thể hiện ý tứ tu hành tại cõi người thường. Bởi vì trong Tam giáo Nho-Thích-Đạo, chỉ có Nho giáo giảng về làm người như thế nào, không giảng tu luyện, vì thế trên núi Thái Sơn mới có bố cục Nhất Thiên Môn ở dưới Hồng Môn, thể hiện Nhất Thiên Môn chính là “nơi Khổng Tử du ngoạn”. Cho nên, cái “Minh” của Thiên Nhai Đại Đỉnh chính là: Hoá ra con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công là con đường tu hành tại cõi người thường, không thoát ly thế tục.

Tiếp đến chúng ta xem xét đền Bích Hà. Đền Bích Hà nằm ở đầu Đông của Thiên Nhai, bên trong đền thờ Bích Hà Nguyên Quân, tục xưng là Mẫu Thái Sơn. Đền Bích Hà xây trên đài cao của đèo Hộ Lỗ, Thiên Nhai đi đến đây thì dừng. Đền Bích Hà còn được gọi là đền Chiêu Chân, Bích Hà Linh Ứng Cung. Trong Đạo Kinh, Bích Hà Nguyên Quân là Tây Thiên Đấu Mẫu hóa thân, đó là văn hóa bề mặt; còn dụng ý chân thực của bố cục lịch sử của đền Bích Hà là thể hiện: khi Trung Cộng giải thể, những người đi theo Trung Cộng sẽ bị chôn vùi cùng với nó. Dưới đây xin giải thích rõ hơn:

Ở bài trước khi giải thích cung Đấu Mẫu có nói tới: Đấu Mẫu trong “lịch sử ngày nay” chính là Trung Cộng, Trung Cộng chính là Đấu Lão của ngày nay, cho nên Đấu Mẫu hóa thân làm Bích Hà Nguyên Quân, vậy Bích Hà Nguyên Quân cũng chính là ám chỉ Trung Cộng.

“Đền Bích Hà” có ý nghĩa Trung Cộng giải thể, bởi vì bố cục của Thiên Nhai chính là thể hiện chữ “Từ” (祠 nghĩa là đền) của Bích Hà. Chúng ta biết, trong văn hóa từ đường của Trung Quốc, từ đường là nơi thờ cúng người quá cố của các dòng họ, cho nên từ đường cũng là thuộc về linh đường. Nếu Bích Hà Nguyên Quân là hóa thân của Trung Cộng, như vậy biểu hiện về linh đường của đền Bích Hà cũng chính là ám chỉ “Trung Quốc cộng sản đảng vong”, Trung Cộng giải thể.

Chúng ta xem xét tiếp đến đền Chiêu Chân: Đền Bích Hà còn gọi đền Chiêu Chân, “Chiêu Chân” đối ứng với động Ẩn Chân ở lầu Vạn Tiên, giải thích ý nghĩa: “Trung Quốc cộng sản đảng vong”, trời diệt Trung Cộng trở thành sự thật, vạch trần Trung Cộng là u linh đến từ phương Tây cho thiên hạ rõ, chân tướng “Vụ tự thiêu Thiên An Môn” được minh bạch đại hiển khắp thiên hạ, nên gọi là “Chiêu Chân”.

Cung Bích Hà Linh Ứng: Ở chân núi phía Đông của núi Cao Lý có “cung Linh Ứng” thờ Bích Hà Nguyên Quân, cho nên đền Bích Hà đối ứng chính là Bích Hà Linh Ứng Cung của núi Cao Lý. Núi Cao Lý là địa phủ, là âm phủ, thế thì cung Bích Hà Linh Ứng được xây dựa vào núi Cao Lý này không nghi ngờ gì cũng chính là linh đường, thể hiện cho linh đường của Trung Cộng. Vì sao gọi là “Linh Ứng”? Bởi vì “Thiên thư” Phù Tang Thạch của miếu Đại đối ứng là “Thiên thư” Tàng Tự Thạch ở Bình Đường: “Trung Quốc cộng sản đảng vong” (xem giải thích ở sau). Khi Trung Cộng giải thể trở thành sự thật, thì dự ngôn Tàng Tự Thạch “Trung Quốc cộng sản đảng vong” ở Bình Đường sẽ linh nghiệm, ứng nghiệm.

Vì sao gọi là “Bích Hà”? Một trong tứ đại kỳ quan trên đỉnh Thái Sơn là Vãn Hà Tịch Chiếu (nghĩa là ráng muộn nắng chiều). “Vãn Hà” chính là chỉ thời mạt Pháp mạt kiếp. Lịch sử ngày nay là thời mạt Pháp mạt kiếp, nếu như Trung Cộng là vãn hà (ráng chiều), vậy thì việc Trung Cộng thống trị vùng đất Đông thổ vào thời mạt Pháp mạt kiếp chính là “nắng chiều”. Nếu như nói “Đấu Mẫu” là biểu hiện bản tính đấu tranh của Trung Cộng; thế thì Bích Hà Nguyên Quân “vãn hà tịch chiếu” chính là thể hiện vai trò lịch sử của Trung Cộng thời mạt Pháp mạt kiếp. Cho nên chúng ta thấy, đền Bích Hà xây trên đài cao ở điểm cuối Thiên Nhai, đó là hình thế địa lý thể hiện nắng chiều.

Cho nên, chủ đề của đền Bích Hà chính là: “Trung Quốc cộng sản đảng vong”, người gia nhập Trung Cộng sẽ bị chôn cùng Trung Cộng. Đền Bích Hà bố cục ở điểm cuối Thiên Nhai, ý tứ nội hàm của bố cục này là: Tiêu chí thể hiện việc đệ tử Pháp Luân Công hoàn thành sứ mệnh cứu người, đi hết toàn bộ hành trình tu luyện chính là “Trung Quốc cộng sản đảng vong”.

3. Cầu Tiên Nhân

Phía Đông Nam đền Bích Hà là đài Chiêm Lỗ, sườn đài Chiêm Lỗ có một vực núi sâu, ở giữa có ba khối đá lớn xếp so le nhau lơ lửng giữa không gian nối hai vách đá với nhau, bởi vì hình dáng tựa như cái cầu tự nhiên được trời tạo ra nên mới gọi là cầu Tiên Nhân. Truyền thuyết về cây cầu được kể lại rằng, Lã Động Tân từng đứng ở trên cầu rồi bảo người có một chút cốt tiên lên cầu, để cùng với ông thăng lên tiên giới. Nhưng người này nhát gan, cuối cùng không dám lên cầu, Lã Động Tân không còn cách nào đành một mình bay lên tiên giới.

Cầu Tiên Nhân núi Thái Sơn

Ba khối đá của cầu Tiên Nhân so le nhau lơ lửng trên không tựa như sắp rơi xuống, đã vậy ba khối đá nghiêng vẹo, đặt chân lên không vững, dưới cầu là khe sâu vạn trượng, không có can đảm thì khó qua được cầu này. Bất kể là hình thái tạo hình của cầu Tiên Nhân, hay là câu chuyện truyền thuyết của Lã Động Tân, đều thể hiện một chủ đề: Không có can đảm khó thành tiên.

Việc tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công lẽ nào không phải là như vậy? Trung Cộng thực thi chính sách bức hại “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”, “đánh chết tính là tự sát” đối với đệ tử Pháp Luân Công, hơn nữa Trung Cộng còn bí mật xây dựng ngành công nghiệp mổ cướp tạng của đệ tử Pháp Luân Công. Đối mặt với cuộc đàn áp bức hại thâm độc, tàn khốc của Trung Cộng, đệ tử Pháp Luân Công đảm đương việc giảng chân tướng vạch trần Trung Cộng, chính là Thạch Đảm Đương núi Thái Sơn trong lịch sử ngày nay. Nếu như nói Thiên Nhai thể hiện con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công, tu luyện trong cõi người thường không thoát ly thế tục, thế thì cầu Tiên Nhân chính là biểu hiện tinh thần buông bỏ sinh tử Thạch Đảm Đương núi Thái Sơn của đệ tử Pháp Luân Công. Như vậy cái “Minh” của cầu Tiên Nhân chính là: Hoá ra đệ tử Pháp Luân Công chính là Thạch Đảm Đương núi Thái Sơn hôm nay.

4. Đá Củng Bắc (Củng Bắc Thạch)

Ở nơi quan sát mặt trời trên Nhật Quan Phong có một khối đá dài tượng trưng cho đá núi Thái Sơn, đây là một đại kỳ quan của Đại Đỉnh. Khối đá này dài gần 7m, đặt nghiêng tạo thành góc 30 độ so với mặt đất, phảng phất như chắp tay bái về phương Bắc, vì thế được đặt tên là đá Củng Bắc. Cũng bởi khối đá này ở Nhật Quan Phong, là nơi ngắm mặt trời nhô lên trên biển, cho nên còn có tên đá Thám Hải.

Đá Củng Bắc núi Thái Sơn

Mặt trời mọc lên ở phương Đông là kỳ quan làm mê đắm lòng người, nổi tiếng trong ngoài nước của Thái Sơn. Bởi vì phía Đông núi Thái Sơn là Hoàng Hải, ở Thái Sơn ngắm mặt trời mọc, thực tế chính là ngắm mặt trời mọc lên trên biển. Do mặt biển phản chiếu ánh sáng mặt trời mọc, nên mặt trời mọc trên núi Thái Sơn mở ra cảnh tượng chấn động đặc thù, trải qua hàng trăm hàng ngàn năm đã đặt định nên văn hóa mặt trời mọc ở phương Đông của Thái Sơn, cảnh quan này đã nhận được tán thưởng trong ngoài nước. Mặt trời mới mọc ở phương Đông tại Thái Sơn kết hợp với rồng phượng bay lên tại Nam Thiên Môn, cùng giải thích và tượng trưng cho cảnh tượng tráng lệ bạch nhật phi thăng, tu luyện viên mãn của đệ tử Pháp Luân Công. Nói cách khác, mặt trời mới mọc ở phương Đông tại Thái Sơn thể hiện hình tượng đệ tử Pháp Luân Công tu luyện viên mãn. Đá Củng Bắc là thể hiện cho nội hàm đó.

Tên gọi đá Củng Bắc biểu thị cho hướng Bắc, tức chỉ tới đỉnh Ngọc Hoàng ở phía Bắc của Đại Đỉnh, Ngọc Hoàng Đại Đế mà Ngọc Hoàng Đỉnh đại biểu chính là thiên đình, thiên giới, cho nên Củng Bắc Thạch mang ý tứ thiên đình, viên mãn.

Tên gọi đá Thám Hải biểu thị cho biển, tức chỉ mặt trời mọc trên biển, cho nên tên gọi đá Thám Hải cũng giải thích cho mặt trời vừa mọc lên ở phương Đông.

Đá Củng Bắc cũng được gọi là đá Thám Hải, như vậy vai trò của đá Củng Bắc thể hiện chính là: Mặt trời mọc lên ở phương Đông tượng trưng cho sự viên mãn quay về thiên đình, tức là đệ tử Pháp Luân Công đi hết toàn bộ quá trình tu luyện, như mặt trời mới mọc lên ở phương Đông viên mãn quay về thiên đình. Đây lại là một cái “Minh” nữa của chân tướng Pháp Luân Công, đệ tử Pháp Luân Công thật sự có thể tu thành viên mãn!

5. Đỉnh núi Ngọc Hoàng

Ở bên trên Thiên Nhai chính là đỉnh núi Ngọc Hoàng, là đỉnh núi cao nhất của Thái Sơn. Trên đỉnh Ngọc Hoàng có miếu Ngọc Hoàng, trước cửa miếu có tấm biển đề bốn chữ đại tự “Sài vọng di phong”, tức là “văn hóa tốt đẹp đốt củi lửa tế tự trời đất”. Trước cổng miếu Ngọc Hoàng là tấm bia cao nhất Thái Sơn: Bia Vô Tự (bia Không Chữ).

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, Ngọc Hoàng Đại Đế tượng trưng cho thiên giới, vậy thì miếu Ngọc Hoàng cũng chính là tượng trưng cho thiên đình. Như vậy từ góc độ tu luyện, Ngọc Hoàng đại đế cũng chính là ngụ ý người tu luyện chứng đắc quả vị, đạt tới cảnh giới viên mãn. Thái Sơn đặt định chính là biểu hiện văn hóa con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công, như vậy đỉnh cao nhất Thái Sơn là Ngọc Hoàng Đỉnh không nghi ngờ gì là ngụ ý cảnh giới viên mãn của đệ tử Pháp Luân Công. Đệ tử Pháp Luân Công làm thế nào tu thành viên mãn? Ta hãy xem xét “Sài vọng di phong” và Vô Tự Bi.

Đầu tiên là “Sài vọng di phong”. Sài – đốt củi là nghi thức nhóm lửa đốt để tế Trời của các đế vương thời cổ đại thực hiện ở trên đỉnh cao nhất của Thái Sơn, cho nên ý nghĩa bề mặt “sài vọng di phong” chỉ nghi thức nhóm lửa đốt củi; kỳ thực, ngụ ý chính là đệ tử Pháp Luân Công vạch trần ngọn lửa giả “vụ tự thiêu Thiên An Môn”, cũng là nói rằng đệ tử Pháp Luân Công ở trong “lửa” mà luyện thành vàng. “Vọng” chính là ngưỡng vọng của hậu nhân; “di phong” ý chỉ phong thái cốt cách kiên cường không sợ cường bạo Trung Cộng của đệ tử Pháp Luân Công, cũng như tinh thần của đệ tử Pháp Luân Công sẽ truyền khắp đời đời.

Tiếp theo đến bia Vô Tự. Nếu như “Sài vọng di phong” chỉ đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng lửa giả “vụ tự thiêu Thiên An Môn”; thế thì bia Không Chữ ắt chỉ công tích của đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng cứu người. Bia Vô Tự thể hiện việc cứu người như thế nào?

Khối bia Vô Tự này của đỉnh cao nhất Thái Sơn, sở dĩ mang tên Vô tự là bởi vì trên đó không có một chữ nào, cũng là tấm bia cao nhất của Thái Sơn. Bên Đông của bia Vô Tự có dựng một tấm bia, có khắc bài thơ “Quan Vô Tự Bi” của Trương Thuyên đời Minh, trong thơ có một câu “Lai bổ Tần vương Vô Tự Bi” cho thấy bia Vô Tự là Tần Thủy Hoàng lập. Bên Tây của bia Không Chữ cũng dựng một tấm bia nhỏ, nội dung trên bia cho rằng bia Không Chữ là Hán Võ Đế lập.

Phía Đông và Tây bia Vô Tự được đặt hai khối bia chú giải, kỳ thực nói rằng bia Vô Tự có quan hệ nội tại với Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế. Chúng ta biết, Thái Sơn đặt định văn hóa về ba loài cây là: Tần tùng, Hán bách, Đường hòe. “Tần tùng” ngụ ý chỉ đệ tử Pháp Luân Công; “Hán bách” ngụ ý đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng cứu người; “Đường hòe” ấy là ngụ ý chỉ Trung Cộng, chỉ tổ chức bóng ma Trung Cộng. Như vậy bia Vô Tự Thái Sơn liên hệ với Tần Thủy Hoàng, ám chỉ chính là “Tần tùng”, tức các đệ tử tu luyện Pháp Luân Công; bia Vô Tự liên hệ với Hán Võ Đế tức là chỉ “Hán bách”, tức đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng cứu người; vậy không có chữ nào “khắc” trên bia, ắt là tên của vô số người được đệ tử Pháp Luân Công cứu. Cho nên bia Vô Tự ở đỉnh cao nhất Thái Sơn, kỳ thực là thể hiện tấm bia lớn kiệt tác cứu người của đệ tử Pháp Luân Công.

Như vậy, bố cục đỉnh núi Ngọc Hoàng chính là tượng trưng cho cảnh giới viên mãn, bố cục bia Vô Tự đại biểu cho việc giảng chân tướng cứu người thể hiện nội hàm, ngụ ý chính là: Nghĩa cử thiện giảng chân tướng cứu người thời mạt Pháp mạt kiếp đã thành tựu cảnh giới viên mãn của đệ tử Pháp Luân Công. Đây là cái “Minh” của đỉnh cao nhất Thái Sơn.

Chữ “vọng” trong tấm biển “Sài vọng di phong” của đỉnh Ngọc Hoàng thể hiện tư thế “Ngũ nhạc độc tôn” của Thái Sơn, tôn lên vị trí đặt định trong lịch sử “Thiên hạ Đệ nhất sơn” (ngọn núi đứng đầu thiên hạ) của Thái Sơn. Ngoài ra, bài thơ “Vọng nhạc” của Đỗ Phủ cũng giải thích hoàn chỉnh, toàn diện một nội hàm này của Thái Sơn. Bài “Vọng nhạc” của Đỗ Phủ, chính là giải thích nội hàm vai trò mà lịch sử ban cho Thái Sơn, chính là lấy tiêu điểm long phượng bay lên ở Nam Thiên Môn, triển hiện cảnh giới viên mãn bạch nhật phi thăng của đệ tử Pháp Luân Công. Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Vọng nhạc” của Đỗ Phủ.

Khối đá ghi “Ngũ nhạc độc tôn” của Thái Sơn

6. “Vọng nhạc” – “Trông núi”

“Đại Tông phù như hà?”: Thái Sơn là thế nào? Núi Đại vốn là vai trò gì?

“Tề Lỗ thanh vị liễu”: Thái Sơn xanh tươi không phải là thứ mà đất Tề đất Lỗ dung nạp được, bởi vì Thái Sơn là “Ngũ nhạc độc tôn”, bởi vì Thái Sơn là “Đệ nhất sơn” của thiên hạ.

“Tạo hóa chung thần tú”: vai trò Thái Sơn được tạo hóa ban cho chính là thần chuông, đặt định văn hóa của thần chuông gõ lên cảnh báo cứu người thời mạt Pháp mạt kiếp. Vậy thần chuông cứu người như thế nào?

“Âm dương cát hôn hiểu”: Sông Hoàng Khê núi Thái Sơn lấy núi Ngạo Lai ở phía Tây làm âm, theo âm thì u ám (hôn), đại kiếp nạn đào thải; sông Hoàng Khê lấy Thái Sơn ở phía Đông làm dương, theo dương thì sáng tỏ (hiểu), đại kiếp nạn đến được đắc cứu. Sông Hoàng Khê là giới tuyến phân cách âm và dương trên núi Thái Sơn; thần chuông gõ tiếng cảnh báo, sông Hoàng Khê chính là giống như giới tuyến phân âm dương, là phán quyết “hôn” và “hiểu”, là tiêu chuẩn đo lường đưa đến chết và sống.

“Đãng hung sinh vân tầng”: Thần chuông leo lên Nam Thiên Môn, tựa long phượng bay lên trở về thiên giới, trước ngực tạo ra tầng tầng mây lành.

“Quyết tí nhập quy điểu”: Nhìn thần chuông như chim chóc rồng phượng bạch nhật phi thăng, những người đi theo con đường quy chân và những người đắc cứu được lưu lại trong đại kiếp nạn lúc này sẽ trợn mắt há miệng kinh ngạc.

“Hội đương lăng tuyệt đỉnh, nhất lãm chúng sơn tiểu”: Người được đắc cứu lưu lại trong đại kiếp nạn, chắc chắn dọc theo dấu chân thần chuông mà leo Thái Sơn, lên đỉnh chót vót, nhìn ra các núi nhỏ khác; khi đó sẽ cảm thụ được thế nào là “Ngũ nhạc độc tôn”, sẽ cảm nhận được Thái Sơn tại sao là “Đệ nhất thiên hạ sơn”.

“Vọng nhạc” nói lên vai trò vốn có của núi Đại là “Tạo hóa chung thần tú, âm dương cát hôn hiểu”, Thái Sơn được tạo ra để đặt định văn hóa thần chuông cứu người trong đại kiếp nạn; hơn nữa dùng “nhất lãm chúng sơn tiểu” để đối với “Tề Lỗ thanh vị liễu”, nhằm nêu bật lên địa vị “Ngũ nhạc độc tôn” của Thái Sơn, ngụ ý về tính trọng yếu của thần chuông cứu người. “Vọng nhạc” đứng tại giác độ “vọng”, hình tượng miêu tả cảnh tượng tráng lệ viên mãn của thần chuông; đồng thời nói lên sự ngưỡng vọng của người đời sau, họ chắc chắn sẽ đi theo dấu chân của thần chuông mà “lên đỉnh cao chót vót” trong lịch sử tương lai.

Đại Đỉnh do Nhật Quan Phong và Nguyệt Quan Phong hợp thành, chính là thể hiện “Nhật” (日) và “Nguyệt” (月) kết hợp thành “Minh” (明):

Cái “Minh” của Nam Thiên Môn là: Đệ tử Pháp Luân Công đi hết toàn bộ con đường tu luyện, tựa như “nhập quy điểu” rồng phượng bay lượn, bạch nhật phi thăng, viên mãn rời đi;

Cái “Minh” của Thiên Nhai là: Đệ tử Pháp Luân Công phải đi trên con đường tu luyện về trời không thoát ly thế tục;

Cái “Minh” của cầu Tiên Nhân là: Đệ tử Pháp Luân Công chính là Thạch Đảm Đương của Thái Sơn không sợ sinh tử;

Cái “Minh” của đá Củng Bắc là: Đệ tử Pháp Luân Công viên mãn, như mặt trời vừa mọc lên ở phương Đông núi Thái Sơn;

Cái “Minh” của đỉnh Ngọc Hoàng là: Đệ tử Pháp Luân Công trước đại kiếp nạn giảng chân tướng cứu người, đặt định cảnh giới viên mãn như “Ngũ nhạc độc tôn”.

Như vậy Thái Sơn biểu hiện “Tạo hóa chung thần tú” như thế nào? Lại triển hiện như thế nào “Âm dương cát hôn hiểu”? Chúng ta cùng xem bài “Âm Dương Tuyến ở Tây Khê – Nại Hà”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/268320



Ngày đăng: 13-02-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.