Chữ “Nghĩa” – Hán tự Thần truyền



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp – Thiên Thuần

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: Chánh Kiến sưu tầm và thiết kế.

Chữ “Nghĩa 義” – thời cổ đại là chỉ nghi thức xuất chinh uy vũ của quân đội. Tự hình là dùng chữ “Ngã 我” nghĩa là tôi, cái tôi và chữ “Dương 羊” nghĩa là con dê hợp lại mà thành, có ý nghĩa như chữ “Thiện 善” nghĩa là tốt lành, lương thiện. Kết nối lại đã nói rõ vấn đề cho chúng ta rồi. Chữ “Nghĩa” là chỉ việc chinh phạt với mục đích thiện thì mới là nghĩa. Tiền đề là phải vì thiện thì mới được gọi là nghĩa.

Chúng ta xem cách dùng chữ “Nghĩa” của người xưa thì sẽ biết, hiện nay người ta coi “diễn nghĩa” thành một loại hình thức nghệ thuật, điều đó là sai hoàn toàn, bởi vì người xưa rất chú trọng cách dùng từ, không phải tất cả các truyện đều có thể gọi là “diễn nghĩa”. Ví như: “Phong Thần diễn nghĩa”, “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tuỳ Đường diễn nghĩa”, “Thất hiệp ngũ nghĩa” [1] là những tác phẩm có thể gọi là “diễn nghĩa”. Còn “Tây du ký” chỉ có thể gọi là “ký”, “Thuỷ Hử truyện” cũng chỉ có thể gọi là “truyện”. Nhìn thì là sự khác nhau về tên gọi nhưng nội hàm lại có sự khác biệt rất lớn, Bởi vì chỉ có chiến đấu vì những điều thiện mới gọi là nghĩa.

Truyện “Phong Thần diễn nghĩa” còn được gọi là “Phong Thần bảng”, cả quyển gồm 100 hồi, trên bề mặt là kể về việc phong Thần trên Thiên giới, cho nên mới gọi là “Phong Thần bảng”. Còn gọi là “Phong Thần diễn nghĩa” thì lại chú trọng về chữ “Nghĩa”, chỉ việc Khương Tử Nha phò tá nhà Chu (Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương) đánh dẹp Thương Trụ, ông là một vị quân sư chính nghĩa, phản ánh lòng dân, để người dân làm chủ đất nước. Đây mới là mạch chính của câu chuyện, là nguyên nhân chính câu chuyện được gọi là “diễn nghĩa”. “Tam quốc diễn nghĩa” xem qua thì tựa như đang kể về diễn biến của ba nước Nguỵ, Thục, Ngô trong tư thế chân vạc, nhưng mạch chính lại nằm bên phía bậc nhân nghĩa là Lưu Bị. Tào Tháo và Tôn Quyền nhiều nhất là chiếm được mặt trí tuệ, đặc biệt là Tào Tháo nham hiểm xảo trá, trái ngược hẳn với sự khoan dung nhân từ của Lưu Bị. Bởi vì có cái “Nghĩa” của Lưu Bị nên mới gọi là “Tam quốc diễn nghĩa”.

Mạch chính của “Tuỳ Đường diễn nghĩa” là xoay quanh đội quân Ngoã Cương do Lý Thế Dân cần chính thương dân làm chủ đạo, nên mới gọi là “Tuỳ Đường diễn nghĩa”, “Thất hiệp ngũ nghĩa” đại khái cũng vậy.

Còn nhân vật chính trong “Thuỷ hử truyện” là các vị hảo hán Lương Sơn, mặc dù phất cờ ‘thay trời hành đạo’ nhưng lại là một bang cường bạo, cũng không có nhân tố thiện trong đó, nên cũng chỉ có thể gọi là truyện, vì là truyện viết về cường đạo, nên không thể gọi là “nghĩa”.

Tác phẩm “Tây du ký” tuy rằng là chính, nhưng là một câu chuyện tu luyện, không có quan hệ với chiến tranh nên gọi là “ký”. “Hồng lâu mộng” thì cũng vậy.

Chỉ có chiến đấu vì chính nghĩa mới có thể gọi là “diễn nghĩa”, những loại khác thì không được gọi như vậy. Bởi vậy khi chúng ta xem những câu chuyện xưa, cần phải xem mạch chuyện chính của nó, xem phía mà Thần chủ đạo, xem phía thực sự thuộc về mặt thiện. Hiện nay chữ giản thể của Trung Cộng viết là “义” (nghĩa), trên hình dạng chữ có thể nhìn ra ý nghĩa: hai con dao dắt vào hông, ý là cầm dao đứng ra liều mạng bảo vệ bạn bè, đây là bất thiện. Chữ giản thể của Trung Cộng đã đánh mất lương tri của con người, đánh mất sự thiện lương và chính nghĩa, điều nó đề xướng là đấu tranh, người chết ta sống. Từ những điểm này ta có thể nhìn ra được sự tà ác của Trung Cộng.

Khôi phục lại văn hoá Thần truyền chân chính, trừ bỏ đi sự can nhiễu của văn hóa đảng là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp, cũng là trách nhiệm của con người tương lai.

Chú thích của người dịch:

[1]: Thất hiệp ngũ nghĩa (七俠五義), trước đó còn có tên Trung liệt nghĩa hiệp truyện (忠烈義俠傳) và Tam hiệp ngũ nghĩa (三俠五義), là một tiểu thuyết của Trung Quốc viết theo kiểu chương hồi vào thế kỷ 19, gồm 100 hồi. Nguyên bản tiểu thuyết là những câu chuyện kể về Bao Công của Thạch Ngọc Côn, người kể chuyện thời nhà Thanh, được biên tập và soạn thành sách. Tiểu thuyết lấy bối cảnh đời nhà Tống vào thế kỷ 11, xoay quanh cuộc đời của vị quan nổi tiếng Bao Công, cùng các du hiệp đã giúp đỡ ông phá nhiều vụ kỳ án. (Theo Wikipedia)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/134543



Ngày đăng: 08-09-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.