Khám phá bí mật núi Thái Sơn (7): Âm Dương Tuyến ở Tây Khê – Nại Hà



Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Điện Tích Thúy Chứng Minh ở chùa Linh Nham núi Thái Sơn

Phần trước, chúng ta đã tìm hiểu bài “Vọng nhạc” của Đỗ Phủ, lý giải vai trò của câu “Đại tông phu như hà” là “Tạo hóa chung thần tú”, là “Âm dương cát hôn hiểu”, cũng có nghĩa là núi Thái Sơn tạo ra và đặt định văn hóa thần chuông gióng lên hồi chuông cảnh báo cứu người. Vậy Thái Sơn biểu hiện “Tạo hóa chung thần tú” như thế nào, giải thích “Âm dương cát hôn hiểu” như thế nào?

1. “Tạo hóa chung thần tú”

Chân núi phía Đông núi Thái Sơn có ngôi chùa cổ ngàn năm tên là Ngọc Tuyền, trong chùa có cây tùng Nhất Mẫu núi Thái Sơn. Cây tùng Nhất Mẫu núi Thái Sơn này thân cây có chu vi 3m, vòm lá rộng 897m2, tán cây rộng 1,3 mẫu; vì vậy mới được gọi là cây tùng Nhất Mẫu, được xếp vào di sản thế giới.

Núi Thái Sơn đã đặt định ra văn hóa “Tần tùng”, “Hán bách”, “Đường hòe”, cây tùng Nhất Mẫu ở chùa Ngọc Tuyền ấy đối ứng với cây “Tần tùng” Ngũ Đại Phu ở Thập Bát Bàn thể hiện nội hàm đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, khuyên tam thoái, nói cho thế nhân biết Trời diệt Trung Cộng, thoái đảng bảo mệnh. Nói cách khác chùa Ngọc Tuyền biểu hiện chủ đề đệ tử Pháp Luân Công dùng lời nói giảng chân tướng.

“Chùa Ngọc Tuyền” ngụ ý đệ tử Pháp Luân Công giống như nước suối ngọc chảy ra, dùng lời nói (miệng) giảng chân tướng, khuyên tam thoái; cho nên chung quanh chùa Ngọc Tuyền, ở chân núi phía Đông núi Thái Sơn có làng Đại Tân Khẩu và thị trấn Sơn Khẩu, các địa danh xung quanh đều xoay quanh chữ “khẩu” (miệng) thể hiện việc thuyết nói, thể hiện cho chủ đề đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, khuyên tam thoái. Nếu như dùng một chữ để khái quát chủ đề chân núi phía Đông núi Thái Sơn thì chính là chữ “giảng”.

Thị trấn Vạn Đức ở chân núi phía Tây núi Thái Sơn cũng có một ngôi chùa cổ ngàn năm tên là Linh Nham. Chùa Linh Nham có ngôi điện cao nhất là điện Tích Thúy Chứng Minh, điện Tích Thúy Chứng Minh được xây trên nền mỏm đá lớn của Thái Sơn. Vạn Đức đối ứng với “vạn tiên” của lầu Vạn Tiên, ngụ ý chỉ đệ tử Pháp Luân Công. Chủ đề chùa Linh Nham chính là lấy điện Tích Thúy Chứng Minh để chứng minh “Linh Nham”, chứng minh sự linh nghiệm của đá núi Thái Sơn. Thái Sơn đã đặt định văn hóa Thạch Đảm Đương: Bởi vì con đường leo lên núi Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công, cho nên đệ tử Pháp Luân Công chính là “Thạch Đảm Đương núi Thái Sơn” dám đứng ra vạch trần Trung Cộng, giảng chân tướng.

Như vậy nội hàm mà chùa Linh Nham thể hiện chính là:

“Linh Nham” là hòn đá “linh nghiệm” của Thái Sơn, tức là lời cảnh báo “Thoái đảng bảo mệnh” của đệ tử Pháp Luân Công nhất định sẽ linh nghiệm;

Điện Tích Thúy Chứng Minh: “Chứng minh” tức là lịch sử sẽ chứng minh lời thệ ước chung của đệ tử Pháp Luân Công: Cứu người trong đại kiếp nạn. Nếu như dùng một chữ để khái quát chủ đề chân núi phía Tây Thái Sơn chính là chữ “linh”.

Nói cách khác, chùa Linh Nham ở chân núi phía Tây núi Thái Sơn lấy “linh” để đối ứng với “nói” của chùa Ngọc Tuyền ở chân núi phía Đông núi Thái Sơn, thể hiện lời cảnh báo “Thoái đảng bảo mệnh” của đệ tử Pháp Luân Công nhất định sẽ linh nghiệm, người tuyên bố thoái đảng nhất định sẽ bình an vượt qua đại kiếp nạn.

Chân núi phía Nam núi Thái Sơn có ngôi chùa Phổ Chiếu, trong chùa Phổ Chiếu có cây tùng Nhất Phẩm Đại Phu, cũng gọi là tùng Sư Đệ. Chùa Phổ Chiếu được đặt tên dựa theo câu “Phật quang phổ chiếu”, mà Phật quang phổ chiếu chính là thể hiện ý Phật pháp phổ độ chúng sinh, cứu độ thế nhân. Cây tùng “Sư Đệ” thể hiện: Sư phụ dẫn dắt đệ tử phổ độ, cứu độ chúng sinh, cũng là nói đệ tử Pháp Luân Công dưới sự chỉ dẫn của Sư phụ, truyền bá chân tướng, khuyên thoái cứu người, chính là thể hiện Phật pháp phổ độ. Đây là chủ đề của chùa Phổ Chiếu.

Như vậy chùa Ngọc Tuyền và Đại Tân Khẩu ở chân núi phía Đông núi Thái Sơn biểu thị ý nghĩa “nói bằng miệng”; chùa Linh Nham và điện Chứng Minh ở chân núi phía Tây núi Thái Sơn giải thích cho ý nghĩa “linh nghiệm”; chùa Phổ Chiếu và cây tùng Sư Đệ ở chân núi phía Nam núi Thái Sơn mang ý nghĩa thầy trò cứu người, tổ hợp ba ngôi chùa này thể hiện hoàn chỉnh nghĩa cử và sứ mệnh giảng chân tướng cứu người của đệ tử Pháp Luân Công. Cho nên, chùa Ngọc Tuyền ở chân núi phía Đông Thái Sơn, chùa Linh Nham ở chân núi phía Tây Thái Sơn, chùa Phổ Chiếu ở chân núi phía Nam Thái Sơn giải thích cho câu “Tạo hóa chung thần tú” từ giác độ Phật gia, nghĩa là đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, khuyên tam thoái, chính là tiếng kêu cảnh báo thế nhân thời mạt Pháp mạt kiếp; đệ tử Pháp Luân Công chính là “thần chuông” báo động thời mạt kiếp. Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét “Âm dương cát hôn hiểu”.

2. “Âm dương cát hôn hiểu”

Âm Dương Tuyến (ranh giới Âm Dương) núi Thái Sơn

Giữa núi Ngạo Lai và núi Thái Sơn, lấy sông Hoàng Khê (Tây Khê) làm phân giới, có một cây cầu bắc qua sông Tây Khê từ Tây sang Đông, nối núi Ngạo Lai với núi Thái Sơn, gọi là cầu Trường Thọ. Trên vùng núi đá ở dưới cầu Trường Thọ có một dải đá trắng song song với cầu Trường Thọ gọi là Âm Dương Tuyến. Dưới Âm Dương Tuyến là thác nước, thác nước này đổ xuống đầm sâu, đây là đầm Hắc Long của núi Ngạo Lai.

Đầm Hắc Long núi Ngạo Lai

Âm Dương Tuyến núi Thái Sơn rộng gần 1m, dài 40m, là một dải đá trắng tự nhiên trên núi đá Thái Sơn. Xét về hình thái địa lý thì đi qua Âm Dương Tuyến xuống phía dưới có ý rơi khỏi vách núi, táng thân nơi đầm Hắc Long, vì thế mới gọi dải đá trắng này là Âm Dương Tuyến. Âm Dương Tuyến nghĩa là đường ranh giới ngăn cách âm gian và dương gian. Về nội hàm văn hóa thì sông Hoàng Khê chính là đường ranh giới phân chia âm và dương, cũng là đường ranh giới âm dương phân cách núi Ngạo Lai và Thái Sơn, bởi vì sông Hoàng Khê lấy núi Ngạo Lai ở phía Tây làm âm, núi Thái Sơn ở phía Đông làm dương. Ở bài trước, chúng tôi đã giải thích núi Ngạo Lai biểu hiện cho Trung Cộng, vì vậy Trung Cộng là âm; Thái Sơn tượng trưng cho đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, do đó đệ tử Pháp Luân Công là dương.

Sông Hoàng Khê (Tây Khê) chảy vào trong thành phố Thái An thì đổi tên là Nại Hà, sông Nại Hà cũng chia thành phố Thái An thành hai phần Đông và Tây. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, Nại Hà chính là con sông ngăn cách âm gian và dương gian mà Mạnh Bà trông coi, tức là con người sau khi chết muốn đi qua sông Nại Hà thì phải uống một chén Mê Hồn Thang của Mạnh Bà, khiến người khi đầu thai lại thì quên mất ký ức quá khứ. Bởi vì mặt trời mọc lên ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây, nên phía Tây sông Nại Hà là âm, phía Đông sông Nại Hà là dương. Cho nên, sông Hoàng Khê là đường ranh giới âm dương của Thái Sơn; Nại Hà lại là đường ranh giới âm dương của “Nhân giới” thành phố Thái An. Chúng ta xem bố cục âm dương của núi Thái Sơn.

Phía Tây sông Hoàng Khê là núi Ngạo Lai, núi Ngạo Lai ngụ ý là quốc gia của Trung Cộng, đại biểu cho Trung Cộng.

Sông Nại Hà phía Tây là âm, có địa danh tiêu biểu là núi Cao Lý âm tào địa phủ trước núi Ngạo Lai. Núi Cao Lý từ xưa chính là “địa phủ” trong tam giới là thành Thái An, đến nay trên núi vẫn còn có di tích miếu Địa Phủ, điện Sâm La v.v… cho nên núi Cao Lý là âm phủ ở phía Tây sông Nại Hà.

Núi Cao Lý đứng ngay phía trước núi Ngạo Lai, là ngọn núi án ngữ trước núi Ngạo Lai, bố cục này hàm nghĩa là: Núi Cao Lý thật ra là ngọn núi đối ứng của núi Ngạo Lai, cũng là nói núi Cao Lý đại biểu cho âm tào địa phủ, thực ra là thể hiện vai trò của núi Ngạo Lai. Nếu núi Ngạo Lai đại biểu cho Trung Cộng, như vậy Trung Cộng cũng chính là âm tào địa phủ mà núi Cao Lý thể hiện, cũng là nói rằng Trung Cộng là tổ chức bóng ma đến từ phương Tây.

Trên thực tế, Trung Cộng đúng là tổ chức chính quyền bị bóng ma đến từ phương Tây thao túng, khống chế. Trên bề mặt điều khiển Trung Cộng chính là bóng ma chủ nghĩa cộng sản Marx, ở không gian thâm sâu hơn thì chính là do con rồng đỏ hay con ác long điều khiển Trung Cộng, cũng chính là hắc long mà đầm Hắc Long tượng trưng. Gọi chủ nghĩa cộng sản là bóng ma, kỳ thực bắt nguồn từ “Tuyên ngôn đảng cộng sản” của Marx. Trong phần mở đầu “Tuyên ngôn đảng cộng sản” Marx đã nói: “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu: Bóng ma chủ nghĩa cộng sản”.

Nói cách khác, mạn phía Tây sông Hoàng Khê, sông Nại Hà là biểu hiện cho tổ chức bóng ma Trung Cộng. Trung Cộng thật ra là tổ chức tà linh do âm linh, rồng đỏ điều khiển. Nếu Trung Cộng là âm linh, như vậy phàm là người gia nhập Trung Cộng, thuộc về địa bàn Trung Cộng, thì sinh mệnh đó rốt cục cũng sẽ quay về âm tào địa phủ mà núi Cao Lý tượng trưng. Nói cách khác, ai là người của tổ chức Trung Cộng chính là người tương lai sẽ xuống địa ngục.

Sông Hoàng Khê phía Đông là dương: Húc Nhật Đông Thăng Thái Sơn thể hiện cho dương. Thái Sơn chính là tượng trưng cho đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, bởi vì đường leo lên núi Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công.

Sông Nại Hà phía Đông là dương. Thái Sơn có tam dương: Chính Dương Môn ở Đại Miếu; “Hồng Môn hiểu nhật” ; Húc Nhật Đông Thăng ở Đại Đỉnh, “Tam dương khai thái” tức là chỉ tam dương này. Miếu Đại ở ngay trước trục chính Thái Sơn, bố cục này ngụ ý là miếu Đại đối ứng với núi Thái Sơn, vai trò của miếu Đại tập trung thể hiện chủ đề của núi Thái Sơn.

Ở phần trước, chúng tôi đã lý giải tường tận về núi Thái Sơn, nội hàm văn hóa mà núi Thái Sơn đặt định: Đường leo núi Thái Sơn tượng trưng con đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công, cho nên vai trò núi Thái Sơn thể hiện đệ tử tu luyện Pháp Luân Công. Con đường tu luyện đệ tử Pháp Luân Công đi như thế nào? Nội hàm này thể hiện chủ đề của miếu Đại, con đường tu luyện đệ tử Pháp Luân Công đi chính là thần chuông báo động “Trời diệt Trung Cộng, thoái đảng bảo mệnh” (giải thích chi tiết ở sau).

Hiển nhiên, bố cục âm dương giữa núi Ngạo Lai và núi Thái Sơn thể hiện sự đối lập âm dương giữa Trung CộngPháp Luân Công; mà đối ứng với nó, giống như sông Nại Hà chia thành phố Thái An thành hai bên âm dương, người Trung Quốc hiện nay cũng bởi vậy mà phân chia thành hai nhóm lớn là tùy âm, đồng dương. Thành phố Thái An đặt định ra văn hóa tam giới: Từ Hồng Môn trở lên núi Thái Sơn là “Thiên giới”; từ Hồng Môn trở xuống thành Thái An là “Nhân giới”; núi Cao Lý là “Địa phủ giới”. Không nghi ngờ gì, sông Nại Hà chia thành phố Thái An đại biểu cho “Nhân giới” làm hai bộ phận âm, dương; đối ứng với nó chính là người Trung Quốc trong “lịch sử ngày nay” chia làm hai loại lớn là tùy âm và đồng dương. Thế nào là “tùy âm”? Thế nào là “đồng dương”?

Người gia nhập Trung Cộng, thuộc về địa bàn của Trung Cộng là “tùy âm” (đi theo âm). “Âm dương cát hôn hiểu”: Người tùy âm “hôn”, tức là tín đồ Marx kiên định, không nghe đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, chấp mê bất ngộ là “hôn”. Cũng giống như nhìn núi Thái Sơn qua núi Ngạo Lai, bị lá cành bề ngoài che mắt mà không thấy Thái Sơn, tưởng Trung Cộng là chân chính, kết cục vận mệnh của người này chính là âm tào địa phủ tượng trưng bởi núi Cao Lý: Bị đào thải trong đại kiếp nạn.

Người tuyên bố rời khỏi Trung Cộng là “đồng dương” (đi theo dương). “Âm dương cát hôn hiểu”: Người đồng dương “hiểu”, tức là đồng tình với “Chân, Thiện, Nhẫn”, người hiểu rõ chân tướng mà đệ tử Pháp Luân Công nói, tuyên bố rời khỏi Trung Cộng là “hiểu”. Cũng giống như từ núi Ngạo Lai đi qua cầu Trường Thọ (từ Tây sang Đông) tới núi Thái Sơn, kết cục vận mệnh của họ chính là phúc báo trường thọ; thoát khỏi địa phủ núi Cao Lý, bình an vượt qua đại kiếp nạn.

Hiển nhiên, Âm Dương Tuyến sông Hoàng Khê và sông Nại Hà là đứng từ giác độ của Đạo gia để biểu hiện “thần chuông”. Bởi vì Đạo gia giảng âm dương, cũng là nói “Âm dương cát hôn hiểu” không chỉ là biểu hiện hình thái địa lý phân cách âm dương Thái Sơn; mà còn thể hiện thần chuông phát ra lời cảnh báo: “Trời diệt Trung Cộng, thoái đảng bảo mệnh”. Cũng nói rằng, với lời cảnh báo “Trời diệt Trung Cộng, thoái đảng bảo mệnh”, có vạch rõ giới tuyến với Trung Cộng hay không, chính là Âm Dương Tuyến trên núi Thái Sơn, chính là tiêu chuẩn đo lường xem trong đại kiếp nạn có được lưu lại hay không.

Thông qua giải thích ở trên, chúng ta cùng xem bố cục chỉnh thể núi Thái Sơn:

Chùa Ngọc Tuyền ở chân núi phía Đông núi Thái Sơn, chùa Linh Nham ở chân núi phía Tây núi Thái Sơn, chùa Phổ Chiếu ở chân núi phía Nam núi Thái Sơn, tổ hợp ba chùa này thể hiện cho “Tạo hóa chung thần tú” từ giác độ của Phật gia, tức là người tu luyện báo động đến thế nhân thời mạt Pháp mạt kiếp chính là “thần chuông”; đệ tử Pháp Luân Công chính là “thần chuông” báo động thời mạt kiếp.

Sông Hoàng Khê phân núi Ngạo Lai và Thái Sơn làm âm và dương; sông Nại Hà phân chia “Nhân giới” thành âm và dương. Đây là thể hiện “Âm dương cát hôn hiểu” từ giác độ của Đạo gia, tức là người theo Trung Cộng thì “hôn”, kết cục vận mệnh chính là “Địa phủ” núi Cao Lý, bị đào thải trong đại kiếp nạn; người tuyên bố rời khỏi Trung Cộng thì “hiểu”, kết cục vận mệnh giống như từ núi Ngạo Lai đi qua cầu Trường Thọ đến núi Thái Sơn, an khang trường thọ.

Như vậy núi Thái Sơn thể hiện lời cảnh báo của đệ tử Pháp Luân Công như thế nào? Nội hàm này thể hiện ở miếu Đại. Chúng ta sẽ xem bài sau: “Trời ban thiên thư xây miếu núi Đại”.

Dịch từ:  https://www.zhengjian.org/node/268321



Ngày đăng: 17-02-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.