Khám phá bí mật núi Thái Sơn (4): Trung Thiên Môn, đoạn giữa con đường tu hành





Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Trung Thiên Môn

Leo lên những vách đá dựng đứng trên đỉnh Hồi Mã Lĩnh là đến Trung Thiên Môn. Trung Thiên Môn nằm trên đỉnh Hoàng Hiện Lĩnh, bên sườn núi này có ngôi đền thờ bằng đá Trung Thiên Môn. Đến Trung Thiên Môn là đi được phân nửa lộ trình leo Thái Sơn; Trung Thiên Môn cao 800 mét so với mặt biển, tức là chỉ bằng một nửa độ cao núi Thái Sơn, vì thế mới gọi là Trung Thiên Môn.

Thái Sơn có tam môn (ba cổng): đầu tiên là Nhất Thiên Môn ở phía dưới cung Hồng Môn và nằm trên đường Hồng Môn; tiếp đến là Trung Thiên Môn ở Hoàng Hiện Lĩnh; cuối cùng là Nam Thiên Môn ở điểm cuối Thập Bát Bàn. Tam môn này là thể hiện của ba mốc: nhập môn, giữa chặng đường và điểm kết thúc trên con đường tu hành. Về vị trí địa lý, Trung Thiên Môn nằm ở giữa chặng đường leo núi Thái Sơn; về vai trò của Trung Thiên Môn, ngụ ý giống như nửa chặng đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công.

Giữa đường thì không phải là đỉnh núi, không phải là nơi cao nhất, cho nên mới gọi ngọn núi nơi đặt Trung Thiên Môn là Hoàng Hiện Lĩnh, thể hiện ý tứ là thấp bé, bởi vì giải thích chữ Hán của chữ “hiện” (峴) là núi non thấp bé. Màu sắc đại biểu cho Phật gia là màu hoàng (vàng) kim, cho nên cũng giống như hàm nghĩa trong tên của Trung Thiên Môn, hàm nghĩa của tên gọi Hoàng Hiện Lĩnh chính là: nửa chặng đường tu luyện Phật Pháp. Từ Trung Thiên Môn có thể thấy được Nam Thiên Môn, cho nên chữ “hiện” (tức do bộ sơn 山 – nghĩa là núi và bộ kiến 见 – nghĩa là nhìn tạo thành), chính là “sơn kiến” – nhìn thấy đỉnh núi; trong tu hành chính là nhìn thấy hy vọng. Cho nên Trung Thiên Môn, Hoàng Hiện Lĩnh, cùng nhau thể hiện nội hàm là đi được nửa con đường hồi thiên. Như vậy dấu mốc đi một nửa chặng đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công là gì? Chính là Trung Cộng bắt đầu cuộc đàn áp bức hại đối với đệ tử Pháp Luân Công, thể hiện đối ứng ở Trung Thiên Môn chính là con hổ.

Ở phía Bắc của Trung Thiên Môn còn có một khối đá kỳ lạ, hình dáng như con hổ nằm, gọi là Hổ Phụ Thạch. Bênh cạnh Hổ Phụ Thạch có hai ngôi miếu thờ hổ, trong miếu dựng tượng Triệu Công Nguyên Soái tay cầm roi sắt, mặc áo bào hổ đen vắt ngang qua thân. Theo truyền thuyết, Trung Thiên Môn ngày xưa có nhiều hổ, nên người xưa lập hai ngôi miếu thờ hổ đen để trấn áp thú dữ trên núi. Người thời nay coi hai ngôi miếu thờ hổ là miếu Thần Tài, họ đến để dâng hương cầu tài. Đường leo lên núi Thái Sơn tượng trưng cho con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Công, vậy vì sao lại sắp xếp hổ ở giữa đường leo lên núi Thái Sơn? Bởi vì ẩn dụ của hổ ở Trung Thiên Môn chính là Trung Cộng, nó là con hổ cản đường trên đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công.

Ở dưới chân núi Thái Sơn, phía Đông của đường Hồng Môn có một ngọn núi tên là Hổ Sơn, sở dĩ tên Hổ Sơn là lấy từ một điển cố của Khổng Tử. Sách Lễ ký – Đàn cung hạ ghi chép: Khổng Tử và Tử Lộ đi qua sườn núi Thái Sơn, trên đường đi gặp một phụ nữ khóc thảm thiết trước ngôi mộ, được biết vị phu nhân này có nhiều thân nhân đã chết vì nạn hổ ở nơi này. Khổng Tử hỏi cớ vì sao không rời khỏi nơi này, phu nhân nói ở đây “vô hà chính” (không bị cai trị hà khắc). Chính là nói mọi người thà rằng ở nơi có nạn hổ mà “vô hà chính”, chứ không muốn sống nơi bị cai trị hà khắc, đây là lai lịch của câu “hà chính mãnh ư hổ” (cai trị hà khắc đáng sợ như hổ), gọi là Hổ Sơn là nguyên cớ ấy. Như vậy đối ứng với Hổ Sơn trong “lịch sử ngày nay” là ai? Không nghi ngờ gì đó là sự cai trị bạo lực của Trung Cộng.

Toàn thế giới đều biết, Trung Quốc đại lục hiện nay là xã hội khe khắt với dân chúng nhất trên thế giới, “sự cai trị hà khắc” của Trung Cộng gây ra tội lỗi chồng chất. Thế nhưng dưới sự thao túng dư luận của Trung Cộng, người dân ở Trung Quốc đại lục đã quen với sự cai trị hà khắc của Trung Cộng, dường như đã coi cai trị hà khắc là đương nhiên. Hành động tàn bạo độc ác nhất, không thể tưởng tượng được nhất trong lịch sử cai trị hà khắc của Trung Cộng là mưu đồ xóa sổ “Chân – Thiện – Nhẫn”, đàn áp Pháp Luân Công, bức hại một quần thể người tu hành luyện công, cho nên sự thống trị của Trung Cộng là phiên bản hiện đại của câu nói “hà chính mãnh ư hổ”. Trung Cộng thành lập từ năm 1921 đến nay, trong những người đứng đầu Trung Cộng chỉ có kẻ đầu sỏ gây tội ác bức hại Pháp Luân Công là Giang Trạch Dân là tuổi hổ; “hà chính ư mãnh hổ” đó của Trung Cộng quả đúng là hổ chắn ngang đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công. Đây chính là nguyên nhân hổ được an bài ở Trung Thiên Môn, giữa đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công. Vậy vì sao lại sắp đặt “hai ngôi miếu thờ hổ” ở Trung Thiên Môn? Bởi vì Trung Cộng là thể chế mà hai kẻ đứng đầu đấu đá nội bộ lẫn nhau, hai hổ đấu nhau, cho nên hai ngôi miếu thờ hổ là thể hiện miếu thờ Trung Cộng. Thảo nào ngày nay người ta đã biến hai ngôi miếu thờ hổ trở thành miếu Thần Tài, bởi vì vai trò lịch sử của hai ngôi miếu thờ hổ là Trung Cộng, các tổ chức của Trung Cộng chính là miếu Thần Tài mà rất nhiều người đặt hy vọng thăng quan phát tài vào đó.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Trung Cộng bắt đầu đàn áp đệ tử Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc. Ngày 23 tháng 1 năm 2001, nhằm tìm lý do đàn áp Pháp Luân Công, Trung Cộng đã sắp đặt vụ “Tự thiêu ở Thiên An Môn” chấn động trong ngoài nước, rập trời vu cáo, hãm hại, bôi nhọ Pháp Luân Công, đệ tử Pháp Luân Công gặp phải hoàn cảnh khủng bố như bị núi Thái Sơn đè xuống. Thế nhưng, đối với người tu hành chân chính mà nói, ma nạn là cơ hội đề cao. Đối mặt với hổ ngáng đường tu hành, đối mặt với cuộc đàn áp bức hại của Trung Cộng, những đệ tử Pháp Luân Công chân tu dứt khoát lựa chọn tiến về phía trước. Thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh trăm khó vạn khổ, trải qua chín chín tám mươi mốt nạn. Con đường Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh chính là con đường trảm yêu trừ ma; con đường đệ tử Pháp Luân Công đi cũng là con đường trảm yêu trừ ma (vạch trần Trung Cộng, giải thể Trung Cộng). Cho nên con ma mà đệ tử Pháp Luân Công cần trừ bỏ là u linh đến từ phương Tây, là rồng đỏ ma đỏ Trung Cộng. Nội hàm trừ yêu diệt ma, vạch trần Trung Cộng này được thể hiện đối ứng tại địa danh Đảo Tam Bàn của Trung Thiên Môn.

Từ Trung Thiên Môn tiếp tục đi lên phía trước, có một đoạn đường dốc xuống ở sườn núi phía Bắc, đây là đoạn đường duy nhất phải đi dốc xuống trên con đường cổ lên núi, đoạn đường mòn cổ này chính là Đảo Tam Bàn. Cảnh quan đáng chú ý hai bên Đảo Tam Bàn là Hổ Khắc Thạch, Trảm Vân Kiếm. “Đảo” có nghĩa là thoái lui; “Đảo Tam” chính là “Tam thoái”, ngụ ý đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng với thế nhân vạch trần Trung Cộng, khuyên thế nhân thoái xuất các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng, cũng gọi là “Tam thoái”.

Chúng ta biết câu chuyện lịch sử Ðát Kỷ gây họa loạn triều đình. Ðát Kỷ mê hoặc Thương Trụ Vương, mà phía sau Ðát Kỷ là yêu tinh cáo chín đuôi. Nếu không có yêu tinh cáo chín đuôi thì Ðát Kỷ sẽ không có ma lực lớn như vậy, cho nên muốn đối phó với Ðát Kỷ thì phải diệt trừ yêu tinh cáo chín đuôi đằng sau Đát Kỷ. Để đối phó với yêu tinh cáo, chỉ dùng sức người thì không được, chỉ có cách dùng Pháp lực. Cho nên chúng ta thấy trong Phong Thần diễn nghĩa, đạo nhân Vân Trung Tử ở Chung Nam Sơn đã nhìn thấu Ðát Kỷ, ông muốn diệt trừ yêu tinh cáo, nên đã gọt cành cây tùng làm thành cây kiếm gỗ, dâng lên Thương Trụ Vương để đặt trong cung, trấn yêu tinh cáo chín đuôi. Đáng tiếc Thương Trụ Vương bị ma quỷ làm mê mờ, có mắt không thấy Thái Sơn, cự tuyệt kiếm gỗ tùng của Vân Trung Tử, cuối cùng rơi vào kết cục mất nước tự thiêu.

Trung Cộng là u linh đến từ phương Tây, là rồng đỏ, cho nên muốn diệt trừ tà linh Trung Cộng thì cũng giống như trường hợp của Đát Kỷ, không ai có thể làm được, chỉ có thể dùng Pháp lực, dùng năng lượng Phật pháp để diệt trừ nó. Đệ tử Pháp Luân Công vạch trần Trung Cộng, phơi bày hành vi tàn ác dàn dựng nên vụ “Tự thiêu ở Thiên An Môn” của Trung Cộng ra ánh sáng, chính là hy vọng mọi người nhận rõ Trung Cộng, thoái khỏi các tổ chức của Trung Cộng. Khi mọi người đều thoái khỏi tổ chức của tà linh Trung Cộng, thì tà linh Trung Cộng sẽ mất đi hoàn cảnh để tiếp tục tồn tại, như thế nó sẽ mất đi năng lực khống chế tư tưởng con người. Trung Cộng đã không còn nhân tố phía sau để dựa vào, mất đi sự thao túng đằng sau, thì cũng giống như yêu tinh cáo bị diệt, Ðát Kỷ bị giết, như vậy kết cục của Trung Cộng dĩ nhiên chính là giải thể diệt vong. Như vậy từ ý nghĩa này mà nói, đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, khuyên thế nhân tam thoái, chính là đả hổ; đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng, khuyên tam thoái, chính là dùng cây kiếm gỗ tùng của Vân Trung Tử. Đây chính là dụng ý của việc sắp xếp Trảm Vân Kiếm và Hổ Khắc Thạch trên đường Đảo Tam Bàn.

Trảm Vân Kiếm ở Đảo Tam Bàn

Trên đường mòn Đảo Tam Bàn có dựng một khối đá to, trên đó có khắc chữ Trảm Vân Kiếm. Theo truyền thuyết, có một nhóm người hái thuốc ở đây đột nhiên gặp mây đen cuồn cuộn, rồi bị lạc đường gặp nạn. Một người hái thuốc trẻ tuổi tung người nhảy lên không trung, đâm rách mây đen, cứu mọi người lạc đường, Trảm Vân Kiếm chính là hóa thân của người hái thuốc trẻ tuổi này. Còn có một lời kể, tác dụng của Trảm Vân Kiếm là chém mây đuổi mưa. Câu chuyện trên tựa như là truyền thuyết thần thoại, nhưng kỳ thực ẩn chứa nội hàm ý nghĩa chân thực. Đệ tử Pháp Luân Công vạch trần Trung Cộng, khuyên thế nhân tam thoái chính là Trảm Vân Kiếm “chém mây đuổi mưa”, tức là đang giảng chân tướng cứu người trong họa nạn. Tại sao là “chém mây”? Bởi vì Trung Cộng là u linh đến từ phương Tây, u linh là tà linh ở không gian khác, cho nên kiếm “đuổi mưa” vạch trần Trung Cộng chính là “Trảm Vân Kiếm”.

Đến Trung Thiên Môn là đi được nửa đường lên núi Thái Sơn; tượng trưng cho một nửa chặng đường tu hành của đệ tử Pháp Luân Công. Bước trên Đảo Tam Bàn, chính là tiếp tục tiến về phía trước lên núi Thái Sơn; đối mặt hổ ngáng đường Trung Cộng, dứt khoát giảng chân tướng, khuyên tam thoái, chính là đệ tử chân tu tiếp tục đi về phía trước trên đường tu hành. Cho nên Trung Thiên Môn ở Hoàng Hiện Lĩnh, cũng chính là điểm phân chia học viên Pháp Luân Công chân tu và giả tu, cột mốc của những đệ tử chân tu chính là Đảo Tam Bàn thể hiện cho việc giảng chân tướng, khuyên tam thoái. Đây chính là vai trò của Trung Thiên Môn.

Mời xem tiếp phần 5: Cây tùng Vọng Nhân thông lên trời

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/268318



Ngày đăng: 28-01-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.