Bí quyết nhìn người của cổ nhân
Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Sơn Đông
[ChanhKien.org]
Cổ nhân nhìn người, kỳ thực là nhìn vào mặt khác của người đó, hay nói cách khác là nhìn vào chỗ khuyết điểm, nhược điểm của họ, nhược điểm nhưng không nhược tài (kém tài) mới là căn bản.
Có một câu trong “Thiên Thức Tỉnh” của tập “Tiểu Song U Ký” (tập tùy bút do Trần Kế Nho thời nhà Minh biên soạn) viết rằng: “Khán trung nhân, tại đại xử bất tẩu tác, khán hào kiệt, tại tiểu xử bất thẩm lậu”. Đại ý là nói nhìn những người bình thường, thì cần nhìn xem người đó có hồ đồ trong những việc lớn không; nhìn hào kiệt thì cần nhìn xem người đó có lý trí trong những việc nhỏ không. Kỳ thực ở đây là ý chỉ nhược điểm của mỗi người có quá yếu hay không, ở trong tu luyện chính là có lậu.
Trung nhân ở đây là chỉ những người ở tầng lớp trung lưu hoặc những trung sỹ trong tu luyện. Loại người này thường đều hơi quá thực tế, nhìn vấn đề quá coi trọng thiệt hơn, cho nên sẽ không thể đả khai cục diện của những việc lớn. Vì điều này mà sẽ mất đi cơ duyên tu luyện.
Trong bài giảng thứ chín của cuốn “Chuyển Pháp Luân” Sư phụ có giảng cho các đệ tử Đại Pháp rằng:
“Là một người tu luyện bình thường, thuộc hạng “trung sỹ văn Đạo”, luyện cũng được chẳng luyện cũng xong, kiểu người như thế rồi có lẽ sẽ không thành”.
Trước lợi ích, người ta thường sợ thiệt thòi mà không dám có hành động khác biệt. Tầng lớp trung lưu ngày nay đều là những người được hưởng lợi từ vòng tròn lợi ích của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đơn cử như rất nhiều công chức, giáo viên, nhân viên của một số đơn vị tương đối tốt một chút, họ đều sợ mất đi lợi ích, mà không dám đến gần cửa của Đại Pháp. Đây mới chính là bi kịch.
Hàn Tín, một nhân vật hào kiệt trong lịch sử, không những có chí lớn, mà còn vô cùng giữ lễ tiết, không giao du với những tên vô lại để làm những điều vô nghĩa, đây mới là một vị tướng tài thực sự.
Sư phụ Đại Pháp đã dạy chúng ta trong bài “Thánh giả” (Tinh Tấn Yếu Chỉ) rằng:
“Ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết, đắc Pháp Lý có thể phá mê, tế thế độ nhân mà công đức tự phong phú”.
Người tu luyện như vậy, thế nhân cũng giống như vậy. Nếu chúng ta không dụng tâm từ những việc nhỏ, thì sẽ rất khó hoàn thành việc lớn. Tính khí nóng nảy của Trương Phi, tính tự phụ của Quan Vũ và tâm thái mềm yếu của Gia Cát Lượng (vấn đề Mã Tắc), đều là mấu chốt tạo thành những phiền phức của họ.
Nhìn người khác không chỉ nhìn vào ưu điểm, mà cũng cần nhìn vào khuyết điểm của người đó xem có phải là chỗ chí mạng của họ hay không. Trí tuệ của cổ nhân quả thật đáng để chúng ta học hỏi.
Ngày đăng: 08-09-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.