Giáo án môn học văn minh tiền sử: “Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết



Tác giả: Tĩnh Tư

[ChanhKien.org]

Chủ đề giảng dạy: Văn minh tiền sử
Chủ đề bài học: “Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết
Đối tượng giảng dạy: Học sinh từ cuối cấp tiểu học trở lên
Thời gian giảng dạy: 40 phút

Mục tiêu dạy học

1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nền văn minh tiền sử.
2. Khơi dậy khả năng tư duy của học sinh.
3. Từ việc khám phá nền văn minh tiền sử, chúng ta sẽ dần dần loại bỏ những quan niệm hạn hẹp và nhận thức sai lầm, tiến thêm một bước hiểu rõ hơn về nguồn gốc của thời không vũ trụ, nhân loại, vật chất và sinh mệnh.

Chuẩn bị giảng dạy

1. Nghiên cứu tài liệu dạy học tham khảo: “Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết.
2. Bạn có thể trước tiên phóng to hình ảnh trong bài viết một chút rồi in ra và treo lên cho học sinh xem trong khi dạy.
3. Nếu có thiết bị máy chiếu, bạn có thể chuyển hình ảnh thành slide trình chiếu, điều này sẽ giúp cho các em học sinh thêm hứng thú và hiểu bài hơn.
4. Nếu cần thiết sinh hoạt thảo luận, hãy thiết kế phiếu học tập.

Trọng điểm giảng dạy

“Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết

Trong các truyền thuyết của nhiều dân tộc trên thế giới có rất nhiều truyền thuyết nói về “Người khổng lồ”. Từ câu chuyện người khổng lồ một mắt Cyclops chạm trán với người anh hùng tên Odysseus trên hải đảo trong thần thoại Hy Lạp “The Odyssey”, “Cậu bé Jack và cây đậu thần” trong truyện cổ tích Grimm đụng độ với người khổng lồ, cho đến “Xứ sở người khổng lồ” trong Gulliver du ký, có rất nhiều câu chuyện đều miêu tả về sinh mệnh người khổng lồ. Sau thế kỷ 18, cùng với sự phát triển nghiên cứu của ngành nhân chủng học cận đại, những câu chuyện truyền thuyết như thế đã dần dần biến mất. Ngày nay mọi người đều nói rằng tất cả chỉ là những câu chuyện truyền thuyết hoang đường. Tuy nhiên, có một số phát hiện khảo cổ liên quan đến người khổng lồ đã khiến nhân loại phải suy ngẫm lại: “Truyền thuyết” chỉ là truyền thuyết thôi sao?

Những viên đá này được lưu giữ tại bảo tàng Tiến sĩ Javier ở Peru, Nam Mỹ, chúng được chạm khắc nhiều hình vẽ khiến người ta phải kinh ngạc. Trong những hình vẽ này, chúng ta có thể thấy rõ ràng khung cảnh con người sinh sống cùng với khủng long, chúng giống như là một loài gia súc hoặc thú cưng của con người thời đó. Các nhà khoa học cho rằng khủng long đã biến mất cách đây hơn 50 triệu năm, vậy thì những hình vẽ này rốt cuộc là ai đã khắc lên?

Trong số đó có một phiến đá có khắc hình một người đàn ông hoảng loạn đang bị một con khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex truy đuổi, anh ta rất sợ hãi chạy về phía trước. Con khủng long bạo chúa này trông giống với khủng long bạo chúa mà chúng ta đã từng xem trong bộ phim “Công viên kỷ Jura” (Jurassic Park), Nó là một con khủng long đứng. Những hình vẽ được chạm khắc trên tảng đá này khiến người ta khó lý giải, làm sao có thể vẽ người và khủng long cùng với nhau được chứ?

(Hình ảnh được đăng dưới sự cho phép của Tiến sĩ Don Patton)

Hãy xem một phiến đá khác có khắc hình một con khủng long ba sừng Triceratops, loài khủng long này trông giống như loài tê giác khổng lồ, và tên của nó được đặt theo ba chiếc sừng trên đầu. Trong hình có khắc một người đàn ông cưỡi trên lưng một con khủng long ba sừng, tay đang vung một loại vũ khí giống như cái rìu. Trên một phiến đá khác, chúng tôi còn nhìn thấy một người đang cưỡi trên lưng một con Thằn lằn bay Pterosauria. Hầu như các loài khủng long nổi tiếng đều xuất hiện trong những tác phẩm điêu khắc bằng đá này, hơn nữa chúng dường như còn có mối liên quan mật thiết đến cuộc sống của những người được khắc trên đá.

(Hình ảnh được đăng dưới sự cho phép của Tiến sĩ Don Patton)

Khi so sánh tỉ mỉ những bức điêu khắc trên đá này, người ta phát hiện tỷ lệ kích thước giữa người và khủng long không khác nhau nhiều. Lấy hóa thạch của loài khủng long bạo chúa mà hiện nay đã được phát hiện làm ví dụ, chiều cao của loài khủng long bạo chúa này ngang bằng với một tòa nhà ba tầng. Trong bộ phim “Công viên kỷ Jura”, chúng ta có thể thấy loài khủng long bạo chúa cực kỳ to lớn, có thể giẫm bẹp con người chỉ bằng một chân. Còn trong những tác phẩm điêu khắc đá này, mặc dù khủng long vẫn to lớn hơn con người nhưng tỷ lệ không quá chênh lệch; kích thước của loài khủng long ba sừng đối với người cưỡi nó mà nói, dường như tương đồng với tỷ lệ giữa người và con bò ngày nay. Như vậy thông tin này nói lên điều gì? Rất có khả năng loài người sinh sống trong thời đại khủng long tương đối cao lớn, chẳng phải đó chính là “người khổng lồ” hay sao?

Mặc dù suy luận này thoạt nghe có vẻ khiến người ta khó tiếp thu, tuy nhiên, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một con chuồn chuồn cổ đại sống cách đây 280 triệu năm, đôi cánh của nó rộng 70 cm. Còn một ví dụ khác, có một số loài dương xỉ khổng lồ vào thời đại khủng long, và những loài lớn nhất thậm chí còn cao hơn cả khủng long (khoảng 30 mét). Như vậy nếu con người cũng đồng thời tồn tại vào thời điểm đó, thì liệu họ có cao hơn con người ngày nay không?

Vào cuối những năm 1950, rất nhiều xương hóa thạch khổng lồ đã được phát hiện ở các vùng thung lũng của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi điều tra kiểm chứng, người ta đã xác nhận rằng chúng rất giống với xương người, chỉ có điều khác thường là tỷ lệ lại đặc biệt lớn. Một trong những hóa thạch xương đùi người dài đến 1,2 mét. Theo tỷ lệ này, “người” này phải cao đến 5 mét, quả thật gọi đây là người khổng lồ cũng không hề phóng đại chút nào.

Một chiếc xương đùi người cổ đại dài 1,2 mét được Bảo tàng hóa thạch Mt. Blanco ở Texas, Mỹ sưu tầm, ước tính chiếc xương chân này đến từ một người khổng lồ cao 5 mét (Hình ảnh được đăng dưới sự cho phép của Joe Taylor).

Tại Mỹ quốc, có một truyền thuyết của người Mỹ da đỏ (tên tiếng Anh là Indigenous Americans hay còn gọi là người Anh-điêng) kể rằng cách đây rất lâu về trước, đã từng có một chủng tộc người khổng lồ tóc đỏ sống trong một hang động tên là Lovelock, nằm cách thị trấn Lovelock ở Nevada, Mỹ 35 km về phía Tây Nam; thân thể của họ rất to lớn và cũng rất hung hãn, tổ tiên của người da đỏ đã phải trải qua nhiều năm chinh chiến mới đánh đuổi người khổng lồ này đi khỏi. Lúc mới đầu người ta không chú ý nhiều đến truyền thuyết này, mãi cho đến năm 1911, sau khi những người thợ mỏ khai thác phân chim trong hang Lovelock phát hiện ra một xác ướp khổng lồ cao đến 2,2 mét với mái tóc màu đỏ, điều này đã thu hút sự quan tâm của các nhà khảo cổ học và đồng thời đã tiến hành khảo sát nghiên cứu về nó. Từ một số xương đùi được khai quật, người ta cho rằng những người sở hữu xương đùi này cao đến 2 tới 3 mét.

Tại vùng Sarawak của Malaysia cũng có lưu truyền các truyền thuyết về người khổng lồ. Vào đầu thế kỷ 20, có người đã phát hiện ra một số thanh gỗ khổng lồ trong khu rừng rậm ở Sarawak, những thanh gỗ này dài từ 2,5 – 9 mét và được cho là công cụ mà người khổng lồ đã sử dụng.

Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện ra những dấu chân hóa thạch khổng lồ. Hãy xem những dấu chân trong hai bức ảnh dưới đây có khiến người ta kinh ngạc không! Dấu chân trong bức ảnh đầu tiên dài đến 42 inch (107 cm), gót chân rộng đến 11 inch (28 cm), ngón chân thì dài 8 inch (20 cm) và rộng 6 inch (15 cm). Bức ảnh thứ hai là dấu chân khổng lồ đã được tìm thấy ở Kansas, Mỹ bởi Tiến sĩ C. N. Dougherty, được trình bày trong cuốn sách “Thung lũng của những người khổng lồ”. Điều đáng kinh ngạc không kém là người ta ước tính rằng nếu đây thực sự chính là một dấu chân của người khổng lồ thì người này cao tới khoảng 25 feet (7,62 mét).

Hóa thạch dấu chân của người khổng lồ

Dấu chân người khổng lồ dài gần 90cm được tìm thấy ở Kansas, Mỹ. (Hình ảnh được đăng dưới sự cho phép của Floyd M. Gurley)

Trong lịch sử phát triển lâu dài của nhân loại liệu đã từng có những người khổng lồ tồn tại chăng? Nếu không thì những bộ xương khổng lồ được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ và hang Lovelock là chuyện như thế nào? Nếu như có thật, vậy thì về sau này họ đã đi đâu hết cả rồi?

Nếu phân khai một số những chứng cứ nêu trên thì sẽ thấy chúng là những bí ẩn khó giải. Thế nhưng khi tổng hợp lại mà xem xét, thật sự là đáng để cho chúng ta phải suy ngẫm.

Quá trình giảng dạy

1. Giới thiệu – Câu hỏi (5 phút)
(1) Bạn đã từng nghe nói đến truyền thuyết về “người khổng lồ” chưa?
(2) Bạn nghĩ một con người cao bao nhiêu cm mới được xem là người khổng lồ?
(3) Nếu có một người cao 762 cm thì sẽ trông như thế nào?

2. Giảng giải về những điểm chính của bài giảng (15 phút)
(1) Kể lại: “Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết
(2) Có thể đặt câu hỏi trong khi kể chuyện
(3) Tại sao có rất nhiều mô tả về “người khổng lồ” mà người ta đều nói rằng đó chỉ là truyền thuyết?
(4) Các nhà khảo cổ học suy luận như thế nào từ những hình khắc trên các phiến đá ở Peru cho thấy loài người tồn tại trong thời đại khủng long có thể là người khổng lồ?
(5) Nếu như người khổng lồ đã từng tồn tại, nhưng về sau này bọn họ đã đi đâu mất?

3. Thảo luận tự do (15 phút)
(1) Sau khi tìm hiểu về những khám phá khảo cổ học về người khổng lồ, bạn/em có cải biến quan niệm hoặc nhận thức nào của mình không?
(2) Sau khi nghe xong truyền thuyết về “người khổng lồ”, bạn/em liên tưởng đến điều gì? Hoặc muốn đưa ra câu hỏi nào không?
(3) Cho tất cả học sinh tham gia thảo luận.

4. Đánh giá (5 phút)
(1) Bạn có thể dùng hình thức vấn đáp để kiểm tra mức độ lý giải của học sinh.
(2) Bạn cũng có thể dùng cách đặt câu hỏi trong các cuộc thảo luận tự do để tiến hành đánh giá.
(3) Hoặc phát phiếu học tập.

Phương pháp giảng dạy

1. Sử dụng tài liệu hỗ trợ giảng dạy
(1) Cho học sinh xem tranh ảnh in sẵn.
(2) Nếu hình ảnh đã được làm thành slide, các slide này có thể được trình chiếu trong suốt bài giảng để hỗ trợ cho việc giải thích, điều này sẽ giúp học sinh hứng thú và hiểu bài hơn.
2. Chỉnh lý sắp xếp lại và tự giảng giải các điểm chính của bài học bằng ngôn từ của bản thân càng nhiều càng tốt, tránh đọc theo giáo án.
3. Trong quá trình giảng dạy, bạn có thể tương tác với học sinh thông qua phương pháp đặt câu hỏi hoặc cho phép học sinh đặt câu hỏi tự do.

Phương pháp đánh giá

(1) Kiểm tra vấn đáp.
(2) Nếu thiết kế phiếu học tập, học sinh cũng có thể mang phiếu học tập này để mang về nhà trả lời và nộp lại vào buổi học tiếp theo.
http://big5.minghui.org/mh/articles/2002/4/19/28716.html
http://big5.minghui.org/mh/articles/2003/3/6/45880.html

Tài liệu tham khảo

1. “Người khổng lồ” không chỉ là truyền thuyết (Nhà văn: Học Cảng)

http://big5.minghui.org/mh/articles/2002/4/19/28716.html

2. Người khổng lồ không chỉ là truyền thuyết (Nhà văn: Ban biên tập sách Chánh Kiến)

http://big5.minghui.org/mh/articles/2003/3/6/45880.html

Ghi chú của người dịch:

Đọc giả có thể xem tham khảo thêm các tài liệu sau:

Hóa thạch liên quan đến người khổng lồ:
https://www.jpost.com/omg/article-784455
https://www.omniology.com/Joe+GiantLeg.html
https://www.omniology.com/delknewmandino.htm
https://www.omniology.com/Gigantic-Man-Tracks.html
https://www.omniology.com/PALUXY-GIANTS.html
https://www.omniology.com/browser2/index.htm

Những hòn đá được chạm khắc ở Ica: Một thư viện tiền sử?
https://chanhkien.org/2010/10/nhung-hon-da-duoc-cham-khac-o-ica-mot-thu-vien-tien-su.html
https://chanhkien.org/2021/02/chi-tiet-ve-mot-so-truong-hop-duoc-de-cap-trong-sach-chuyen-phap-luan-2.html
https://www.omniology.com/IcaPeruDinoArt.html
https://www.omniology.com/IcaPeruDinoCeramicArt.html

Hoá thạch bọ ba thùy in trên dấu giầy:
https://www.omniology.com/SandalPrint.html
https://www.omniology.com/GeologicPsuedoColumn.html
https://chanhkien.org/2011/06/nhung-dau-chan-in-tren-hoa-thach-bo-ba-thuy.html
https://chanhkien.org/2021/02/chi-tiet-ve-mot-so-truong-hop-duoc-de-cap-trong-sach-chuyen-phap-luan-1.html

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/27753



Ngày đăng: 17-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.