Vì sao mà tu
Tác giả: Arnaud (Pháp)
[ChanhKien.org]
Khi có người hỏi các đệ tử Đại Pháp rằng vì sao lại tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, mọi người đều đứng từ góc độ giảng chân tướng mà nói Đại Pháp có thể giúp con người khỏe mạnh, trừ bệnh khỏe thân, dạy con người hướng thiện, làm người tốt, v.v. giảng những đạo lý đơn giản nhất mà người thường có thể dễ dàng tiếp thu. Đây là những điều cần giảng cho người thường, không thể giảng cao. Nếu như thảo luận vấn đề này trong nội bộ đệ tử Đại Pháp, hoặc đệ tử Đại Pháp tự hỏi bản thân vì sao lại tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nếu đứng trên Pháp lý, học viên có tín tâm khác nhau sẽ có câu trả lời khác nhau.
Về việc này, có học viên nói: “Tôi muốn theo Sư phụ trở về nhà”, có người nói: “Tôi muốn phản bổn quy chân”; hoặc nói: “Tôi muốn kiến lập uy đức” v.v.. Bởi vấn đề này liên quan trực tiếp đến nhận thức và lý giải của mỗi từng cá nhân đối với Đại Pháp, cho nên điều này cũng rất đáng để chúng ta thảo luận.
Chủ đề này nói ra thì rất rộng. Vũ trụ đang trong Chính Pháp, từ vạn cổ tới nay, đây là lần đầu tiên Sư phụ đem Đại Pháp căn bản với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ truyền cho chúng ta. Đây là thiên Pháp, thiên lý, điều mà ngay cả những vị Thần cao nhất trong quá khứ cũng không hề biết. Bộ Pháp lớn thế này khi truyền xuất lai, không chỉ là độ con người quay trở về và quy chính lại hết thảy những Pháp lý cũ đã biến dị, mà còn liên quan tới nhân tố của nhiều phương diện, liên quan đến Chính Pháp và vũ trụ mới. Vậy nên, tôi nghĩ chúng ta nên xem xét sự tu luyện của mình nhiều hơn ở những phương diện này.
Từ năm 1997, Sư phụ đã giảng cho chúng ta về sự hình thành của vật chất:
“Tổ thành như thế nào? Trong vũ trụ này có Pháp, Pháp này chính là Chân-Thiện-Nhẫn mà chúng tôi giảng, chủng đặc tính này của vũ trụ đem thứ ‘nước’ ấy tổ thành lạp tử vật chất đơn nhất sơ khai nhất, vi tiểu nhất, nguyên thủy nhất, cũng có thể gọi nó là lạp tử tối nguyên thủy. Nhưng nó là đơn nhất, nó không là gì cả, cũng giống như một cái bọt nước. Vậy thì ghép hai lạp tử nguyên thủy lại với nhau, thì sẽ lại tạo thành lạp tử nguyên thủy lớn hơn. Sau đó lại đem hai lạp tử [loại] hợp hai thành một kia mà hợp thành một lạp tử lớn hơn chút. Cứ không ngừng tổ hợp tiếp tục thế, một mạch đến lạp tử các tầng thứ khác nhau tổ hợp thành ngoại hình các chủng vật chất, sinh mệnh, vật chất, không khí và những thứ cần thiết cho sinh tồn như ánh sáng, nước, thời gian v.v. v.v., lạp tử sẽ có các phương thức tổ hợp khác nhau, mà hôm nay chúng ta gọi là trình tự sắp xếp”. (Giảng Pháp tại San Francisco năm 1997).
Tôi hiểu rằng, thân thể người, thậm chí cả tư tưởng con người ở một mức độ nhất định đều do vật chất cấu thành. Vậy thì tư tưởng và thân thể chúng ta đều có quá trình tổ hợp từ hồng quan cho đến vi quan, xuyên suốt tầng tầng lạp tử của chúng ta đều do chủng đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn tổ hợp thành. Vì vậy, sinh mệnh cần phải phù hợp với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, nếu không sẽ bằng như tự động giải thể. Lấy một ví dụ chưa thật khớp lắm, những hạt nam châm nhỏ cỡ hạt cát bởi có mang từ tính nên chúng hút lẫn nhau, từ đó tạo thành một vật thể lớn hơn. Khi đó, nếu vật thể này mất đi từ tính, nó sẽ ngay lập tức giải thể và tan rã như một nắm cát rơi xuống đất.
Tôi nhớ Sư phụ từng giảng:
“Vật thể nào cũng là sống, đều có mang Phật tính, chỉ bất quá là vật thể nào cũng đều sẽ phát sinh ‘mỏi mệt’. Ngoại trừ chủng đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn này ra, thì các vật chất dẫn xuất kia khi phát sinh mệt mỏi, vậy là đều sẽ gặp phải vấn đề rất nguy hiểm — vật thể phong hóa, hủ hoại — cũng chính là vật thể giải thể. Vật thể giải thể từ nghĩa rộng mà giảng, đó chính là vũ trụ tầng thấp [đã] bại hoại, Pháp không còn linh nữa”. (Chuyển Pháp Luân – quyển II).
Thân thể người là một tiểu vũ trụ, đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp sẽ thành tựu một phạm vi khung thể khổng lồ, trong đó có lẽ dung chứa được vô lượng chúng sinh. Chính niệm kim cương bất phá của đệ tử Đại Pháp trong tu luyện kỳ thực là thể hiện bởi việc đồng hóa với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn sau khi học Đại Pháp. Chỉ bằng cách đồng hóa với đặc tính vũ trụ, chúng ta mới có thể bảo đảm sự tổ hợp vững chắc mà không bị phân tán của các tầng lạp tử từ vi quan đến hồng quan. Vì vậy, sự vững chắc và ổn định của đại khung, nói cách khác, nếu đại khung muốn thành trụ bất hoại, cần phải xem nó có đồng hóa với Pháp Luân Đại Pháp, với Chân-Thiện-Nhẫn hay không.
Thông qua học Pháp chúng ta biết rằng, quy luật thành, trụ, hoại, diệt của cựu vũ trụ là bởi trí huệ của Pháp lý vũ trụ cũ hết sức hữu hạn. Những phương thức tu luyện phó nguyên thần được sản sinh ra từ cựu Pháp lý cũng giảng về “phản bổn quy chân” hay nhấn mạnh việc “trở về thiên quốc”, nhưng cũng không giải quyết được vấn đề căn bản. Bởi chúng đều là sản phẩm của quy luật “thành, trụ, hoại, diệt”, nên cuối cùng sẽ quay trở về hoại diệt.
Khi Sư phụ giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003, có đệ tử hỏi rằng: “[Con xin hỏi] cựu Pháp lý và tân Pháp lý có bộ phận trùng nhau không?”
Sư phụ trả lời:
“Khác biệt rất nhiều, [các] vấn đề căn bản là không trùng nhau. Cơ điểm của quá khứ là ‘vị tư’, còn hết thảy những gì Đại Pháp tạo nên đều là không ‘chấp ngã’. Có một số vấn đề cụ thể sẽ được nhận thức như nhau. Biểu hiện cụ thể của Thiện và Ác về cơ bản là như nhau, nhưng rất nhiều điều đã có phát sinh một số biến đổi; sinh mệnh trong tương lai sẽ tốt đẹp hơn hẳn.”
Lúc này, tôi nhớ đến đoạn Pháp mà Sư phụ đã dạy chúng ta trong Kinh văn “Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998]”. Sư phụ giảng:
“Người tu luyện trong quá khứ nói: “mình đang làm gì”, “mình phải làm gì”, “mình muốn đắc được gì”, “mình đang tu luyện”, “mình muốn thành Phật”, “mình muốn đạt được gì”, kỳ thực đều là không rời khỏi cái “tư” ấy. Mà tôi muốn chư vị có thể làm được là thật sự thuần chính, vô tư, thật sự viên mãn [của] chính giác chính Pháp, mới có thể đạt được vĩnh viễn bất diệt”.
Tôi ngộ được rằng, nếu đứng trên cơ điểm vị tư mà nói về “Chân-Thiện-Nhẫn” thì đó không thực sự là Chân-Thiện-Nhẫn. Điều này giống với biểu hiện “hòa khí” của một số loạn Thần phá hoại Đại Pháp trong vũ trụ cũ, trên thực tế đây là một loại “Thiện” biến dị. Tương tự, khi chúng ta tu luyện hoặc làm công việc Đại Pháp, chỉ khi đứng trên cơ điểm thuần chính mới có thể khởi tác dụng tốt.
Nói đến tu luyện, mọi người đều biết một câu, gọi là: “Sư phụ tìm đồ đệ, chứ không phải đồ đệ tìm sư phụ”. Việc trở thành đệ tử Đại Pháp cũng như vậy, là Sư phụ đã kết duyên và thụ ký cho chúng ta qua đời đời kiếp kiếp. Trong đời này, Ngài đã dẫn dắt chúng ta đắc Pháp và tu luyện theo nhiều cách khác nhau. Tôi nhớ trong dịp “Giảng Pháp tại Tết Nguyên Tiêu năm 2003”, Sư phụ đã giảng:
“Trên tầng cao của vũ trụ chính là một [Pháp] lý ấy; xét xem ai [thích hợp] thì chọn lấy [vị ấy]; đó là [Pháp] lý”.
Trong cái gọi là cuộc sống hiện thực này, nhìn bề ngoài có vẻ như một người đã lựa chọn tu luyện Đại Pháp, nhưng trên thực tế, Sư phụ đã dạy chúng ta rằng lý của thế gian là phản đảo. Vì vậy, khi chúng ta trở thành đệ tử Đại Pháp, nhìn tại tầng thứ cao, kỳ thực đó là sự lựa chọn của Sư Phụ, của Đại Pháp và của vũ trụ.
Là những sinh mệnh được lựa chọn, trách nhiệm mà các đệ tử Đại Pháp gánh vác là to lớn không gì sánh nổi. Trong “Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002]”, Sư phụ giảng:
“Nếu chỉ lấy viên mãn cá nhân ấy làm việc cao nhất, thì tôi nói rằng nó không xứng với đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp”.
Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004”, Sư phụ cũng giảng rằng:
“Mục đích chư vị tu luyện không phải chỉ là viên mãn cá nhân, chư vị cần cứu độ chúng sinh, chư vị cũng đang khai sáng tương lai giúp cho chúng sinh tương lai”.
Từ đó có thể thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc vì sao đệ tử Đại Pháp cần phải tu luyện Đại Pháp và cứu độ chúng sinh trong thời kỳ Chính Pháp, cũng như khai sáng tương lai.
Nhìn từ điểm này, vậy vì sao phải tu luyện Pháp Luân Công? Bởi đó là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp, không phải cao hứng lên thì tu luyện, không vui thì không tu luyện, bởi điều này liên quan đến việc vô lượng chúng sinh có thể tiến nhập vào vũ trụ mới hay không, và sự viên dung bất phá của đại khung tương lai. Việc một đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp vì sao cần tu luyện tinh tấn khác rất xa với việc một người thường vì sao nên bắt đầu tu luyện Đại Pháp.
Đồng thời, chúng ta đều biết rằng trong Chính Pháp, tất cả chư Phật, Đạo, Thần của cựu vũ trụ đều phải đối mặt với sự lựa chọn hoặc được lựa chọn có thể đi đến tương lai hay không.
Sư phụ giảng:
“Vũ trụ tương lai [cùng] các sinh mệnh tương lai là [theo] phương thức nào, tồn tại theo phương thức như thế nào, lấy Pháp và phương thức độ nhân như thế nào để lưu lại cho tương lai, những điều ấy không phải là điều mà sinh mệnh trong quá khứ có thể quyết định được, cũng không phải là điều mà một sinh mệnh riêng nào có thể quyết định được, dù cao đến mấy cũng không được, bởi vì đây là điều mà tương lai cần”. (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005).
Có thể thấy rằng đối với lịch sử vũ trụ ngày hôm nay, ngay cả Pháp mà một vị Thần cao nhất của cựu vũ trụ đến truyền cũng không có ý nghĩa gì, bởi đó không phải điều tương lai cần. Chỉ có Đại Pháp mà Sư phụ truyền mới có thể dẫn dắt chúng sinh đến tương lai.
Nói về hình thức tu luyện của cựu vũ trụ, Sư phụ đã giảng rất cụ thể:
“Nếu ở [tầng] cực vi quan mà mọi người nhìn thấy hình thức các thứ chấp trước trong tư tưởng thì vật chất đó là gì? Là núi, là những quả núi đồ sộ, như những núi đá hoa cương ngoan [cố]; một khi chúng đã hình thành thì con người hoàn toàn không thể động đến chúng được nữa. Quá khứ, như mọi người đã biết, có rất nhiều người tu luyện đều là phó nguyên thần tu luyện; Sư phụ của họ khi gặp phải sự việc này thì hoàn toàn không làm gì được, do vậy trong tu luyện thì họ hoàn toàn không thể [giữ] cái thân thể này nữa”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004).
Các pháp môn tu luyện của cựu vũ trụ không cách nào trừ bỏ được những chấp trước trên thân chủ ý thức của con người mà chỉ có thể tu luyện phó ý thức, trên bề mặt là bởi vì năng lực sư phụ của họ không đủ, không thể gỡ bỏ những quả núi lớn đó, ở đây còn xuất hiện một vấn đề nữa, chính là vì sao những Đại Giác Giả thần thông quảng đại không thể làm gì trong vấn đề này?
Tôi hiểu rằng, hết thảy sự vật đều không cô lập. Nếu một người trên thế gian đại biểu cho các thiên thể vũ trụ khổng lồ và chúng sinh đằng sau họ, vậy thì tất cả hoàn cảnh, thói quen suy nghĩ của họ sẽ có mối liên hệ nhất định với phạm vi của các thể hệ vũ trụ khổng lồ mà họ đại biểu. Do đó, đặc điểm tính cách hay phương thức tư duy khác nhau của mỗi người là có nguồn gốc từ những phạm vi thể hệ vũ trụ khác nhau mà họ đại biểu. Vì vậy, trong cuộc sống, những lối suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề khác nhau có thể dẫn đến việc hình thành các chủng chấp trước khác nhau.
Tuy nhiên, khi người này tu luyện, muốn trừ bỏ chấp trước thì sẽ động chạm đến những vấn đề gai góc: việc gì cũng đều có căn nguyên, sự sản sinh chấp trước của con người trong xã hội người thường bởi tầng thứ thấp trong Tam giới chỉ là một phương diện, còn có những chấp trước và quan niệm sản sinh từ các yếu tố biến dị ở các tầng thứ khác nhau (bao gồm cả vũ trụ cao tầng) sau khi vũ trụ bước vào thời kỳ mạt Pháp. Đặc biệt con người ngày nay đều có lai lịch, cho nên vấn đề này sẽ động chạm đến những điều rất cao. Khi lần theo dấu vết này, tôi hiểu rằng đây là do hạn chế (thể hệ của bản thân không đầy đủ) và sự biến đổi của hệ thống vũ trụ đằng sau con người trong vũ trụ cũ. Những chấp trước có vẻ đơn giản trên bề mặt nhưng lại liên quan trực tiếp đến các thiên thể vũ trụ khổng lồ. Để giải quyết vấn đề, chúng ta phải loại bỏ các nhân tố biến dị cao tầng khỏi các thiên thể vũ trụ, tạo nên một kết cấu vũ trụ viên dung và nhiều trí huệ hơn cho mỗi khung thể đối ứng, từ đó ngăn chặn sự biến dị phát sinh, giúp hoàn thiện hơn mỗi thể hệ đại khung. Đây đương nhiên là điều các vị Giác Giả thông thường không thể làm được, bởi đây là điều mà Chính Pháp cần làm, chỉ có Sư phụ và Đại Pháp vĩ đại mới có thể làm.
Tại lần “Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004” Sư phụ từng giảng:
“Hết thảy những gì mà đệ tử Đại Pháp làm, sẽ không cô phụ với hết thảy những gì mà Đại Pháp đã phó xuất để bồi tạo chư vị”.
Đoạn Pháp này khiến tôi cảm nhận sâu sắc sự thần thánh khi làm một sinh mệnh đặc thù và trách nhiệm trọng đại mà đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp phải gánh vác, đồng thời, cảm ân những phó xuất cự đại mà Đại Pháp đã tạo tựu và Sư phụ thành tựu nên chúng ta, tất cả đều không đơn giản. Đại Pháp đã vì chúng ta mà phó xuất rất nhiều, Sư phụ đã vì chúng ta mà gần như hao tận hết thảy… Vì sao năng lượng chúng ta phát ra khi diệt trừ tà ác lại mạnh đến vậy? Vì sao phát chính niệm lại hiệu quả đến vậy? Tại sao chúng sinh trong vũ trụ đều tôn kính đệ tử Đại Pháp đến vậy? Sư phụ từng giảng cho chúng ta:
“Nhưng chư vị biết chăng? Những thứ mà chư vị đắc được ấy đã dung nhập [với] bao nhiêu thứ của tôi trong đó?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998]).
Là đồ đệ Đại Pháp, chúng ta khác biệt với các sinh mệnh trong vũ trụ, bởi chúng ta gánh vác sứ mệnh, đến từ những đại khung xa xôi khác nhau, là được tạo ra bởi Đại Pháp vĩ đại nhất. Các đệ tử Đại Pháp vào thời khắc lịch sử quan trọng này cần phải thực thi sứ mệnh của Thần, chứng thực Đại Pháp và cứu độ chúng sinh. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không chỉ là trách nhiệm, mà còn là vinh diệu lớn nhất của sinh mệnh.
Vì ngôn ngữ con người vô cùng hữu hạn, một số chỗ có thể không biểu đạt rõ được nội hàm to lớn, đồng thời bởi nội hàm của văn tự khi đề cập đến sự từ bi vĩ đại của Sư phụ khi Chính Pháp tại hồng đại thiên thể đại khung, tôi luôn cảm thấy ngôn ngữ nhân loại không thể biểu đạt đủ sự tôn kính. Trên đây chỉ là thể ngộ cá nhân, nếu có chỗ nào chưa đủ tôn kính và phù hợp, thành khẩn xin Sư phụ, Đại Pháp và các đồng tu lượng thứ, từ bi chỉ chính.
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/64600
Ngày đăng: 07-09-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.