Thiển ngộ về chữ “ngã”



Tác giả: Hoả Phượng Hoàng

[ChanhKien.org]

Là một đệ tử Đại Pháp, sau khi tôi hiểu ra rằng gặp sự việc thì cần “hướng nội tìm”, thì tôi phát hiện ra trong chữ ngã(我: tôi)có chữ trảo (找: tìm kiếm)

1. Chữ ngã(我)gồm bộ phiệt (丿) và chữ trảo (找)

Bộ phiệt (丿):Là nét viết từ trên xuống, tượng trưng rằng “我-tôi” đến từ thiên thượng xuống, hoặc là từ trong vô hình phiêu phiêu giạt tới, hoặc cũng có thể là từ trong hữu hình trầm lạc xuống đến đây.

Chữ trảo (找): Là trung tâm của “我-tôi”, nằm ở trong chữ ngã(我), hai chữ này không thể tách rời, cho thấy rằng tôi chính là một sinh mệnh hướng nội tìm.

Chữ ngã(我) nếu bỏ đi nét phẩy “丿” ở trên sẽ hiện ra chữ trảo (找). Nét phẩy đó cũng có thể đại biểu cho đặc điểm nhận dạng của con người, cái mũ của con người, quan niệm tư duy của con người. Chỉ khi buông bỏ nó xuống, nhảy thoát ra khỏi nó, mới có thể làm được “hướng nội tìm vô điều kiện” của người tu luyện.

2. Chữ ngã(我) gồm chữ thủ (手: bàn tay) và chữ qua (戈: giáo mác)

Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Ngoài ra tôi còn nói với chư vị rằng, trong [giai đoạn] tu luyện thế gian pháp, thì hết thảy các công năng xuất hiện đều là một chủng loại bản năng tiên thiên mà nhục thân mang theo; hiện nay chúng ta gọi là ‘công năng đặc dị’.” (Bài giảng thứ hai – Chuyển Pháp Luân)

Dựa trên quy tắc nhận biết Hán tự thì chữ ngã(我) là do chữ thủ (手: bàn tay) và chữ qua (戈: giáo mác) hợp thành, nghĩa là tay cầm giáo mác. Điều đó lại vừa hay nói lên rằng “我-tôi” từ khi trời sinh đã mang theo binh khí, thân thể con người vốn đã có công năng đặc dị.

3. Trong chữ ngã(我) có trảo (找), đại (代 ), phạt (伐), thăng (升)

Tìm kiếm pháp môn tu luyện, tìm kiếm Đại Pháp để trở về trời. Trong chữ ngã(我) ở tiếng Hán thì chữ (找) chiếm gần hết, cá nhân tôi nghĩ rằng điều đó cho thấy rằng, khi Thần tạo ra bên trong con người một bộ cơ chế “找-tìm kiếm”, reo vào con người cái tâm cầu Đạo, khi thời cơ chín muồi, khi bản tính được khôi phục thì tự sẽ tìm kiếm Đại Pháp. Sau khi tìm được Đại Pháp thì chiểu theo Đại Pháp để hướng nội đối chiếu bản thân, từ đó không ngừng cải thiện bản thân, không ngừng thăng hoa!

Trong chữ ngã(我) có đại (代)

Sư phụ giảng:

“Mỗi một sinh mệnh, mỗi một người đều không đơn giản, sau lưng đều đang đại biểu quần thể rộng lớn các sinh mệnh của vũ trụ.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp- Giảng Pháp tại các nơi XI)

Dựa trên Pháp chúng ta biết được rằng, mỗi người trên thế gian hôm nay đều là được thiên thượng phái xuống, họ là đại biểu cho quần thể rộng lớn các sinh mệnh của vũ trụ. Hơn nữa, thân thể người có một đặc điểm là “tân trần đại tạ”, tế bào cũ rơi rụng xuống được tế bào mới thay thế cũng giống nhân loại sinh sôi nảy nở đời này qua đời khác, cần phải thực hiện nghĩa vụ nối dõi tông đường.

Trong chữ ngã(我) ngã có phạt (伐)

Chữ phạt (伐): nghĩa là loại bỏ, cắt đứt, chữ ngã(我) trong tiếng Hán có ngầm chứa chữ phạt (伐). Thể hiện rằng nếu hùa theo việc nghịch thiên phản đạo thì hậu quả cuối cùng vẫn là tự mình chuốc lấy. Những kẻ tà ác bức hại Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp là đang hại chết chính mình, vận mệnh của họ đã định trước là sẽ bị báo ứng, bị phạt (伐).

Trong chữ ngã (我) có thăng (升)

Đồng tu phương Tây từng chia sẻ những trải nghiệm trong định như sau: con người viết chữ, nhận ra mặt chữ là trên bề mặt phẳng, còn Thần khi tạo chữ ở trên thiên thượng là kiểu chữ lớn lập thể treo trên lơ lửng trên không. Nhận thức từ góc độ khác nhau có thể có lý giải khác nhau. Như vậy, nhìn ở góc độ khác thì trong chữ ngã (我) có thăng (升) trong thăng hoa.

Điều mà con người cho là “khôn” nhưng thực ra lại là ngốc. Thuận theo thiên lý, chính là thăng hoa. Triều đại nối tiếp nhau chờ đợi Đại Pháp, phỉ Sư báng Pháp sẽ bị trời phạt (伐). Bốn chữ trảo (找), đại (代 ), phạt (伐), thăng (升) đều nằm trong chữ ngã(我) trong tiếng Hán, cho nên con người chọn theo nẻo nào nhất định cần phải thận trọng.

4. Trong chữ ngã (我) có tồn tại âm dương, có chủ và phó nguyên thần

Chữ Hán thật sự rất sinh động, ví như nói nếu phân chữ 我 (ngã) thành hai bộ phận mà nhìn: chữ 手 (thủ) ở bên trái có nét sổ dọc biểu thị tính dương, chữ 戈 (qua) ở bên phải có nét mác (phẩy) biểu thị tính âm. Hai bộ phận này rất giống với chủ nguyên thần và phó nguyên thần của con người, hai bên lưng đối vào nhau. Quan hệ giữa bộ “手” (thủ) và bộ “戈” (qua) cũng chính là giống như quan hệ giữa chủ nguyên thần và phó nguyên thần, đều là một thể thống nhất.

Chữ Hán Thần truyền có nội hàm cực kỳ thâm sâu, trí huệ Thần dùng để tạo ra chữ Hán cũng rất to lớn. Ở đây là một chút suy ngẫm của bản thân tôi đối với chữ ngã (我), tôi cũng viết kèm một bài thơ:

Hạ thế chúng ngã vạn vạn thiên
Đô thị thiên thượng Phật Đạo Tiên
Tầm Pháp tu tâm hướng nội trảo
Trợ sư cứu độ thiên ngoại thiên

Tạm dịch:

Trăm nghìn vạn “ngã” cùng hạ thế
Trên trời vốn là Phật Đạo Tiên
Tìm Pháp tu tâm hướng nội tìm
Trợ Sư cứu độ thiên ngoại thiên

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/238224



Ngày đăng: 17-07-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.